Hoạt động của thị trường vốn cổ phần chưa niêm yết có dấu hiệu suy sụp
trên phạm vi toàn cầu kể từ khi nền kinh tế b ắt đầu tuột dốc. Tuy nhiên ngành
công nghiệp này đang dần hồi phục và vẫn là nguồn vốn quan trọng cho các công
ty mới thành lập còn non trẻ hay các công ty đang gặp khó khăn về tài chính
đang tìm kiế m người mua lại. Anh được xem như là quốc gia áp dụng hình thức
góp vốn cổ phần chưa niêm yết rộng rãi và phát triển nhất tại khu vực Châu Âu,
xét trên phạm vi thế giới thì đứng thứ hai chỉ s au Mỹ. Cùng với New York,
London là một trong hai trung tâm quốc tế dẫn đầu về việc quản lý đầu tư vốn cổ
phần.
Theo đánh giá của TheCityUK đã có 246 tỷ đô vốn được đầu tư vào các
công ty chưa niêm yết trên toàn thế giới vào năm 2011, giảm 6% s o với năm
ngoái và chỉ bằng khoảng 2/3 so với giai đo ạn cao điểm vào năm 2006 và 2007.
Tuy nhiên các h oạt động đầu tư đã ít hơn bởi những quan ngại về kinh tế toàn
cầu và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu. Tình hình tiếp tục trì trệ khi tiến vào
năm 2012, TheCityUK ước tính rằng chỉ khoảng 93 tỷ đô được đầu tư trong 6
tháng đầu năm nay . Việc mua lại vốn cổ phần các công ty chưa niêm yết chỉ
chiếm 6.9% s ố lượng nghiệp vụ mua bán và s át nhập (M&A) năm 2011 và 5.9%
trong nửa đầu năm 2012. Tỉ lệ này đã giảm s út rất nhiều so với giai đoạn cao
điểm năm 2006 đạt đến 21%.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường vốn cổ phần của các công ty chưa niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 1
Tiểu luận
THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN CỦA CÁC
CÔNG TY CHƯA NIÊM YẾT
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của thị trường vốn cổ phần chưa niêm yết có dấu hiệu suy sụp
trên phạm vi toàn cầu kể từ khi nền kinh tế bắt đầu tuột dốc. Tuy nhiên ngành
công nghiệp này đang dần hồi phục và vẫn là nguồn vốn quan trọng cho các công
ty mới thành lập còn non trẻ hay các công ty đang gặp khó khăn về tài chính
đang tìm kiếm người mua lại. Anh được xem như là quốc gia áp dụng hình thức
góp vốn cổ phần chưa niêm yết rộng rãi và phát triển nhất tại khu vực Châu Âu,
xét trên phạm vi thế giới thì đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Cùng với New York,
London là một trong hai trung tâm quốc tế dẫn đầu về việc quản lý đầu tư vốn cổ
phần.
Theo đánh giá của TheCityUK đã có 246 tỷ đô vốn được đầu tư vào các
công ty chưa niêm yết trên toàn thế giới vào năm 2011, giảm 6% so với năm
ngoái và chỉ bằng khoảng 2/3 so với giai đoạn cao điểm vào năm 2006 và 2007.
Tuy nhiên các hoạt động đầu tư đã ít hơn bởi những quan ngại về kinh tế toàn
cầu và khủng hoảng nợ công tại Châu Âu. Tình hình tiếp tục trì trệ khi tiến vào
năm 2012, TheCityUK ước tính rằng chỉ khoảng 93 tỷ đô được đầu tư trong 6
tháng đầu năm nay. Việc mua lại vốn cổ phần các công ty chưa niêm yết chỉ
chiếm 6.9% số lượng nghiệp vụ mua bán và sát nhập (M&A) năm 2011 và 5.9%
trong nửa đầu năm 2012. Tỉ lệ này đã giảm sút rất nhiều so với giai đoạn cao
điểm năm 2006 đạt đến 21%.
Tổng số tiền từ hoạt động thoái vốn đạt 252 tỷ đô trong năm 2011, hầu
như không có nhiều sự thay đổi kể từ năm trước, nhưng nó đã gia tăng so với giai
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 3
đoạn 2008-2009. Tuy nhiên hoạt động thoái vốn cũng đã giảm dần khi mà nó đạt
đến đỉnh là 113 tỷ đô vào quý 2 năm 2011. TheCityUK ước tính giá trị thoái vốn
sẽ đạt vào khoảng 100 tỷ đô vào nửa đầu năm 2012.
Tình hình gia tăng vốn tương đối ổn định cho đến năm 2011 với nguồn
vốn mới gia tăng đạt 270 tỷ đô vào năm 2011, giảm nhẹ s o với tổng của năm
trước. Khoảng 130 tỷ đô vốn mới cũng đã tăng lên trong nửa đầu năm 2012,
giảm tầm 1/5 so với nửa năm đầu 2011. Nguồn vốn khả dụng của các quỹ sở hữu
vốn cổ phần chưa niêm yết (còn được gọi là “dry powder”) đạt khoảng 949 tỷ đô
cho đến thời điểm cuối quý 1/2012, giảm khoảng 6% so với năm trước.
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 4
PHẦN 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ VỐN CỔ PHẦN
CHƯA NIÊM YẾT
1. Khái niệm về đầu tư PE
Private Equity (Đầu tư vào công ty chưa niêm yết bằng hình thức góp vốn tư nhân)
được định nghĩa theo nhiều cách và thay đổi theo từng quốc gia. Tuy nhiên, theo cách
phổ biến nhất người ta vẫn xem xét Private Equity như một loại tài sản bao gồm các
phần vốn góp vào các doanh nghiệp chưa niêm yết trong khoảng thời gian trung hạn
hoặc dài hạn đề g iúp doanh nghiệp đó phát triển và thành đạt. Một số nhà đầu tư lại
cho rằng Private Equity chỉ là đầu tư bằng việc mua lại cổ phần công ty, một số khác
thì cho rằng Private Equity bao gồm tất cả các loại như mua lại bằng vốn vay nợ
(LBO), đầu tư vốn mạo hiểm (Venture Capital), vốn phát triển (Growth Capital).
Ở Anh, Private Equity ra đời vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 với sự có mặt ban đầu
của một số nhà đầu tư tư nhân lành mạnh, họ góp vốn vào các dự án đầu tư giúp
chúng trở nên thành công. Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, Private Equity
trở thành một ngành công nghiệp với sự ra đời của hàng loạt các công ty Private
Equity. Khoảng hơn 80% các công ty này đang nằm ở Anh, hàng năm cung cấp hàng
tỉ Bảng Anh cho các doanh nghiệp chưa niêm yết.
Để đơn giản hóa, có thể hiểu Private Equity là một công cụ hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp, thuộc phần vốn chủ sở hữu, do một nhà đầu tư (phần lớn trong các trường hợp
là một định chế tài chính) mua tạm thời một phần vốn của doanh nghiệp (đóng vai trò
như một chủ sở hữu tạm thời). Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp
chưa niêm yết, có tiềm năng lớn, năng động trong cách ngành có nhiều hứa hẹn với
mục đích là kiếm lời bằng việc tham gia vào vốn của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian trung và dài hạn.
Ưu điểm của loại hình huy động vốn này là thông thường các chủ doanh nghiệp
không phải lo đến việc mất quyền làm chủ của mình (mặc dù tham gia vào vốn chủ và
đứng vai trò như một chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng chỉ trong một thời gian và trong
hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư này, các chủ doanh nghiệp có quyền
đặt ra các giới hạn về quyền lực trong doanh nghiệp), chi phí ban đầu không quá cao,
không yêu cầu trả theo kỳ hạn và quy mô thông thường là đủ mức độ lớn theo nhu cầu
của doanh nghiệp, đặc biệt là ổn định giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn cho
các dự án đang chuẩn bị bắt đầu thực hiện hoặc các dự án tương lai. Ngoài ra doanh
nghiệp còn có thể tận dụng sự hỗ trợ về các mặt khác của bên góp vốn như quản lý, kế
toán, công nghệ mới.
Đây có thể coi như là một công cụ tài chính huy động vốn “phái sinh” mà nhược
điểm của nó là không phải nó sẵn sàng tham gia vào tất cả các doanh nghiệp, đặt ra
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 5
các điều kiện có thể không có lợi cho doanh nghiệp hoặc kinh nghiệm tham g ia vào
các doanh nghiệp khác không thành công trong quá khứ có thể làm ảnh hưởng đến uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường.
2. Các chiến lược trong hoạt động đầu tư PE
2.1 Đầu tư:
Đầu tư Private Equity là hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua
phương thức đầu tư mạo hiểm, các thương vụ mua lại và các hình thức huy động vốn
khác.
Đầu tư mạo hiểm : là việc đầu tư vào các công ty chưa phát triển hoặc đang trong
quá trình phát triển. Hình thức đầu tư này có thể được phân loại thành:
Giai đoạn hạt giống: Là giai đoạn tài trợ vốn cho việc nghiên cứu, tiếp cận và
phát triển một sản phẩm ban đầu trước khi một doanh nghiệp đạt đến giai đoạn
khởi động.
Giai đoạn khởi tạo(tài trợ vốn mồi/ ươm mầm): Tài trợ vốn cho việc phát triển
sản phẩm và tiếp thị ban đầu.
Giai đoạn mở rộng: Tài trợ vốn nhằm mục đ ích tăng trưởng và mở rộng hoạt
động của công ty. Tuy nhiên việc tài trợ vốn này có thể s ẽ chưa mang lại lợi
nhuận cho công ty.
Thay thế vốn: Mua lại cổ phần của các nhà đầu tư khác hoặc thông qua việc tái
cấp vốn bằng việc vay nợ để giảm tỷ trọng vốn của các cổ đông này.
Các Quỹ mua lại: nhằm mục đích mua lại cổ phần các công ty và nâng cao giá
trị công ty đó. Mục tiêu là nhắm đến mua lại một phần đáng kể hoặc kiểm soát phần
lớn các doanh nghiệp, theo đó thường đòi hỏi một sự thay đổi trong quyền sở hữu.
Đây thường là những sự đầu tư vào các công ty lớn hơn.
Trường hợp đặc biệt: bao gồm một loạt các khoản đầu tư nợ xấu, cổ phiếu
chuyển đổi, tài trợ dự án và cho thuê tài chính. Thể loại này bao gồm việc đầu tư vào
khoản nợ thứ cấp (nợ có thứ tự thanh toán thứ yếu), thường thấy như là việc đầu tư
vào cổ phần ưu đãi.
2.2 Huy động thêm vốn :
Chiến lược này đề cập đến số tiền nhà đầu tư đã cam kết sẽ tài trợ cho các quỹ sở
hữu cổ phần công ty chưa niêm yết trong một năm bất kỳ.
2.3 Thoái vốn:
Chiến lược này là sự rút vốn ra khỏi một thương vụ đầu tư. Chiến thuật thoái vốn
mang tính quyết định trong việc đầu tư vốn mạo hiểm. Những hình thức chính của
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 6
thoái vốn: bán đứt doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp hoặc đưa công ty ra thị trường
chứng khoán.
Sơ đồ cơ bản về một nghiệp vụ mua lại bằng vốn vay nợ (leveraged buyout
transaction)
Ví dụ: Một quỹ đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết (ABC Capital II) sử dụng 2 tỷ đô
từ nguồn vốn của mình (nguồn vốn đến từ phần vốn góp các thành viên của quỹ hay từ
các định chế tài chính như quỹ hưu tr í và các cá nhân giàu có), đồng thời vay thêm 9
tỷ đô từ ngân hàng (hoặc từ những người cho vay khác). Với 11 tỷ đô đang có,quỹ đầu
tư mua toàn bộ cổ phần của một công ty hoạt động kém hiệu quả (công ty B). Sau khi
nắm quyền quản lý ABC Capital II tiến hành một loạt những thay thế (như cách giảm
nhân sự, bán đi các máy móc cũ kỹ, thay đổi lãnh đạo…) cũng như đưa ra các chính
sách mục tiêu nhằm sắp xếp và hồi phục lại công ty B. Tất cả các hoạt động này chỉ
nhằm mục tiêu là gia tăng giá trị công ty B trong thời gian nhanh nhất. Sau hai năm
công ty B được bán đi với mức giá 13 tỷ đô, quỹ đầu tư đã kiếm được doanh thu 2 tỷ
đô từ nghiệp vụ này. Và sau khi thanh toán hết phần tiền lãi vay do vay nợ đầu tư ban
đầu (giả sử lãi vay này là 0.5 tỷ đô) thì ABC Capital II vẫn còn lợi nhuận 1,5 tỷ đô.
Số tiền lời này sẽ được chia đều cho các thành viên góp vốn vào quỹ.
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 7
PHẦN 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG PE
TRÊN TOÀN CẦU VÀ TẠI ANH
1. Xu hướng toàn cầu
1.1 Tình hình đầu tư các thương vụ PE
Theo ước tính của TheCityUk, 246 tỷ đô vốn đã được đầu tư vào các công ty
chưa niêm yết trên toàn cầu trong năm 2011, giảm 6% so với năm trước và khoảng 2/3
so với đỉnh điểm trong khoảng năm 2006 và 2007 (biểu đồ 1). Từ sau sự khỏi đầu
mạnh mẽ, hoạt động đầu tư đã giảm tốc lại trong nửa cuối năm 2011 do những lo ngại
về nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ quốc gia châu Âu. The CityUk ước
tính rằng có 93 tỷ đô đã được đầu tư trong nửa đầu năm nay, và tiếp tục suy giảm đến
hết năm 2012. Số lượng này giảm 1/4 so với cùng kỳ năm trước. Bất kỳ sự phục hồi
trong nửa cuối của năm 2012 phần lớn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như ổn định tình
hình nợ công ở châu Âu và việc phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các vụ mua
bán trong mảng cổ phần của các công ty chưa niêm yết đạt khoảng 6.9% khối lượng
nghiệp vụ M&A toàn cầu trong năm 2011 và 5.9% trong nửa đầu năm 2012. Chỉ số
này giảm 7.4% trong năm 2010 và thấp hơn mức cao nhất là 21% trong năm 2006.
Các thị trường nợ thuận lợi trong nửa đầu năm 2011 đã làm cho các quỹ sở hữu
cổ phần chưa niêm yết có thể bảo đảm tài chính trên nhiều điều khoản thuận lợi hơn
trước đó. Trái phiếu có lợi tức cao và các khoản vay nợ để đầu tư đạt mức độ cao nhất
kể từ khi bắt đầu của suy thoái kinh tế trong nửa đầu 2011 (Biểu đồ 2).
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 8
Tuy nhiên, việc thắt chặt các khoản nợ trong khu vực sử dụng đồng tiền chung
châu Âu (euro) đã góp phần vào sự gia tăng chi phí của nợ. Đòn bẩy tài chính toàn cầu
trong nửa đầu năm 2012 ở mức 692 tỷ đô thấp hơn 23% cùng kỳ năm trước. Các gói
cứu trợ đã được đưa ra từ khi suy thoái kinh tế bắt đầu. Tỉ lệ giữa mua lại bằng vốn
góp và mua lại bằng tài trợ nợ đã tăng từ 1/3 đến hơn 1/2 trong giai đoạn năm 2007 và
2009, trước khi giảm lại còn 42% vào năm 2011. Giá doanh nghiệp đã tăng lên trong
suốt năm 2011, với giá mua tăng nhiều lần cho năm thứ hai liên tiếp lên đến mức 8,4
lần so với EBITDA, tăng từ 8,1 lần vào năm 2010 (Biểu đồ 3)
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 9
Các phương thức tài trợ: Việc đầu tư vào cổ phần chưa niêm yết có thể được
phân loại theo các phương thức, bao gồm: vốn đầu tư mạo hiểm; việc mua lại và
phương thức đặc biệt khác. Việc mua lại thường chiếm số lượng lớn các khoản đầu tư
theo giá trị do kích thước lớn hơn đáng kể của những giao dịch như vậy so với các
khoản đầu tư khác. Tài khoản đầu tư mạo hiểm chiếm phần lớn các khoản đầu tư theo
số lượng. Việc mua lại cổ phần đạt 78% tổng vốn đầu tư PE năm 2011 (biểu đồ 4),
thực tế không thay đổi so với năm trước nhưng lại giảm hơn 90% trong năm trước
khủng hoảng. Việc mua lại trong những năm gần đây đã được tập trung ở khu vực thị
trường cỡ vừa với giá trị từ 500 triệu đô đến 5 tỷ đô. Đầu tư vốn mạo hiểm toàn cầu
đạt khoảng $ 55 tỷ trong năm 2011, tăng nhẹ so với năm trước nhưng giảm 474 tỷ so
với đỉnh cao trong năm 2008 (biểu đồ 5)
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 10
1.2 Tình hình các giao dị ch PE trên thị trường
1.2.1 Thị trường thứ cấp:
Suy thoái kinh tế gần đây đã đưa ra một thúc đẩy thị trường thứ cấp cho các giao
dịch vốn cổ phần chưa niêm yết, nơi h iện các cổ phần được mua và bán giữa các công
ty. Trên 50 tỷ đô vốn đã được nâng lên trong hơn ba năm qua trên thị trường này, theo
sự kỳ vọng của nhà đầu tư về một thị trường thứ cấp mạnh mẽ như là một kết quả của
sự suy thoái kinh tế (biểu đồ 6).
Tuy nhiên, các ghi nhận về việc tăng nguồn quỹ thông qua các giao dịch trên thị
trường thứ cấp chỉ đạt trong mức 49 tỷ đô trong hai năm 2010 và 2011. Điều này một
phần là kết quả của một thị trường thứ cấp với tính thanh khoản thấp. Trước đó, những
người bán tiềm năng không muốn xử lý tài sản của họ ở mức thấp hơn giá mà họ đã
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 11
mua. Ngân hàng và các công ty bảo hiểm cũng chịu trách nhiệm một phần cho sự gia
tăng trong hoạt động giao dịch mua bán do cần miễn phí vốn thực hiện theo quy định
mới của Basel 3 và Solency 2 ở Châu Âu, và quy tắc Volcker ở Mỹ. Dự báo rằng các
hoạt động giao dịch tại thị trường thứ cấp có khả năng tiếp tục mạnh mẽ trong năm
2012.
1.2.2 Các cuộc giao dịch lớn nhất
Các giao dịch lớn nhất công bố trên toàn cầu trong năm 2011 bao gồm 9.0 tỷ
đô mua lại Centro Group Properties của BlackGroup, 6.3 tỷ đô mua lại Kinetic
Concepts Inc bởi Apax Partners . Tuy nhiên, các giá trị giao dịch đã nhỏ hơn nhiều so
với một số vụ mua lại lớn trong những năm trước đó (Bảng 2). Kể từ khi nền kinh tế
sa sút, các nhà quản lý hoạt động mua lại công ty phải phân bổ nguồn vốn sao cho hợp
lý để ngăn ngừa nợ rủi ro, nguy cơ phá sản cũng như đầu tư vào các công ty chưa
niêm yết, thị trường mới nổi và các định chế tài chính.
Tuy nhiên, các thương vụ lớn hơn đang bắt đầu cho thấy dấu hiệu trở lại của thị
trường. Một hiệp hội của các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Apollo Global Management đã
giành được quyền mua các tài sản khai thác, sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên của El
Paso Corp vào tháng Hai năm nay với mức giá 7.2 tỷ đô. Gần đây hơn, vào 06/2012,
công ty cổ phần tư nhân KKR bán 45% cổ phần của hãng công ty dược phẩm lớn nhất
Châu Âu Alliance Boosts cho công ty Mỹ Wagreens với mức giá khởi điểm là 6.7 tỷ
đô.
1.2.3 Sự suy giảm theo khu vực
Một phân tích về sự suy giảm theo khu vực của hoạt động đầu tư vào công ty chưa
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 12
niêm yết cho thấy rằng trong năm 2011, Bắc Mỹ chiếm một nửa số đầu tư này (Biểu
đồ 7), đánh dấu một sự giảm nhẹ trong thập kỷ qua. Phần đầu tư vào khu vực châu Âu
tăng 3% trong suốt thời gian này, lên mức 33%. Mặc dù việc đầu tư có giảm ở hầu hết
các khu vực trong những năm gần đây, tuy nhiên ta cũng nhận thấy rằng đã có một sự
gia tăng trong tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các thị trường
mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Singapo, Hàn Quốc, Brazil và Ấn Độ. Điều này một
phần là do tác động với mức độ nhỏ hơn của cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước này
và triển vọng khả quan hơn trong tăng trưởng kinh tế.
Thị trường cổ phần chưa niêm yết của Anh là thị trường phát triển nhất bên ngoài
nước Mỹ và là thị trường lớn nhất châu Âu. Các Quỹ đầu tư vào công ty chưa niêm
yết có trụ sở tại Vương quốc Anh chiếm đến 11% các khoản đầu tư toàn cầu và 9%
của các quỹ huy động trong năm 2011. Các trung tâm lớn khác ở châu Âu bao gồm
Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan và Tây Ban Nha (Bảng 3). New York và
London là những địa điểm hàng đầu cho các công ty chưa niêm yết. Trong số 50 công
ty đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết lớn nhất thì đã có tới 12 công ty có trụ sở ở
NewYork và tới 6 công ty có trụ sở ở Luân Đôn. Các công ty có trụ sở ở NewYork
chiếm đến 35% các quỹ huy động được trong khoảng thời gian 5 năm (tính đến năm
2011). Các công ty ở Luân Đôn chiếm 11% (Bảng 8).
1.3 Nguồn vốn tài trợ
1.3.1 Huy động mới
Môi trường gây quỹ ổn định cho năm thứ ba với khoảng 270 tỷ đô trong các quỹ
mới được huy động vào năm 2011, giảm nhẹ về mức độ của năm trước. Mức gia tăng
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 13
này thấp hơn một nửa so với mức huy động hàng năm trong năm 2007 và 2008.
Khoảng 68% các quỹ đóng cửa trong năm 2011 được dự kiến sẽ được phân bổ cho các
vụ mua lại. TheCityUK ước tính rằng trong nửa đầu năm 2012 sẽ có 130 tỷ bảng được
huy động, giảm 1/5 so với nửa đầu năm 2011.
Thời gian trung bình cho các quỹ đóng cửa đã giảm từ 18,5 tháng trong năm 2011
(Bảng 11) xuống còn 16,7 tháng trong nửa đầu năm 2012.
Trước khi xảy ra suy thoái kinh tế, thị trường chứng kiến một sự cạnh tranh khốc
liệt trong lĩnh vực đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết. Trong suốt ba năm tính đến năm
2009, ta nhận thấy một s ố lượng lớn chưa từng có các hoạt động đầu tư, theo đó hơn
1.4 nghìn tỷ đô đã được huy động. Các công ty đầu tư trong hầu hết các trường hợp,
vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu của họ kể từ thời điểm bắt đầu của suy thoái kinh tế
(Bảng 4).
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 14
Công ty có mức huy động vốn lớn nhất từ năm 2006 đến năm 2011 là TPG, theo sau
là Khu vực đầu tư chính của Goldman Sachs và Tập đoàn Carlyle.
1.3.2 Các quỹ có sẵn
Các nguồn vốn có sẵn dành để đầu tư Các quỹ đầu tư có sẵn khoảng 949 tỷ đô
để đầu tư vào cuối Q1-2012, giảm khoảng 6% so với năm trước đó (Biểu đồ 10). Hơn
một nửa nguồn vốn sẵn có cho đầu tư được quản lý ở Mỹ, 26% ở châu Âu và phần lớn
trong 20% còn lại ở Châu Á. Nếu tính luôn phần quỹ mà các công ty chưa niêm yết
còn đang nắm giữ, lượng vốn mà các quỹ đầu tư quản lý có thể vượt quá con số 2,0
nghìn tỷ USD.
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 15
Những thay đổi trong quy chế tài chính có thể đặt ra các yêu cầu mới cho các
công ty đầu tư chưa niêm yết. Tại Mỹ, các nhà lập pháp đã thông qua một dự luật cải
cách tài chính vào 07/2010. Theo đó, các quỹ đầu tư với giá trị tài sản hơn 150 tỷ đô
phải thực hiện việc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái. Ở Châu Âu, Chỉ thị
về các nhà quản lý Quỹ thay thế sẽ mang lại một số thay đổi bao gồm các yêu cầu về
công bố thông tin mới, các tiêu chuẩn quản trị được đ iều chỉnh hài hòa, và các giới
hạn về đòn bẩy.
1.4 Tình hình thoái vốn của các thương vụ PE
Công ty đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết thực hiện việc mua các công ty để
bán chúng và thu lại lợi nhuận trong giai đoạn sau. Hoạt động thoái vốn đạt tổng cộng
252 tỷ đô trên phạm vi toàn cầu trong năm 2011. Con số này thực tế không thay đổi so
với năm trước, nhưng vẫn còn có xu hướng tăng lên trong năm 2008 và 2009 khi mà
các công ty cổ phần chưa niêm yết trông chờ vào việc tận dụng lợi thế từ việc các điều
kiện thị trường được cải thiện vào đầu năm 2011. Hoạt động thoái vốn tuy nhiên đã bị
mất đà sau khi đạt tới điểm cao nhất là 113 tỷ bảng trong quý thứ hai của 2011 (Biểu
đồ 12). TheCityUK ước t ính hoạt động thoái vốn sẽ đạt khoảng 100 tỷ USD trong nửa
đầu của 2012, giảm so với cùng kỳ năm trước.
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 16
2. XU HƯỚNG Ở ANH:
Anh Quốc là trung t âm lớn nhất Châu Âu về việc quản lý đầu tư vốn cổ phần ch ưa
niêm yết và quỹ công trái nhà nước (Bảng 3). Các công ty ở Anh thu hút tỷ lệ lớn nhất
Châu Âu về đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết tro ng những năm gần đây. Có nhiều
yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường Anh với tư cách là một trung tâm của hoạt
động đầu tư như quỹ đầu tư đa dạng, nhiều cơ hội đầu tư, con người với các kỹ năng
cần thiết để quản lý nguồn lực, thương lượng, cơ cấu và quản lý đầu tư và một thị
trường rộng lớn có tính thanh khoản cao.
VỐN CP CHƯA NIÊM YẾT TS. HỒ VIẾT TIẾN
Trang 17
2.1 Tình hình đầu tư các thương vụ PE:
Xu hướng đầu tư toàn cầu của các công ty ở Anh phần lớn đi sánh đô i cùng xu
hướng chung của toàn cầu, tổng cộng 18.6 tỷ bảng Anh đã được đầu tư vào năm 2011
theo British Venture Capital Association’s (BVCA) khảo sát từ các thành viên (Biểu
đồ 13).
Điều này đã g iảm 9% so với năm trước và 40% so với mức cao điểm vào năm
2007. Các khoản đầu tư được thực hiện vào 1,048 công ty, tạo việc làm cho kho