Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình
công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát
triển nào. Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cửa hội nhập
quốc tế đã trở thành phổ biến. Hơn nữa nước talà một nước nông nghiệp lạc hậu
trình độ kỹthuật thấp kém, năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, lại chịu
hậu quả nặng nề của chiến tranh. Do dó vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nan
giải và khó giảiquyết nhất. Trước tình hình đó Việt Nam đã thực thi nhiều giải pháp
để tạo nguồn vốn đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài. Tháng 12 năm 1987 nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài, từ đó đến
nay đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam, trong đó có
những tậpđoàn lớn như SONY,HONDA . Đầu tư nước ngoài đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong hơn mười năm qua, như giải
quyết vấn đè về vốn, công nghệ, nâng cao trình độ quản lý.
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát
triển nào. Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cửa hội nhập
quốc tế đã trở thành phổ biến. Hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu
trình độ kỹ thuật thấp kém, năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, lại chịu
hậu quả nặng nề của chiến tranh. Do dó vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nan
giải và khó giải quyết nhất. Trước tình hình đó Việt Nam đã thực thi nhiều giải pháp
để tạo nguồn vốn đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài. Tháng 12 năm 1987 nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài, từ đó đến
nay đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam, trong đó có
những tập đoàn lớn như SONY, HONDA …. Đầu tư nước ngoài đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong hơn mười năm qua, như giải
quyết vấn đè về vốn, công nghệ, nâng cao trình độ quản lý.
Lý do chọn đề tài : Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư
nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước
ta trong những năm gần đây, cho nên em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”. Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài
viết không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Em rất mong được sự góp ý của
thầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 2
PHẦN I : LÍ LUẬN CHUNG
1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ
a. Đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế
nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đi lên.
Do vậy, trước hết cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư.
Khái niệm: Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại (tiền, sức
lao động, của cải vật chất, trí tuệ ...) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủ
đầu tư trong tương lai.
Về mặt địa lý, có hai loại hoạt động đầu tư:
- Hoạt động đầu tư trong nước.
- Hoạt động đầu tư nước ngoài.
b. Đầu tư nước ngoài
b.1. Khái niệm
Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến
hành sản xuất - kinh doanh, dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêu
kinh tế xã hội nhất định.
b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài
Xét về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một
hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, hai hình thức xuất khẩu này lại
có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung nhau trong chiến lược xâm
nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm kiếm thị trường, tìm
hiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết định đầu tư. Ngược lại, hoạt động đầu tư tại các
nước sở tại là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy móc, vật tư,
nguyên liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó.
Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra dưới hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp ( FDI ).
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 3
Đầu tư gián tiếp ( PI ).
Trong đó đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu còn đầu tư gián tiếp là “bước
đệm”, tiền đề để tiến hành đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư nước ngoài trong đó chủ đầu tư, đầu tư
toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm dành quyền điều hành
hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc
thương mại.
b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất: đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình ra quyết
định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình
thức đầu tư này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc về
chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai: chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ hoặc một phần công việc
của dự án.
Thứ ba: chủ nhà tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh
nghiệm quản lý hiện đại... của nước ngoài.
Thứ tư: nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn có
thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được từ chủ đầu tư nước ngoài.
2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra chủ yếu
dưới các hình thức:
Hình thức 1: Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế
thì thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và
Nghị định này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và
thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của
Luật Đầu tư và Nghị định này. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 4
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt
Nam:
+) Trường hợp có dự án đầu tư mới mà không thành lập tổ chức kinh tế mới thì thực
hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật
Đầu tư và Nghị định này;
+) Trường hợp có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới thì
thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Hình thức 2: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức
100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được
hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hình thức 3: Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu
tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,
công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên doanh
với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức
kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng
nhận đầu tư.
Hình Thức 4: Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 5
nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước thì nội dung
hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh.
2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác
dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm
thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư.
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với
nhau để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp
đồng kinh tế và pháp luật có liên quan.
4. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận
thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều
phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.
5. Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam
để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài
khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh
trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
Hình Thức 5: Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp
luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
2. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt
Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy
định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 6
doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực đầu tư có điều kiện.
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được diễn ra dưới ba hình thức:
Một là: Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết
giữa hai bên hoặc nhiều bên, gọi là các bên hợp doanh, quy định phân chia trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh
ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
Hai là: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết
giữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên
doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
Ngoài ra, các hình thức và môi trường thu hút vốn đầu tư là: khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao....
Thực hiện công cuộc đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều Văn bản pháp Luật
liên quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích
đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước... tạo nên một
khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với đường lối,
quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu hội
nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành
phần kinh tế. Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách Pháp luật về đầu tư đã ban
hành, việc huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng.
Như vậy, việc ban hành Luật Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Một số điều luật về hình thức đầu tư tại Việt Nam
năm 2005 đang được thực hiện tốt như:
Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 7
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO,
hợp đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật này, nhà đầu
tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ
chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch
vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư trong
nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động
theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Đầu tư theo hợp đồng
1. Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) để
hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác
kinh doanh khác.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên
thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 8
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số
tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao), hợp đồng BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) và hợp đồng
BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết
cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước,
xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức
thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.
Điều 24. Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
1. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
2. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi
trường.
Điều 25. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
1. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt
Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh
vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
2. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này,
pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 26. Đầu tư gián tiếp
1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau
đây:
a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 9
2. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy
định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, chủ
động hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc cần
thiết phải xây dựng một khung khổ pháp lý thống nhất về đầu tư nhằm tăng cường
huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
- Đường lối đổi mới kinh tế của nước ta là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh
mẽ sức sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế quốc tế; nâng cao đời sống
nhân dân. Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương trên là phải tạo
môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, huy động và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn nội lực và ngoại lực.
- Thực tiễn tiến hành công cuộc Đổi mới thời gian qua cho thấy, hệ thống Pháp
luật về đầu tư tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, theo hướng bình đẳng,
không phân biệt, tạo lập “cùng một sân chơi chung” cho các thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, do các luật liên quan đến đầu tư trong nước và nước ngoài được ban hành ở
các thời điểm khác nhau, có phạm vi đối tượng khác nhau nên các chính sách đầu tư
chưa có sự nhất quán, chưa thực sự tạo được “một sân chơi” bình đẳng; tình trạng
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư vẫn còn tồn tại, đã hạn chế việc phát huy các
nguồn lực. Những bất cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phần kinh tế
ngày càng bộc lộ rõ trước sự phát triển năng động đa dạng của Doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Do đó, cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi
trường pháp lý nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế.
- Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến
hoạt động đầu tư như những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung về
khu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định
tự do, Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và đang tích cực đàm phán gia
nhập WTO. Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế trên một mặt đòi hỏi Việt
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Trang 10
Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các
trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khác vẫn phải duy trì một số chính
sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời gian, mở cửa thị trường theo
lộ trình xác định.
- Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực đang
diễn ra ngày càng gay gắt và các nước trong khu vực đang cải cách mạnh mẽ môi
trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại, làm cho hệ thống luật pháp
về đầu tư nước ngoài của ta được coi là hấp dẫn, nay đang giảm dần tính cạnh tranh
so với các nước trong khu vực. Do đó, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích có
tính cạnh tranh cao hơn, hoặc ít ra cũng tương đương so với các nước trong khu
vực.
3. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI
a. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình.
Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài
nguyên thiên nhiên. Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao, nhu cầu về vốn
ở trạng thái bão hoà, dư thừa, cơ hội đầu tư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có
nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tận dụng những lợi thế về
lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trường của những nước đó.
Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triển
kinh tế rất bức xúc. Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút nhữn