Lạm phát luôn được xem là một trong những nhân tố vĩ mô có tác động lớn đối
với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Bản thân lạm phát luôn có mối quan
hệ đa chiều với nhiều yếu tố vĩ mô khác, vì thế việc điều hành chính sách lạm phát phải
luôn được cân nhắc với việc điều hành các chính sách vĩ mô khác. Đó luôn là bài toán
khó đặt ra đối với các nhà quản lý kinh tế. Một trong những mối quan hệ tương tác với
lạm phát mà các nhà làm chính sách luôn có sự quan tâm đó là mối quan hệ giữa Thuế và
Lạm phát. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế được xây
dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền
kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Bởi trong quá trình thực thi, chính sách thuế ít nhiều
chịu ảnh hưởng, chi phối từ lạm phát. Do đó nhất thiết cần phải có sự tìm hiểu mối quan
hệ tác động qua lại giữa thuế và lạm phát để từ đó có thể nắm bắt được sự tương tác giữa
hai yếu tố này cũng như để có thể đưa ra nhừng chính sách điều hành song song hai yếu
tố này một cách phù hợp
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế và Lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Thuế và Lạm phát
2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ LẠM PHÁT ........ 4
1.1.Thuế.......................................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm cơ bản ...........................................................................................................5
1.1.2.1. Tính bắt buộc ..........................................................................................................5
1.1.2.2. Tính không hoàn trả trực tiếp. ................................................................................5
1.1.2.3. Tính pháp lý cao......................................................................................................6
1.1.3. Chức năng của thuế: ....................................................................................................6
1.1.3.1 Chức năng phân phối và phân phối lại: ................................................................6
Là chức năng cơ bản và dặc thù của thuế ...........................................................................6
1.1.3.2.Chức năng điều tiết nền kinh tế: ..............................................................................7
1.1.4 Vai trò của pháp luật thuế ............................................................................................7
1.1.4.1. Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động một phần của
cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước..............................................................7
1.1.4.2.Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời
sống xã hội ...........................................................................................................................8
1.1.4.3.Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẵng giữa các thành phần
kinh tế trong xã hội: .............................................................................................................8
1.2. Lạm phát:.............................................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm lạm phát: ....................................................................................................9
1.2.2 Phân loại lạm phát: .......................................................................................................9
1.2.2.1. Xét về mặt định lượng:............................................................................................9
1.2.2.2. Xét về mặt định tính: .............................................................................................11
1.2.3. Các chỉ số đo lường lạm phát ....................................................................................12
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ................................................................................13
1.2.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ ........... 13
1.2.4.2. Lạm phát do cầu kéo .............................................................................................14
1.2.4.3. Lạm phát do cầu thay đổi......................................................................................14
1.2.4.4. Lạm phát do chi phí đẩy........................................................................................14
1.2.4.5. Lạm phát do cơ cấu ...............................................................................................15
1.2.4.6. Lạm phát do xuất khẩu..........................................................................................15
1.2.4.7. Lạm phát do nhập khẩu.........................................................................................15
1.2.4.8. Lạm phát tiền tệ.....................................................................................................15
1.2.4.9. Lạm phát đẻ ra lạm phát .......................................................................................16
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VÀ LẠM PHÁT...........................................17
2.1.Thuế lạm phát: ...................................................................................................................17
2.2. Tác động của lạm phát lên thuế: .........................................................................................17
2.2.1. Tác động của lạm phát lên thuế trực thu: .....................................................................18
2.2.1.1. Tác động của lạm phát lên thuế thu nhập cá nhân: ..............................................18
2.2.1.2. Tác động của thuế trên vốn và thuế thu nhập từ tiền lãi: .....................................20
2.2.2. Tác động của lạm phát lên thuế gián thu: ...........................................................21
2.2.2.1.Tác động của lạm phát lên thuế gián thu- thuế tỷ lệ: ............................................21
2.2.2.2. Tác động của lạm phát lên thuế gián thu- thuế đơn vị: ........................................21
2.3. Thuế điều chỉnh lạm phát: ...............................................................................................21
2.3.1. Thuế trực thu tác động tới lạm phát: .......................................................................22
3
2.3.2. Thuế gián thu tác động tới lạm phát: .......................................................................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐIỂU HÀNH CHÍNH SÁCH
THUẾ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN GẦN ĐÂY .............................................................. 24
3.1. Chính sách thực hiện trong năm 2011: ...........................................................................24
3.2. Kết quả ban đầu và định hướng thực hiện trong năm 2012: ........................................26
4
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát luôn được xem là một trong những nhân tố vĩ mô có tác động lớn đối
với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Bản thân lạm phát luôn có mối quan
hệ đa chiều với nhiều yếu tố vĩ mô khác, vì thế việc điều hành chính sách lạm phát phải
luôn được cân nhắc với việc điều hành các chính sách vĩ mô khác. Đó luôn là bài toán
khó đặt ra đối với các nhà quản lý kinh tế. Một trong những mối quan hệ tương tác với
lạm phát mà các nhà làm chính sách luôn có sự quan tâm đó là mối quan hệ giữa Thuế và
Lạm phát. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế được xây
dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền
kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Bởi trong quá trình thực thi, chính sách thuế ít nhiều
chịu ảnh hưởng, chi phối từ lạm phát. Do đó nhất thiết cần phải có sự tìm hiểu mối quan
hệ tác động qua lại giữa thuế và lạm phát để từ đó có thể nắm bắt được sự tương tác giữa
hai yếu tố này cũng như để có thể đưa ra nhừng chính sách điều hành song song hai yếu
tố này một cách phù hợp
5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ LẠM PHÁT
1.1. Thuế
1.1.1. Khái niệm
- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà
nước ban hành không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính
con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản
1.1.2.1. Tính bắt buộc
- Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các
hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Nhà kinh tế học nổi tiếng
Joseph E. Stiglitz cho rằng: “ Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ
người này sang người kia. Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì
thuế lại là bắt buộc”
1.1.2.2. Tính không hoàn trả trực tiếp.
- Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi
thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho
người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho
người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ Nhà
nước.
- Đặc điểm này giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản phí, lệ phí
và tín dụng Nhà nước bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó
6
mang tính chất tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản phải trả và lợi ích dịch vụ mà
họ nhận được.
1.1.2.3. Tính pháp lý cao
- Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao. Điều đó
được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz
nói rằng: “ Việc chuyển giao bắt buộc này giống như là ăn trộm, chỉ có một điểm khác
chủ yếu là : trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện, thì cách chuyển qua
Chính phủ có mang tấm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị
ban cho”.
1.1.3. Chức năng của thuế:
- Thuế là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chung vốn có của
các quan hệ tài chính. Tuy nhiên thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động và
các chứ năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính .Căn cứ vào nội dung
cũng như quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế , chúng ta thấy rằng thuế thực
hiện các chức năng sau:
1.1.3.1.Chức năng phân phối và phân phối lại:
Là chức năng cơ bản và dặc thù của thuế
- Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện để động viên nguồn tài chính vào ngân
sách Nhà nước. Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu
tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế. Bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến
hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội.
Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu
nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách nhà nước. Trong một chừng mực
nhất định, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát
huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế.
7
- Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Điều này
được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc thực hiện
nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các quá trình
kinh tế.
1.1.3.2.Chức năng điều tiết nền kinh tế:
- Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những năm
đầu của thế kỷ XX và gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Nhu cầu chi tiêu ngân sách càng tăng thì Nhà nước càng tăng cường các chức năng của
thuế để tác động một cách có hiệu quả đến nền kinh tế quốc dân.
- Điều đó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã đã được dự
liệu trước vào trong quá trình huy động tập trung nguồn tài chính. Bằng cách sử dụng nó
để kích thích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm yếu đi sự tích lũy tiết
kiệm, mở rộng hay thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư,…Nhà nước đã
thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia.
1.1.4 Vai trò của pháp luật thuế
1.1.4.1. Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động một phần của
cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước
- Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện động viên
nguồn tài chính cho Nhà nước. Đây chính là vai trò truyền thống, căn bản của thuế. Nhờ
có vai trò này mà Nhà nước mới có thể có trong tay mình nguồn tiền tệ cần thiết để chi
tiêu cho các hoạt động của mình, đồng thời tạo ra những tiền đề để Nhà nước tiến hành
tái phân phối sản phẩm xã hội theo các mục tiêu quản lý được đặt ra.
- Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ
của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi
hoạt động mà đỏi hỏi nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập
trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi tiêu
ngày càng tăng.
8
1.1.4.2.Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời
sống xã hội
- Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước
trong điều kiện kinh tế thị trường. Thông qua các qui định pháp luật thuế về cơ cấu các
loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế,…Nhà nước chủ động
phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này được thể hiện ở chỗ pháp luật
thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh,
hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào các công cụ thuế, nhà nước có
thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng.
Thông qua các qui định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung
– cầu của nền kinh tế. Sự tác động của nhà nước để điều chỉnh cung – cầu của nền kinh
tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Điều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường. Thông qua các qui định của pháp luật thuế Nhà nước tác động đến các quan hệ
tiêu dùng của xã hội nhằm hạn chế tiêu dùng đối vời một số hàng hóa, dịch vụ. Nhà nước
tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu… đối với việc sản xuất kinh
doanh, tiêu dùng các loại hàng hóa đó.
1.1.4.3.Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẵng giữa các thành phần
kinh tế trong xã hội:
- Hệ thống pháp luật thuế được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề các
thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội
về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng
được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị các cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau đảm bảo sự bình
đẳng và công bằng.
- Vai trò điều tiết của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối
với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội.
9
- Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật
thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất…Tuy
vậy việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò điều tiết vĩ mô của nhà
nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
1.2. Lạm phát:
1.2.1. Khái niệm lạm phát:
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của
nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ
trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là
lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của
hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng không “0” hay một chỉ số
dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
1.2.2 Phân loại lạm phát:
1.2.2.1. Xét về mặt định lượng:
Dựa trên độ lớn nhất của tỷ lệ phần trăm (%) lạm phát tính theo năm, người ta chia
lạm phát ra thành:
a. Thiểu phát
- Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Không có tiêu chí chính
xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát.
- Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát, đó là:
Khi giá giảm liên tục và tăng trưởng GDP ở mức âm, nền kinh tế mới rơi vào tình
trạng thiểu phát.
Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất
huy động tiết kiệm thấp - một tình trạng được coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm
10
phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân
hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy
động tiết kiệm.
Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao
hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi (xem
thêm lý luận về đường cung lao động uốn ngược). Mặt khác, giá cả sản phẩm thấp làm
giảm động lực sản xuất.
- Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái
ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế).
b. Lạm phát thấp (lạm phát một con số)
- Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3% đến dưới 10% một năm.
Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế
hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu
hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán
và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn...
- Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ
vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi
ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
c. Lạm phát cao (lạm phát phi mã)
- Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số
một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.
- Nhìn chung, lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, mọi
người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày và có xu hướng
tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh
để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
d. Siêu lạm phát (lạm phát “mất kiểm soát”)
- Một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định
nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ biến. Một định nghĩa cổ điển về
11
siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng
từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì
cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Có một số điều kiện cơ bản gây
ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng
tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian
sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ.
- Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát,
đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa
trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản
tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền
công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới
100 phần trăm.
1.2.2.2. Xét về mặt định tính:
a. Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng :
Lạm phát cân bằng: Khi lạm phát tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát
không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Lạm phát không cân bằng: Tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với tỷ lệ tăng
của thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất.
b. Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường :
Lạm phát dự đoán trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với
tỷ lệ lạm phát hằng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước
được tỷ