Tiểu luận Tiêu chuẩn đất sạch và ứng dụng đất sạch trồng rau

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, sự phát triển ồ ạt của dân số và nền công nghiệp làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi vô số các loại rác thải, nước thải và khí thải Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng phức tạp. Và việc đòi hỏi một môi trường sống trong lành cũng như những thực phẩm sạch trở nên cần thiết. Để có được các thực phẩm sạch trước tiên phải có đất sạch. Do đó việc đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá đất sạch trở thành mối quan tâm của cuộc sống hiện đại. Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tình. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của rất nhiều loại rau khác nhau như: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và thân củ, rau ăn hạt và nhiều cây rau đã trở thành tập quán canh tác từ lâu đời của nông dân Việt nam. Với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, người trồng rau ở nước ta đã và đang khai thác khá hiệu quả các sản phẩm của cây rau. Chính vì vậy việc sản xuất rau sạch là rất cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm rau sạch cho năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và suất khẩu, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất.

docx42 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiêu chuẩn đất sạch và ứng dụng đất sạch trồng rau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, sự phát triển ồ ạt của dân số và nền công nghiệp làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi vô số các loại rác thải, nước thải và khí thải… Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng phức tạp. Và việc đòi hỏi một môi trường sống trong lành cũng như những thực phẩm sạch trở nên cần thiết. Để có được các thực phẩm sạch trước tiên phải có đất sạch. Do đó việc đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá đất sạch trở thành mối quan tâm của cuộc sống hiện đại. Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tình. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của rất nhiều loại rau khác nhau như: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và thân củ, rau ăn hạt… và nhiều cây rau đã trở thành tập quán canh tác từ lâu đời của nông dân Việt nam. Với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, người trồng rau ở nước ta đã và đang khai thác khá hiệu quả các sản phẩm của cây rau. Chính vì vậy việc sản xuất rau sạch là rất cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm rau sạch cho năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và suất khẩu, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất. Mục tiêu Trên cơ sở lý thuyết về đất sạch kết hợp với đánh giá, khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến ứng dụng làm đất sạch trong trồng rau đưa ra một sự nhận định rõ ràng về khái niệm đất sạch nói chung và đất sạch trong sản xuất nông nghiệp trồng rau và hoa mùa nói riêng. Đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng và các biện pháp chuẩn bị đất sạch trồng rau. Phạm vi đề tài Giới hạn về mặt nội dung: đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá đất sạch ứng dụng làm đất sạch trong trồng rau. Nội dung đề tài Tổng hợp và kế thừa quan điểm, tiêu chí, đặc trưng… về đánh giá đất sạch. Liệt kê một số quy chuẩn quốc gia về tiêu chuẩn chất lượng đất. Liệt kê một số tiêu chuẩn chất lượng quan trọng của đất trong trồng rau. Đưa ra các phương pháp làm đất sạch ứng dụng trong trồng rau. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này đã thực hiện các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp tài liệu. Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp nghiên cứu, thống kê, so sánh… CHƯƠNG I: ĐẤT SẠCH VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ Khái niệm đất sạch Đất sạch là đất không có các chất ô nhiễm, tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất. Đạt các tiêu chuẩn về lưu lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, chỉ tiêu vi sinh, ký sinh trùng. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng môi trường Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường ở hầu hết các nước trên thế giới. Chúng xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra các giới hạn hay số lượng nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Các loại tiêu chuẩn gồm: các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, các tiêu chuẩn thải nước, thải khí, chất thải rắn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ. Các tiêu chuẩn cũng có thể bao gồm các quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn hóa các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích môi trường. Trong một số trường hợp, cơ quan quy tắc, khi xây dựng các tiêu chuẩn môi trường hoặc giới hạn chất thải bỏ, đã cân nhắc đến việc chuyển các chất thải từ một môi trường trung gian này sang một môi trường khác, cũng như sự đáp ứng môi trường đối với các chất ô nhiễm. Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và là cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát môi trường. Nói chung tiêu chuẩn là do chính phủ trung ương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng và ban hành, tuy nhiên trong một số trường hợp chính phủ trung ương chỉ đạt ra những quy định khung để chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc) cụ thể hóa trong quá trình thực hiện. Các tiêu chuẩn cấp bộ, ngành nói chung không kém chặt chẽ, trừ các trường hợp đặc biệt, một số trường hợp có thể chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc gia. Việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên giả định trước rằng đã có các cơ quan giám sát để giám sát các hoạt động của những người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh phạt những người vi phạm. Nếu cơ quan phụ trách không có quyền cưỡng chế thi hành thì điều duy nhất khiến người ô nhiễm phải làm đúng tiêu chuẩn sẽ là lương tri xã hội. Do vậy, nói chung tiêu chuẩn phải gắn với hình phạt (như tiền phạt đối với người vi phạm, thu hồi giấy phép); những người gây ô nhiễm, vi phạm tiêu chuẩn môi trường trầm trọng cũng có thể bị truy tố trước pháp luật (Pearce và Turner, 1990). Tiêu chuẩn chất lượng đất Tiêu chuẩn chất lượng đất nhằm mục đích bảo vệ môi trường đất, đặc biệt là đất dùng sản xuất nông nghiệp và cũng là để bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm dưới đất và đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình di chuyển ô nhiễm theo chuỗi thức ăn. Xét về khía cạnh bảo vệ môi trường thì đáng quan tâm nhất là tiêu chuẩn các giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất - QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. (Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5941:1995 - Chất lượng đất - Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất (National technical regulation on the pesticide residues in the soils) Quy định chung Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép của dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt. Quy chuẩn này dùng để kiểm soát và đánh giá mức độ ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: Hóa chất bảo vệ thực vật là chất phòng trừ dịch hại, bao gồm tất cả các chất hoặc hỗn hợp các chất được sử dụng để ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát dịch hại. Hóa chất bảo vệ thực vật trong một số trường hợp cũng bao gồm các chất kích thích sinh trưởng, ngăn ngừa sự rụng quả, chín sớm, rụng lá. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất là hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt tại thời điểm kiểm tra, phân tích. Đất khô: là đất khô kiệt áp dụng theo TCVN 6647:2000 - Chất lượng đất, xử lý sơ bộ để phân tích hóa lý và TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung. Tầng đất mặt: là lớp đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp, đối với các loại đất sử dụng cho mục đích khác lấy độ sâu đến 30cm. Quy chuẩn kỹ thuật Giá trị tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt được quy định tại Bảng 1.1. Bảng 1.1: Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất Đơn vị tính: mg/kg đất khô TT Tên hoạt chất (công chức hóa học) Tên thương phẩm thông dụng Giới hạn tối đa cho phép Mục đích sử dụng chính 1 Atrazine (C8H14ClN5) Atra 500 SC, Atranex 80 WP, Co-co 50 50 WP, Fezprim 500 FW, Gesaprim 80 WP/BHN, 500 FW/DD, Maizine 80 WP, Mizin 50 WP, 80 WP, Sanazine 500 SC 0,10 Trừ cỏ 2 Benthiocarb (C16H16ClNOS) Saturn 50 EC, Saturn 6 H 0,10 Trừ cỏ 3 Cypermethrin (C22H19Cl2NO3) Antiborer 10 EC, Celcide 10 EC 0,10 Bảo quản lâm sản 4 Cartap (C7H15N3O2S2) Alfatap 95 SP, Cardan 95 SP, Mapan 95 SP, 10 G, Padan 50 SP, 95 SP, 4G, 10 G, Vicarp 95 BHN, 4 H … 0,05 Trừ sâu 5 Dalapon (C3H4Cl2O2) Dipoxim 80 BHN, Vilapon 80 BTN 0,10 Trừ cỏ 6 Diazinon (C12H21N2O3PS) Agrozinon 60 EC, Azinon 50 EC, Cazinon 10 H; 40ND; 50ND; Diazan 10 H; 40EC: 50ND; 60 EC … 0,05 Trừ sâu 7 Dimethoate (C5H12NO3SP2) Dimethoate 0,05 Trừ sâu 8 Fenobucarb (C12H17NO2) Anba 50 EC, Bassan 50 EC, Dibacide 50 EC, Forcin 50 EC, Pasha 50 EC … 0,05 Trừ sâu 9 Fenoxaprop - ethyl (C16H12ClNO5) Whip'S 7.5 EW, 6.9 EC; Web 7.5 SC 0,10 Trừ cỏ 10 Fenvalerate (C25H22ClNO3) Cantocidin 20 EC, Encofenva 20 EC, Fantasy 20 EC, Pyvalerate 20 EC, Sumicidin 10 EC, 20 EC .. 0,05 Trừ sâu 11 Isoprothiolane (C12H18O4S2) Đạo ôn linh 40 EC, Caso one 40 EC, Fuan 40 EC, Fuji - One 40 EC, 40 WP, Fuzin 40 EC … 0,05 Diệt nấm 12 Metolachlor (C15H22ClNO2) Dual 720 EC/ND, Dual Gold ®960 ND 0,10 Trừ cỏ 13 MPCA (C9H9ClO3) Agroxone 80 WP 0,10 Trừ cỏ 14 Pretilachlor (C17H26ClNO2) Acofit 300 EC, Sofit 300 EC/ND, Bigson-fit 300EC … 0,10 Trừ cỏ 15 Simazine (C7H12ClN5) Gesatop 80 WP/BHM, 500 FW/DD, Sipazine 80 WP, Visimaz 80 BTN … 0,10 Trừ cỏ 16 Trichlorfon (C4H8Cl3O4P) Địch Bách Trùng 90 SP, Sunchlorfon 90 SP 0,05 Trừ sâu 17 2,4-D(C8H6Cl2O3) A.K 720 DD, Amine 720 DD, Anco 720 DD, Cantosin 80 WP, Desormone 60 EC, 70 EC, Co Broad 80 WP, Sanaphen 600 SL, 720 SL … 0,10 Trừ cỏ 18 Aldrin (C12H8Cl6) Aldrex, Aldrite 0,01 cấm sử dụng 19 Captan (C9H8Cl3NO2S) Captane 75 WP, Merpan 75 WP … 0,01 cấm sử dụng 20 Captafol (C10H9Cl4NO2S) Difolatal 80 WP, Flocid 80 WP … 0,01 cấm sử dụng 21 Chlordimeform (C10H13ClN2) Chlordimeform 0,01 cấm sử dụng 22 Chlordane (C10H6Cl8) Chlorotox, Octachlor, Pentichlor 0,01 cấm sử dụng 23 DDT (C14H9Cl5) Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane… 0,01 cấm sử dụng 24 Dieldrin (C12H8Cl6O) Dieldrex, Dieldrite, Octalox 0,01 cấm sử dụng 25 Endosulfan (C9H6Cl6O3S) Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND… 0,01 cấm sử dụng 26 Endrin (C12H8Cl6O) Hexadrin… 0,01 cấm sử dụng 27 Heptachlor (C10H5Cl7) Drimex, Heptamul, Heptox… 0,01 cấm sử dụng 28 Hexachlorobenzene (C6Cl6) Anticaric, HCB… 0,01 cấm sử dụng 29 Isobenzen (C9H4OC18) Isobenzen 0,01 cấm sử dụng 30 Isodrin (C12H8Cl6) Isodrin 0,01 cấm sử dụng 31 Lindane (C6H6Cl6) Lindane 0,01 cấm sử dụng 32 Methamidophos (C2H8NO2PS) Monitor (Methamidophos) 0,01 cấm sử dụng 33 Monocrotophos (C7H14NO5P) Monocrotophos 0,01 cấm sử dụng 34 Methyl Parathion (C8H10NO5PS) Methyl Parathion 0,01 cấm sử dụng 35 Sodium Pentachlorophenate monohydrate C5Cl5ONa.H2O Copas NAP 90 G, PMD4 90 bột, PBB 100 bột 0,01 cấm sử dụng 36 Parathion Ethyl (C7H14NO5P) Alkexon, Orthophos, Thiopphos … 0,01 cấm sử dụng 37 Pentachlorophenol (C6HCl5IO) CMM7 dầu lỏng 0,01 cấm sử dụng 38 Phosphamidon (C10H19ClNO5P) Dimecron 50 SCW/DD… 0,01 cấm sử dụng 39 Polychlorocamphene C10H10Cl8 Toxaphene, Camphechlor, Strobane … 0,01 cấm sử dụng Phương pháp xác định Lấy mẫu: Mẫu lấy để xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất được lấy suốt tầng đất mặt, theo TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung và TCVN 7538-2:2005 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu Phương pháp phân tích xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Trường hợp các thông số quy định trong Quy chuẩn chưa có các tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích, áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (National technical regulation on the allowable limits of heavy metals in the soils) Quy định chung Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng: Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb) và Kẽm (Zn) trong tầng đất mặt theo mục đích sử dụng đất. Quy chuẩn này không áp dụng cho đất thuộc phạm vi các khu mỏ; các bãi tập trung chất thải công nghiệp, đất rừng đặc dụng: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Đất nông nghiệp cũng bao gồm vùng đất là nơi sinh sống cho quần thể động vật bản địa và di trú, thảm thực vật bản địa. Đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất trong nhóm đất nông nghiệp, vùng đất dùng cho phát triển và kinh doanh nghề lâm nghiệp, được sử dụng chủ yếu để trồng rừng và trồng các lâm sản khác. Đất lâm nghiệp quy định trong Quy chuẩn này không bao gồm các vùng đất tự nhiên, rừng đặc dụng. Đất dân sinh: là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, sử dụng chủ yếu làm khu dân cư, nơi vui chơi giải trí, các công viên, vùng đệm trong các khu dân cư. Đất thương mại là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động thương mại, dịch vụ. Đất công nghiệp: là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tầng đất mặt: là lớp đất trên bề mặt, có thể sâu đến 30 cm. Quy chuẩn kỹ thuật Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt một số loại đất được quy định tại Bảng 1.2. Bảng 1.2: Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất. Đơn vị tính: mg/kg đất khô Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất dân sinh Đất thương mại Đất công nghiệp 1. Asen (As) 12 12 12 12 12 2. Cadimi (Cd) 2 2 5 5 10 3. Đồng (Cu) 50 70 70 100 100 4. Chì (Pb) 70 100 120 200 300 5. Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300 Phương pháp xác định Lấy mẫu Mẫu được lấy để xác định các chỉ tiêu kim loại nặng quy định tại Quy chuẩn này theo TCVN 4046 : 1985 – Đất trồng trọt – Phương pháp lấy mẫu và TCVN 5297 : 1995 – Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung. Phương pháp phân tích Các chỉ tiêu kim loại nặng quy định tại Quy chuẩn này được xác định theo các phương pháp sau: - TCVN 6649:2000 (ISO 11466:1995) Chất lượng đất – Chiết các nguyên tố vết tan trong cường thủy. - TCVN 6496:1999 (ISO 11047:1995) Chất lượng đất – Xác định Cadimi, Crom, Coban, Đồng, Chì, Kẽm, Mangan, Niken trong dịch chiết đất bằng cường thủy – Phương pháp phổ hấp thụ ngọn lửa và không ngọn lửa. CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐẤT SẠCH TRỒNG RAU Hiệu suất đất Hiệu suất đất là khả năng của đất sản xuất một cây trồng cụ thể (hoặc chuỗi các cây trồng) dưới một phương thức canh tác cụ thể bao gồm ngày gieo trồng, bón phân, kế hoạch tưới nước, cày đất và phòng trừ sâu bệnh hại. Hiệu suất đất là một khái niệm kinh tế chú ý đến đầu vào (một hệ thống quản lý cụ thể), đầu ra (năng suất của từng loại cây trồng) và loại đất. Các loại đất khác nhau về khả năng nhận đầu vào, ở một loại đất nhất định cho lợi nhuận cao nhất. Để tạo ra sản phẩm, đất phải màu mỡ, tuy nhiên, không phải cứ đất màu mỡ là tạo ra sản phẩm. Ví dụ, nhiều đất tốt ở vùng khô cạn không được dùng để sản xuất rau vì thiếu nước tưới. Các nhà khoa học về đất sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá hiệu suất đất của nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng bao gồm xác định năng suất qua một thời gian sử dụng các kỹ thuật canh tác hiện hành, khí hậu và tính chất của đất. Do đó, hiệu suất đất phản ánh tất cả các nhân tố, phần đất và phần không phải đất ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đánh giá tiềm năng hiệu suất đất Những tiêu chuẩn đánh giá. Hiệu suất tiềm ẩn của một loại đất cụ thể có thể đánh giá dựa trên các đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học của đất. Chúng bao gồm độ sâu đất, thành phần cơ giới và cấu trúc đất, hàm lượng dinh dưỡng, và hàm lượng chất hữu cơ, độ tiêu nước, địa hình và sự có mặt của các nhân tố có hại. Những tiêu chuẩn này được tóm tắt ở bảng 3. Bảng 2.1. Các chỉ số chuẩn dùng để đánh giá tiềm năng hiệu suất đất Các tiêu chuẩn Hạng mục được đo Chỉ số hoặc tiêu chuẩn Độ sâu của lớp đất mặt (t) Độ sâu của lớp đất mặt Độ sâu của lớp đất tính bằng cm Độ sâu có hiệu quả của đất (d) Độ sâu hữu hiệu của đất Độ sâu của lớp đất tính bằng cm Lượng sỏi cuội của đất mặt (g) Số lượng và kích cỡ của viên sỏi cuội và độ phong hóa của nó % phân bố ở mặt cắt của lớp đất mặt Sự khó khăn khi làm đất (p) Thành phần cơ giới của lớp đất mặt Độ dính của lớp đất mặt Độ chặt của lớp đất mặt Cách giải quyết tốt Đo khi ướt Đo khi khô Sự thấm lọc khi ngập nước (l)a Kết cấu của lớp đất sâu hơn lớp đất mặt 50cm Tốt Tình trạng oxy hóa khử (r)a Lượng chất hữu cơ dễ phân giải Hàm lượng oxit sắt tự do Mức độ sét hóa Lượng NH4-N được hình thành/100g đất khô % so với đất khô Xảy ra ở tầng đất sét Sự khô hoặc ướt của đất (w) Độ thấm lọc Giữ nước Độ ẩm Các phương pháp thấm của Yamanaka Sự chênh lệch giữa khả năng đồng ruộng và điểm héo Tình trạng ẩm phẫu diện đất Độ phì tự nhiên Dung tích hấp phụ cation Khả năng cố định dinh dưỡng Độ kiềm CEC in Meqb Hệ số hấp phụ P Độ bão hòa Ca trao đổi Sự giàu dinh dưỡng (n) Ca trao đổi Mg trao đổi K trao đổi P dễ tiêu N dễ tiêu Si dễ tiêu Các chất vi lượng Độ axit CaO mg/100 g đất khô MgO mg/100 g đất khô K2O mg/100 g đất khô P2O5 mg/100 g đất khô N mg/100 g đất khô SiO2 mg/100 g đất khô Xuất hiện triệu chứng thiếu pH. Y1 Sự có mặt của các nhân tố có hại (i) Hóa học Kim loại nặng và thùng tưới Rủi ro do thiên tai (a) Vật lý Sự ngập nước Sụt lở đất Độ ngập nước do mưa to… Độ dốc, đá mẹ Độ dốc (s) Dốc tự nhiên Hướng dốc Dốc nhân tạo Dốc Hướng chính của dốc Xói mòn (e) Tốc độ xói mòn Tính ứng chịu nước của đất Tính ứng chịu gió của đất Xuất hiện rãnh và suối ngầm Độ phân tán của lớp đất mặt Độ chặt của đất khô không khí a : Đối với đất trồng lúa nước b CEC in meq: Dung lượng hấp thu trung bình do bằng Ldt/100g đất Mười ba chỉ số chuẩn dùng để đánh giá và ký hiệu chữ của chúng như sau: Độ sâu tần đất mặt (t): Đất mặt ở đây là lớp đất trên cùng mà ở đó rễ cây có thể phát triển dễ dàng Độ sâu hữu hiệu của đất (d): Độ sâu của lớp đất mà rễ cây có thể xuyên qua một cách dễ dàng Lượng sỏi cuội ở lớp đất mặt (g): Số lượng và kích cỡ của sỏi cuội và mức độ phong hóa của chúng. Mức độ khó khăn khi làm đất (p): Thành phần cơ giới, độ dẻo, và độ cứng của đất mặt khi khô và ướt Độ thấm lọc khi ngập nước (l): Chỉ áp dụng cho đất trồng lúa nước, thành phần cơ giới và độ chặt cực đại tầng đất sâu 50cm dưới lớp đế cày. Tình trạng oxy hóa khử (p): Chỉ cho đất trồng lúa nước, chất hữu cơ dễ phân hủy và hàm lượng oxit sắt tự do của tầng đất cày và độ sét hóa Độ khô và ướt của đất (w): Không dùng cho đất trồng lúa nước. Độ phì tự nhiên (f): Khả năng giữ và cố định dinh dưỡng và độ chua. Mức độ giàu dinh dưỡng (n): Xem xét đến hàm lượng dinh dưỡng và độ chua Sự hiện diện của các nhân tố có hại (i): Xem xét đến các nhân tố gây tổn thương về mặt hóa học và vật lý như kim loại nặng. Sự rủi ro do thiên tai (a): Chú ý đến khả năng ngập nước, lở đất. Dốc (s): Không dùng cho đất lúa. Xói mòn (e): Không dùng cho đất lúa. Các nhân tố giới hạn. Các nhân tố giới hạn ở đất dốc và các biện pháp cải thiện chúng như sau: Các nhân tố vật lý: Độ sâu lớp mặt Hiệu suất đất liên quan chặt chẽ với độ sâu tầng đất mặt. Trong nhiều trường hợp, lớp đất mặt càng mỏng thì khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng càng thấp. Ngoài ra, hiệu
Luận văn liên quan