Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra nhằm quản lý các công việc hàng ngày của xã hội, cung cấp các dịch vụ công thông qua hoạt động của công sở. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích mà là phương tiện, biện pháp đạt được các mục tiêu của quốc gia. Mục đích của của tổ chức chính quyền nhằm phân bổ các nhiệm vụ chính quyền để chúng có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trung lặp và chồng chéo. Do vậy, BMHCNN cũng mang các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó là hệ thống rất phức tạp về kết cấu, có tính chỉnh thể, tính lịch sử; các bộ phận cấu thành của BMNN đều thể hiện và thực thi quyền lực nhà nước; sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để tổ chức và quản lý xh; BMNN luôn thể hiện tính lợi ích của con người (lợi ích dân tộc, quốc gia, giai cấp.)

pdf10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ------ BÀI TIỂU LUẬN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Giáo viên bộ môn : PGS. TS. Võ Kim Sơn Học viên thực hiện : Hoàng Quốc Việt Huế, tháng 8 năm 2012 Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 2 Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra nhằm quản lý các công việc hàng ngày của xã hội, cung cấp các dịch vụ công thông qua hoạt động của công sở. Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề tổ chức chính quyền tự bản thân nó không phải là mục đích mà là phương tiện, biện pháp đạt được các mục tiêu của quốc gia. Mục đích của của tổ chức chính quyền nhằm phân bổ các nhiệm vụ chính quyền để chúng có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và kinh tế, giảm thiểu sự trung lặp và chồng chéo. Do vậy, BMHCNN cũng mang các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó là hệ thống rất phức tạp về kết cấu, có tính chỉnh thể, tính lịch sử; các bộ phận cấu thành của BMNN đều thể hiện và thực thi quyền lực nhà nước; sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để tổ chức và quản lý xh; BMNN luôn thể hiện tính lợi ích của con người (lợi ích dân tộc, quốc gia, giai cấp...) Ngoài những đặc điểm chung nói trên, Bộ máy hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau: Một là, Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống thống nhất, tập trung theo cấp hành chính từ TW đến cơ sở, do cơ quan quyền lực cùng cấp lập ra; tổ chức và hoạt động theo theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”. Nguyên tắc “song trùng trực thuộc” thể hiện sự hợp lý về thẩm quyền của mỗi cấp quản lý, vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt, thống nhất trong bộ máy, vừa tạo ra được sự chủ động, sáng tạo của mỗi cấp quản lý. Hai là, Bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành (quyền hành pháp); Chức năng chấp hành có nghĩa là Bộ máy hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước. Chức năng điều hành được Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 3 thể hiện trong việc Bộ máy hành chính nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Ba là, xem xét Bộ máy hành chính nhà nước là gắn với tổ chức, với lý thuyết về tổ chức. Tức xem là một thực thể tồn tại trong một môi trường nhất định, chia thành các bộ phận; có cơ cấu thứ bậc chặt chẽ, hợp lý; có mục tiêu chung; có cơ chế thông tin và phối hợp; có quan hệ giao tiếp; có mô hình văn hóa tổ chức, được mô tả như một tập hợp chung các thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử. Bốn là, Bộ máy hành chính nhà nước là bộ phận rất phức tạp nhưng phát triển nhất trong bộ máy nhà nước. Mỗi cơ quan trong Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao, đó là mối quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang- dọc...Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động thường xuyên, liên tục, hằng ngày nhằm mục tiêu đưa quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào cuộc sống của công dân và tổ chức đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước. Xem xét tính đa dạng của các nước, mỗi nước phải chọn cho mình cơ cấu tổ chức phù hợp với truyền thống hành chính và thực tiễn chính trị của mình. Hướng hoàn thiện của tổ chức bộ máy hành chính Việt Nam hiện nay sau khi thực hiện Chương trình cải cáh hành chính tổng thể từ năm 2001 đến nay cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương ở nước ta hiện nay bao gồm: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ theo hiến pháp và luật tổ chức chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các bộ (18), cơ quan ngang bộ (4) và cơ quan trực thuộc Chính phủ (8). Thành viên Chính phủ có Thủ tướng, các phó Thủ tướng (5), Bộ trưởng (18), thủ trưởng cơ quan ngang bộ (4) và thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ (8). Bộ, cơ quan ngang Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 4 bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ) được chia thành: Bộ theo ngành, Bộ mang tính tổng hợp, Bộ theo lĩnh vưc. Cơ cấu tổ chức bộ gồm: vụ, thanh tra, văn phòng bộ; cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều có); các tổ chức sự nghiệp. Cơ quan trực thuộc Chính phủ là một tổ chức do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do chính phủ quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm và lịch sử cụ thể của các nước khác nhau, cơ cấu khoảng 11 bộ là đủ và thích hợp cho đa số các nước đang phát triển để thực hiện các chức năng này theo cách thức tôn trọng tiêu chuẩn về tổ chức. Đối với nhà nước Việt Nam số lượng các cơ quan của chính phủ hiện nay trong giai đoạn phát triển của đất nước là tương đối phù hợp, nhưng phải thiết lập cơ cấu tổ chức gắn kết một cách hợp lý để thực thi nhiệm vụ, chính phủ cần xây dựng các quy tắc, các biện pháp khuyến khích vật chất và phi vật chất để thúc đẩy công chức thực thji công vu một cách có hiệu quả. Định hướng cải thiện một điều phải bàn đôi với các cơ quan trung ương đó là tính chịu trách nhiệm, trong thời gian qua tính chịu trách nhiệm của các Bộ còn yếu, còn thoái thác trách nhiệm, đỗ lỗi trách nhiệm lần nhau, chúng ta chưa có Bộ nào, người đứng đầu Bộ xin từ chức, các vi phạm vẫn còn có hiện tượng bao che lẫn nhau... Cho nên phân công trách nhiệm rõ ràng và đề ra quy tắc chịu trách nhiệm, có các chế tài xử lý mạnh với các hành vi thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả làm phương hại cho quốc gia. Các mô hình điều tiết ngành dịch vụ công và môi trường ở các nước thường có vị thế độc lập, không chịu kiểm soát của cơ quan hành pháp, ở nước ta hiện nay các hoạt động dịch vụ công vẫn còn nằm trong các cơ quan hành pháp, chịu sự kiểm soát của cơ quan hành pháp; nước ta cũng đã có một số hoạt động dịch vụ công do Nhà nước kiểm soát chuyển giao cho tư nhân thực hiện ( như hoạt động công chứng ) nhưng hoạt động có nhiều vấn đề xảy ra khi chúng ta chưa đủ các văn bản pháp lý quản lý chặt chẽ, từ đó hoạt động này chưa làm an tâm người dân. Một số hoạt động các đơn vị sự nghiệp có thu vẫn chịu sự Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 5 kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước ( dưới góc độ chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước ) . Nhà nước Việt Nam nên thành lập các cơ quan điều tiết ngành dịch vụ công có vị thế độc lập, không chịu sự kiểm soát của cơ quan hành pháp như thành lập các cơ quan ( Cục ) thuộc Chính phủ có tư cách độc lập, chịu sự kiểm soát của Chính phủ hoặc chuyển một số cơ quan thuộc Bộ như Tổng cục, Cục, Vụ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực cụ thể để điều chính các doanh nghiệp và hoạt động của công dân. Các cơ quan điều tiết hoạt động theo cách thức khác nhau tùy thuộc vào chức năng của mình, cần công khai minh bạch và khách quan trong hoạt động của các cơ quan điều tiết và yêu cầu đối với Chính phủ phải bảo đảm hoạt động độc lập của các các cơ quan này, đồng thời vẫn chịu sự điều chỉnh của cơ quan tư pháp. Cũng giống như các nước dưới chính quyền trung ương là chính quyền cấp dưới. Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam dưới cơ quan trung ương là các cơ quan địa phương gồm: tỉnh, huyện , xã. Đước cơ cấu như sau: Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, luật; các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND cùng cấp. Thành viên của UBND các cấp bao gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, ủy viên. UBND các cấp có các cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để HĐND cấp tỉnh quyết định phù hợp đặc điểm riêng của địa phương. Các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh là các đơn vị cấp sở (từ 20- 25), UBND cấp huyện là các phòng, ban chức năng (10- 15). UBND cấp xã không có cơ quan chuyên môn, tham mưu, tư vấn giúp UBND xã về chuyên môn do các công chức xã đảm nhận. Điểm khác ở đây Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được bầu gián tiếp qua Hội đồng nhân dân các cấp, được Chính phủ phê duyệt. Hướng cải thiện Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 6 phải lựa chọn người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp phải có năng lực thực sự trong thực hiện chức năng điều hành, hoạt động điều hành của người đứng đầu chính quyền địa phương hiện nay ở nước ta vẫn đang còn có sự can thiệp nhiều về chính trị; Đảng chỉ nên định hướng trong hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, nhưng không nên một số công việc Đảng phải trực tiếp chỉ đạo. Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam không nên thành lập các tổ chức cấp dưới thành phố tự quản, bởi vị các chức năng của tổ chức cấp dưới tự quản ở các chính quyền địa phương chúng ta hiện nay đã một phần nào đó thực hiện khá tốt cho cộng đồng từ ý thức của công dân. Những thành quả đạt được của Bộ máy hành chính nhà nước Việt nam sau khi thực hiện chương trình cải cách tổng thể như sau: Trước hết, có thể nói bộ máy hành chính nhà nước đã có sự đổi mới quan trọng về vai trò, chức năng, trách nhiệm của tổ chức bộ máy Chính phủ các Bộ và cơ quan hành chính các cấp địa phương cho phù hợp với cơ chế mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đây là vấn đề hết sức cơ bản của Bộ máy hành chính nhà nước ta, vì chức năng là cơ sở để quy định mô hình tổ chức trong suốt quá trình vận động và phát triển, hòan thiện hệ thống hành chính nhà nước. Cho nên sự đổi mới này không chỉ có ý nghĩa về mặt kết quả đạt được mà còn tạo ra cơ sở định hướnh cho việc tiếp tục cải cách căn bản và toàn diện tổ chức bộ máy trong những năm tới. Trên thực tế vai trò, chức năng, trách nhiệm của tổ chức Bộ máy đã từng bước được đổi mới điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu quản lý nhà nước và quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, thưc hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Do cải cách bộ máy hành chính gắn với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nên đã đem lại những kết quả đó là : Đã phân biệt rõ và thực hiện tốt hơn giữa quản lý hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước với họat động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Đã tập trung nhiều hơn về công tác lập quy, cải cách thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính. Có sự phân công phân cấp quản lý một cách hợp lý hơn cho các cơi quan trung ương và cơ quan địa phương, đã tập trung chỉ đạo và Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 7 triển khai xây dựng thực hiện chiến lược, quy họach, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chuyển từ chỉ đạo điều hành trực tiếp sang chỉ đạo điều hành gián tiếpở tầm vĩ mô, điều hành của hệ thống hành chính bằng pháp luật, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính . Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước, bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương vận hành phát huy tác dụng hơn. Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức từ khâu tuyển chọn đánh giá, thi nâng ngạch bậc, đào tạo bồi dưỡng, chế độ chính sách tiền lương từng bước cải cách theo hướng tiền tệ hóa. Những tồn tại yếu kém trên do nhiều nguyên nhân: Trước hết nhận thức của cán bộ công chức về vai trò và chức năng quản lý của nhà nước, về xây dựng Bộ máy nhà nước nói chung và Bộ máy hành chính nhà nước nói riêng trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiển chưa được làm sáng tỏ, còn nhiều chủ trương chính sách, quy định của pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chưa được kịp thời sửa đổi, thay thế. Thứ hai, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và họat động của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, cải cách hành chính chưa gắn bó chặt chẽ với đổi mới họat động lập pháp và cải cách tư pháp. Thứ ba, cải cách hành chính gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan hành chính, nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương; ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè năng lên nếp nghĩ cách làm của không ít cán bộ, công chức; cuộc cải cách không được chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng. Thú tư, các chế độ chính sách về tổ chức và cán bộ, về tiền lương còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách. Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 8 Thứ năm, trong công tác chỉ đạo của chính phủ, các bộ ngành trung ương và UBND các địa phương còn những thiếu sót trong việc tiến hành cải cách hành chính, sự chỉ đạo thực hiện các chủ trương đã đưa ra thiếu cương quyết và chưa thống nhất . Từ thực trạng của Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, sau khi nghiên cứu chương 3: Cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương và chương 4: Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương trong sách: PHỤC VỤ VÀ DUY TRÌ: CẢI THIỆN HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG MỘT THẾ GIỚI CẠNH TRANH tôi xin tham gia hướng hoàn thiện tổ chức Bộ máy hành chính nhà nước theo tình hình thực tế hiện nay trong giai đoạn đổi mới toàn diện của đất nước có thể vận dụng phù hợp như sau : - Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kế họach, sách quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ , cơ quan thuộc Chính phủ, trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm của cá nhân trong cơ quan hành chính các cấp; Định rõ vai trò chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới sự phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương, gắn với các bước của phát triển của cải cách kinh tế . - Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm. Để khắc phục những trùng chéo và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm các dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện . - Thực hiện việc phân cấp quản lý giữa trung ương và chính quyền địa phương theo hướng nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của chính quyền địa Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 9 phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp trách nhiệm với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những việc mà cquyền địa phương tòan quyền quyết định, những việc phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ưong. - Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ làm chức năng quản lý nhà nước. Trên cơ sở xác định điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quốc phòng, an ninh và đối ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành các lĩnh vực trong tình hình mới. Điều chỉnh tổ chức các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ cấu của Chính phủ; giảm mạnh các cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, chỉ duy trì một số cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô của chính phủ. Định rõ tính chất và phương thức họat động của các tổ chức tư vấn do Thủ tướng Chính phủ thành lập, chỉ thành lập các tổ chức này khi có yêu cầu chỉ đạo tập trung những vụ việc quan trọng liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, các tổ chức này không có bộ máy chuyên trách và biên chế riêng, bộ phận thường trực đặt tại Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có liên quan nhiều nhất. Trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý nhà nước và phạm vi quản lý của mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với tòan ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước với việc chỉ đạo điều hành các tổ chức sự nghiệp có tính chất dịch vụ công trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ . - Điều chỉnh tổ chức bộ máy bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành trong phạm vi cả nước với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; theo đó tách tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để họat động theo cơ chế riêng, có hiệu quả và phù hợp, làm cho bộ máy tinh gọn, hợp lý tương xứng với chức năng nhiệm vụ quản Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 10 lý nhà nước của mổi cơ quan, định rõ tính chất và các lọai hình, tổ chức trực thuộc để tham mưu và thực thi pluật . -Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương: Xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ương và địa phương, phân biệt chức năng nhiệm vụ của chính quyền đô thị với chính quyền ở nông thôn; tổ chức hợp lý HĐND và UBND các cấp căn cứ vào Hiến pháp ( sửa đổi ) và Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi ). Sắp xếp tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng trách nhiệm rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp ,gỉai quyết nhanh công việc của cá nhân và tổ chức . - Cải tiến phương thức và lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp: Xác định rõ nguyên tắc làm việc và cơ chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Định rõ phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả họat động của bộ máy do mình phụ trách, loại bỏ những việc làm hình thức không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm các giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành chính trong giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức .
Luận văn liên quan