Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế

Trước những năm 90 trên thếgiới, hầu hết các nước đều chọn khối lượng tiền (M2, M3 ) hoặc tỉgiá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 90, một số nước phát triển đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn các mục tiêu trung gian tương tự, mà tập trung vào chỉsốlạm phát. Cách tiếp cận mới này tập trung vào nhiệm vụkiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting). Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách mà ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sửdụng các công cụchính sách tiền tệ như nghiệp vụthị trường mở, lãi suất cơ bản, tỷgiá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu rong quá trình thực hiện lạm phát sẽvận động xoay quanh mức mục tiêu đã đềra. Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thểcó những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từthời gian trước. Từ đầu những năm 90 thế kỷ 20, một số quốc gia đã tiên phong áp dụng nó là NHTW New Zealand (1990); NHTW Canada (1991); Vuong quốc Anh (1992); Phần Lan, Thụy Ðiển, Úc (1993) Ngày nay, có khoảng 30 quốc gia đang áp dụng phương pháp tiếp cận mới này và gần một nửa trong số đó là các quốc gia thuộc nhóm thịtruờng mới nổi hoặc quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, một sốNHTW của các nền kinh tếphát triển hơn - bao gồm ECB, FED, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ-đã vận dụng nhiều nội dung trong chính sách mục tiêu lạm phát, và một sốkhác thì đang trong quá trình chuyển đổi sang chính sách mục tiêu lạm phát. Việt Nam cũng đang bắt đầu nghiên cứu và định hướng chuyển đổi sang chính sách tiền tệ này đểthực hiện mục tiêu kiềm chếlạm phát trong bối cảnh nền kinh tếhiện nay. Vậy việc theo đuổi một chính sách mục tiêu lạm phát trong trung và dài hạn hạn cùng với việc sửdụng những công cụchính sách tiền tệ tác đông vào nền kinh tế đểkiềm chếlạm phát theo mục tiêu đã đặt ra trước này có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tếcủa quốc gia và cụthểtrong bối cảnh nền kinh tếcủa nước ta? Bài tiểu luận của Nhóm 10 sẽtìm hiểu vềmối quan hệcủa giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ởViệt Nam.

pdf34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài 9: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LỚP KI001 – VB2K15 NHÓM 10 TP. HCM, tháng 10-2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài 9: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD: Thầy TRƯƠNG MINH TUẤN Danh sách nhóm 10 STT TÊN THÀNH VIÊN CHỮ KÝ Nguyễn Thị Thanh Nga 50 Trương Ái Ngân 79 Trương Thùy Trinh 76 Đoàn Thị Minh Trâm 68 Nguyễn Hoài Thu MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU..................................................................1 1. Lạm phát mục tiêu là gì..............................................................................................1 2. Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu ..............................................................5 3. Các ưu điểm và hạn chế của cơ chế Lạm phát mục tiêu ................................................7 3.1. Các ưu điểm ....................................................................................................7 3.2. Những hạn chế.................................................................................................8 II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................................................9 CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NƯỚC NGOÀI...............................................................................................................11 II. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................16 CHƯƠNG III: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM I. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM..........................................................................................................19 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM ................20 III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ỡ VIỆT NAM.................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ : Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) cuối kỳ giai đoạn 2001 – 2011 .......................................19 2. Bảng : Lạm phát CPI và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam từ 1987 đến 2010 ........................................21 LỜI NÓI ĐẦU Trước những năm 90 trên thế giới, hầu hết các nước đều chọn khối lượng tiền (M2, M3…) hoặc tỉ giá làm mục tiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 90, một số nước phát triển đã có sự thay đổi trong việc lựa chọn các mục tiêu trung gian tương tự, mà tập trung vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận mới này tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting). Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách mà ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu rong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra. Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từ thời gian trước. Từ đầu những năm 90 thế kỷ 20, một số quốc gia đã tiên phong áp dụng nó là NHTW New Zealand (1990); NHTW Canada (1991); Vuong quốc Anh (1992); Phần Lan, Thụy Ðiển, Úc (1993)… Ngày nay, có khoảng 30 quốc gia đang áp dụng phương pháp tiếp cận mới này và gần một nửa trong số đó là các quốc gia thuộc nhóm thị truờng mới nổi hoặc quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, một số NHTW của các nền kinh tế phát triển hơn - bao gồm ECB, FED, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ - đã vận dụng nhiều nội dung trong chính sách mục tiêu lạm phát, và một số khác thì đang trong quá trình chuyển đổi sang chính sách mục tiêu lạm phát. Việt Nam cũng đang bắt đầu nghiên cứu và định hướng chuyển đổi sang chính sách tiền tệ này để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Vậy việc theo đuổi một chính sách mục tiêu lạm phát trong trung và dài hạn hạn cùng với việc sử dụng những công cụ chính sách tiền tệ tác đông vào nền kinh tế để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đặt ra trước này có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia và cụ thể trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta? Bài tiểu luận của Nhóm 10 sẽ tìm hiểu về mối quan hệ của giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. Đề tài 9 Nhóm 10 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. NHỮNG CƠ SỞ LUẬN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1. Lạm phát mục tiêu là gì? Lạm phát mục tiêu (inflation targeting) là một cơ chế chính sách tiền tệ (CSTT) được áp dụng từ cuối những năm 1980 và đã tỏ ra khá thành công, kể cả những quốc gia thị trường mới nổi như Chilê. Tại các quốc gia đang phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh yêu cầu ổn định giá cả trong nền kinh tế là một điều cấp thết bởi hiệu ứng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế - sự méo mó của giá cả, phân bố không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm và mất công bằng xã hội. Tác động tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, chẳng hạn, Barro (1995); Bruno và Easterly (1995); Ghosh và Phillips (1998)… Các nghiên cứu chỉ ra hậu quả của lạm phát là làm méo mó sự phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, làm tổn thương các thành viên nghèo nhất trong xã hội, gây bất ổn và tái phân phối thu nhập và tài sản một cách tùy tiện. Lạm phát hủy hoại sự ổn định kinh tế và gây thất bại trong phát triển bền vững. Sự lựa chọn cơ chế lạm phát mục tiêu như một công cụ quản lí kinh tế vĩ mô ngày càng chứng tỏ sức sống của mình kể từ khi New Zealand, Canada thực hiện thành công vào đầu những năm 90. Đến nay đã có gần 30 quốc gia và tới đây còn nhiều quốc gia khác áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và đã thu được những kết quả đáng kể. Theo Loayza và Soto (2002), ngoại trừ hai trường hợp đã tham gia Liên minh Tiền tệ châu Âu (Phần Lan và Tây Ban Nha), không có quốc gia nào từ bỏ cơ chế này, xu hướng các quốc gia nghiêng sử dụng công cụ chính sách này đề điều tiết nền kinh tế ngày càng nhiều nhưng có thể nói rằng cơ chế này hiện vẫn còn hết sức mới mẻ và nhiều bàn cãi xung quanh. Vậy lạm phát mục tiêu (LPMT) chính xác là gì? Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng: ”Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương (NHTW) để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định Đề tài 9 Nhóm 10 2 về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”. Theo các nhà kinh tế học Thomas Laubach, Rick Mickin và Adam Poxen định nghĩa về LPMT như sau “LPMT là nền tảng cơ sở cho CSTT, được đặc trưng bởi việc NHTW công bố với công chúng một mục tiêu định lượng chính thức (thường là một khung phạm vi hơn là một giá trị cụ thể) cho tỷ lệ lạm phát trong một hoặc vài thời kỳ, dựa trên quan điểm ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất của CSTT trong dài hạn. Một trong những đặc trưng về quan điểm có tác động mạnh là công khai với công chúng về những kế hoạch và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và trong nhiều truờng hợp, là cả về cơ chế truyền dẫn, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của NHTW trong việc theo đuổi mục tiêu” Việc công bố các mục tiêu lạm phát là một nhiệm vụ bắt buộc. Tùy thuộc vào NHTW mà mục tiêu này có thể là một con số hoặc là một khoảng. Ở các nền kinh tế phát triển, mục tiêu này khoảng 2%, trong khi ở các nền kinh tế đang phát triển, con số này lớn hơn khoảng vài phần trăm. Chẳng hạn, ở các nền kinh tế phát triển, mục tiêu lạm phát mà NHTW New Zealand theo đuổi là từ 1% đến 3%, của NHTW Thụy Điển và Canada là 2% với 1% biên độ dao động được cho phép về hai phía, của NHTW Nauy là 2.5%, của Anh là 2%; ở Đông Nam Á, mục tiêu lạm phát cho năm 2010 của Thái Lan là 0.5% đến 3%, Philippines là 4.5% với biên độ dao động ±1%, và Indonesia là 5% với biên độ dao động ±1%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không làm thay đổi cách các NHTW tiếp cận với mục tiêu lạm phát của mình. Nếu các NHTW chọn mục tiêu lạm phát là một khoảng, thường họ sẽ nhắm vào điểm giữa của khoảng; trong khi, nếu chọn mục tiêu lạm phát là một điểm, họ sẽ nhắm vào chính điểm mục tiêu lạm phát đó.Ðiểm quan trọng ở đây là cơ chế LPMT không chỉ giới hạn ở việc công bố mục tiêu lạm phát bằng một con số cụ thể. Vấn đề này có ý nghĩa quyết định đặc biệt đối với các các nước đang phát triển, bởi vì các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này đôi khi cũng báo cáo các mục tiêu lạm phát, nhưng không có nghĩa các nước này thực hiện cơ chế LPMT. Cơ chế LPMT cũng đòi hỏi các đặc điểm nêu trên, phải đặt nặng vai trò khả năng dự báo lạm phát và tối thiểu phải dựa trên ba điểm chính. i) Một mục tiêu lạm phát rõ ràng mà NHTW theo đuổi trong một khoảng thời gian nhất định. ii) Một chiến lược thực hiện mục tiêu lạm phát dựa trên các dự báo sao cho lạm phát nằm trong mục Đề tài 9 Nhóm 10 3 tiêu đã định hướng. iii) Một mức độ minh bạch (transparency) và trách nhiệm giải trình (accountability) cao. Chiến lược thực hiện mục tiêu lạm phát dựa trên các dự báo (inflation- forecast targeting) là một qui trình khá phức tạp. Tuy nhiên, về mặt cơ bản, qui trình này gồm một số bước như sau. Mỗi NHTW đầu tiên sẽ xây dựng cho riêng mình một dự báo về lạm phát dựa trên các thông tin đạt được, gọi là mức-dự-báo-lạm- phát-có-điều-kiện, và dùng nó như một biến tham khảo trung gian. Một công cụ chính sách sau đó sẽ được chọn để tác động vào mức dự-báo-lạm-phát-có-điều-kiện này sao cho mức dự báo lạm phát sau khi bị tác động theo dự đoán sẽ rơi vào các mục tiêu lạm phát đã đề ra trước đó. Chính sách tiền tệ sau đó sẽ được thực thi dựa vào công cụ chính sách được chọn này và với sự tham khảo các thông tin khác có được trên thị trường. Khi thị trường xuất hiện các cơn sốc kinh tế, cách hữu hiệu mà các NHTW xử lý là xem xét lại ảnh hưởng của các cơn sốc đó đến mức dự-báo- lạm-phát-có-điều-kiện đã được đưa ra trước đây như thế nào và từ đó có những thay đổi thích hợp về công cụ chính sách (nếu cần thiết) nhằm tác động để đưa mức dự- báo-lạm-phát-có-điều-kiện hướng về lại các mục tiêu lạm phát đã đề ra. Khi mà sự thành công của chính sách tiền tệ được đánh giá dựa vào những kết quả cuối cùng và tồn tại một khoảng thời gian từ lúc một chính sách được thực hiện đến khi chính sách có tác động, sự thành công của chính sách tiền tệ, do đó, còn tùy thuộc vào những biến chuyển xảy ra trong những khoảng thời gian này. Những biến chuyển mới phát sinh có thể bị cộng hưởng dưới tác động của các tác nhân trong nền kinh tế làm cho hiện trạng nền kinh tế trở nên bi đát hơn khi chính sách tiền tệ chưa kịp có hiệu lực. Mức lãi suất trong ngắn hạn có tác động rất ít đến hành động của các chủ thể kinh tế. Cái mà ảnh hưởng hơn nhiều đó là các dự đoán và mong đợi của các chủ thể trong nền kinh tế đối với các chính sách thiết lập lãi suất của ngân hàng trung ương. Các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định và hoạt động kinh tế dựa trên các dự đoán và mong đợi này. Do đó, khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc định hướng dư luận trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng. “Neo giữ” được niềm tin và mong đợi của các tác nhân trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương xem như đã thiết lập được các điều kiện ban đầu nhằm bình ổn lạm phát. Và ở đây, uy tín của ngân hàng trung ương phát huy tác dụng. Một uy tín tốt là một tài sản lớn đối với bất kì một ngân hàng trung ương nào. Và khi mà Đề tài 9 Nhóm 10 4 xây dựng được một uy tín như vậy, ngân hàng trung ương đã thành công môt phần trong nhiệm vụ của mình. Để xây dựng và duy trì một mức độ khả tín cao, ngân hàng trung ương cần một sự minh bạch cao. Các NHTW thường xuyên cung cấp các báo cáo chính sách tiền tệ, giải thích ý nghĩa của chúng cũng như động lực phía sau các chính sách đó. Trong nhiều trường hợp, họ cũng sẽ khuyến cáo các chính sách có thể được thực hiện trong tương lai tới các chủ thể trong nền kinh tế. Ngược lại, một mức độ tin cậy cao còn cho phép các NHTW uyển chuyển hơn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Về lâu về dài, thay vì chỉ tập trung duy nhất vào việc bình ổn lạm phát, chính sách tiền tệ còn phải hướng đến các mục tiêu khác như bình ổn nền kinh tế thực, hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, v.v. Ở đây, NHTW cũng phải rõ ràng khi cho các tác nhân kinh tế biết cách tiếp cận của mình. Và sau cùng, ngân hàng trung ương là cá thể chịu trách nhiệm cuối cùng về các chính sách đề ra. Một mức giải trình (accountability) cao là điều cần thiết nhằm giúp NHTW có thêm động lực thực hiện những mục tiêu của mình. Khi mà các mục tiêu được đưa ra công khai và minh bạch, hoạt động của các NHTW chịu sự giám sát chặt chẽ của công chúng. Trong nhiều trường hợp, các NHTW còn chịu sự giám sát và trách nhiệm giải trình với các tổ chức, cơ quan khác nhau, thường là quốc hội hoặc một cơ quan chỉ định bởi chính phủ, với trách nhiệm giải trình khi lạm phát ra khỏi mục tiêu đã đề ra. Trong thực tiễn, không có 2 quốc gia nào có cơ chế LPMT y hệt nhau, mà có sự kết hợp giữa các thành tố của cơ chế LPMT trong hầu hết các quốc gia. Một số NHTW như Ngân hàng Dự trữ Úc có chỉ thị kép, bao gồm ổn định giá cả và việc làm đầy đủ. Bên cạnh đó, một số NHTW thiết lập mục tiêu là điểm lạm phát (một chỉ số lạm phát cụ thể), một số khác là một khung chỉ số lạm phát, một số khác lại xác định khung thời gian để đạt mục tiêu lạm phát, trong khi số khác thì không… (Truman, 2003). Mục đích chính của LPMT là duy trì và kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Ðiều này tạo nền tảng ổn định kinh tế, đẩy lùi sự không chắc chắn và thúc đẩy các hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên đạt được một chỉ số lạm phát trong kế hoạch không phải là mục tiêu cuối cùng của một quốc gia, Seyfried và Bremmer (2003) cho rằng, mục đích của LPMT không chỉ kiềm chế lạm phát hiện hành, mà còn tập trung vào mục tiêu trung, dài hạn. Vì vậy, NHTW, theo Bernanke và Mishkin (1997) nên theo dõi Đề tài 9 Nhóm 10 5 chặt chẽ các chỉ báo có quyền năng dự báo lạm phát trong tương lai. Pui (2003) cảnh báo cơ chế LPMT với ý nghĩa thuần túy (trong đó, sản lượng và tăng trưởng kinh tế không gắn trọng số hay tầm quan trọng) không chắc sẽ tối đa hóa phúc lợi xã hội bởi vì một sự thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh tế sẽ không có ý nghĩa chừng nào mục tiêu lạm phát không thực hiện được. 2. Đặc tính chung của cơ chế lạm phát mục tiêu Lạm phát mục tiêu có thể được miêu tả như một cơ chế điều hành CSTT dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. NHTW sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ chỉ tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, NHTW có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng bất kỳ các công cụ để chỉ đạt một mục tiêu duy nhất - chỉ số lạm phát mục tiêu. Về kỹ thuật việc xác định chỉ số mục tiêu (hay lạm phát mục tiêu) bao gồm các bước: (1)Lựa chọn loại chỉ số giá (dựa trên mức độ giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát); (2)Hình thành mục tiêu; (3)Tính toán xu hướng lạm phát năm sau; (4)Ưu việt cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá). Một sự khác biệt nữa với các cơ chế điều hành khác là nó tạo cho NHTW sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành CSTT. Ví dụ trong trường hợp lấy khối lượng tiền hoặc tỷ giá lạm mục tiêu trung gian, công chúng và các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng và khi các chỉ số như lạm phát, lãi suất hay tỷ giá biến động họ sẽ có những phản ứng tiêu cực trước tình trạng điều hành CSTT của quốc gia. Chính sự khác biệt này tạo điều kiện cho NHTW chủ động hơn trong điều hành CSTT. Xác định lạm phát mục tiêu (một chỉ số hoặc một khoảng biên độ); (5)Thoả thuận về khả năng huỷ bỏ giá trị mục tiêu hoặc từ chối chỉ số lạm phát mục tiêu trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên để áp dụng lạm phát mục tiêu thì NHTW, trước hết, phải có được mức tin tưởng cao từ phía xã hội và phải hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, kinh nghiệm quý báu của các nước áp dụng chỉ số lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành Đề tài 9 Nhóm 10 6 những điều kiện tối thiểu để áp dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT. Trên hết tất cả, lạm phát mục tiêu chỉ có thể áp dụng ở những nước mà ở đó có thể đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp không chỉ trên hình thức mà trên cả thực tế. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần hiểu rằng lạm phát không thể bù đắp tổn hại cho nền kinh tế, có nghĩa rằng với sự trợ giúp của tiền tệ, việc bành trướng ngân sách sẽ không những không thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, mà tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách sẽ còn là tiền đề trực tiếp cho sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, phá hủy tính ổn định của khu vực tài chính và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, lạm phát mục tiêu đòi hỏi phải thoả mãn hai điều kiện then chốt: Thứ nhất, NHTW cần có một mức độc lập tương đối để thực thi CSTT, mặc dù không có một NHTW nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của chính phủ. NHTW cần phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ để đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏ nguyên tắc ''ngân sách chi phối'', cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khoá không được gây bất cứ ảnh hưởng nào đến CSTT. Số thoát khỏi ngân sách chi phối ngụ ý rằng các khoản vay từ NHTW của chính phủ phải ở mức thấp nhất (hoặc tốt nhất bằng 0) và các thị trường tài chính trong nước có đủ độ sâu để ''nuốt chửng'' các đợt phát hành nợ của chính phủ. Hơn nữa, sự thoát khỏi ngân sách chi phối cũng ngụ ý rằng chính phủ phải có cơ sở nguồn thu rộng rãi và không phải đưa một cách có hệ thống vào nguồn thu từ in tiền. Nếu chi phối về mặt tài khoá tồn tại thì chính sách thuế khoá sẽ gây áp lực đến lạm phát và thổi bay hiệu quả của CSTT. Trên thực tế, điều này được thể hiện qua việc chính phủ không muốn làm mếch lòng công chúng bằng việc yêu cầu NHTW, ví dụ, giảm lãi suất để tăng thuế. Thứ hai, NHTW phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giả. Ví dụ, nếu một quốc gia duy trì chế độ tỷ giá cố định, trong điều kiện các luồng vốn dịch chuyển mạnh như hiện nay thì không thề cùng một lúc thực hiện được lạm phát mục tiêu. Hơn nữa là khi NHTW duy t
Luận văn liên quan