Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính
nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dụng
nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo
trong nền tài chính quốc gia. Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ
đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời trong lịch sử của mình, các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát với
những mức độ khác nhau. Do mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chếđộ chính trị – xã hội
riêng nên sự tác động của lạm phát lên từng quốc gia có mức độ khác nhau. Hầu hết các
nước trên thế giới đều đã từng bị lạm phát làm điêu đứng và biết được lạm phát có sức huỷ
hoại nền kinh tế ghê gớm như thế nào nên các nước đều rất quan tâm đến tình hình lạm
phát của nước mình. Lạm phát đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở trên thế giới và là
mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước. Việc tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát đều có những ảnh
hưởng tới các hoạt động của nền kinh tế của đất nước.
Lạm phát thường được phân loại theo mức độ gia tăng của nó. Nguyên nhân gây ra
lạm phát có rất nhiều như do chi phí đẩy bội chi ngân sách, . Do vậy, các biện pháp để
kiềm chế lạm phát cũng rất phong phú. Tuy nhiên lạm phát cũng đem lại một số lợi ích
kinh tế – xã hội nên các nước thường đưa ra các chính sách để kiềm chế lạm phát ở mức
thấp chứ không triệt tiêu hoàn toàn lạm phát.
Vậy tình hình bội chi hiện nay của Việt Nam như thế nào? Giải pháp xử lý ra sao? Và
kiềm chế lạm phát ở mức độ nào sẽ có lợi cho nền kinh tế? Các biện phát để kiềm chế lạm
phát?
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI:
TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA LẠM PHÁT VÀ BỘI CHI
Giảng viên hướng dẫn : Trương Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vĩnh Trung
Nguyễn Thanh Sang
Vũ Minh Hòang
Nguyễn Anh Tú
Nguyễn Việt Bắc
Lớp : Kiểm toán VB2K15
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 3
Lời nói đầu
Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính
nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dụng
nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo
trong nền tài chính quốc gia. Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ
đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời trong lịch sử của mình, các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát với
những mức độ khác nhau. Do mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chếđộ chính trị – xã hội
riêng nên sự tác động của lạm phát lên từng quốc gia có mức độ khác nhau. Hầu hết các
nước trên thế giới đều đã từng bị lạm phát làm điêu đứng và biết được lạm phát có sức huỷ
hoại nền kinh tế ghê gớm như thế nào nên các nước đều rất quan tâm đến tình hình lạm
phát của nước mình. Lạm phát đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở trên thế giới và là
mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước. Việc tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát đều có những ảnh
hưởng tới các hoạt động của nền kinh tế của đất nước.
Lạm phát thường được phân loại theo mức độ gia tăng của nó. Nguyên nhân gây ra
lạm phát có rất nhiều như do chi phí đẩy bội chi ngân sách, … . Do vậy, các biện pháp để
kiềm chế lạm phát cũng rất phong phú. Tuy nhiên lạm phát cũng đem lại một số lợi ích
kinh tế – xã hội nên các nước thường đưa ra các chính sách để kiềm chế lạm phát ở mức
thấp chứ không triệt tiêu hoàn toàn lạm phát..
Vậy tình hình bội chi hiện nay của Việt Nam như thế nào? Giải pháp xử lý ra sao? Và
kiềm chế lạm phát ở mức độ nào sẽ có lợi cho nền kinh tế? Các biện phát để kiềm chế lạm
phát?
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 4
I. Những lý luận chung về lạm phát
1. Khái niệm về lạm phát trong kinh tế cổ điển
a) Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định:
lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.
G.G. Mtrukhin lại cho rằng: Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết
thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn
tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của
đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản
một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản
xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
b) Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học”
đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức
chung của giá cả chi phí tăng lên. Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “
J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu
thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều
là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện
khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”
2. Khái niệm về lạm phát trong điều kiện hiện đại
Theo trang:
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng
tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của
một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì
người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một
quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ
trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn
là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Trong điều kiện hiện đại khi mà nền kinh tế của một nước luôn được gắn
liền với nền kinh tế thế giới thì biểu hiện của lạm phát được thể hiện qua một số
yếu tố mới.
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 5
(1) Sự mất giá của các loai chứng khoán có giá
Song song với sự tăng giá cả của các loai hàng hoá, giá trị các loại chứng
khoán có giá trị bị sụt giảm nghiêm trọng, Vì việc mua tín phiếu là nhằm để
thu các khoản lợi khi đáo hạn. Nhưng vì giá trị của đồng tiền sụt giảm
nghiêm trọng nên người ta không thích tích luỹ tiền theo hình thức mua tín
phiếu nữa. Người ta tích trữ vàng và ngoại tệ.
(2) Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng.
Trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, vàng và ngoại tệ mạnh được coi
như là tiền chuẩn để đo lường sự mất giá của tiền quốc gia. Đồng tiền càng
giảm giá so với vàng và USD bao nhiêu nó lại tác động nâng giá hàng hoá
lên cao bấy nhiêu. Ở đâu người ta bán hàng dựa trên cơ sở “qui đổi” giá
vàng hoặc ngoại tệ mạnh để bán mà không căn cứ vào tiền quốc gia nữa
(tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành)
(3) Lạm phát còn thể hiện ở chổ khối lượng tiền ghi sổ tăng vọt nhanh
chóng.
Bên cạnh khối lượng tiền giấy phát ra trong lưu thông. Nhưng điều cần chú
ý là khi khối lượng tiền ghi sổ tăng lên có nghĩa là khối lượng tín dụng tăng
lên, nó có tác động lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy lạm
phát trong điều kiện hiện đại còn có nghĩa là sự gia tăng các phương tiện
chi trả trong đó có khối lượng tín dụng ngắn hạn gia tăng nhanh
(4) Lạm phát trong điều kiện hiên đại còn là chính sách của Nhà nước
Nhằm kích thích sản xuất, chống lại nạn thất nghiệp, bù đắp các chi phí
thiếu hụt của ngân sách. Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan
điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó
của lạm phát, và theo quan điểm của tôi về vấn đề này sau khi nghiên cứu
một số luận thuyết ở trên thì nhận thấy ở một khía cạnh nào đó của lạm phát
thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho phép thì nó dẫn đến
lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.
Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng cần thiết cho
lưu thông làm cho giá cả mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì
đồng tiền mất giá càng nhiều
(
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 6
3. Các loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát, nhưng người ta thường chia lạm phát thành 2
nhóm:
Phân loại lạm phát dựa trên mức độ. Gồm 3 mức: lạm phát vừa phải, lạm phát phi
mã và siêu lạm phát.
a.Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải (lạm phát với một con số 1- 9%) nhìn chung là không ảnh hưởng
nhiều tới đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh tế. Trong điều kiện lạm phát vừa
phải, giá cả tăng tương đối chậm và không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực
tế và lãi suất danh nghĩa chênh lệch nhau không đáng kể, sựảnh hưởng tới khả năng tiêu
dùng của người dân là rất thấp.
b.Lạm phát phi mã
Khi xuất hiện lạm phát phi mã thì sựảnh hưởng tới đời sống của người dân cũng như
nền kinh tế bắt đầu tăng mạnh thậm chí là rất đáng lo ngại. Lạm phát phi mã xuất hiện khi
mà giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số như 40%, 120%, 300% một năm. Đồng tiền
nhanh chóng bị mất giá, nhân dân tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho
vay với lãi suất cao hơn bình thương hoặc đầu tư vào bất động sản, đổi lấy vàng và ngoại tệ
mạnh làm cho nền kinh tế rối loạn, mất ổn định. Vì vậy lạm phát phi mã có tác động rất
tiêu cực đối với đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh tế.
c. Siêu lạm phát
Lạm phát phi mãđã gây ra trở ngại đối với nền kinh tế nhưng vẫn có thể khắc phục
được, nhưng khi đã xảy ra siêu lạm phát tức là mức lạm phát rất lớn, lạm phát với
nhiều con số làm cho nền kinh tế khốn đốn. Các chính sách được đưa ra để khắc phục
lạm phát gần như vô hiệu do căn bệnh lạm phát đã trở nên quá trầm trọng với tốc độ
giá cả tăng nhanh vùn vụt không thể kiểm soát nổi dẫn đến đồng tiền cũng mất giá rất
nhanh chóng
Theo trang:
1901/
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 7
a. Lạm phát ở mức một con số ( lạm phát nhẹ ): Loại Lạm Phát này xảy ra khi giá
cả tăng chậm từ vài phần trăm đến dưới 10% một năm. Trong điều kiện này th́ giá cả tăng
xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn một chút, đồng tiền bị mất giá không đáng
kể và điều kiện kinh doanh khá ổn định. Lạm Phát vừa phải thường thấy ở các nước tư bản
phát triển.
b. Lạm Phát ở mức hai con số, ba con số: khi giá cả tăng đến mức hai con số mỗi
năm th́ Lạm Phát trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập. Nó là mối đe doạ đối với sự
ổn định và phát triển của nền kinh tế. Việc mất giá nhanh chóng của đồng tiền làm cho
dân chúng lo ngại việc giữ tiền và trong xă hội có xu hướng tích trữ hàng hoá và thị
trường tài chính về cơ bản bị phá vỡ.
c. Siêu Lạm Phát : đây là cấp độ cao nhất mà biểu hiện của nó là sức tàn phá nặng nề,
khủng khiếp đối với toàn bộ nền kinh tế. Siêu Lạm Phát bắt đầu xuất hiện khi tốc độ
tăng giá vượt quá tốc độ phi mă tức là trên 3 con số. Hiện tượng siêu Lạm phát có thể
coi là một cuộc khủng hoảng kinh tế, lúc này, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên ghê
ghớm, giá cả biến động khôn lường, tiền lương thực tế bị giảm mạnh và hầu hết các yếu
tố thị trường đều bị bóp méo, các hoạt động kinh doanh rơi vào t́nh trạng rối loạn.....
Rất may,siêu lạm phát là cực hiếm, năm chỉ xảy ra trong hoặc sau thời ḱỳ chiến tranh.
Nhận xét: Cách phân loại trên chỉ là một hình thức phổ biến nhất trong các cách phân loại
lạm phát khác. Điều quan trọng là cần phải thấy được rằng việc phân loại lạm phát không
chỉ giúp ta thấy rõ được những tác động của nó đối với nền kinh tế mà còn thấy được
những nguyên nhân chính xác của từng loại lạm phát để từ đó đưa ta những giải pháp hữu
hiệu phù hợp với hoàn cảnh thực trạng của đất nước.
Phân loại lạm phát dựa trên nguyên nhân. Gồm 8 nguyên nhân sau:
Theo trang:
a. Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao
động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường
AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản
lượng cùng tăng.
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 8
b. Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng
khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất
cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng
cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng
giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
c. Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các
xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm.
Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
d. Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành
kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao
động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém
hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
e. Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy
động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm
khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất
cân bằng.
f. Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu
tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng
giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước
cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 9
g. Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng
tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua
[công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là
nguyên nhân gây ra lạm phát.
h. Lạm phát sinh ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên
người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo
nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa
sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây ra lạm phát.
Theo trang:
nhan-va-hau-qua-cua-lam-phat-bien-phap-on-dinh-tien-te-kiem-che-lam-phat-lien-
he-voi-tinh-hinh-lam-phat-o-viet-nam-hien-nay.html
a. Lạm phát do cầu kéo
Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay
dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo
theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo
thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự
tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch
vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học
mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.
b. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc,
chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì
tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn
bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể
nền kinh tế cũng tăng.
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 10
c. Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh
doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong
ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng
giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.
d. Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại
tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc
phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá
chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
e. Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động
cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung
thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
f. Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát
hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
4. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua
Theo trang:
Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác
động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng
dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của
sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007
đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 11
tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng
15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao.
Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới
không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ
trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch
bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn,
vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực – thực phẩm bị
sụt giảm.
Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng
trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam
là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính,
tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình
quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh
trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân
quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ
mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất
cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới
nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả
các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm
cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm
2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời
gian qua.
Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng
với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các
luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ
USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng
vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà
chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp
nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng
Mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi 2012
Đề tài số 3 Page 12
lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ
xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán
tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.
Nhận xét:
Lạm phát đã làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng, trong đó có những loại tác động trực
tiếp vào sản xuất kinh doanh như xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, đời sống người lao
động bị tác động trực tiếp bởi sự tăng giá lương thực, thực phẩm.
Lạm phát do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng từ chính sách tài khóa - tức là thu,
chi ngân sách.
Trước hết xét về mặt thu ngân sách: thu ngân sách còn có những hạn chế, bất cập. Thất thu
ngân sách làm cho lư