Tiểu luận Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác

Bất cứ khoa học nào cũng vì con người, hướng tới cuộc sống con người. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy. Do đó, con người là đối tượng nghiên cứu của triết học trong tính phổ quát. Lutvich Phoiơbắc(1804-1872) với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện, Phoiơbắc xem con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Ông xem triết học của mình như sự khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác. Nếu như Hegel khách quan hoá lý tính, bản thể luận hoá tư duy, tách khỏi họat động cảm tính và những nhu cầu của họ, thì triết học mới của Phoiơbắc xuất phát từ con người và chỉ có con người mới là chủ thể hiện thực của lý tính.Phoiơbắc viết: “Phương pháp của tôi ở chỗ nào? Ở chỗ thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa những cái siêu nhiên về con người ” Chính vì vậy tôi thực hiện bài báo cáo này với 3 mục đích Thứ nhất là nêu lên một cách cơ bản có hệ thống về nội dung chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Thứ hai là khái quát về những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Cuối cùng là vai trò của chủ nghĩa Phoiơbắc đến sự ra đời của triết học Mac

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN NGHIÊN CỨU SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 11: “Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác” GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Phan Thanh Trí Tâm Lớp : Đêm 3 Nhóm: 9 Khóa: 22 TPHCM, tháng 12 năm 2012 NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang i SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC TRIẾT HỌC DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC CHƯƠNG I: NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC ................................................................................................................... 1 1.1 Vài nét sơ lược về Phoiơbắc ............................................................................ 1 1.2 Nội dung cơ bản triết học Phoiơbắc .............................................................. 1 1.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người .................................................... 2 1.2.2. Quan niệm về nhận thức ............................................................................... 5 1.2.3 Quan điểm về tôn giáo .................................................................................... 6 CHƯƠNG II : NHỮNG GIÁ TRỊ,HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CHỦ NGHĨA MAC .................................................................................................... 11 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc . 11 2.1.1Những giá trị .................................................................................................. 11 2.1.2Những hạn chế............................................................................................... 11 2.2.Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đến sự ra đời chủ nghĩa Mác................................................................................................................. 13 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 15 NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang ii SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Bất cứ khoa học nào cũng vì con người, hướng tới cuộc sống con người. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy. Do đó, con người là đối tượng nghiên cứu của triết học trong tính phổ quát. Lutvich Phoiơbắc(1804-1872) với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện, Phoiơbắc xem con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Ông xem triết học của mình như sự khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác. Nếu như Hegel khách quan hoá lý tính, bản thể luận hoá tư duy, tách khỏi họat động cảm tính và những nhu cầu của họ, thì triết học mới của Phoiơbắc xuất phát từ con người và chỉ có con người mới là chủ thể hiện thực của lý tính.Phoiơbắc viết: “Phương pháp của tôi ở chỗ nào? Ở chỗ thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa những cái siêu nhiên về con người…” Chính vì vậy tôi thực hiện bài báo cáo này với 3 mục đích Thứ nhất là nêu lên một cách cơ bản có hệ thống về nội dung chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Thứ hai là khái quát về những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Cuối cùng là vai trò của chủ nghĩa Phoiơbắc đến sự ra đời của triết học Mac NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang iii SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG I: NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Vài nét sơ lược về Phoiơbắc Lutvích Phoiơbắc (1804-1872) - đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, sự kết thúc đầy vinh quang của nó, nhà cải cách kiên cường của nền triết học Đức - nhà duy vật và khai sáng. L.Phoiơbắc sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi. Người cha là một luật sư, muốn con trở thành người hữu ích cho chế độ đương thời, vì thế đã khuyên Phoiơbắc chọn một nghề có khả năng thành đạt trong cuộc sống. Năm 1823 với mục đích nghiên cứu tôn giáo, Phoiơbắc vào học tại khoa thần học của trường đại học Heidelberg, nhưng sau một năm lại rời khoa thần học và chuyển đến Berlin, nơi Hegel đang giảng triết học. Chẳng mấy chốc Phoiơbắc trở thành người học trò nghiêm túc của Hegel. Năm 1928 Phoiơbắc gởi cho Hegel bản luận án của mình mang tên “ Về một tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn” trong đó ông nói thẳng tâm nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan. Năm 1829 Phoiơbắc lúc đó 25 tuổi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình tại trường đại học Erlangen. Tại đây Phoiơbắc trình bày logic học và siêu hình học, đồng thời nhen nhóm tư tưởng nhân bản mà về sau trở thành nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật đặc trưng - chủ nghĩa duy vật nhân bản với khái niệm trung tâm là tình yêu. Năm 1841 Phoiơbắc cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấn tượng mà nó đem lại thật to lớn. Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởi đầu về cái cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai”(1843), Phoiơbắc đứng bên lề của diễn biến cách mạng 1848 tỏ ra là người thu động về chính trị mặc dù hoan nghênh tinh thần dân chủ tư sản của cuộc cách mạng đó. Ông mất năm 1872 1.2 Nội dung cơ bản triết học Phoiơbắc Phoiơbắc cho rằng ông có sứ mạng phải xây dựng nền triết học mới xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về con người, mang lại cho con người sự hạnh phúc thật sự trên trần gian. Chính vì vậy Phoiơbắc xem con người NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 1 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa là đối tượng nghiên cứu của triết học. Chính vì việc cho rằng triết học xưa nay nghiên cứu về vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, mà mối quan hệ này lại thuộc về bản chất con người; bởi chỉ con người đang sống đang hiện hữu tồn tại mới có tư duy. Chính vì vậy muốn giải quyết đúng đắn được mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại thì phải xuất phát từ con người. Do đó con người là đối tượng của triết học mới mà phoiơbắc xây dựng nên- triết học duy vật nhân bản. Nội dung của nó bao gồm những quan niệm chủ yếu sau: 1.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Phoiơbắc quan tâm đến các mặt tự nhiên và sinh học của con người. Về mặt tự nhiên, con người được Phoiơbắc xem xét từ hai góc độ. Trước hết, con người không phải là sản phẩm của Thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hegel nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: “Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, con người… Bởi vì con người là thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức”. Như vậy sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời sống tinh thần của nó: “Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: Đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính của từ này… Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận thức mình như một cá thể, nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một loài… Bởi vậy, động vật sống đơn giản một mình còn con người sống có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của loài. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình”. Do là sản phẩm của tự nhiên, con người không tách khỏi tự nhiên, vì thế tinh thần cũng không cần đối lập với tự nhiên như thực tiễn đặt trên nó. “Triết học NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 2 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa mới - Phoiơbắc viết - biến con người kể cả tự nhiên như cơ sở hạ tầng của con người, thành đối tượng duy nhất, toàn diện và cao nhất của triết học, biến thuyết nhân bản, kể cả sinh lý học, thành một khoa học toàn diện”. Như vậy trong khi xuất phát từ con người Phoiơbắc không tách rời và đối lập con người với tự nhiên. Theo ông, để vận dụng đúng đắn nguyên lý nhân bản chúng ta cần nhất thiết phải thừa nhận rằng vật chất là thực thể duy nhất, là chân lý, tồn tại bên ngoài con người và sinh ra con người. Cơ sở của sự thống nhất của con người là tính vật chất, tức cơ thể của nó. Về mặt sinh học, ông cho rằng mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có ý chí, có trái tim… của riêng mình. Từ đó, con người có thể nhận thức, khát vọng, đam mê, rung động cảm xúc. Phoiơbắc viết: “Trong ý chí, tư duy và tình cảm hàm chứa bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó. Con người sống để nhận thức, để yêu và để muốn. Nhưng mục đích của lý trí là gì? lý trí là lý trí; của tình yêu là gì? tình yêu; của ý chí là gì? là tự do ý chí. Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu để yêu, muốn để muốn, nghĩa là muốn tự do… Cái tồn tại vì chính mình là cái hoàn toàn đúng đắn”. Con người là thực, chứ không phải con người trong ý tưởng, con người trừu tượng. Do đó, mỗi con người đều có một năng lực to lớn. Và năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người, chứ không phải do Thượng đế nào tạo ra cả. Ngoài ra, do sống trong một cộng đồng, nên mỗi con người đều có những ràng buộc với những người khác. Do tiếp xúc với xã hội mà “từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó chỉ quan tâm đến bản thân mình”. Mỗi cảm xúc của một người không phải là của riêng người đó, mà là trong sự hoà hợp với cảm xúc với mọi người trong cộng đồng. Từ đó, tình yêu cũng tiềm tàng trong mỗi một con người. Và nó xuất phát từ bản chất cộng đồng của con người, chứ không phải từ Thượng đế. Đây chính là một ý trong quan điểm vô thần của Phoiơbắc. Về tính ích kỷ, ông cho rằng tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người theo chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội. Phoiơbắc viết: “Không NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 3 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học… Tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình”. Phoiơbắc cũng cho rằng, tỉnh yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sự hoà hợp xã hội. Ngoài ra, nó còn là động lực của tiến bộ xã hội. Ông nói: “Chúng ta không thể là con người nếu không biết yêu, và một đứa trẻ trở thành người lớn khi nó đã biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người. Tuy nhiên trong “biển trời” mênh mông của tình yêu thì tình yêu của người đàn ông dành cho người phụ nữ là tình yêu đích thực”. Với ông, “con người và tình yêu chỉ là một Phoiơbắc công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. “Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu… Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó… Con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí, của tình yêu là gì? Là để làm cho con người trở thành người tự do”. Đoạn trích này là một văn bản điển hình thuộc Chương I với nhan đề “Bản chất chung của con người” trong tác phẩm “Bản chất Kitô giáo”, do Phoiơbắc viết vào năm 1841. Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó. NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 4 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 1.2.2. Quan niệm về nhận thức Phoiơbắc cho rằng, giới tự nhiên và con người chứ không phải lý tính logic trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ thể nhận thức cũng không phải là lý tính logic trừu tượng mà là con người sống động, đang tồn tại trong thực tế, có cảm giác, và có lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính thu được để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng - đó là khách thể. Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí, con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên. Ông cho rằng thế giới hiện thực là thực tiễn được tri giác, do đó chỉ nhờ có trực quan cảm tính mới có thể nhận thức đươc nó. Khôi phục và nâng cao vai trò cảm giác, trực quan cảm tính là nhiệm vụ của “triết học mới”. “Lập trường khởi đầu của triết học cũ như sau: tôi - cái trừu tượng, thực thể tư duy; thể xác không có quan hệ với bản chất của tôi, ngược lại triết học mới xuất phát từ luận điểm: tôi - thực thể cảm tính thực sự; thể xác đi vào bản chất của tôi; thể xác trong tính hoàn hảo của mình là cái tôi của tôi, là bản chất của tôi”. Nhưng quá trình nhân thức này là một quá trình lâu dài, phải thông qua nhiều cá nhân, và nhiều thế hệ khác nhau. Ông tin nếu một người không thể nhận thức được thế giới, thì mọi thế hệ nối tiếp sau đó có thể nhận thức được thế giới khách quan vô tận. Phoiơbắc chống lại sự phê phán bất khả tri đối vối tri giác cảm tính, ông khẳng định rằng tri giác do liên hệ trực tiếp với các sự vật nên không đánh lừa chúng ta. Nếu như hoài nghi năng lực trực quan thì có nghĩa là hoài nghi tính chân lý của hiểu biết chúng ta về thế giới. Nếu như đặt ra ranh giới của nhận thức, thì có nghĩa là hạn chế nhận thức. “Lịch sử nhận thức đã cho thấy, ranh giới của nhận thức thường xuyên được mở rộng, lý tính con người trong sự phát triển của mình có khả năng mở ra cho chúng ta những bí mật sâu kín của tự nhiên. Lịch sử nhân loại là sự chiến thắng thường xuyên trước nhận thức bị hạn chế bởi hoàn cảnh. Ở con người có bao nhiêu cơ quan cảm giác thì có bấy nhiêu sự cần NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 5 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa thiết để nhận biết trong tính toàn vẹn của nó”. Ông kết luận: “Cái gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức được”. Ông phủ nhận về nguyên tắc sự tồn tại của khách thể không cảm giác được. Tri giác cảm tính, xét về bản chất, là có tính trực tiếp, nhưng đồng thời có thể trở thành gián tiếp, nghĩa là đem đến bằng chứng gián tiếp của cái gì mà chúng ta chưa nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy. Ông cho rằng: “Như vậy không những cái bên ngoài, mà cả cái bên trong, không những thể xác mà cả tinh thần, không những sự vật mà cả tôi cũng là đối tượng của cảm giác, nếu không trực tiếp thì gián tiếp, nếu không bằng những cảm giác bình thường, thô thiển, thì bằng những cảm giác tinh tế, nếu không bằng đôi mắt của nhà giải phẫu và nhà hoá học, thì bằng đôi mắt của nhà triết học, do đó chủ nghĩa kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, hợp qui luật khi xem xét nguồn gốc của ý niệm chúng ta trong cảm giác”. 1.2.3 Quan điểm về tôn giáo Triết học tôn giáo là phần chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống triết học của Phoiơbắc. Trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình, ông đã dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu và phê phán tôn giáo. Phoiơbắc viết: “Tư tưởng đầu tiên của tôi là Thượng đế, thứ hai - lý tính, thứ ba và cuối cùng là con người”. Điều đó cũng đã được chứng thực bằng việc ra đời của các tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài tôn giáo: Bàn về cái chết và sự bất tử của linh hồn (1830); Bản chất của Kitô giáo (1841); Bản chất của tôn giáo (1845). Có thể nói, tư tưởng cơ bản bao quát toàn bộ triết học tôn giáo của Phoiơbắc là chủ nghĩa vô thần được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Phoiơbắc cho rằng tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường, mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Ông tin tôn giáo chỉ là sự tha hoá bản chất của con người. Phoiơbắc cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của con người. Sự bất lực, sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, cùng với niềm mơ ước có thể vươn lên trong cuộc sống đầy bất hạnh, bế tắc của con người đã sản sinh ra các tôn giáo. Ông viết: “Thượng đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ mà là thực thể tâm lý”. Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm nghiệm NHÓM 9– ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 6 SVTH: Phan Thanh Trí Tâm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa hay trạng thái đau khổ của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. “Tôn giáo thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa con người và loài vật, ở loài vật không có tôn giáo… Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính của từ này… Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận biết mình như một cá thể, bởi vậy nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi chứ không phải như một loài… Động vật sống đơn giản một mình, còn con người sống có bầu có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình… Bản chất của con người trong sự khác biệt với động vật tạo nên nền tảng và đối tượng của tôn giáo”. Từ đó, Phoiơbắc cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền để cho sự xuất hiện của tôn giáo là yếu tố tâm lý. Nhưng sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, trạng thái xúc cảm không phải là hiện tượng có tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm, mà chúng có tính khách quan, nghĩa là gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Phoiơbắc viết “Tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở trên mặt đất trong vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của hiện thực không phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say mê của trí tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích thực của tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế giới bên ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực”. Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh. Từ chỗ phân tích một cách toàn diện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Phoiơbắc có cơ sở khoa học để đi đến
Luận văn liên quan