Gần đây triết học Ph ương động được các nhà nghiên c ứu quan tâm sâu sắc. Ngo ài
Phật Gíao, Khổng Gíao th ì Đạo gia cũng đ ược đặc biệt chú trọng. Tuy nhi ên điều
đáng nói là trong ba tôn giáo ấy Đạo giá th ường được nghiên cứu ít hơn trong khi nó
lại từng có ảnh h ưởng ở nhiều n ước châu Á, nhất l à Trung Qu ốc và Việt Nam. Ta
có thể thấy những ảnh h ưởng của nó trong t ư tưởng vẫn còn giá trị cho đến bây giờ
như : lấy nhu thắng c ương ,sống thảnh th ơi chết bình thản , hay ng ười biết nói không
biết rộng, người biết rộng không biết nói .
Tuy nhiên bên c ạnh đó có ý kiến cho rằng Đạo gia l à mang tư tư ởng duy tâm si êu
hình, thể hiện một phản ứng ti êu cực trước thời cuộc bấy giờ.
Vì vậy để nhằm hiểu r õ và ứng dụng đúng đắn những t ư tưởng của đạo giáo Nội
dung bài viết này xoay quanh đ ề tài “ TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA. NHỮNG GIÁ TRỊ
VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ” bao gồm:
Chương 1 : Tổng quan về Đạo gia
Chương 2: Phân tích những giá trị v à hạn chế của Đạo gia
Chương 3: Kết luận
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng đạo gia những giá trị và hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI : TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA.
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ.
GVHD : TS BÙI VĂN MƯA
SVTH : NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Khóa : CH. 19
Lớp : Đêm 1
Tháng 03 Năm 2010
GIỚI THIỆU
Gần đây triết học Phương động được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Ngoài
Phật Gíao, Khổng Gíao thì Đạo gia cũng được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên điều
đáng nói là trong ba tôn giáo ấy Đạo giá thường được nghiên cứu ít hơn trong khi nó
lại từng có ảnh hưởng ở nhiều nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Ta
có thể thấy những ảnh hưởng của nó trong tư tưởng vẫn còn giá trị cho đến bây giờ
như : lấy nhu thắng cương ,sống thảnh thơi chết bình thản , hay người biết nói không
biết rộng, người biết rộng không biết nói….
Tuy nhiên bên cạnh đó có ý kiến cho rằng Đạo gia l à mang tư tưởng duy tâm siêu
hình, thể hiện một phản ứng tiêu cực trước thời cuộc bấy giờ.
Vì vậy để nhằm hiểu rõ và ứng dụng đúng đắn những tư tưởng của đạo giáo Nội
dung bài viết này xoay quanh đề tài “ TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA. NHỮNG GIÁ TRỊ
VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ” bao gồm:
Chương 1 : Tổng quan về Đạo gia
Chương 2: Phân tích những giá trị và hạn chế của Đạo gia
Chương 3: Kết luận
.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO GIA........................................................................1
1.1 CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM....................................................................................1
1.1.1 LÃO TỬ VÀ TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH .............................................................1
1.1.2 TRANG TỬ TỬ VÀ NAM HOA KINH .......................................................................2
1.2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐẠO GIA ..........................................................................3
1.2.1 Học thuyết về Đạo ........................................................................................................3
a. Khởi nguyên vũ trụ .................................................................................................3
b. Tư tưởng biện chứng về thế giới ( xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái
biến đổi) ......................................................................................................................5
1.2.2 Quan điểm chính trị xã hội ...........................................................................................7
a. Quan điểm vô vi ......................................................................................................7
b.Đạo trị nước .............................................................................................................7
1.2.3 Phương châm xử thế ......................................................................................................8
a. Quy tắc xử thế .........................................................................................................8
b. Ba đức tính cần có của con người..........................................................................8
c. Tri túc phải biết dừng khi đủ...................................................................................9
1.2.4 Tư tưởng vị ngã : trọng kỷ quý sinh ..............................................................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA .........11
2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIA ........................................................................11
2.1.1 Lý luận về đạo mang tính khái quát cao ......................................................................11
2.1.2 Nhận thấy hai mặt đối lập trong một thể thống nhất ..................................................12
2.1.3 Gía trị nhân bản cao .....................................................................................................13
a. Tư tưởng bình đẳng, tự do ....................................................................................13
b. Tư tưởng trọng hòa bình .......................................................................................14
c. Tấm lòng khoan dung ...........................................................................................15
d. Nếp sống tự nhiên giản dị .....................................................................................16
2.1.4 Chủ nghĩa vô vi : Con người không thể tách khỏi tự nhiên.........................................16
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẠO GIA…………………………………………… 20
2.2.1 Lý luận về đạo mang ý nghĩa duy tâm, si êu hình ........................................................19
2.2.2 Tuyệt đối hóa chủ nghĩa vô vi .....................................................................................19
2.2.3 Phản kinh nghiệm, phản ta thức. ..................................................................................20
2.2.5 Thái độ vị ngã : thái độ tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc ...................................22
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN……………………………………………………………….25
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO GIA
Kinh điển của Đạo gia chủ yếu tập trung trong bộ Đạo Đức Kinh và bộ Nam Hoa
Kinh. Đạo Đức Kinh có khoảng 5000 từ do L ão Tử soạn. Nam Hoa Kinh gồm các
bài do Trang Tử và một số người theo phái Đạo gia viết.
1.1 CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
1.1.1 LÃO TỬ VÀ TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC KINH
Theo Sử ký Tư Mã Thiên , phần Liệt truyện, thiên 63 thì Lão Tử là người nước Sở,
huyễn Khổ làng Lệ xóm Khúc Nhân ở tỉnh Hồ Nam bây giờ. Ông họ Lý, t ên Nhĩ, tự
là Bá Dương. Ông làm quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu. Theo nhiều ý kiến
khác nhau mà Tư Mã Thiên ghi lại nhưng không khẳng định đúng hay sai thì Lão
Tử có thể chính là Lý Nhĩ là Lão Lai tử hoặc là Đam cũng sinh sống cùng một thời
với Khổng Tử.
Lão Tử là một nhân vật huyền bí , cũng huyền bí giống nh ư tác phẩm Đạo Đức
Kinh, không một điều gì được viết về Lão Tử Hoặc Đạo Đức Kinh mà có thể xem là
chắc chắn có tính lịch sử. Trên thực tế người ta không biết gì về Lão Tử vào thời Tư
Mã Thiên cho đến thế kỷ thứ 3 TCN Lão Tử không hề được xem là người sáng lập
bất cứ một trường phái đạo học nào. Đối với các văn nhân thời ấY, L ão Tử chỉ được
xem là một trong hàng ngũ các triết gia khác. Cả Khổng Tử cũng không có một lời
nào nói về Lão Tử. Những trích dẫn từ quyển Đạo Đức Kinh mới chỉ đ ược Trang Tử
và Liệt Tử đề cập sau này vào thế kỷ IV và III TCN.
Tác phẩm Đạo Đức Kinh được Tư Mã Thiên cho rằng là tác phẩm của Lão Tử gồm
trên năm ngàn chữ. Về thời gian ra đời của Đạo Đức Kinh cũng có nhiều ý kiến
khác nhau. Có thuyết nói sách này ra đời vào cuối thời Xuân thu, có ý kiến cho rằng
đầu thời Chiến quốc. Ngày nay nhiều người cho là vào giữa thời chiến quốc.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 1
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Bản lưu hành Đạo Đức Kinh phổ biến lâu nay l à bản chú thích của Vương Bật đời
Ngụy. Bản này gồm 81 chương chia làm hai phần : 37 chương đầu là Đạo Kinh,44
chương sau là Đức Kinh.
Năm 1973 giới khảo cổ học của Trung Quốc đ ã khai quật những ngôi mộ đời Hán ở
Trường Sa ( tỉnh Hồ Nam) phát hiện bản Đạo Đức Kinh chép tay đ ược coi là bản
chép tay xưa nhất. Bản này đặt Đức Kinh trước Đạo Kinh.
Về chủ đích thì đối với nhiều người thì Đạo Đức Kinh thiết yếu là một tác phẩm
phúng thích bút chiến chống các trường phái nho gia và pháp gia.( A. Waley), người
khác lại nghĩ rằng Đạo Đức Kinh dụng ý viết ra cho các học giả kinh th ành đã chán
ghét chốn đô thị và muốn trở về với thiên nhiên qua trực thị và cảm xúc, tập sách
này viết ra cho những các nhân đã mệt mỏi về thế tục (A. Riencourt). Chan Wubg -
tsit lại thấy chủ đích của Đạo Đức Kinh l à để cho các bậc vua chúa quan quyền biết
cách trị dân trong ôn hòa thư thái. Có kẻ lại chủ trương giả thuyết Đạo Đức Kinh là
một tập sách khai tậm cho các tập vi ên đạo gia hoặc ít ra sách gối đầu giường cho
các bậc triết gia vô vi muốn lánh đời v à xa rời hoạt động .
1.1.2 TRANG TỬ TỬ VÀ NAM HOA KINH
Trang Tử sống vào thời Chiến quốc cùng thời với Lương Huệ Vương, Tề Tuyên
Vương. Ông là bạn thân của Huệ Thi.Trang Tử qu ê ở huyện Mông nay là đông bắc
huyện Thương Khâu tỉnh Hà Nam. Ông là người nước Tống ( có người cho rằng ông
là người nước Lương, nhà nghèo, thường sinh sống bằng nghề đan giày, câu cá có
khi còn đi vay gạo của quan Gíam hà hầu. Ngay khi vào yết kiến Ngụy vương ông đi
giày rơm , mặc vải thô. Tuy vậy ông cũng không m àng đến quyền uy, quan chức và
xem thường quan lại lúc bấy giờ. Sở Uy v ương lấy lễ trọng đại ông và mời ông làm
tước nước Sở nhưng ông một mực từ chối.
Trang Tử để lại cho đời sách Trang Tử c òn gọi là Nam Hoa Kinh. Sách sử ký Lão tử
hàn Phi liệt truyện chép sách Trang Tử dài hơn mười vạn chữ. Sách Han thư Nghệ
văn chí ghi: sách Trang Tử gồm 52 thiên. Lục Đức Minh đời Đường trong sách Đinh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 2
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
điển thích văn tự lục ghi chép nhiều bản chú thích nh ư bản chú của Tư Mã Bưu của
Hước Tú và đặc biệt là của Qúach Tượng. Bản Trang Tử ngày ngay được sử dụng là
bản của Qúach Tượng ( Ngụy Tấn) 33 thiên gồm nội thiên 7, ngoại thiên 15 và Tạp
Thiên11
Hiện nay có hai ý kiến khác nhau về sách của Trang Tử
Ý kiến thứ nhất cho rằng 7 thiên trong sách của trang tử mối là của Trang Tử còn
Ngoại và Tạp thiên đều là của người sau ngụy tạo. Ý kiến thứ hai cho rằng to àn bộ
33 thiên của sách Trang Tử đều là phản ánh tư tưởng của Trang Tử.
1.2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐẠO GIA
1.2.1 Học thuyết về Đạo
a. Khởi nguyên vũ trụ
Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chữ “ đạo” mang một khái niệm triết học ho àn
toàn khác với “ đạo” trong Nho học.Nghĩa đen của nó là con đường. Có lẽ ở thời
Xuân Thu chiến quốc Tử Sản là người đầu tiên đề cập đến Đạo “ Đạo trời xa, Đạo
người gần khó lòng mà nắm bắt được”( Thiên Đạo viễn, nhân Đạo nhĩ, phi sở cập
dã, Tả truyện, Chiêu công thập cửu niên)
Đạo là một phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi
ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật vừa để chỉ con đường quy luật chung của
mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
Trong Đạo Đức Kinh có nhiều từ ngữ diễn rả mối t ương quan giữa Đạo và trời đất
vạn vật: đạo có trước trời đất, đạo là cội nguồn của trời đất, là mẹ của vạn vật, là mẹ
của thiên hạ và là tổ tông của vạn vật. Lão Tử còn gọi Đạo là gốc rễ của đất trời.
Đạo như gốc rễ không những có nghĩa là ngọn nguồn mà còn là cùng đích là nơi trở
về của vạn vật. Đạo còn được là cửa vào ra qua đó vạn vật đi vào sự sống. Tất cả
những hình thức diễn tả về đạo trên đây đều nói đến tương quan của đạo đối với
hiện tượng, mỗi từ diễn đạt một hình thức tương quan.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 3
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Nhưng còn có một từ điễn tả không những mối t ương quan giữa đạo và thế giới hiện
tượng mà còn được đồng nhất với đạo đó là từ nhất với nghĩa là một.” Đạo sanh
Nhất, nhất sanh Nhị, Nhị sanh Tam tam sanh vạn vật van vật c õng âm ôm dương,
điều hòa bằng khí trùng hư”
Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn mập
mờ thấp thoáng không có đặc tính không có h ình thể là cái mắt không thấy tai không
nghe , không thể nắm bắt được, không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, l à cái năng động
tự sinh sôi nảy nở, biến hóa.Đạo ở đây l à quy luật.
Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự thật, nhưng
khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết có một vật
hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng mênh một, một mình độc lập, tản mác
khắp nơi , không ngừng ở đâu coi như mẹ của thế gian… Cái hỗn mang ch ưa có
tên nên tạm gọi là đạo
Đức là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo l à cái hình
thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau là cái lý sâu sắc để
nhận biết vạn vật.
Theo Lão Tử đạo sinh ra vạn vật đức nuôi nấng bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo
mà được sinh ra nhờ đức mà được thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay về với
đạo. Đạo sinh ra một ( khí thống nhất) Một sinh ra Hai( âm d ương đối lập) Hai sinh
ra Ba ( trời đất người) Ba sinh ra vạn Vật.
Tóm lại đạo không chỉ là nguồn gốc bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã
đang và sẽ tồn tại. Điều này cho phép hiểu đạo như một nguyên lý thống nhất vận
hành của vạn vât- nguyên lý Đạo pháp tự nhiên. Đạo vừa mang tính khách quan (
vô vi) vừa mang tính phổ biến vì vậy trong thế giới không đâu là không có đạo
không ai theo đạo.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 4
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
b. Tư tưởng biện chứng về thế giới ( xem xét sự vật, hiện tượng trong
trạng thái biến đổi)
Trong triết học của Lão tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm
về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái
vô sinh ra cái hữu . Cái hữu sinh ra vạn vật.
Đạo là mẹ của vạn vật, cho nên vạn vật có những tính cách của đạo v à phải theo
những qui luật của đạo.
b.1 Phác
Có thể Lão tử nhận thấy rằng trong vũ trụ, sinh vật nào càng nhỏ, càng thấp như con
sâu, thì cơ thể và đời sống càng đơn giản, chất phác; còn loài người thì thời thượng
cổ, tính tình chất phác, đời sống rất giản dị, tổ chức x ã hội rất đơn sơ; càng ngày
người ta càng hoá ra mưu mô, xảo quyệt, gian trá, đời sống càng phúc tạp, tổ chức
xã hội càng rắc rối, mà sinh ra loạn lạc, chiến tranh, loài người chỉ khổ thêm; rồi từ
nhận xét đó mà ông cho rằng một tính cách của đạo là “phác” (mộc mạc, chất phát),
loài người cũng như vạn vật do đạo sinh ra đều phải giữ tính cách đó thì mới hợp
đạo, mới có hạnh phúc .
b.2 Tự nhiên :
Một tính cách nữa – cũng có thể nói một qui luật nữa – của đạo là tự nhiên. Phác là
một hình thức tự nhiên, nhưng tự nhiên không phải chỉ là phác. Nghĩa rộng hơn
nhiều. Trong Đạo Đức kinh, tiếng tự nhi ên được dùng nhiều hơn tiếng phác; tự
nhiên là một điểm quan trọng vào bậc nhất trong học thuyết Lão tử, nên chương 25
ông bảo: “đạo phác tự nhiên”, nghĩa là đạo theo tự nhiên, đạo với tự nhiên là một
Một vật gì trời sinh ra, không có bàn tay con người, ta gọi là tự nhiên; một cử động,
ngôn ngữ phát ra tự lòng ra mà không tính toán trước, ta cũng gọi là tự nhiên.
Đạo sinh ra vạn vật rồi, để cho chúng vận h ành, diễn biến theo luật riêng, theo bản
năng của chúng, chứ không can thiệp vào, cho nên Lão tử bảo đạo là tự nhiên
Không can thiệp vào đời sống vạn vật còn có nghĩa là để cho vạn vật tự do phát
triển. Vậy Lão tử có thể là người đầu tiên chủ trương chính sách tự do, một thứ tự do
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 5
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
cho nhân quần, xã hội, khác sự tự do cho cá nhân, cho bản thân, của một nghệ sĩ
phóng đãng như Trang tử trong thiên Tiêu dao du.
Bốn mùa cứ thay đổi nhau mà vận hành, vạn vật cứ theo bản năng mà tự thích nghi
với hoàn cảnh: cá cứ tự mọc ra vây, chim tự mọc ra cánh, con n òng nọc khi lên ở
trên cạn thì tự đứt đuôi mà mang biến thành phổi; con tầm tự làm kén để sau đục kén
ra mà biến thành con bướm; và loài vật nào cũng đói thì tìm ăn, no rồi thì thôi, lúc
nào mệt thì nghỉ .
b.3 Luật phản phục
Tính cách và qui luật thứ ba của đạo, quan trọng nhất, l à phản phục, tức là quay trở
về.Vạn vật do đạo sinh ra và do đức mà trưởng thành, tất nhiên phải theo qui luật
phản phục
Luật phản phục của đạo đó – tức luật tuần hoàn của vũ trụ - loài người đã nhận thấy
từ hồi sơ khai: mặt trời mọc, lên tới đỉnh đầu rồi xuống, lặn, hôm sau lại nh ư vậy;
mặt trăng tới ngày rằm thì tròn, rồi khuyết lần tới cuối tháng, rằm sau tr òn trở lại;
bốn mùa thay phiên nhau, rồi năm sau trở lại mùa xuân; thuỷ triều lên lên xuống
xuống; cây cối từ đất mọc lên, lá rụng trở về đất, thành phân nuôi cây; con người “từ
cát bụi trở về cát bụi”.
Lão tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập.
Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông viết : Ai cũng biết đẹp l à đẹp tức là có
xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể hai mặt cao thấp liên hệ với
nhau , mới co chênh lệch và trong vạn vật không vật nào không cõng âm bồng
dương. Trong vạn vật các mặt đối lập không chỉ thống nhất m à chúng còn xung đột,
đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật
trong vũ trụ.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 6
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
1.2.2 Quan điểm chính trị xã hội
a. Quan điểm vô vi
Vạn vật khi đã phát triển đến cực điểm thì bị “tổn” lần lần cho tới khi trở về “vô”.
Vậy “vô” là chung cục trong một giai đoạn mà cũng là khởi điểm giai đoạn sau. Hơn
nữa nó còn là “bản thuỷ của trời đất”. Vì vậy Lão tử rất quí “vô”; có thể nói học
thuyết của ông là học thuyết “vô”, ngược hẳn với học thuyết của các nhà khác
Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái hẳn với hữu. Vô là vô sắc, vô
thanh, vô hình đối với cảm quan của ta, như đạo. Vô có tính cách huyền diệu, huyền
bí, nó sinh ra hữu, rồi hữu trở về vô, thành thử vô, hữu không tương phản mà tương
thành.
Vì lấy “vô” làm gốc, Lão tử mới khuyên ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô sự ,cũng
chính lấy “vô” làm gốc nên ông mới chủ trương tuyệt học, tuyệt thánh khí trí; cũng
chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất tranh và ông
mới “ngoại kì thân, hậu kì thân” .Một nửa nhân sinh quan, chính trị quan của ông
xây dựng trên chữ “vô” .
Lão tử sống ở thời loạn, thấy người ta càng cứu loạn thì càng loạn thêm, cho nên
ông chủ trương đừng hữu vi, đừng làm trái thiên nhiên, tức phải vô vi, do đó ông
trọng “vô”;
b.Đạo trị nước
.Lão tử không cực đoan như Trang tử mà đưa ra chủ trương vô chính phủ. Ông vẫn
còn duy trì ngôi vua, nhưng nhiệm vụ và quyền hành của vua bị giảm thiểu gần như
không còn gì. Vua chỉ có mỗi việc là vô vi, nghĩa là không can thiệp vào đời sống
của dân, chỉ coi chừng cho dân sống theo tự nhi ên, ngăn ngừa trước cho dân khỏi
đánh mất bản tính thuần phác Hơn nữa, vua tuy ở trên dân mà không quí bằng dân,
vì:
“Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền” (Quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi c ơ).
Các vua chúa mới tự xưng là cô (côi cút), quả (ít đức), bất cốc (không tốt) chính l à
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 7
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
lẽ đó. (ch.ương 39 Đạo Đức Kinh) .
Vậy vua phải tự đặt mình ở dưới, ở sau dân :
“Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch [nghĩa là nơi qui tụ của mọi khe] vì khéo ở
dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì thánh nhân [tức hạng vua chúa] muốn ở
trên dân thì phải nói lời khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau. (chương 66
Đạo Đức Kinh)
Nếu Khổng Tử chủ trương xây dựng xã hội đại đồng thì Lão Tử chủ trương xóa bỏ
hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con ng ười để trả lại cho con
người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó. Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại
nguyên thủy chất phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào
đạo. Ông chủ trương xây dựng nước nhỏ, dân ít có thuyền xe nhưng không đi, có
gươm giáo nhưng không dùng bỏ văn tự từ tư lợi, không học hành.. Dân hai nước
cạnh nhau dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn cùng nghe
tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sàng nhưn đến già đến chết họ cũng không bao giờ
qua lại thăm hỏi nhau.
1.2.3 Phương châm xử thế
a. Quy tắc xử thế
Lão coi vạn vật như nhau, không phân biệt quí, tiện, như vậy là chủ trương bình
đẳng; ông lại bảo phải để cho vạn vật tự nhi ên phát triển theo bản tính của chúng,
không can thiệp vào, như vậy là chủ trương tự do. Bình đẳng và tự do là những giá
trị ngược với chế độ phong kiến dựng tr ên quân quyền, phụ quyền và nam quyền
b. Ba đức tính cần có của con người
Từ thuyết vô vi Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là : từ ái , cần
kiệm, khiêm nhường, khoan dung.
Lão tử đã từng nói “ Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ chắt chiu. Một l à khoan từ.
Hai là tiết kiệm. Ba là không dám đứng trước thiên hạ (coi mình hơn người). Khoan
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 8
Tiểu luận triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
từ nên mới hùng dũng. Tiết kiệm nên mới rộng rãi. Không dám đứng trước người,
nên mới được hiển dương.”
c. Tri túc phải biết dừng khi đủ