Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời, một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta đối với công tác thanh niên. Vì thế tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề thanh niên là vô cùng quan trọng, và bản thân là một sinh viên em thấy việc tìm hiểu về những chủ trương của nhà nước về vấn đề thanh niên, và những vấn đề liên quan là rất bổ ích, vì thế em xin chọn đề tài “tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụng tư tưởng đó trong công tác đoàn, hội sinh viên của trường Đại học Bách Khoa hiện nay”. để có thể hiểu thêm về vấn đề thanh niên trong tư tưởng của Bác, hiểu thêm về Bác, và sự quan tâm của Bác đối với thanh niên, và thanh niên cần có những phẩm chất gì, cần chuẩn bị gì để có thể là lực lượng nồng cốt của đất nước trong tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên nói riêng rất rộng lớn và sâu sắc. Học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí và khả năng cách mạng to lớn của thanh niên vẫn là đòi hỏi cấp thiết trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4450 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụng tư tưởng đó trong công tác đoàn hội sinh viên của trường đại học Bách Khoa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN
VÀ VẬN DỤNGTƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN HỘI SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..
CHƯƠNG 1– TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN. …………5
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam ………………………………………….5
1.2.Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ………………………..14
1.3. Thanh niên với tiến trình phát triển đất nước ……………………………19
CHƯƠNG 2- VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY ………….22
2.1 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của trường đại học Bách Khoa trong 55 năm qua
2.2 Thực trạng trong công tác đoàn, hội sinh viên của trường đại học Bách Khoa hiện nay
2.2.1Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn………………………………
2.2.2Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, sinh viên
2.2.3Phong trào học tập và nghiên cứu khoa học trong cán bộ trẻ và sinh viên nhà trường
2.2.4Phong trào thanh niên tình nguyện
2.2.5Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao2.3
MỞ ĐẦU
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ra đời, một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta đối với công tác thanh niên. Vì thế tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề thanh niên là vô cùng quan trọng, và bản thân là một sinh viên em thấy việc tìm hiểu về những chủ trương của nhà nước về vấn đề thanh niên, và những vấn đề liên quan là rất bổ ích, vì thế em xin chọn đề tài “tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụng tư tưởng đó trong công tác đoàn, hội sinh viên của trường Đại học Bách Khoa hiện nay”. để có thể hiểu thêm về vấn đề thanh niên trong tư tưởng của Bác, hiểu thêm về Bác, và sự quan tâm của Bác đối với thanh niên, và thanh niên cần có những phẩm chất gì, cần chuẩn bị gì để có thể là lực lượng nồng cốt của đất nước trong tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên nói riêng rất rộng lớn và sâu sắc. Học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí và khả năng cách mạng to lớn của thanh niên vẫn là đòi hỏi cấp thiết trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay.
Trong thực tiễn cách mạng, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, dân tộc ta và nhân dân ta. Chính vì vậy, việc giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, nhà trường trong xã hội nói chung, trong quân đội ta nói riêng có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nhận thức đúng đắn về đối tượng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một trong những điều kiện, yêu cầu cơ bản nhất để nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với việc xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp môn học này.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là hệ thống tri thức mang tính qui luật về đối tượng, đòi hỏi phải có thời gian mới có điều kiện xác lập được một cách đầy đủ và chính xác. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong văn kiện, tác phẩm của Người mà còn được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta do Người đứng đầu, trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng mà Người để lại cho chúng ta. Những nội dung đó đều phải được xem là đối tượng nghiên cứu của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh .
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27. Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta.
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Ðảng, là tình cảm, nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam. Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mục đích lâu dài, nhất quán, là biến tư tưởng của Người thành hiện thực; hình thành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh, tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam.
Thông qua bài tiểu luận, chúng em xin được trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên, việc vận dụng tư tưởng vấn đề thanh niên của Người trong công tác đoàn, hội sinh viên của trường đại học bách khoa hà nội hiện nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực của thanh niên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 1– TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên. Từ sự quan tâm đặc biệt đó, Người đã sớm nhìn thấy được vị trí quan trọng và vai trò to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Trong toàn bộ tư tưởng của Người, vai trò của thanh niên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá một cách nhất quán là: Thanh niên người chủ tương lai của nước nhà, là lực lượng xung kích quan trọng của cách mạng, xuyên suốt từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, khi còn trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, thông qua thực tiễn của phong trào công nhân, phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam, Người đã sớm nhìn thấy được những ưu điểm, những phẩm chất quý báu và khả năng cách mạng to lớn của thanh niên. Đó là sự hăng hái, tiên phong, không ngại gian khổ, khó khăn, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng: “Thanh niên cộng sản làm việc rất nỗ lực, rất hy sinh. […] Việc bãi khóa ở Tàu, vận động ở Cao Ly, bãi công ở Anh, vân v., Cộng sản thanh niên đều đứng đầu đi trước” . Từ năm 1916, Người đã nhìn thấy sự anh dũng hy sinh của thanh niên Ấn Độ đối với phong trào cách mạng nước này: “Năm 1916, một cậu bé 16 tuổi đã ném bom ngay giữa đường và giữa ban ngày vào xe của tên cầm đầu nổi tiếng của cục điều tra. Lòng dũng cảm không trừ già hay trẻ. Danh sách những người bị hy sinh kéo dài rất đau xót. Trong mười năm, không kể những vụ thảm sát tập thể, đã có hơn 200 người lấy máu đào tưới gốc cây cách mạng và lý tưởng. [...] Trong số những người hy sinh có 50 người tuổi chỉ từ 16 đến 20!” . Người cũng thấy được vai trò to lớn của thanh niên, của phong trào thanh niên đối với cách mạng Trung Quốc. Trong bài viết về “Chủ nghĩa cộng sản và thanh niên Trung Quốc” đăng trên báo L’Humanité ngày 19/8/1922, Người đã chỉ ra phong trào thanh niên Trung Quốc không chỉ giúp tập hợp lượng thanh niên mà còn tạo ra được sự đoàn kết, tạo được một khối liên hiệp dân tộc bao gồm các đối tượng thanh niên và các nghiệp đoàn, công đoàn. Từ phong trào thanh niên, thanh niên đã được tập hợp lại thành một tổ chức độc lập, tạo thành một lực lượng cách mạng to lớn dưới ngọn cờ búa liềm - dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Và các hoạt động, phong trào của thanh niên cũng làm cho tư tưởng cách mạng, “tư tưởng độc lập” được lan tỏa trong quần chúng: các sinh viên, các thanh niên nam nữ, binh lính, cảnh sát, công nhân, lao động toàn Trung Quốc. Người viết: “Phong trào thanh niên xã hội chủ nghĩa mới bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 1920. Nhưng từ đó và chỉ có từ đó thì những thanh niên mácxít, những thanh niên vô chính phủ chủ nghĩa, những nghiệp đoàn xã hội chủ nghĩa và những công đoàn mới gia nhập các hội liên hiệp. Và chỉ từ tháng 11 năm 1921, những thanh niên cộng sản mới thành lập được các tổ chức độc lập của họ. 5 nghìn thanh niên đã tập hợp dưới ngọn cờ búa liềm. Hồi tháng 5 năm 1922, họ triệu tập Đại hội toàn Trung Quốc […] Đại hội kêu gọi các công nhân và lao động toàn Trung Quốc, các sinh viên, các thanh niên nam nữ, tất cả những người có tư tưởng độc lập, các binh lính cũng như cảnh sát” . Nhìn về Đông Dương, về An Nam, Người cũng nhìn thấy được sức mạnh to lớn tiềm ẩn của thanh niên Đông Dương, thanh niên An Nam đối với cách mạng. Sức mạnh đó trước hết bắt nguồn từ lòng yêu nước, từ truyền thống dân tộc: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917” . Sức mạnh đó cũng bắt nguồn từ sự tàn bạo của thực dân Pháp, từ sự “khai hóa giết người”, “chính sách ngu dân”, chế độ nghĩa vụ quân sự cay nghiệt “tình nguyện bắt buộc” đang làm cho “thanh niên bản xứ ghét cay ghét đắng” và “tìm mọi cơ hội để tự cứu lấy mình”.Người thấy “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” . Mặc dù nhìn thấy thanh niên có sức mạnh tiềm ẩn to lớn như vậy nhưng Người cũng nhận thấy một thực tế ở nước ta lúc bấy giờ là “chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!” . Vì vậy, Người đã đứng ra kêu gọi thanh niên, làm cho thanh niên “hồi sinh”, “thức tỉnh thanh niên đi tới thức tỉnh dân tộc”. Trong thư “Gửi thanh niên An Nam” Người kêu lên tha thiết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh thanh niên ở Đông Dương nói riêng và tất cả các dân tộc ở Đông Dương nói chung. Và để “hồi sinh” bộ phận quan trọng này của dân tộc, Người đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, về tổ chức cho thanh niên trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ. Cuối năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) để có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nắm bắt tình hình cách mạng trong nước và từng bước “thức tỉnh” thanh niên. Dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, phải “đi bán thuốc lá và bán báo để sống” nhưng Người luôn chú ý đến các hoạt động cách mạng diễn ra trong nước, đặc biệt là hoạt động của thanh niên. Người đã rất chú ý đến “tiếng bom Sa Diện” của Phạm Hồng Thái (năm 1924): “Mấy tháng trước đây, một thanh niên cách mạng Việt Nam Phạm Hồng Thái, đã ném bom vào Méclanh đến Sa Điện, một tô giới quốc tế gần Quảng Châu. Méclanh thoát chết nhưng liệt sĩ Phạm Hồng Thái phải tự vẫn trên sông Châu Giang” . Điều này làm cho Người càng tin tưởng thêm vào thanh niên, vào phong trào đấu tranh giải phóng của dân tộc: “Việc đó tuy nhỏ, xuân” . Từ đó, Người nhanh chóng thành lập một tổ chức cách mạng để tập hợp thanh niên yêu nước. Đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 6/1925). Người còn sáng lập và cho xuất bản báo Thanh niên (21/6/1925), cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, để truyền bá cách mạng cho thanh niên trong Hội và nhân dân trong nước. Tiếp đó, thông qua hoạt động của Hội Việt Nam cách nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa mạng thanh niên, Người đã mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo thanh niên thành những người cán bộ cách mạng nòng cốt (thức tỉnh thanh niên), đưa họ về nước hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa đường lối cứu nước, đường lối cách mạng vào trong quần chúng (thức tỉnh dân tộc). Các bài giảng của Người được tập hợp, in thành sách “Đường Kách Mệnh” (1927) làm tài liệu học tập cho thanh niên. Quyển sách này cũng là cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam; là quyển sách “gối đầu giường” cho những người yêu nước Việt Nam, giúp giác ngộ những người yêu nước đến với cách mạng, dẫn dắt họ hoạt động theo đường lối cứu nước đúng đắn. Từ sự hoạt động và phát triển của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau đó một năm (1931), Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương cũng được thành lập để tập hợp, lãnh đạo thanh niên. Và từ những hoạt động này của Người, thanh niên ta đã thực sự “hồi sinh”, dân tộc ta đã hoàn toàn “thức tỉnh”. Thanh niên ta nói riêng và các tầng lớp nhân dân ta nói chung đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (có tiền thân là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên), dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra tiền đồ rực rỡ trước mắt thanh niên ta. Bởi vì từ nay thanh niên ta đã là công dân của một nước Việt Nam độc lập, tự do. Trong “Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường” đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò rất lớn của thanh niên trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” . Người cũng khẳng định thanh niên, tuổi trẻ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, của đất nước. Vai trò ấy như là một sự thật khách quan của lịch sử, như là một quy luật mang tính tự nhiên: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” . Và cũng từ niềm tin sâu sắc của Người đối với thanh niên như vậy, Người đã chỉ rõ vai trò người chủ nước nhà của thanh niên ta: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” . Có thể nói tư tưởng về vai trò làm chủ nước nhà của thanh niên luôn luôn thường trực trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần vai trò làm chủ tương lai của nước nhà của thanh niên. Trong các bức thư gửi cho thanh niên, trong các buổi nói chuyện với thanh niên, Người thường xuyên đề cập đến điều này. Người mong muốn thanh niên ta phải nhận thức rõ và sâu sắc vai trò của mình mà cố gắng phấn đấu cho xứng đáng với vai trò ấy. Trong tác phẩm “Đời sống mới” (tháng 3/1947), Người viết: “Tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” . Trong buổi nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường Trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) ngày 18/12/1954, Người nói: “Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thanh niên mới được tự do. […] Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà” . Trong buổi nói chuyện tại đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956), Người cũng nói: “Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do, có Đảng, có Đoàn của mình, có chính quyền, có Mặt trận, có quân đội của mình, là người chủ tương lai của nước nhà mình” . Tại Đại hội thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa (17/3/1960), Người một lần nữa nhắc lại: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà” ,…Chính vì là chủ tương lai của nước nhà nên thanh niên cũng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Sự nghiệp cách mạng của chúng ta, con đường cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho dân tộc ta là hai cuộc cách mạng không tách rời nhau là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà nên cũng là lực lượng xung kích quan trọng trong cả hai cuộc cách mạng đó. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù cho có khó khăn, gian nan, vất vả và cực khổ đến đâu thanh niên ta cũng luôn thể hiện rõ vai trò đó và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhìn nhận và đánh giá vai trò to lớn ấy của thanh niên ta. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dù lịch sử có những lúc thăng trầm, biến cố nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước sau như một vẫn luôn khẳng định vai trò xung kích quan trọng của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng: “thanh niên là những đội quân xung kích trên các mặt trận, là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại” . Tinh thần xung kích của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận ở sự đóng góp lớn lao của thanh niên đối với cách mạng, sự anh dũng hy sinh của thanh niên vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì công cuộc kiến thiết, xây dựng nước nhà, vì chủ nghĩa xã hội. Người nói: “Trong những năm hoạt động bí mật cực kỳ oanh liệt mà cũng cực kỳ gian nan, Đảng đã hy sinh rất nhiều, thanh niên cũng hy sinh không ít. Tiêu biểu nhất cho sự hy sinh dũng cảm của thanh niên là Lý Tự Trọng. - Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đến cuộc kháng chiến thắng lợi. Trong hai phong trào vĩ đại ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên ta được rèn luyện trong khói lửa và đã góp nhiều công lao” . Người cũng nói thêm: “Từ đó đến nay, có nhiều đoàn viên thanh niên đã noi gương chói lọi của Lý Tự Trọng, đã dũng cảm hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì chủ nghĩa cộng sản. Như các liệt sĩ Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân và nhiều liệt sĩ khác. Chúng ta có những thanh niên gan dạ, trung thành như Trần Thị Lý bị địch đánh khảo chết đi sống lại bao nhiêu lần. Như Nguyễn Thị Châu suốt 1.300 ngày bị địch dùng cực hình tra tấn. Nhưng các cháu ấy kiên quyết không khuất phục kẻ thù, một lòng một dạ trung thành với Đảng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây, chúng ta có nhiều thanh niên anh hùng như Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu v.v.Trong cuộc chống Mỹ, cứu nước hiện nay đã trưởng thành nhiều anh hùng thanh niên. Như Tạ Thị Kiều, tay không mà cướp được đồn giặc. Bùi Minh Kỳ, 20 tuổi, trong bốn trận đã tiêu diệt 46 tên lính Mỹ và lính Pắc Chung Hy. Trương Văn Hoà, 24 tuổi, trong bốn tháng đã tiêu diệt 78 tên xâm lược Mỹ và 76 tên ngụy. Nguyễn Văn Điền, 22 tuổi, dù bi thương nặng, không chịu rời mâm pháo, tự lấy tay nhét ruột vào bụng, vẫn tiếp tục chiến đ