Tiểu luận Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng nhân văn đó trong thời kỳ đổi mới

Ngay từ ngày đầu lập nước, trải qua hơn bốn nghìn năm, ông cha chúng ta đã cùng hợp sức chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, hơn thế nữa, lịch sử nước nhà là lịch sử của một dân tộc chống giặc ngoại xâm. Nhiều trang sử của cha ông đã nổi tiếng và trở thành huyền thoại - một huyền thoại bằng máu thịt, sống động và đầy sức mạnh can trường. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, bao dung, là tư tưởng nhân văn đầy cao cả. Lòng nhân ái của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường Tổ quốc thân yêu. Càng thương con người, càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đất nước phồn vinh. Ngược dòng lịch sử, những người con của thế hệ vàng vẫn giữ vững ý chí sắc son đó. Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức điều mong mỏi đất nước độc lập, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc. Và quả thật, để đạt thành kết quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã vì nước hy sinh. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc có truyền thống nhân ái lại tiếp nhận được những tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, về "đạo làm người" của Nho giáo, về "cứu khổ cứu nạn", nhân ái, khoan dung của Phật giáo; về lý tưởng nhân văn thời cách mạng tư sản đang lên, chống phong kiến, giải phóng xã hội Từ khi đến với chủ nghĩa Mác Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, tư tưởng nhân văn ở Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến bước ngoặt mang tính tổng hợp từ nhiều giá trị tinh hoa của nhân loại. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người, yêu thương con người gắn với lòng tin ở con người, dùng sức của con người để giải phóng con người, trọng nhân tài, vì con người và phục vụ con người với chữ Người viết hoa. Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người chạy đua với thời đại hội nhập mà vô tình bỏ quên những truyền thống quý báu đó. Nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm thức tỉnh nhận thức, tư duy đúng đắn về bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay, điều gì cần phải giữ gìn, phát huy và tôn tạo để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chính là xây dựng tính nhân văn Hồ Chí Minh.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng nhân văn đó trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 A. MỞ ĐẦU 2 1.Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3 3. Giới hạn của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh 4 1.1. Cơ sở lý luận của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh 4 1.1.1 Khái niệm “con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh 4 1.1.2 Tình yêu thương vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người 6 1.1.4 Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng vừa là động lực của cách mạng 10 1.2 Cơ sở thực tiễn của nhân văn Hồ Chí Minh 12 1.2.1 Cơ sở hoạt động thực tiễn 12 1.2.2 Sự nghiệp đổi mới và bài học của Hồ Chí Minh 13 1.2.3 Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội công bằng 15 2. Giáo dục lý tưởng sống và giải pháp đối với vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay 16 2.1 Giáo dục lý tưởng sông cho thế hệ trẻ hiện nay 16 2.1.1 Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay 16 2.1.2 Giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ hiện nay 20 2.2 Giải pháp đối với vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay 22 2.2.1 Giải pháp chung 22 2.2.1.1 Nhà trường 22 2.2.1.2 Gia đình 24 2.2.1.3 Ra ngoài xã hội 24 C. KẾT LUẬN 29 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Ngay từ ngày đầu lập nước, trải qua hơn bốn nghìn năm, ông cha chúng ta đã cùng hợp sức chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, hơn thế nữa, lịch sử nước nhà là lịch sử của một dân tộc chống giặc ngoại xâm. Nhiều trang sử của cha ông đã nổi tiếng và trở thành huyền thoại - một huyền thoại bằng máu thịt, sống động và đầy sức mạnh can trường. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, bao dung, là tư tưởng nhân văn đầy cao cả. Lòng nhân ái của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường Tổ quốc thân yêu. Càng thương con người, càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đất nước phồn vinh. Ngược dòng lịch sử, những người con của thế hệ vàng vẫn giữ vững ý chí sắc son đó. Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức điều mong mỏi đất nước độc lập, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc. Và quả thật, để đạt thành kết quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã vì nước hy sinh. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc có truyền thống nhân ái lại tiếp nhận được những tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, về "đạo làm người" của Nho giáo, về "cứu khổ cứu nạn", nhân ái, khoan dung của Phật giáo; về lý tưởng nhân văn thời cách mạng tư sản đang lên, chống phong kiến, giải phóng xã hội … Từ khi đến với chủ nghĩa Mác Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, tư tưởng nhân văn ở Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến bước ngoặt mang tính tổng hợp từ nhiều giá trị tinh hoa của nhân loại. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người, yêu thương con người gắn với lòng tin ở con người, dùng sức của con người để giải phóng con người, trọng nhân tài, vì con người và phục vụ con người với chữ Người viết hoa. Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người chạy đua với thời đại hội nhập mà vô tình bỏ quên những truyền thống quý báu đó. Nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm thức tỉnh nhận thức, tư duy đúng đắn về bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay, điều gì cần phải giữ gìn, phát huy và tôn tạo để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chính là xây dựng tính nhân văn Hồ Chí Minh. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng nhân văn đó trong thời kỳ đổi mới” có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Góp phần làm sáng tỏ nhận thức và tầm hiểu biết của sinh viên về lý luận tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Hiểu rõ thực trạng của việc vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nêu giải pháp cũng như đóng góp cho vấn đề vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay. Giới hạn của đề tài Đề tài nằm trong phạm vi nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở nước ta Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu, khái quát đề tài. Sưu tầm sách báo nói về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp so sánh, lấy ý kiến chuyên gia. Đóng góp của đề tài Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương “Sống, làm việc và học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều đó mà chỉ thu hút được một phần tầng lớp nhân dân tham gia. Đối với thế hệ trẻ, những người là chủ nhân tương lai của đất nước thì vấn đề vận dụng tư tưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích góp phần nêu lên thực trạng của đề tài và giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và vận dụng đúng đắn trong cuộc sống. NỘI DUNG Cơ sở lý luận và thực tiễn của Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Cơ sở lý luận của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Khái niệm “con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”[1]. Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình”. Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù cơ bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ”. Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng”. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy. Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “Con người” trong một số trường hợp hãn hữu. Trong tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Người viết rằng nhân dân thuộc địa bị tước đoạt mất quyền lợi gắn liền với “phẩm giá con người”. Trong Lời kêu gọi đăng trên trang nhất, số đầu tiên báo Người cùng khổ, Người viết rằng sứ mệnh của tờ báo là “giải phóng con người”. Và trong bản bổ sung cho Di chúc, Người viết:“Đầu tiên là công việc đối với con người”. Con người với những đặc điểm nói trên là cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và thể hiện ở ba nội dung sau đây: Một là: Sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô lệ và người cùng khổ. Hai là: Quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Ba là: Tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy. Tình yêu thương vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người Người từng nói: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề...là vấn đề ở đời và làm người phải là thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức” Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của những con người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi tìm lối thoát cho dân tộc. Không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo mà luôn luôn được giải quyết và nhận thức trên lập trường của giai cấp vô sản dành cho các dân tộc và con người bị áp bức bóc lột, đau khổ. Khi bôn ba nơi hải ngoại chứng kiến cảnh bị áp bức bóc lột của công nhân, nhân dân lao động các nước Tư bản chủ nghĩa, chứng kiến cảnh bị áp bức của các nhân dân các thuộc địa khác, tình yêu thương con người ở Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người lao động nghèo đói, những người thuộc các dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã ra đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ trong lời ra mắt của báo Người cùng khổ( Le Paria) năm 1921: “đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người”. Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và không có gì đối với con người với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình yêu thương con người của Người luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người. Với mục tiêu được xác định, Người trở về nước thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối đúng đắn mà Người đề ra, tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc vào một mặt trận thống nhất và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, nhân dân ta đã đánh đuổi đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc, nước ta hoàn toàn thống nhất và xây dựng cuộc sống mới. Luôn yêu thương con người nên Hồ Chí Minh luôn khát khao hòa bình một nền hòa bình thật sự, trong độc lập tự do. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Người chủ trương chủ yếu sử dụng bạo lực chính trị. Đó là cuộc cách mạng ít đổ máu nhất. Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để tránh cuộc chiến tranh Việt-Pháp nhưng khi bọn thực dân hiểu quyết gây ra chiến tranh để buộc dân ta sống kiếp đời nô lệ, mất nước thì Hồ Chí Minh kêu gọi cả dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nền hòa bình và phẩm giá của nhân loại tiến bộ. Hồ Chí Minh coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người không có trận đánh đẫm máu nào là “đẹp” cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng sức dân, của dân, trọng người tài, đức, trân trọng “người tốt, việc tốt” dù rất nhỏ”. Người trân trọng ý kiến của dân, lắng nghe dân,học hỏi dân, bàn bạc với dân, tự phê bình trước dân, trả lời ý kiến của dân, tôn trọng và chấp hành nghiêm minh pháp luật. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại xâm. Trước mắt, phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm”[2]. Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới phồn thịnh. Người từng nói: “Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng”. Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, phải chăm lo từ việc “tương cà, mắm muối của dân”, không được áp bức quần chúng nhân dân. Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người yêu cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, chăm lo phát triển mọi mặc của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã dung mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hù hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn Phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ra phải kiên quyết đánh đổ đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ…Phải thực hành chữ Bác-Ái”[3]. Người còn nói “Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi” và trước lúc đi xa, Người viết “Đầu tiên là vấn đề con người” và “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Chăm lo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Cách mạng tháng Tám thành công, tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch, kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu của Nhà nước: “ làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có học hành”. Người còn nói: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi…Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Hồ Chí Minh không đứng trên cao nhìn xuống ban ơn, không đứng ngoài thông cảm, mà đứng ở trong lòng nhân dân, đập cùng nhịp tim, chia cùng một sức sống, mang cùng một khát vọng...với nhân dân. Hồ Chí Minh gắn bó với dân tộc, với nhân dân và với con người từ trong con tim và khối óc, trọn vẹn suốt cả cuộc đời. Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng của con người Hồ Chí Minh nhìn con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội(quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào, gia đình, nhà trường...), đa dạng trong tính cách khát vọng, đa dạng trong phẩm chất và khả năng... Theo Người, mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng người đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu, mặt được, mặt chưa được...hết sức phong phú, như năm ngón tay dài ngắn khác nhau nhưng cả năm ngón tay đều hợp nhau lại nơi bàn tay, tuy người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều cùng là nòi giống Lạc Hồng, ai cũng có ít hay nhiều lòng yêu nước. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” Khẩu hiệu này trong chiều sâu của nó, thấm đượm lòng nhân ái bao la của Hồ Chí Minh. Thực vậy, không có một lòng nhân ái bao la, một sự khoan dung cao cả, trân trọng cái phần thiện, dù nhỏ nhất ở mỗi con người thì làm sao có thể quy tụ rộng rãi rồi lại rộng hơn, rộng rãi hơn nữa toàn thể dân tộc? Người từng viết: “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái ché nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn: vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn.”[4] Tháng 10 năm 1945 trong Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương , rất có lý có tình, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta, kêu gọi lương trợ, lương năng của những người Pháp đang sống ở Đông Dương, trịnh trọng tuyên bố chính sách bảo vệ tính mạng, tài sản của họ và tình nhân ái đối với những người lương thiện. Ngày 26 -1-1946, trong Quốc lệnh, bao gồm 10 công được thưởng và 10 tội phạm tử hình, do Hồ Chí Minh ban bố với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Việt Nam. Dân chủ Cộng hòa, có khoản “7. Vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử lí”.[5] Như vậy, tội này cũng bị phạt nặng ngang các tội phản quốc, trái quân lệnh, ra trận tự ý rút lui, tự ý phá hoại giao thông, phá hoại quân khí, để cho bộ đội hại dân, trộm cắp của công, hãm hiếp cướp bóc, bắt cóc, ám sát. Những tội này cũng đều bị Quốc lệnh ghép vào tội tử hình. Các chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân của chúng ta đều biết rõ rằng trong các“kỷ luật chiến trường” có kỷ luật cấm giết hại và ngược hại tù binh. Về khoàn này, những cựu binh Pháp và Mỹ đã từng được hưởng chính sách khoan hồng của chúng ta đều xác nhận là họ đã được đối xử nhân đạo. Một số người viết thư cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số người gần đây đã trở lại thăm chiến trường xưa, họ đã rất xúc động vì được đón tiếp bằng những nụ cười. Vì quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc, dân tộc Việt Nam qua hơn ba mươi năm chiến tranh cách mạng đã phải chịu biết bao hy sinh, đau thương, mất mát. Nhưng, nối tiếp truyền thống nhân từ: “Thương người như thể thương thân, đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thấm nhuần lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh, dân tộc chúng ta đã không bao giờ hạ mình xuống mức “trả thù báo oán”, mà bao giờ cũng đứng ở tầm cao của lòng khoan dung vốn gắn liền với bản chất nhân đạo của cách mạng Việt Nam. Đối với cán bộ Đảng viên có lỗi, Hồ Chí Minh bao giờ cũng mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm. Người nâng niu trân trọng khuyến khích mặt tốt, mặt thiệ