Đềcáctơ sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin.
Năm 19 tuổi, sau khi kết thúc phổ thông trung học Đềcáctơ theo học ngành luật và y
tại trường đại học của thành phố Puatie. Ba năm sau Đềcáctơ chuyển sang Hà Lan
học tiếp. Cũng năm đó Đềcáctơ viết tác phẩm đầu tiên “Luận về âm nhạc”. Trong
khoảng thời gian từ 1619 đến 1621 Đềcáctơ làm sĩ quan tình nguyện, nhờ đó mà
được đi nhiều nơi như Đức, Áo, Hungari. Từ 1622 đến 1628 ông sống chủ yếu tại
Paris, s ong dành nhiều thời gian cho việc chu du, từ Thụy Sỹ đến Italia. Đó là thời
kỳ để lại dấu ấn sâu đậm và tốt đẹp đến sáng tạo khoa học và triết học của Đềcáctơ.
Từ mùa thu năm 1628 Đềcáctơ quyết định sinh sống tại Hà Lan, vì nhận thấy nơi
đây có điều kiện nghiên cứu khoa học hơn ở Pháp. Đềcáctơ sống tại Hà Lan hơn 20
năm, trong đó có 3 lần trở về nước. Suốt đời mình Đềcáctơ chuyên tâm nghiên cứu
khoa học, quên cả lập gia đình. Ông từng tuyên bố: "niềm vui cuộc sống lớn nhất
của tôi là niềm vui tư tưởng trong những tìm tòi chân lý". Trong hai năm ròng (1627
– 1629) Đềcáctơ viết tác phẩm lớn “Các quy tắc hướng dẫn lý trí”. Năm 1629
Đềcáctơ ghi danh học triết. Năm 1630 ông lại ghi danh học ngành toán, và ngay lập
tức bị cuốn hút vào đó. Thực ra những năm đại học ảnh hưởng không lớn đến tư
tưởng triết học của Đềcáctơ, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực
tiễn, mang nặng tính giáo huấn thuần tuý. Từ ác cảm đối với các tư tưởng vô bổ,
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 4
Đềcáctơ chuyển sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học.
Ngay khi đến Hà Lan, Đềcáctơ bắt tay vào viết một công trình khoa học cụ thể, với
tên gọi “Thế giới”. Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Đềcáctơ nghe tin Galileio
bị toà án giáo hội kết án nặng nề và trừng phạt do đã xuất bản một tác phẩm mang
tính thách thức đối với thần quyền vào năm 1632 – quyển “Đối thoại về hai hệ
thống cơ bản nhất của thế giới – hệ thống Ptolemei và hệ thống Copernic”. Là một
tín đồ Thiên Chúa giáo, Đềcáctơ quyết định hoãn công bố tác phẩm của mình, khi
xét thấy ở đó có một số nội dung gần với tư tưởng Galileio, mặc dù Hà Lan không
phải là nước chịu ảnh hưởng của Vatican. Vào năm 1637 Descrtes viết bằng tiếng
Pháp tác phẩm “Luận về phương pháp”, là tài liệu có tính cương lĩnh, trong đó trình
bày những vấn đề cơ bản của triết học và định hướng nghiên cứu khoa học. Đây là
một tác phẩm ngắn, cô đọng, nhưng lại đươc Đềcáctơ chia ra thành 6 phần, với
những vấn đề rành mạch, chẳng hạn, phần 1 – nhận thức khoa học, phần 2 – các quy
tắc cơ bản của phương pháp, phần 3– các quy tắc đạo đức, được rút ra từ phương
pháp chung, phần 4 – các vấn đề của siêu hình học, trước hết là vấn đề tồn tại của
Thượng đế và vấn đề linh hồn con người, phần 5 – các khoa học triết học khác như
vật lý, sinh học, y học, phần 6 –vấn đề làm thế nào để thâm nhập sâu hơn vào cõi bí
hiểm của tự nhiên, giải thích đúng nó, từ đó nâng cao vị thế con người (R. Đềcáctơ,
Tác phẩm gồm 2 tập; t.1,Nxb Mysl, Moscou, 1989, tr. 250)
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của rơnê đềcáctơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Tiểu luận
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 1
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
I. TÓM TẮC TIỂU SỬ RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ (1596-1654) : .......................................2
II. CÁC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ :……………….……5
1. SIÊU HÌNH HỌC..............................................................................................5
a. NGHI NGỜ PHỔ BIẾN:..............................................................................5
b. TÔI SUY NGHĨ VẬY TÔI TỒN TẠI :..........................................................6
c. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI: Thượng đế, giới tự nhiên và con người:.......7
d. CÁC LÝ LUẬN: Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương
pháp luận nhận thức…………………………………………………….…...…..…9
2. VỀ KHOA HỌC: ...........................................................................................11
a. TRONG LĨNH VỰC VẬT LÝ HỌC:...........................................................11
b. TRONG LĨNH VỰC SINH HỌC:...............................................................13
c. TRONG LĨNH VỰC TOÁN HỌC:.............................................................14
3. ĐỀCÁCTƠ VỪA LÀ SIÊU HÌNH HỌC, VỪA LÀ KHOA HỌC :……..….14
III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ĐỀCÁCTƠ ĐẾN NỀN VĂN MINH
PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI : ..................................................................................16
1. TRONG LĨNH VỰC VẬT LÝ HỌC: .............................................................16
2. VỀ TOÁN HỌC:.............................................................................................17
3. LĨNH VỰC TRIẾT HỌC NÓI CHUNG:........................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .....................................................................................20
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 2
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
I. TÓM TẮC TIỂU SỬ RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ (1596-1654)
Đềcáctơ
Đềcáctơ sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin.
Năm 19 tuổi, sau khi kết thúc phổ thông trung học Đềcáctơ theo học ngành luật và y
tại trường đại học của thành phố Puatie. Ba năm sau Đềcáctơ chuyển sang Hà Lan
học tiếp. Cũng năm đó Đềcáctơ viết tác phẩm đầu tiên “Luận về âm nhạc”. Trong
khoảng thời gian từ 1619 đến 1621 Đềcáctơ làm sĩ quan tình nguyện, nhờ đó mà
được đi nhiều nơi như Đức, Áo, Hungari. Từ 1622 đến 1628 ông sống chủ yếu tại
Paris, song dành nhiều thời gian cho việc chu du, từ Thụy Sỹ đến Italia. Đó là thời
kỳ để lại dấu ấn sâu đậm và tốt đẹp đến sáng tạo khoa học và triết học của Đềcáctơ.
Từ mùa thu năm 1628 Đềcáctơ quyết định sinh sống tại Hà Lan, vì nhận thấy nơi
đây có điều kiện nghiên cứu khoa học hơn ở Pháp. Đềcáctơ sống tại Hà Lan hơn 20
năm, trong đó có 3 lần trở về nước. Suốt đời mình Đềcáctơ chuyên tâm nghiên cứu
khoa học, quên cả lập gia đình. Ông từng tuyên bố: "niềm vui cuộc sống lớn nhất
của tôi là niềm vui tư tưởng trong những tìm tòi chân lý". Trong hai năm ròng (1627
– 1629) Đềcáctơ viết tác phẩm lớn “Các quy tắc hướng dẫn lý trí”. Năm 1629
Đềcáctơ ghi danh học triết. Năm 1630 ông lại ghi danh học ngành toán, và ngay lập
tức bị cuốn hút vào đó. Thực ra những năm đại học ảnh hưởng không lớn đến tư
tưởng triết học của Đềcáctơ, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực
tiễn, mang nặng tính giáo huấn thuần tuý. Từ ác cảm đối với các tư tưởng vô bổ,
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 3
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Đềcáctơ chuyển sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học.
Ngay khi đến Hà Lan, Đềcáctơ bắt tay vào viết một công trình khoa học cụ thể, với
tên gọi “Thế giới”. Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Đềcáctơ nghe tin Galileio
bị toà án giáo hội kết án nặng nề và trừng phạt do đã xuất bản một tác phẩm mang
tính thách thức đối với thần quyền vào năm 1632 – quyển “Đối thoại về hai hệ
thống cơ bản nhất của thế giới – hệ thống Ptolemei và hệ thống Copernic”. Là một
tín đồ Thiên Chúa giáo, Đềcáctơ quyết định hoãn công bố tác phẩm của mình, khi
xét thấy ở đó có một số nội dung gần với tư tưởng Galileio, mặc dù Hà Lan không
phải là nước chịu ảnh hưởng của Vatican. Vào năm 1637 Descrtes viết bằng tiếng
Pháp tác phẩm “Luận về phương pháp”, là tài liệu có tính cương lĩnh, trong đó trình
bày những vấn đề cơ bản của triết học và định hướng nghiên cứu khoa học. Đây là
một tác phẩm ngắn, cô đọng, nhưng lại đươc Đềcáctơ chia ra thành 6 phần, với
những vấn đề rành mạch, chẳng hạn, phần 1 – nhận thức khoa học, phần 2 – các quy
tắc cơ bản của phương pháp, phần 3– các quy tắc đạo đức, được rút ra từ phương
pháp chung, phần 4 – các vấn đề của siêu hình học, trước hết là vấn đề tồn tại của
Thượng đế và vấn đề linh hồn con người, phần 5 – các khoa học triết học khác như
vật lý, sinh học, y học, phần 6 –vấn đề làm thế nào để thâm nhập sâu hơn vào cõi bí
hiểm của tự nhiên, giải thích đúng nó, từ đó nâng cao vị thế con người (R. Đềcáctơ,
Tác phẩm gồm 2 tập; t.1,Nxb Mysl, Moscou, 1989, tr. 250).
Để làm sâu sắc hơn thế giới quan của mình, năm 1641 Đềcáctơ xuất bản tại
Paris cuốn “Luận về triết học thứ nhất”, viết bằng tiếng Latinh. Năm 1642 tác phẩm
được tái bản tại Amsterdam. Đến năm 1647 bản tiếng Pháp ra mắt tại Paris với tên
gọi khác – "Những suy tư siêu hình học”. Uy tín khoa học ngày càng tăng của
Đềcáctơ đã gây lo ngại cho nhà thờ. Một chiến dịch bôi nhọ Đềcáctơ được dàn
dựng, quy tụ các nhà hoạt động tôn giáo, các giáo sư thần học, và cả một số nhà
khoa học. Trong những năm tháng khó khăn ấy Đềcáctơ xuất bản tại Amsterdam tác
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 4
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
phẩm “Nguyên lý triết học” bằng tiếng La Tinh(1644), sau đó dịch sang tiếng Pháp
(1647). Đây là tác phẩm có tính chất hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của
ông, trong đó nổi bật các vấn đề siêu hình học, phương pháp luận, vật lý học (học
thuuyết về vật thể, về thế giới, về Trái đất, cùng những vấn đề được đưa vào cái gọi
là “ triết học thứ hai” này).
Trong khoảng thời gian từ năm 1645 đến 1648 bên cạnh hoạt động khoa học
và tiếp tục nghiên cứu triết học, Đềcáctơ bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang vấn
đề con người, vận dụng các nguyên lý cơ học và vật lý học vào việc giải thích cơ
thể người và động vật. Tuy nhiên công trình “Mô tả cơ thể người. Sự hình thành
động vật” không được ra mắt độc giả. Tháng 12 năm 1649 Đềcáctơ công bố
“Những xung động của tâm hồn”, một tác phẩm mang tính chất nhân học. Chính
trong thời gian này ông có mặt tại thủ đô Thụy Điển theo lời mời của nữ hoàng
Christina. Nhờ sự giúp đỡ của Đềcáctơ, Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển đã ra
đời. Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của Đềcáctơ; ông bị cảm lạnh và mất vào
ngày 11 tháng 2 năm 1650. Sau một thời gian di hài của Đềcáctơ được chuyển về tổ
quốc.
Qua các tác phẩm của mình, Đêcáctơ đã khơi dậy chủ nghĩa duy lý thời cận
đại và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lí thuyết. Ông không chỉ là nhà triết
học mà còn là nhà toán học, nhà khoa học tư nhiên kiệt xuất của nhân loại. Có thể
chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học).
Trong siêu hình học thì ông ngã về duy tâm còn trong khoa học thì ông lại là nhà
duy vật siêu hình máy móc nỗi tiếng => Lịch sử triết học và khoa học phương tây
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 5
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
II. CÁC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ
1. SIÊU HÌNH HỌC
a. NGHI NGỜ PHỔ BIẾN:
Cũng như Ph.Bêcơn, Đềcáctơđặc biệt đề cao vai trò của triết học đối với đời
sống của con người. Theo ông, trình độ phát triển của tư duy triết học là tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá mức độ văn minh của con người và sự ưu việt của dân
tộc này so với dân tộc khác. Bởi vì, "chỉ có triết học là phân biệt chúng ta khác với
bọn thổ dân và bọn mọi rợ, và dân tộc nào văn minh hơn, có học thức hơn thì dân
tộc đó có triết lí tốt hơn". "Triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con
người không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong các công việc khác."
Trong quan niệm của Đềcáctơ, triết học theo nghĩa rộng là tổng thể tri thức
của con người về nhiều lĩnh vực; theo nghĩa hẹp là siêu hình học, được coi như nền
tảng của hệ thống thế giới quan. Đềcáctơ cho rằng có sự thống nhất hữu cơ giữa các
khoa học vì đối tượng chung của chúng là Thượng đế, giới hiện thực và con người
như một chỉnh thể thống nhất. Mục đích chung của chúng là khám phá ra chân lý.
Toàn bộ thế giới quan khoa học của con người "tương tự như một cái cây, mà bộ rễ
của nó là siêu hình học, thân cây là vật lý học, còn toàn bộ các khoa học khác có thể
quy thành y học, cơ học và đạo đức học thì như những chiếc cành mọc ra từ thân
cây đó".
Theo Đêcáctơ, triết học là phải bàn về khả năng và phương phá đạt được tri
thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết là phải khắc phục chủ nghĩa hoài
nghi, và sau đó xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các
ngảnh khoa học khám phá ra các qui luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý
khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ cho lợi ích con người.
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 6
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Nhiệm vụ của triết học là: thứ nhất, xây dựng nguyên lý, phương pháp luận
cơ bản làm cơ sở cho các khoa học khám phá chân lý, đồng thời hoàn thiện và phát
triển chúng; thứ hai, giúp con người thống trị và làm chủ được giới tự nhiên trên cơ
sở nhận thức các quy luật của nó. Muốn vậy, "cần phải thay thế thứ triết học tư biện
bằng một thứ triết học thực tiễn, theo đó nhận biết được sức mạnh... tất cả các sự
vật xung quanh chúng ta cũng rõ ràng như chúng ta biết các nghề thủ công khác
nhau của những người thợ lành nghề. Từ đó chúng ta có thể ngang tầm với họ, sử
dụng những lực lượng đó trong tất cả mọi lĩnh vực, và như vậy trở thành chủ nhân
và chúa tể giới tự nhiên". Quan niệm trên là quan niệm mang tính cách mạng. Nó
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển của khoa học đối với đời
sống xã hội, đồng thời là bước tiếp cận ban đầu cho một quan niệm duy vật về bản
chất và nhiệm vụ của triết học.
b. TÔI SUY NGHĨ VẬY TÔI TỒN TẠI:
Để xây dựng một thứ triết học mới, ông bắt đầu từ việc phê phán mạnh mẽ
các tư tưởng của giáo hội và kinh viện. Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo,
Đềcáctơđưa lý trí lên hàng đầu trong lý luận nhận thức. Đềcáctơcho rằng phải coi lý
tính, trí tuệ con người là toà án thẩm định và đánh giá mọi tri thức, quan niệm mà
nhân loại đã đạt được, nghi ngờ mọi cái mà thường ngày vẫn cho là đúng. Nghi ngờ
là điểm xuất phát của phương pháp khoa học; nghi ngờ là để tìm ra chân lý, đó chỉ
là tiền đề chứ không phải kết luận. Sở dĩ Đềcáctơcoi nghi ngờ là điểm xuất phát là
vì, theo ông, không thể nghi ngờ được là chính bản thân chủ thể đang nghi ngờ.
Ông viết: Tôi đang hoài nghi sự tồn tại của tất cả, nhưng tôi không thể hoài nghi sự
tồn tại của chính mình, vì tôi đang nghi ngờ. Nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi lại
có thể đang nghi ngờ được. Nhưng mặt khác, chính vì tôi đang nghi ngờ thì tôi mới
biết rằng mình đang tồn tại. Bởi vậy, tôi đang tồn tại là nhờ việc tôi đang nghi ngờ.
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 7
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Mà nghi ngờ thì cũng là suy nghĩ, là tư duy. Do đó, ông đưa ra nguyên lí: "Tôi tư
duy, vậy tôi tồn tại".
Ở đây, Đềcáctơ đã lầm khi chứng minh sự tồn tại của con người thông qua tư
duy. Đáng chú ý là từ tiền đề trên, Đềcáctơ đi đến xây dựng toàn bộ thế giới quan
của mình, chứng minh sự tồn tại của các sự vật thông qua ý niệm về chúng trong ý
thức của con người. Ví dụ, theo ông, lửa là vật có thật, nếu không có thật thì tại sao
ai cũng có một ý tưởng nhất định về nó. Tuy nhiên, Đềcáctơ không coi toàn bộ thế
giới chỉ là sản phẩm của tư duy, không có ý định chứng minh tính ý niệm của toàn
bộ thế giới hiện thực; ngược lại, ông vẫn khẳng định sự tồn tại khách quan của
chúng. Điều đó cũng có nghĩa là Đềcáctơ không phải nhà duy tâm chủ quan như
G.Béccơli.
Bên cạnh những hạn chế nói trên, luận điểm "Cogito, ergo sum" của
Đềcáctơ, xét trong bối cảnh bấy giờ, có ý nghĩa tích cực: nó chống lại quan niệm
giáo điều, giáo lý nhà thờ, đồng thời nó đề cao vai trò đặc biệt của lý tính, của trí
tuệ con người, coi đó là chuẩn mực đánh giá suy nghĩ và hành động của con người;
nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ sự phát triển của khoa học lý thuyết hồi đó.
c. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI: Thượng đế, giới tự nhiên và con người
- Thượng đế : Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi gì mọi con người, mọi dân
tộc đều nghĩ về thượng đế. Hơn nữa sự tồn tại của Thượng đế là ca1ci đảm bảo chắc
chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật isnh tồn trong đó, đảm
bảo cho sư tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người…Vạn vật
trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độclập nhau. Đó
là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo mọi ý nghĩ, quan
niệm, tư tưởng,…và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính tạo thành các sự
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 8
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian. Riêng con người là một
sự vật đặc biệt được tạo từ 2 thực thể trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể
khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng nó có khả năng đi đến hoàn thiện, là
bậc trung gian giữa Thượng đế và hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai
lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm. Trong nghiên cứu về tự nhiên, Đềcáctơ là một
người duy vật. Thừa nhận tính khách quan của thế giới vật chất, Đềcáctơcho rằng
tất cả các sự vật trong thế giới, kể cả các hành tinh, đều được cấu trúc từ vật chất.
Tiếp thu những phát kiến của G.Galilê về mặt trăng và một số hành tinh khác, ông
chứng minh mọi hành tinh đều được cấu tạo từ vật chất như trái đất.
Ông chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, máy móc về về thế giới, coi
vận động không phải cái gì khác ngoài sự hoạt động, mà qua đó một vật được
chuyển vị trí từ chỗ này sang chỗ khác. Ông quy toàn bộ các dạng vận động thành
vận động cơ học đơn thuần; không coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
mà chỉ xem là biểu hiện cá biệt của các sự vật một cách bề ngoài. Giữa vận động và
đứng yên chẳng có mối quan hệ gì với nhau. Ông thừa nhận "cái hích đầu tiên của
Thượng đế". Tuy nhiên ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về sự bao hàm của vận
động, tạo tiền đề cho việc phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng của các nhà khoa học sau này.
- Giới tự nhiên : Đềcáctơ đã chứng minh tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất.
Ông đồng nhất vật chất với quảng tính (sai lầm này dẫn đến lập trường nhị nguyên),
chống lại quan niệm "không gian tuyệt đối" và "thời gian tuyệt đối". Đềcáctơ là
người đầu tiên khám phá ra tính chất sóng của ánh sáng, là tác giả của giả thuyết gió
xoáy, một trong những giả thuyết đầu tiên về sự hình thành của vũ trụ và thế giới
củachúng ta.
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 9
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
- Quan niệm về con người : Ông khẳng định, con người được cấu thành từ linh
hồn và thể xác. Theo quan điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và
linh hồn, coi chúng có nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn
tách biệt. Ông coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy,
tồn tại không cần đến và không phụ thuộc vào bất kì một sự vật vật chất nào. Linh
hồn là bất diệt, nó không bị phân huỷ khi con người chết. Con người có được là do
Thượng đế ghép linh hồn vào thể xác. Cơ thể con người là chỗ trú chân tạm thời của
linh hồn khi anh ta sống.
d. CÁC LÝ LUẬN: Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp
luận nhận thức
- Lý luận vầ linh hồn: Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn
cả ý chí nữa. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí
mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết (khẳn định hay phủ định), khả năng
tự do giải quyết. Ý chí có thể dẫn đát linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn. Hoạt
động bản chất của linh hồn con người là nghi ngờ, tức suy nghĩ, tư duy. Bản
thân việc nghi ngờ là dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện. Do
bắt nguồn từ thượng đế mà linh hồn con người cóp chứa sẵn một số tư tưởng
hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc sự
sinh ra Tôi. Ngoài ra linh hồn con người còn có một số tư tưởng khác không
hoàn thiện có thể sai lầm. Đó là tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư
tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung
quanh.
- Lý luận về nhận thức: Khi xuất phát từ quan niệm cho rằng, hoạt động bản
chất của linh hồn là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý
trí (trí tuệ), Đềcáctơ cho rằng, nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 10
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh (các nguyên lý, qui
luật của logic hay toán học,…) chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để
tiếp cận thế giới. Còn trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý tính
mang lại những ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức
tối cao khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiếc chỉ
nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và là
hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng,
rành mạch những tư tưởng trong nó và do nó tực sinh ra, hay nắm lấy tư
tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định. Bản thân lý trí khúc
chiếct tự nó không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó không bao giờ
mắc sai lầm.
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Đềcáctơcho rằng, bên cạnh
việc xây dựng bức tranh khái quát về thế giới, siêu hình học tức triết học còn
có nhiệm vụ đề ra những nguyên lý cơ bản của phương pháp luận, một vấn
đề vô cùng cần thiết đối với nhận thức. Ông mong muốn xây dựng một lôgic
học "dạy cách vận dụng lý tính một cách tốt nhất, nhằm nhận thức những
chân lý mà ta chưa biết". Ông đặc biệt đề cao vai trò của lý tính, hướng tới
hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con người. Ông đưa ra một số
quy tắc cơ bản của phương pháp luận như sau:
o Quy tắc thứ nhất: Chỉ coi là chân lý đúng đắn những gì được cảm
nhận rất rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ gì cả,
tức những điều hiển nhiên.
o Quy tắc thứ hai: Chia các sự vật phức tạp, trong chừng mực có thể
làm được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc
nghiên cứu chúng. Thực chất, Đềcáctơđề cao phương pháp phân tích
trong nhận thức.
SVTH: Võ Lâm Đồng Trang 11
Tiểu luận Triết học lớp cao học Đêm 1- Khóa 19 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
o Quy tắc thứ ba: Trong quá trình nhận thức chúng ta cần phải xuất
phát từ những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những
điều phức tạp hơn.
o Quy tắc thứ tư: Phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không được bỏ sót
một tư liệu nào trong quá trình nhận thức sự vật.
Trên lập trường duy lý, Đềcáctơ đặc biệt đề cao vai trò của phương pháp
diễn dịch, mặc dù không hoàn toàn phủ nhận vị trí của phương pháp quy nạp, cũng
như nhận thức cảm tính.
Nhìn chung, phương pháp luận của Đềcáctơ mặc dù có nhiều hạn chế nhưng
cũng có nhiều yếu tố tích cực và cách mạng. Ông đã nhận thức được những hạn chế
của phương pháp kinh viện truyền t