1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay.
Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào, có đủ mạnh về tri thức để thúc đẩy sự phát triển hay không? Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu Đều là những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và hiện đại hóa đất nước. Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người càng có vai trò quan trong hơn nữa trên tiến trình CNH – HĐH đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ quá trình CNH và HĐH đất nước. Với đà phát triển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Con người Việt Nam với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trong triết học Mác – Lê nin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào? Để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam. Sau khi học xong chương trình triết học dành cho học viên cao học và hướng dẫn làm tiểu luận của quý thầy phụ trách học phần. Căn cứ vào tình hình thực tế Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài tiểu luận triết học là: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”. Với những hiểu biết cá nhân, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết hoc: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” nhằm đạt những mục đích sau:
• Đối với cá nhân tôi:
- Củng cố những kiến thức triết học từ thời đại học và nâng cao tầm nhìn và hiểu biết về môn triết học ở bậc sau đại học.
- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
• Đối với nội dung đề tài:
- Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trong triết học Mác – Lê nin.
- Quan điểm của Đảng ta về nhân tố con người
- Tìm hiểu vai trò của con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
- Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài này, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn.
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và quan điểm của Đảng về nhân tố con con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Vận dụng lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin để xây dựng mục đích phát triển con người Việt Nam hiện nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
• Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận dựng nhiều nhất khi thực hiện đề tài này. Tác giả đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu như các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng internet. Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh.
• Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu triết học và cả với các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người. Cùng với việc xem xét những quan điểm chỉ đạo Của Đảng ta, tác giả phân tích đến vai trò, vị trí của con người Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, tác giả luận vấn đề đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người. Tức là từ những triết lý chung nhất và phố biến nhất, tìm hiểu đến những cái riêng và chi tiết của vấn đề nghiên cứu.
• Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người tôi đã vận dụng và quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, để từ đó vận dụng những quan điểm triết học Mác – Lê nin đưa ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phù hợp với giai đoạn hiện nay.
5. KẾT CẤU TIỂU LUẬN
Phần mở đầu
Chương 1 Cơ sở lí luận về vấn đề con người
1.1. Một số quan niệm về con người ngoài triết học Mác – Lênin.
1.2. Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người
1.3. Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sự phát triển toàn diện của con người
Chương 2 Phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
2.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhân tố con người
2.2. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
2.3. Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong qua trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Phần kết luận
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 24943 | Lượt tải: 15
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
(((
Trong chương trình học của học viên cao học và nghiên cứu sinh. Học phần đầu tiên mà tất cả các chuyên ngành đều phải trải qua là Triết học. Triết học là một khoa học có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Nghiên cứu triết học góp phần tạo nên thế giới quan khoa học cho học viên.
Sau khoảng thời gian ngắn được học tập chương trình triết học dành cho học viên sau đại học. Tôi cảm thấy mình đã được sự tận tâm hướng dẫn của quý thầy đảm nhiệm giảng dạy và đã được trang bị vốn kiến thức triết học vô cùng bổ ích cho bản thân. Nhân đây, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Chương Nhiếp và Thầy Đinh Ngọc Khá, là hai cán bộ trực tiếp hướng dẫn chúng tôi học phần này. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn phòng sau đại học của trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo môi trường và điều kiện học tập rất tốt để học viên hoàn thành khóa học một cách tốt nhất.
Với vốn kiến thức bản thân có hạn và khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, để thực hiện đề tài tiểu luận triết học này tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bài tiểu luận của tôi sẽ không trách khỏi những thiếu sót và nội dung còn hạn chế, rất mong sự thông cảm của quý Thầy!
Kính lời, học viên thực hiện
Quan Văn Út
MỤC LỤC
(((
Trang
Lời cảm ơn 01
Mục lục 02
PHẦN MỞ ĐẦU 03
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI 07
1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI NGOÀI TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 07
1.2. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 08
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội 08
1.2.2. Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội 09
1.2.3. Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội 12
1.3. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CNXH) LÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA CON NGƯỜI 13
CHƯƠNG 2 – PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA (CNH – HĐH) ĐẤT NƯỚC 15
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI 15
2.2. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 15
2.2.1. Trên phương diện con người là động lực của sự phát triển xã hội 15
2.2.2. Trên phương diện con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội 16
2.2.3. Vai trò của con người trong quá trình CNH – HĐH đất nước 18
2.3. NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 19
2.3.1. Xây dựng tư tưởng đạo đức và lối sống 20
2.3.2. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo 21
2.3.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 23
2.3.4. Xây dựng môi trường văn hóa 26
PHẦN KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay.
Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người (nguồn nhân lực) luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào, có đủ mạnh về tri thức… để thúc đẩy sự phát triển hay không? Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu… Đều là những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và hiện đại hóa đất nước. Với các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người càng có vai trò quan trong hơn nữa trên tiến trình CNH – HĐH đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang thực hiện mạnh mẽ quá trình CNH và HĐH đất nước. Với đà phát triển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Con người Việt Nam với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trong triết học Mác – Lê nin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào? Để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam. Sau khi học xong chương trình triết học dành cho học viên cao học và hướng dẫn làm tiểu luận của quý thầy phụ trách học phần. Căn cứ vào tình hình thực tế Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài tiểu luận triết học là: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”. Với những hiểu biết cá nhân, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết hoc: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” nhằm đạt những mục đích sau:
Đối với cá nhân tôi:
Củng cố những kiến thức triết học từ thời đại học và nâng cao tầm nhìn và hiểu biết về môn triết học ở bậc sau đại học.
Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Đối với nội dung đề tài:
Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trong triết học Mác – Lê nin.
Quan điểm của Đảng ta về nhân tố con người
Tìm hiểu vai trò của con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài này, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn.
Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và quan điểm của Đảng về nhân tố con con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Vận dụng lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin để xây dựng mục đích phát triển con người Việt Nam hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận dựng nhiều nhất khi thực hiện đề tài này. Tác giả đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu như các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng internet. Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh.
Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu triết học và cả với các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ việc nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người. Cùng với việc xem xét những quan điểm chỉ đạo Của Đảng ta, tác giả phân tích đến vai trò, vị trí của con người Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, tác giả luận vấn đề đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người. Tức là từ những triết lý chung nhất và phố biến nhất, tìm hiểu đến những cái riêng và chi tiết của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triết học Mác – Lê nin về vấn đề con người tôi đã vận dụng và quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, để từ đó vận dụng những quan điểm triết học Mác – Lê nin đưa ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phù hợp với giai đoạn hiện nay.
KẾT CẤU TIỂU LUẬN
Phần mở đầu
Chương 1 Cơ sở lí luận về vấn đề con người
1.1. Một số quan niệm về con người ngoài triết học Mác – Lênin.
1.2. Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người
1.3. Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sự phát triển toàn diện của con người
Chương 2 Phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
2.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhân tố con người
2.2. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
2.3. Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong qua trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Phần kết luận
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI NGOÀI TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Trong lịch sử triết học, con người là một đề tài được các triết gia triết học phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người đã được đưa ra, có thể chú ý đến những quan điểm sau:
Quan điểm triết học trước Mác, coi con người là một thực thể tự nhiên – thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm. Theo triết học Phương Đông với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác thơ ngây. Điều này được biểu hiện trong tư tưởng triết học Phật giáo, Nho Giáo, Lão Giáo, quan niệm về bản chất con người củng thể hiện một cách phong phú. Chẳng hạn như Khổng Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán xấu mà bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hường tới các giá trị đạo đức tốt đẹp. Tuân Tử cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác nhưng có thể cải biến được, qua một quá trình chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ “ Đạo”. Do vậy con người cần phải sống theo lẽ tự nhiên thuần phát, không hành động một cách giả tạo, gò ép trái với quy luật tự nhiên.
Cũng như triết học phương Đông, triết học phương Tây cũng có nhiều quan niệm khác nhau về con người. Đặc biệt là Kitô giáo, họ nhận thức con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm và thần bí. Triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu cũng đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng cũng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học thời kỳ phục hưng cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ.
Nói chung nền triết học thời bấy giờ, vấn đề con người vẫn chưa được nhận thức đầy đủ cả về bản chất, về mặt sinh học và xã hội. Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội. Bởi vì họ đã quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hoá những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực tiễn. Chẳng hạn, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách cho rằng vấn đề giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người. Vì chỉ có con người mới có tư duy và sự tồn tại của con người cũng như tư duy của con người không thể tách khỏi quá trình tâm sinh học. Tuy nhiên, Phơibách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người hoặc tách con người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông quy bản chất con người vào tính tộc loại, mà đặc trưng của nó là tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu.
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người. Họ đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá về mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy được mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận hết những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những tiền đề có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Macxít sau này.
QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội
Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết học Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người. Con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học với yếu tố xã hội – là thực thể sinh vật – xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người với thế giới loài vật là mặt xã hội . Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình; Hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; Xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy lao động chính là yếu tố quyết định bản chất xã hội của con ngươi, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người. Con người tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội. Mọi biểu hiện sinh hoạt của con người là biể hiện và là khẳng định của xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển, con người luôn phải chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Bao gồm: Hệ thống quy luật tự nhiên chịu sự quy định của mặt sinh học, hệ thống quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người , hệ thống quy luật xã hội quy định các quan hệ giữa người với người trong xã hội.
Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội
Con người là chủ thể của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là: Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũng cho rằng : “ thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người
Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Từ khi xuất hiện đến nay, loài người luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và không ngừng đấu tranh để hoài bão đó được trở thành hiện thực. Trong các chế độ xã hội dựa trên quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản). Các giai cấp thống trị luôn dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự do và hạnh phúc của số đông quần chúng lao động. Cho nên loài người không ngừng đấu tranh chống lại sự áp bức bất công đó.
Xã hội ngày càng văn minh, đó là xu hướng chủ yếu của xã hội. Nhưng cho đến nay, bước tiến của nền văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu của khoa học – kỹ thuật được sử dụng để huỷ diệt con người. Công nghiệp hoá học tạo ra năng suất, chất lượng lao động cao, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, máy móc thay thế sức người nhưng lại đẩy hàng chục triệu người vào thất nghiệp, xu thế hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội phát triển cho mỗi người, cho các quốc gia nhưng lại nảy sinh những biểu hiện tiêu cực về lối sống làm mất bản sắc văn hoá dân tộc... Ông Nobel đã phát minh ra thuốc nổ và nhờ thuốc nổ trở thành giàu có. Nhưng bản thân ông lại không ngờ thuốc nổ lại sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, tàn sát hàng chục triệu người vô tội. Ân hận về điều đó, ông đã để lại di chúc, đề nghị sử dụng gia tài mà ông có được do phát minh thuốc nổ, làm giải thưởng cho những ai có công trình khoa học đem lại hạnh phúc cho con người. Như vậy, Nobel đã đề xuất một tư tưởng: Văn minh phải hướng tới nhân đạo.
Thế kỷ XXI chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi to lớn, khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến bất ngờ. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia là phải làm chủ được các thành tựu của văn minh. Vậy con người là chủ thể của lịch sử nên chính con người chứ không phải đối tượng nào khác, phải loại trừ những yếu tố ngăn cản tự do, hạnh phúc của con người, đồng thời thúc đẩy làm biến đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới hiện nay còn chứa đựng nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CON NGUOI CNH.doc
- trang bia tl triet.doc