Phát triển Khu công nghiệp ( KCN), khu chế xuất, khu kinh tế mở
nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH) là chủ trương
nhất quán của Đảng và Nhà nước. Vì thế, trong thời gian qua hàng trăm
KCN đã được xây dựng và phát triển góp phần tạo nên một diện mạo nông
thôn mới. Tuy nhiên, có một thực tế trong vài năm trở lại đây, khi các khu
công nghiệp (KCN) mọc lên ngày càng nhiều thì cùng với sự phát triển đã
có hàng trăm ngàn hecta đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Hệ lụy kéo theo chính là hàng nghìn người nông dân lâm vào tình cảnh mất
đất, mất nghề, phải xa xứ kiếm sống. Đây là một vấn đề bức xúc đang đặt ra
trong quá trình phát triển KCN ở nước ta hiện nay.
I. Tầm quan trọngcủa quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát
triển công nghiệp, xây dựng các KCN ở các vùng nông thôn nước ta:
Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũngphải
trải qua giai đoạn CNH, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lên
kinh tế công nghiệp và thực hiện HĐH nền sản xuất nhằm phát triển mạnh
mẽ các ngành công nghiệp mới và dịch vụ.Việc Nhà nướctathu hồi một
phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phát triển công nghiệp trong
giai đoạn này là xu hướng tất yếu, xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH nền kinh
tế đất nước, vì lợi ích cộng đồng và vì lợi ích quốc gia. Và một trong những
chính sách nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển, phục vụ cho nhu cầu
CNH,HĐH đất nước ở nước talà xây dựng và phát triển các KCN, các khu
chế xuất, khu kinh tế mở. Sự phát triển này có ý nghĩa rất quan trọng,nógóp
phần nâng cao năng suất lao động; phát triển các ngành công nghiệp hiện
đại, thu hút công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát
triển; thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện đại; đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Tiểu luận
Vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi
đất để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
Giảng viên hướng dẫn : ....................................
Sinh viên thực hiện : ....................................
Lớp : ....................................
MSSV : ....................................
2
Phát triển Khu công nghiệp ( KCN), khu chế xuất, khu kinh tế mở
nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH) là chủ trương
nhất quán của Đảng và Nhà nước. Vì thế, trong thời gian qua hàng trăm
KCN đã được xây dựng và phát triển góp phần tạo nên một diện mạo nông
thôn mới. Tuy nhiên, có một thực tế trong vài năm trở lại đây, khi các khu
công nghiệp (KCN) mọc lên ngày càng nhiều thì cùng với sự phát triển đã
có hàng trăm ngàn hecta đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Hệ lụy kéo theo chính là hàng nghìn người nông dân lâm vào tình cảnh mất
đất, mất nghề, phải xa xứ kiếm sống. Đây là một vấn đề bức xúc đang đặt ra
trong quá trình phát triển KCN ở nước ta hiện nay.
I. Tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát
triển công nghiệp, xây dựng các KCN ở các vùng nông thôn nước ta:
Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũng phải
trải qua giai đoạn CNH, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lên
kinh tế công nghiệp và thực hiện HĐH nền sản xuất nhằm phát triển mạnh
mẽ các ngành công nghiệp mới và dịch vụ. Việc Nhà nước ta thu hồi một
phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phát triển công nghiệp trong
giai đoạn này là xu hướng tất yếu, xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH nền kinh
tế đất nước, vì lợi ích cộng đồng và vì lợi ích quốc gia. Và một trong những
chính sách nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển, phục vụ cho nhu cầu
CNH, HĐH đất nước ở nước ta là xây dựng và phát triển các KCN, các khu
chế xuất, khu kinh tế mở. Sự phát triển này có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp
phần nâng cao năng suất lao động; phát triển các ngành công nghiệp hiện
đại, thu hút công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát
triển; thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện đại; đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
3
Bên cạnh việc góp phần thực hiện chủ trương CNH, HĐH đất nước,
thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN còn phục vụ cho chính yêu
cầu phát triển ngành nông nhiệp và kinh tế nông thôn:
- Thứ nhất, thông qua sự phát triển của công nghiệp, KCN, khu chế xuất,
khu kinh tế mở, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật được hình thành,
ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ và có chất lượng, tạo đà cho các ngành kinh
tế khác, biến những vùng nông thôn vốn lạc hậu, chậm phát triển thành
những vùng đô thị mới phát triển năng động, hiệu quả; thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các vùng, khu vực kinh tế. Chẳng hạn, việc phát triển công
nghiệp, KCN sẽ hình thành những tuyến đường giao thông huyết mạch,
những cảng biển; hình thành mạng lưới điện, mạng lưới thông tin, các
trường kỹ thuật...
- Thứ hai, xây dựng các KCN góp phần tạo nhiều việc làm, góp phần làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế; chuyển một bộ phận
lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, là khu vực có năng suất lao
động thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn,
làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người nông dân. Theo tính toán
của các nhà khoa học, hiện nay ở nước ta cứ 1 héc ta đất nông nghiệp, sẽ thu
hút tối đa khoảng 10-15 lao động làm việc, với giá trị gia tăng thấp. Nhưng,
nếu chuyển sang phát triển công nghiệp nói chung, KCN nói riêng sẽ tạo ra
hàng trăm chỗ làm việc có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với sản xuất
nông nghiệp. Trung bình một KCN lấy đi khoảng 100 - 150 héc ta đất, nếu
được lấp đầy sẽ thu hút khoảng 15.000 - 18.000 lao động trực tiếp và hàng
vạn lao động vệ tinh. Bên cạnh đó còn có một số lượng lớn lao động hoạt
động trong các ngành nghề phi nông nghiệp, như dịch vụ ăn uống, buôn bán
nhỏ... phục vụ cho đời sống sinh hoạt do đòi hỏi tất yếu của KCN. Tính
thuần túy về kinh tế từ việc thu hồi đất để phát triển KCN, KCX, lợi ích kinh
tế đó là rất lớn.
4
- Thứ ba, việc áp dụng những sản phẩm của ngành công nghiệp ( máy nông
nghiệp, hóa chất nông nghiệp,…) trong sản xuất nông nghiệp góp phần thúc
đẩy năng suất lao động, làm tăng sản lượng, chất lượng nông sản, từ đó nâng
cao nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm nông nghiệp của người nông dân.
- Thứ tư, các KCN là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là cơ sở cho phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc cung cấp nông sản, cung cấp nguyên
vật liệu cho công nghiệp và lương thực, thực phẩm cho những người làm
công nghiệp, sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận cho người nông dân. Điều này lại
thúc đẩy việc chăm lo sản xuất của họ, thúc đẩy tăng năng suất lao động,
kích thích sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường.
- Thứ năm, các KCN cung cấp hàng tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời
sống của người dân nông thôn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những sản
phẩm mới, đa dạng.
Như vậy, việc phát triển công nghiệp nói chung, KCN nói riêng đã tạo
động lực lan tỏa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển với năng suất cao hơn, giá
trị sản xuất của các ngành nhờ đó mà tăng nhanh. Đồng thời không ngừng
tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh
lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị.
Vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng các KCN là phải chuyển một
phần diện tích đất nông nghiệp sang công nghiệp để có mặt bằng xây dựng.
Đối với những nước đất đai được thừa nhận là của người dân, việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất giữa các bên được thực hiện thông qua quan hệ
mua bán do cơ chế thị trường và quan hệ cung – cầu điều tiết, nhà nước chỉ
có vai trò hỗ trợ việc chuyển đổi. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu của
toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất nông
nghiệp là đất Nhà nước giao cho nông dân nhằm đưa vào phát triển sản xuất
nông nghiệp, người nông dân có quyền có đất sản xuất, sử dụng đất, được
hưởng thành quả lao động trên mảnh đất được Nhà nước giao. Tuy nhiên,
với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có quyền giao đất cho các tổ
5
chức, cá nhân sử dụng và có quyền thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử
dụng. Vì vậy, khi có quyết định thu hồi của Nhà nước, người dân phải giao
đất cho Nhà nước và được nhận một mức giá đền bù phù hợp.
II. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các KCN ở
nước ta trong những năm qua và tác động của nó đến vấn đề việc làm
của người nông dân sau khi bị thu hồi đất:
1. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các KCN ở
nước ta trong những năm qua:
Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi
mục đích theo hai hướng chính là phục vụ xây dựng các khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập
trung theo các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tính đến năm 2007, cả nước đã có 137 KCN, khu chế xuất, với tổng
diện tích là 29.063 ha, phân bố rộng khắp trên 45 tỉnh, thành phố của cả
nước; ngoài ra còn có trên 200 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 13.991
ha; nếu tính cả các khu kinh tế như Chu Lai, Dung Quất thì trong thời gian
qua, cả nước đã chuyển đổi khoảng 79.000 ha đất nông nghiệp, đất ven đô
thị sang xây dựng các KCN. Như vậy, bình quân mỗi năm nông dân cả nước
phải nhường 74.000 ha đất sản xuất phục vụ cho các khu công nghiệp, đô
thị...
Các khu vực kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông
nghiệp chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% tổng diện tích thu hồi. Mặc dù,
số diện tích đất nông nghiệp được thu hồi chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện
tích đất nông nghiệp, nhưng do thu hồi mang tính tập trung nên một số xã bị
mất từ 70 - 80% diện tích, kéo theo nhiều hộ bị thu hồi 100% diện tích,
không còn đất sản xuất. Còn lại, đa phần các hộ ở các địa phương có diện
tích đất thu hồi lớn như Hà Nội (5.469 ha), TP. Hồ Chí Minh (4.000 ha), Hải
Phòng (4.126 ha), Bắc Ninh (3.800 ha), Bình Dương (3.500 ha), ... thường bị
thu hồi từ 50 - 70% diện tích. Tính đến năm 2015, việc làm này sẽ tác động
6
đến cuộc sống của khoảng 2,5 triệu lao động tại các vùng chuyển đổi ( Theo
Số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Mặt khác, để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, những năm qua, Nhà nước và
chính quyền các địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản
xuất, kinh doanh. Chính sự dễ dãi và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế
hoạch quản lý, sử dụng đã cùng với tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước
mắt đã đưa tới tình trạng sử dụng đất tuỳ tiện, lãng phí. Hầu hết các khu
công nghiệp, dịch vụ đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông
thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn ha “đất cấu tượng” đất “bờ xôi, ruộng
mật” (chiếm 80% tổng diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi) – bao đời
nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quí giá nhất của người nông dân – đã bị
sử dụng phí phạm, tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời
sống của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông
nghiệp. Trong năm 2000 – 2005, trên cả nước có tới 53% số hộ có thu nhập
giảm so với trước khi bị thu hồi đất và số hộ khá khẩm hơn lên chỉ là 13%.
An ninh lương thực của người dân tại vùng chuyển đổi nói riêng và quốc gia
nói chung cũng bị xâm hại nặng nề. Ví dụ như tại xã Tứ Minh (TP Hải
Dương) sau khi chuyển cho công nghiệp chỉ còn 65 ha đất nông nghiệp và
diện tích trồng lúa đến nay chỉ còn vỏn vẹn 3 ha nhưng năng suất cũng rất
thấp do thiếu nước, chuột bọ ở KCN sinh ra nhiều. Vậy nên, bình quân
lương thực đầu người ở đây chỉ còn 25,61kg/năm. Với tình trạng đó thì sẽ
không đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Xã Đại Đồng (huyện Tiên Du,
Bắc Ninh) cũng xuất hiện tình trạng trên, có tới 342 ha trên tổng số 430 ha
đất nông nghiệp ở đây đã chuyển thành nhà máy, công xưởng. Dân số của xã
là 10.668 hộ, nhu cầu lương thực cần vào khoảng 1.536 tấn trong khi khả
năng lương thực tại chỗ chỉ đạt 1.022 tấn, như vậy xã này thiếu chừng 5.000
tấn lương thực/năm. Và, dự báo đến năm 2011 thì toàn bộ lương thực của xã
7
phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ xã ngoài. Đời sống khó khăn cũng là
nguyên nhân sinh ra các tệ nạn: cờ bạc, lô đề, nghiện hút, trộm cắp…ở
những vùng nông thôn vốn bình yên.
2. Vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất:
Đứng trên quan điểm phát triển, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây
dựng các KCN là cần thiết và đúng đắn tạo điều kiện chuyển dịch lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; góp phần tạo ra cơ hội việc làm
mới, ổn định hơn, thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
nếu xét riêng bộ phận bị thu hồi đất thì quá trình thu hồi đất nông nghiệp
phục vụ cho việc phát triển các KCN đang xuất hiện nhiều vấn đề bất cập.
Đó là tình trạng không ít lao động nông nghiệp bị mất đất, mất việc làm,
chưa tìm được việc làm mới dẫn đến thất nghiệp; và tình trạng nông dân bị
thu hồi đất phải chuyển đổi sang làm những nghề không cơ bản do trình độ
thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
2.1. Nguy cơ thất nghiệp của người nông dân sau khi bị thu hồi đất:
Sau khi thực hiện việc chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây
dựng các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế mở, một bộ phận không nhỏ
những người nông dân bị mất việc, phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có
việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc
làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp.
Đặc biệt, ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là nơi đất chật người đông,
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thì vấn đề đảm bảo việc làm cho nông
dân càng trở nên bức xúc hơn. Trung bình mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi ở
vùng Đồng bằng sông Hồng có 15,33 người bị mất việc làm.
Hà Tây là địa phương số lao động mất việc làm lớn nhất do thu hồi
đất, lên tới 35.700 người/ha, kế đến là Vĩnh Phúc (22.800 người/ha), Hà
8
Nội, 1 ha đất thu hồi có tới gần (20 người/ha), Đồng Nai (12.300
người/ha)…
Như vậy, với 79.000 ha diện tích đất thu hồi để xây dựng KCN, khu
kinh tế mở, cả nước đã có khoảng 1 triệu lao động nông nghiệp bị mất việc
làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong số đó hiện nay nhiều người vẫn
chưa có việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp toàn phần.
2.2. Thực trạng chuyển đổi việc làm của nông dân khi bị thu hồi đất
nông nghiệp:
Việc xây dựng các KCN được đánh giá là góp phần tích cực chuyển
một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công
nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn, làm tăng thu nhập, nâng cao
mức sống của người nông dân. Nhưng thực tế, số người bị thu hồi đất được
nhận vào làm công nhân tại các doanh nghiệp trong KCN là rất thấp, nhiều
người sau khi bị thu hồi đất, không tìm được việc làm đã phải quay sang làm
các nghề không cơ bản như “xe ôm”, cửu vạn, bán hàng rong,… có người thì
quay lại làm nông nghiệp trên diện tích đất ít ỏi còn lại của gia đình mình.
Đối với những người được nhận vào làm việc tại các KCN, số tiền lương họ
nhận được hàng tháng cũng rất thấp, có những nơi lương tháng chỉ 700 - 800
ngàn đồng, trong khi giá cả cái gì cũng tăng thì người dân không thể có được
một cuộc sống đảm bảo.
Theo điều tra khảo sát của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
(năm 2008) tại một số tỉnh có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây
dựng KCN cho thấy: sau khi bị thu hồi đất, số người lao động làm nông
nghiệp giảm 18,17%, số lao động chuyển sang làm công nghiệp chỉ tăng có
2,79%, số người chạy “xe ôm” tăng 3,64%, số người làm các công việc khác
tăng 3,64%, còn lại là chưa có việc làm.
Để thấy rõ hơn tình trạng việc làm của người nông dân sau khi mất
đất, ta có thể tham khảo kết quả khảo sát tại Hà Nội (2008) – thủ đô, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
9
- Khác với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Hà Nội chỉ có 33.446 ha đất
nông nghiệp; nếu kể cả đất lâm nghiệp thì cũng chỉ có 41.149 ha, chiếm
44,56% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố (theo mức chung, đất
nông nghiệp chiếm 28% diện tích đất tự nhiên của cả nước). Tức là ở Hà
Nội, khi những người nông dân bị thu hồi đất, họ có rất ít khả năng để tiếp
tục sinh sống bằng nghề nông, mà phải chuyển sang làm công nghiệp, dịch
vụ.
- Thực trạng công việc của những người sau khi bị thu hồi đất tại Hà Nội
được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng so sánh tỷ lệ số người có việc làm trước và sau khi
bị thu hồi đất ở Hà Nội ( %)
Công việc
Trước khi thu
hồi đất
Sau khi thu hồi
đất
Chênh lệch
Làm nông nghiệp 69,5 53,0 - 16,5
Làm công nghiệp 8,3 10,3 + 2,0
Buôn bán 4,6 6,2 + 1,6
Làm thuê, xe ôm 1,5 6,2 + 4,7
Làm hành chính 3,6 4,4 + 0,8
Làm các công việc khác 8,8 7,5 - 1,3
Không có việc làm 4,7 12,4 + 7,7
- Theo bảng trên, số người làm nông nghiệp sau khi thu hồi đất đã giảm
đáng kể (-16,5%), số người làm công nghiệp và dịch vụ được tăng lên. Đây
là chiều hướng tốt.
- Tuy nhiên, mức tăng trưởng lao động công nghiệp còn chậm ( + 2,0%),
trong khi đó tỷ lệ người làm thuê và xe ôm tăng nhanh hơn ( + 4,7%). Như
vậy, số người được thu hút vào các cơ sở đầu tư trên đất thu hồi còn hạn chế
và họ phải chọn các ngành không cơ bản để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- Tình trạng việc làm cũng có tình huống xấu, tỷ lệ thất nghiệp sau khi thu
hồi đất đã cao hơn so với trước khi thu hồi đất ( + 7,7%).
10
Như vậy, việc phát triển KCN trong thời gian qua đã làm cho một bộ
phận lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp bị mất một phần hoặc toàn
bộ tư liệu sản xuất, dẫn đến mất việc làm, gặp nhiều khó khăn trong tìm và
tạo việc làm mới. Đất canh tác của họ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng,
nhường chỗ cho các KCN, nhưng lao động lại chưa được chuyển đổi tương
ứng. Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị hóa
nhanh, nhưng tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp
còn chậm, chưa tương xứng. Sự lệch pha này làm cho người nông dân bị thu
hồi đất rơi vào cảnh không có việc làm, không tìm được việc làm mới và
không có thu nhập ổn định.
III. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mất đất, thất nghiệp của
người nông dân sau khi bị thu hồi đất:
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến người dân thất nghiệp, phải
chuyển đổi sang các nghề không cơ bản sau khi bị thu hồi đất:
Thứ nhất, trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế. Bản thân
của người lao động bị thu hồi đất có xuất thân từ nông dân, có nhiều hạn chế
về năng lực, tình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành
được tác phong lao động công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động.
- Theo một cuộc điều tra khảo sát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động ở các hộ bị thu hồi đất ( 5/2008), số người có trình độ cao đẳng, đại
học trở lên chỉ chiếm 8,2%, trung cấp 6,8%, học nghề và tương đương 8,8%,
không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 76,2% .
- Về cơ cấu nghề nghiệp, công việc của những người này trước khi bị thu hồi
đất có tới 69,5% số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp, 8,3% làm
công nhân, 4,6% làm thương mại, 3,6% làm các công việc hành chính, 1,5%
làm nghề xe ôm và 7,8% làm nghề khác, 4,7% không có việc làm. Tuy nghề
nghiệp của họ khá đa dạng, nhưng phần lớn là nghề nông.
11
- Do trình độ chuyên môn và nghề nghiệp như vậy, nên cơ hội người dân tự
tìm việc làm trong công nghiệp và dịch vụ của những người sau khi bị thu
hồi đất là rất khó khăn.
- Trước thực tế ấy, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
đã ban hành Thông tư liên tịch số 65/2004/TTLT/BTC-BLĐTBXH quy định
về hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, trong đó có
các hộ bị thu hồi đất canh tác để xây dựng các công trình công cộng, KCN.
Một số địa phương cũng có những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho
người bị thu hồi đất đi học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp như: hỗ trợ thêm
kinh phí đào tạo, thậm chí đào tạo miễn phí cho người bị thu hồi đất; mở
thêm nhiều cơ sở dạy nghề xuống tận huyện, xã,... Tuy nhiên, trong những
năm qua, việc đào tạo nghề cho người lao động không bài bản, thiếu chiến
lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Số lao động mất đất, không có nghề, cần
đào tạo thì nhiều, nhưng đào tạo không được bao nhiêu. Các địa phương chủ
yếu cho lao động đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề nên người lao động
không được chủ động học nghề và doanh nghiệp cũng không chủ động đào
tạo nghề để tuyển dụng lao động. Không ít lao động bị thu hồi đất được đào
tạo nghề không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, chất lượng đào
tạo nghề còn thấp. Mức độ đào tạo mà người lao động nhận được từ các đơn
vị nhận đất và từ Nhà nước là rất thấp, các hộ bị thu hồi đất vẫn tự đào tạo là
chính. Theo số liệu điều tra ở một số địa phương cho thấy, tỷ lệ lao động sau
khi tự đi học chuyển đổi nghề nhưng không tìm được việc làm khá cao.
Trung bình cứ 1.000 hộ dân bị thu hồi đất thì có 300 người tự đầu tư bỏ tiền
đi học nghề, nhưng chỉ có 90 người được tuyển dụng, 210 người không tìm
được việc làm, tức là có 66% lao động không tìm được việc làm sau khi đã
đào tạo nghề.
Thứ hai, số lao động quá tuổi tuyển dụng chiếm tỷ lớn. Trong số
những người bị mất việc làm do thu hồi đất thì số lao động trên 35 tuổi
chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 50%, họ là những người có nhiều kinh nghiệm
12
trong sản xuất nông nghiệp nhưng thường quá tuổi tuyển dụng, trình độ văn
hóa hạn