Thị trấn Lạc Dương là trung tâm của huyện Lạc Dương cách thành phố Đà Lạt gần 10km về phía Đông Nam, ranh giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Đưng K’Nớ và xã Đa Nhim.
- Phía Tây giáp xã Xã Lát, Đa Tông và Đạ Long của huyện Đam Rông, và xã Phi Tô huyện Lâm.
- Phía Đông giáp Đã Sar
- Phía Nam Giá thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà
Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấnõ (năm 2012) là 25.194,8 ha, chiếm 19,24% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện với dân số năm 2012 là 3.848 người.
Thị trấn Lạc Dương là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của huyện Lạc Dương, với những cảnh quan kỳ vĩ và thơ mộng, lại nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Đà Lạt nên có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch. Việc phát triển kinh tế – xã hội trêân địa bàn thị trấn không chỉ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội của huyện Lạc Dương, mà còn có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là với du lịch – dịch vụ của thành phố Đà Lạt.
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4462 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu vị trí địa lý thị trấn Lạc Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo
Tìm hiểu vị trí địa lý thị trấn Lạc DươngPHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Thị trấn Lạc Dương là trung tâm của huyện Lạc Dương cách thành phố Đà Lạt gần 10km về phía Đông Nam, ranh giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Đưng K’Nớ và xã Đa Nhim.
Phía Tây giáp xã Xã Lát, Đa Tông và Đạ Long của huyện Đam Rông, và xã Phi Tô huyện Lâm.
Phía Đông giáp Đã Sar
Phía Nam Giá thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà
Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấnõ (năm 2012) là 25.194,8 ha, chiếm 19,24% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện với dân số năm 2012 là 3.848 người.
Thị trấn Lạc Dương là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của huyện Lạc Dương, với những cảnh quan kỳ vĩ và thơ mộng, lại nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Đà Lạt nên có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch. Việc phát triển kinh tế – xã hội trêân địa bàn thị trấn không chỉ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội của huyện Lạc Dương, mà còn có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là với du lịch – dịch vụ của thành phố Đà Lạt.
2. Địa hình
Theo bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/25.000 cho thấy: Địa hình thấp dần từ phía Đông xuống Tây của thị trấn (độ cao tương ứng 2.000m xuống 1.450m), có 2 dạng địa hình chính: núi cao và đồi thấp.
Dạng địa hình núi cao: độ cao khoảng 1.600-2.100m so với mặt nước biển, độ dốc lớn (trên 250), diện tích 22.179,31ha, chiếm 93,83% tổng diện tích tự nhiên, Tuy gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhưng với dãy Liang Biang kỳ vĩ lại tạo lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch trên địa bàn Thị trấn.
Địa hình đồi thấp: độ cao trung bình từ 1.500 – 1.600m, diện tích 1.088,0ha, chiếm 4,6% tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn, độ dốc từ 8 - 150 tương đối thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là địa bàn chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội của thị trấn, hiện trạng chủ yếu là đất trồng rau-màu - cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả.
3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của thị trấn nói riêng và khu vực Đà Lạt nói chung có những điểm đặc biệt so với vùng xung quanh: mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng bốc hơi thấp, không có bão, tạo cho Đà Lạt có những lợi thế nổi trội và một số hạn chế trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng:
Lợi thế:
Rất thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, lợi thế này được phát huy cao hơn nhiều so với nơi khác nhờ ưu thế về vị trí địa lý.
Phát triển tốt các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
Lượng nước tưới cho cây trồng trong mùa khô thấp hơn nhiều so với các vùng khác ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khả năng tái sinh của rừng khá cao, thời gian bảo quản nông sản và nhất là với các loại rau-hoa- quả khá dài.
Hạn chế:
Nắng ít, tổng tích ôn thấp nên hệ số quay vòng trong sử dụng đất nông nghiệp không cao, cần lưu ý đến phát triển các loại cây có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao.
Cường độ mưa lớn, là 1 trong những yếu tố gây rửa trôi xói mòn đất, mưa nhiều trong mùa nghỉ hè đã hạn chế sức hấp dẫn về du lịch, mây mù nhiều ảnh hưởng đáng kể đến vận tải đường hàng không.
4. Các nguồn tài nguyên
4.1. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Tài nguyên nước mặt trong phạm vi thị trấn khá phong phú, không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của thị trấn mà còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.
Nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu là suối vàng là phần thượng nguồn của sông Đa Dâng. Suối vàng bắt nguồn tư khu vực phía Tây dãy Liang Biang, lưu vực rộng khoảng 140 Km2 , có hệ thống hồ Đan Kia – Suối Vàng (diện tích mặt hồ rộng khoảng 295 ha, tổng dung tích khoảng 20 triệu m3. Do là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Đà Lạt nên được bảo vệ nghiêm ngặt và không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Ngoài suối vàng, ở khu vực sườn phía tây của dãi Liang Biang còn có một số nhánh suối nhỏ, hiện đã được sử dụng để tưới cho khoảng 25,0ha lúa đông xuân và đất màu ở khu vực phía bắc hồ Đan Kia-Suối Vàng.
Nguồn nước ngầm: Đại bộ phận diện tích (thuộc địa hình núi cao) đều nghèo nước ngầm, riêng khu vực đồi thấp trữ lượng nước ngầm tương đối khá, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp.
4.2. Tài nguyên đất
Do năm 2004 thị trấn được tách từ xã Xã Lát ( Tây Nam) thành thị trấn Lạc Dương, đồng thời năm 2012 Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mở rộng thêm thị trấn từ Xã Lát (Thôn Đăng Gia Rit B, Bnớ B, Bnớ C). Vì vậy diện tích các loại đất được thống kê theo số liệu kiểm kê rừng năm 2012 của Sở NN &PTNT tỉnh Lâm Đồng.
a. Phân loại đất
Toàn thị trấn có 5 nhóm đất chính, được chia thành 8 loại đất (bảng 1):
Bảng 1: Diện tích các loại đất thị trấn
SỐ
TÊN ĐẤT
KÝ
DIỆN TÍCH
TT
HIỆU
(ha)
(%)
I
Nhóm đất đỏ vàng
F
4.435,00
18,76
1
Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit
F a
2.466,00
10,43
2
Đất đỏ vàng trên đá sét
Fs
1.969,00
8,33
II
Nhóm đất Feralit
FH
17.835,31
75,45
1
Đất Feralit mùn trên đá mác ma a xít
F Ha
11.391,31
48,19
2
Đất Feralit mùn trên đá đa xít
FH da
4.847,00
20,50
3
Đất Feralit mùn trên đá sét
F HS
1.597,00
6,76
III
Nhóm đất mùn axít trên núi cao
A
562,00
2,38
IV
Nhóm đất dốc tụ
D
71,00
0,30
V
Nhóm đất phù sa ngòi suối
P
364,00
1,54
Sông Suối, hồ
372,69
1,58
Tổng cộng
23.640,00
100,00
Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích 4.435,0ha, chiếm 18,76% diện tích tự nhiên, nhóm đất này phân bố ở khu vực Tây - Nam, trong nhóm đất này có 2 loại đất chính:
+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma axit (Fa): Diện tích 2.466,0ha, chiếm 10,43% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 55,6% nhóm đất đỏ vàng.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 1.969,0ha, chiếm 8,33% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 44,4% nhóm đất đỏ vàng.
Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng khá, nhưng trong đó nhiều diện tích có độ dốc lớn, vì vậy chỉ nên phát triển nông nghiệp có mức độ trên các khu vực có độ dốc thấp và chủ yếu duy trì thảm rừng trên các khu vực có độ dốc lớn. Trong canh tác nông nghiệp, cần đặc biệt chú trọng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất và chất lượng nguồn nước mặt.
Nhóm đất Feralit (FH): Là nhóm đất chính của thị trấn với diện tích 17.835,31ha, chiếm 75,45% tổng diện tích tự nhiên, trong nhóm đất này có 3 loại đất chính:
Đất Feralit mùn trên đá Mác ma axit (FHa): Diện tích 11.391,31ha, chiếm 48,19% tổng diện tích tự nhiên và 63,87% diện tích nhóm đất Feralit, phân bố tập trung ở phía Bắc của thị trấn. Hiện trạng là rừng nguyên sinh đầu nguồn, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Đất Feralit mùn trên đá đa axit (FHda): Diện tích 4.847,0ha, chiếm 20,5% tổng diện tích tự nhiên và 27,18% diện tích nhóm đất Feralit, phân bố tập trung ở phía Đông Nam của thị trấn. Một số diện tích có độ dốc thấp đã được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phần lớn diện tích có độ dốc lớn hiện là rừng nguyên sinh.
Đất Feralit mùn trên đá sét (FHs): Diện tích 1.597,0ha, chiếm 6,76% diện tích tự nhiên và 8,95% diện tích nhóm đất Feralit, phân bố rải rác ở phía Tây xã, hiện là rừng nguyên sinh đầu nguồn.
Đất mùn axít trên núi cao (A): Diện tích 364,0ha, chiếm 1,54% tổng diện tích tự nhiên, phân bố Đông của thị trấn. Hiện trạng là rừng nguyên sinh đầu nguồn cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Đất dốc tụ (D): Diện tích 71,0ha, chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng là đất nông nghiệp và đất rừng. Định hướng trong thời gian tới bố trí sử dụng đất ở khu vực giáp với xã Đạ Sar trồng màu, ở khu vực giáp xã Đạ Chais bố trí rừng.
Đất phù sa ngòi suối (P): Diện tích 562,0ha, chiếm 2,38% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực gần UBND thị trấn. Đây là vùng đất tốt nhất của thị trấn rất thích hợp cho trồng rau, màu và cây công nghiệp lâu năm. Định hướng trong thời gian tới đầu tư thủy lợi để thâm canh tăng vụ cây hàng năm (rau, hoa, màu) và đầu tư tăng năng xuất cây lâu năm.
b. Độ dốc, tầng dày
Độ dốc: Đất có độ dốc lớn (>200) chiếm đến 93,52% tổng diện tích, rất khó khăn cho việc sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp và đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, ở độ dốc này đất chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp; đất có độ dốc cấp IV (8-15o), chiếm 2,23% tổng diện tích, có thể sử dụng trồng màu, cây lâu năm và trồng rừng; đất có độ dốc từ 3-80, chiếm 1,76% tổng diện tích; đất có độ dốc từ 0-30, chỉ chiếm 0,91% tổng diện tích.
Tầng dày: đất có tầng dày rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp chiếm 2,68% tổng diện tích, thích hợp khoảng 18,87%, ít thích hợp khoảng 52,25%, không thích hợp khoảng 26,20%. Hầu như các loại đất có độ dốc nhỏ đều có tầng dày sâu (bảng 2).
Bảng 2: Diện tích phân theo độ dốc tầng dày
Độ dốc
Diện tích
Tỷ lệ
Tầng dày
Diện tích
Tỷ lệ
(ha)
(%)
(cm)
(ha)
(%)
Cấp I (0-3o)
216,00
0,91
Tầng dày 1 (>100cm)
5.068,00
21,44
Cấp II (3-8o)
417,00
1,76
Tầng dày 2 (70-100cm)
4.460,00
18,87
Cấp III (8-150)
526,00
2,23
Tầng dày 3 (50-70cm)
12.281,31
51,95
Cấp V (20-25o)
8.756,00
37,04
Tầng dày 4 (30-50cm)
1.458,00
6,17
Cấp VI (>250 )
13.352,31
56,48
0,00
Sông suối
372,69
1,58
Sông suối
53,35
1,58
Tổng cộng
23.640,00
100,0
Tổng cộng
23.640,00
100
Kết hợp 2 yếu tố độ dốc và tầng dày thì đất thuận lợi cho và tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 8-10% tổng diện tích.
4.3. Tài nguyên rừng
Rừng trên địa bàn thị trấn có tính đa dạng sinh học rất cao với thành phần cũng như số lượng các loài rất phong phú, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, làm đẹp cảnh quan, tham gia vào phát triển du lịch.
Động vật: Rừng thị trấn là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như các loài chim, và thú rừng nên cần được chú trọng bảo vệ.
Thực vật: Hệ thực vật rừng thị trấn nằm trong khu vự rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và khá phong phú về chủng loại.
Theo kết quả kiểm kê rừng của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng năm 1999, diện tích và trử lượng rừng được xác định như sau:
Bảng 3: Diện tích và trữ lượng các loại rừng – thị trấn
Đ.V.Tính: D.tích:ha, trữ lượng gỗ:1.000m3, tre nứa: 1.000cây
Số
Diện tích
Trữ lượng
TT
Loại rừng
Tổng
Rừng
Rừng
Tổng
Rừng
Rừng
Cộng
PH
ĐD
Cộng
PH
ĐD
I
Rừng tự nhiên
16317,13
7475,23
8841,90
2440832,3
1178902,0
1261930,3
1
Rừng gỗ
15023,05
7274,41
7748,64
2277731,0
1157805,0
1119926,0
-
Cấp trữ lượng I
201,39
201,39
62833,0
62833,0
-
Cấp trữ lượng II
2428,90
1512,26
916,64
568099,0
354771,0
213328,0
-
Cấp trữ lượng III
6660,85
2628,93
4031,92
1091084,0
434732,0
656352,0
-
Cấp trữ lượng IV
3639,05
1980,70
1658,35
443341,0
254859,0
188482,0
-
Cấp trữ lượng V
595,81
419,22
176,59
22633,0
15089,0
7544,0
-
Rừng non có trữ lượng
1410,55
531,91
878,64
89741,0
35521,0
54220,0
-
Rừng non chưa có trữ lượng
86,50
86,50
0,0
2
Rừng tre nứa
3,83
0,00
3,83
18,3
0,0
18,3
-
Rừng lồ ô
3,83
3,83
18,3
18,3
-
Cây khác
0,00
0,0
3
Rừng hỗn giao
1290,25
200,82
1089,43
163083,0
21097,0
141986,0
-
Rừng gỗ + tre nứa
94,89
74,63
20,26
3555,0
2239,0
1316,0
-
Rừng lá rộng + lá kim
1195,36
126,19
1069,17
159528,0
18858,0
140670,0
II
Rừng trồng
2618,08
1826,84
791,24
66202,0
58176,00
8026,00
1
Rừng gỗ có trữ lượng
802,50
671,95
130,55
66202,0
58176,0
8026,0
2
Rừng gỗ không trữ lượng
1815,58
1154,89
660,69
0,0
Nguồn: Kiểm kê rừng năm 1999, sở NN &PTNT tỉnh Lâm Đồng
Trữ lượng gỗ năm 1999 khoảng 2.507 triệu m3, trong đó: rừng tự nhiên 2.441 triệu m3. Nhưng toàn bộ diện tích là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nên khả năng khai thác rất hạn chế.
5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất đai của thị trấn
5.1. Thuận lợi
(1) Thị trấn có vị trí địa lý rất thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nổi bật là các cảnh quan thơ mộng và kỳ vĩ, tạo cho thị trấn có lợi thế đặc biệt về phát triển du lịch.
(2) Là trung tâm của huyện Lạc Dương nên Ngoài lợi thế về du lịch, còn có lợi thế phát triển dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và đầu tư,nên có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội.
(3). Khí hậu rất thích hợp chp phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây xứ lạnh đặc sắc với hiệu quả kinh tế cao (hoa, rau, hồng, đào, dược liệu, …)
5.2. Hạn chế
(1). Đa phần diện tích có độ dốc lớn, trong điều kiện mưa tập trung với cường độ lớn rất dễ gây hiện tương xói mòn, gây tốn kém cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
(2) Nguồn nước tuy phong phú nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của thành phố Đà Lạt, tài nguyên rừng tuy phong phú nhưng chủ yếu là phòng hộ đầu nguồn xung yếu nên mức độ khai thác vào phát triển kinh tế không đáng kể.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.. Dân số, lao động và nguồn lực nông hộ
1.1. Phát triển dân số
Cho đến cuối năm 2004 toàn thị trấn có dân số 3.554 nhân khẩu, năm 2005
có 3.574 khẩu và đến tháng 6 năm 2012 dân số là 3.848 người, trong đó dân số nông – lâm nghiệp chiếm khoảng 95%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 2,15% cao hơn so với toàn huyện (1,8%).
Dân số trên địa bàn thị trấn hiện nay hầu hết là đồng bào dân tộc tại chỗ nên việc sản xuất đến nay vẫn còn nặng về quảng canh và khai thác tự nhiên, dân trí còn rất thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện. Trong những năm tới, huyện Lạc Dương cũng như tỉnh Lâm Đồng cần có những ưu tiên đặc biệt cho xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Bảng 4: Diễn biến dân số qua các năm 2004 - 2006 xã Lát
Số
TT
Hạng mục
Cuối năm
2004
Năm
2005
Năm
6/2012
1
Dân số
3.554
3.594
3.848
-
Dân số nông – lâm nghiệp
3.424
3.450
3.702
-
Dân số phi nông nghiệp
130
144
146
2
Lao động
1.972
1996
2.136
-
Lao động nông – lâm nghiệp
1901
1917
2.052
-
Lao động phi nông nghiệp
71
79
84
3
Số hộ
734
746
766
4
Khẩu/hộ
4,8
4,8
5,0
1.2. Lao động
Năm 2012, toàn thị trấn có 1996 lao động chiếm 55,53% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 96,24% lao động xã hội, lao động phi nông nghiệpï chỉ chiếm 3,76%. Trình độ lao động ở thị trấn nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông nên gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển từ lao động nông nghiệp sang tham gia trong các lĩnh vực phi nông nghiệp.
1.3. Thu nhập và nguồn lực của hộ
Hiện nay toàn thị trấn có 137 hộ giàu chiếm 18,35%, 260 hộ trung bình khá chiếm 34,85%, 224 hộ trung bình chiếm 30,02%, 155 hộ nghèo chiếm 20,78%. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 5,1 triệu đồng/người/năm.
2 .Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Ngành nông – lâm nghiệp
Nông – lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của thị trấn, hàng năm sử dụng khoảng 96,24% lao động xã hội, đóng góp 96,15% tổng giá trị sản xuất toàn thị trấn. Trong giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp: nông nghiệp chiếm chủ yếu (98,25%), lâm nghiệp chỉ chiếm 1,75%. Mặc dù trong những năm qua thị trấn đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhưng cơ cấu tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của thị trấn chuyển dịch chậm, còn nặng về trồng trọt (86,42%) so với tổng giá trị nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá 13,58%.
2.1.1. Ngành nông nghiệp
a. Trồng trọt
Ngành trồng trọt chiếm trên 76,48% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất 1,55 lần (năm 2010). Các loại cây trồng chính gồm có: Cà phê, ngô (bắp), cây ăn quả (hồng) có xu thế tăng, có triển vọng phát triển lâu dài.
Cây cà phê: Diện tích canh tác năm 2012 là 236ha, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh 195ha, năng suất trung bình 0,9tấn/ha, sản lượng 175,5 tấn nhân.
Cây ăn quả (hồng): Diện tích canh tác năm 2005 là 22,0ha, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh 17ha, năng suất bình quân 0,7tấn/ha, sản lượng 11,9tấn.
Cây ngô (bắp): Diện tích gieo trồng năm 2005 là 20ha, năng suất 2,5 tấn/ha, sản lượng 50,0 tấn.
Đậu các loại: Diện tích gieo trồng 4,0ha, năng suất 0,45 tấn/ha, sản lượng 1,8 tấn.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi của thị trấn từ năm 2009 đến nay phát triển khá cao. Trong đó: đàn bò tăng từ 132 con năm 2009 lên 320 con năm 2010; đàn heo tăng từ 141 con (năm 2009) lên 350 con (năm 2010); đàn gia cầm giảm từ 1.500 con năm 2009 còn 1090 con năm 2010 do gần đây dịch cúm gia cầm phát triển nhanh, do vậy đàn gia cầm không phát triển được. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi phân tán ở hộ gia đình với quy mô nhỏ.
2.1.2. Lâm nghiệp
Thị trấn có tài nguyên rừng phong phú, nhưng lại là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng (rừng thông) nên triển vọng khai thác cho phát triển kinh tế không lớn và nhiệm vụ chính vẫn là trồng và bảo vệ rừng. Năm 2010, đã giao khoán, quản lý bảo vệ rừng cho 484 hộ.
Về khai thác: Toàn bộ diện tích rừng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nên trong những năm qua không khai thác.
Về vi phạm lâm luật: Tình hình vi phạm lâm luật trong 2 năm qua trình trạng phá rừng làm nương rẫy giảm đán kể, không có vụ vi phạm nào nghiêm trọng.
2.2. Thương mại - dịch vụ
Toàn thị trấn chỉ có một vài quán nhỏ của một số hộ dân vùng trung tâm thị trấn và các thôn Hợp Thành, …. Tổng số hộ kinh doanh ngành thương mại dịch vụ năm 2010 là 160 hộ, chủ yếu là các hộ người kinh, kinh doanh dịch vụ mua bán hàng nông sản và tạp vụ.
3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1. Giao thông
Mạng lưới giao thông bộ trên địa bàn thị trấn phát triển còn tương đối chậm, với tổng chiều dài mạng lưới đường bộ khoảng 66,3km, chất lượng còn nhiều hạn chế. Cụ thể từng loại đường như sau:
Đường Tỉnh:
Tỉnh lộ 722: Thị trấn có 32 km Tỉnh lộ 722 chạy qua là nơi nối liền giữa trung tâm huyện với cụm Đam Rông, nhưng hiện nay tuyến này đang thi công trải nhựa. Vì thế hiện nay việc giao lưu hàng hóa cũng như việc đi lại của nhân dân trong thị trấn điều đi theo tuyến từ Tỉnh lộ 722 vẫn còn khó khăn.
Đường huyện:
Đường đi Đăn Kia dài 4,7km, mặt đường nhựa 6m chất lượng tốt. Đây là tuyến đường nối thị trấn Lạc Dương với trung tâm xã Lát.
Đường đi Đăn Kia dài 7,3km, mặt đường đất 6m, chất lượng xấu, trong tương lai cần phải nhựa hoá để đảm bảo giao thông cho nhân dân và giao lưu hàng hoá.
Giao thông nông thôn: Toàn thị trấn hiện có 5 tuyến giao thông nông thôn chính với tổng chiều dài là 22,3 km: trong đó có 6,8km đường nhựa, riêng tuyếng đường vào các thôn Đăng Lèn (Đông Bắc) rất xấu do trong thời gian gần đây các xe cát đã đi lại nhiều làm con đường xuống cấp trầm trọng. Trong thời gian tới dự án trải nhựa cho tuyến này được triển khai vào thời gian sắp tới. Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn các tuyến đường khác nhưng chỉ phục vụ cho khu dân cư và trong khu vực đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng 5 : Thôáng kê đất giao thông năm 2010 thị trấn
Số
Hiện Trạng 2005
thứ
Hạng mục
Chiều
rộng
Lộ
Diện
Kết
tự
dài
mặt
giới
tích
cấu
(km)
(m)
(m)
(ha)
mặt
TỔNG CỘNG
66,3
37,2
I
Đường tỉnh
32,0
24,0
1
Tỉnh lộ 722
32,0
7,5
7,5
24,0
Nhựa
II
Đường huyện
12,0
7,2
1
Đường đi Đankia
4,7
6,0
6,0
2,8
Nhựa
Đường đi Đankia
7,3
6,0
6,0
4,4
Đất
III
Đường xã
22,3
6,0
1
Đg vào nhà máy nước
1,8
4,0
4,0
0,7
Nhựa
2
Đg liên thôn Đăng Jajit B,C
4,0
3,0
3,0
1,2
CPĐĐ
3
Đg vào Păng Tiêng - Đa Nghịt
11,5
2,0
2,0
2,3
CPĐĐ
4
Đg vào NM thủy điện
2,5
3,0
3,0
0,8
Nhựa
5
Đg Đankia vào NM nước
2,5
4,0
4,0
1,0
Nhựa
3.2. Điện
Đến nay toàn thị trấn hầu như hộ sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 99,36% tổng số hộ trong toàn thị trấn. Mạng lưới điện quốc gia hiện nay còn 1 số hộ dân ở trong xâu thôn Đăng Lèn chưa được sử dụng điện, các hộ còn lại chưa kéo điện, do sinh sống rải rác trong vườn, xa mạng lưới đường dây chính nên gây nhiều khó khăn trong việc điện khí hóa nông thôn.
3.3. Giáo dục
Năm học 2012-2013 toàn thị trấn có 5 điểm trường (2 mẫu giáo, 2 cấp I, 1 cấp II) với 35 lớp học (9 lớp mẫu giáo, 22 lớp cấp I, 5 lớp cấp II), 897 học sinh (207 h/s mẫu giáo, 528h/s cấp I, 162 h/s cấp II).
Bảng 6: Hiện trạng