Công ty Hà Đô là một doanh nghiệp trực thuộc bộ quốc phòng hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính. Công ty ngày nay là kết quả của sự hình thành và sát nhập thay đổi & phát triển không ngừng.
Được thành lập ngày 10/9/1990 theo quyết định số 323 BTTM ngày 10/10/1990 của bộ trưởng bộ quốc phòng, đúng vào lúc nền kinh tế nước ta đang trong bước đầu công cuộc đổi mới. Do vậy khó khăn càng nặng nề hơn đối với một doanh nghiệp non trẻ. Tất cả cơ sở vật chất, kỹ thuật,vốn liếng mà công ty có được trong ngày đầu thành lập hầu như chỉ là con số không. Tổng trị giá tài sản :600 triệu đồng.trong đó bao gồm cả nguồn vốn của Nhà nước và vốn huy động từ bên ngoài.
Công ty có các cơ quan chủ quản là liên hiệp khoa học sản xuất I trực thuộc viện kỹ thuật quân sự _nay là Trung Tâm khoa học quân sự _Bộ quốc phòng .
Từ những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh, do cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn đIều kiện sản xuất khó khăn nên phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty có phần bị hạn chế.
Theo giấy phép kinh doanh số 496 BXD/QLXD mà bộ xây dựng cấp ngày 17/11/1990 thì phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty như sau :
*Về phạm vi hoạt động :Chỉ từ Thừa Thiên Huế trở ra
*Lĩnh vực hoạt động các công việc thuộc ngành xây dựng như : nề, mộc, bê tông, sản xuất kết cấu xây dựng, lắp đặt điện nước, hoàn thiện công trình xây dựng.Thi công các công trình đến cấp 2(từ 1 đến 5 tầng ) các công trình bao che quy mô vừa và nhỏ, sửa chữa trang trí nội thất các công trình xây dựng .
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động ở công ty Hà Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Tổng quan về công ty Hà Đô
I.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển của công ty
Công ty Hà Đô là một doanh nghiệp trực thuộc bộ quốc phòng hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính. Công ty ngày nay là kết quả của sự hình thành và sát nhập thay đổi & phát triển không ngừng.
Được thành lập ngày 10/9/1990 theo quyết định số 323 BTTM ngày 10/10/1990 của bộ trưởng bộ quốc phòng, đúng vào lúc nền kinh tế nước ta đang trong bước đầu công cuộc đổi mới. Do vậy khó khăn càng nặng nề hơn đối với một doanh nghiệp non trẻ. Tất cả cơ sở vật chất, kỹ thuật,vốn liếng mà công ty có được trong ngày đầu thành lập hầu như chỉ là con số không. Tổng trị giá tài sản :600 triệu đồng.trong đó bao gồm cả nguồn vốn của Nhà nước và vốn huy động từ bên ngoài.
Công ty có các cơ quan chủ quản là liên hiệp khoa học sản xuất I trực thuộc viện kỹ thuật quân sự _nay là Trung Tâm khoa học quân sự _Bộ quốc phòng .
Từ những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh, do cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn đIều kiện sản xuất khó khăn nên phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty có phần bị hạn chế.
Theo giấy phép kinh doanh số 496 BXD/QLXD mà bộ xây dựng cấp ngày 17/11/1990 thì phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty như sau :
*Về phạm vi hoạt động :Chỉ từ Thừa Thiên Huế trở ra
*Lĩnh vực hoạt động các công việc thuộc ngành xây dựng như : nề, mộc, bê tông, sản xuất kết cấu xây dựng, lắp đặt điện nước, hoàn thiện công trình xây dựng.Thi công các công trình đến cấp 2(từ 1 đến 5 tầng ) các công trình bao che quy mô vừa và nhỏ, sửa chữa trang trí nội thất các công trình xây dựng .
Qua hai năm hoạt động 1991-1992:hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những tiến bộ đáng kể .Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc mở thêm chi nhánh phía Nam .Tổng số vốn của công ty tăng lên tới 1500 triệu đồng.
Một mốc thời gian quan trọng đối vối công ty là ngày 18/4/1996 bộ trưởng bộ quốc phòng ký quyết định 514/ QĐ BQP thành lập
Công ty xây dựng Hà Đô
Công ty Hà Đô được thành lập trên cơ sở sát nhập hai công ty
*Công ty xây dựng Hà Đô
*Công ty Thiết bị cơ điện
Với tổng vốn kinh doanh 3592 triệu đồng.Việc thành lập công ty xây dựng hà đô xuất phát từ chủ trương nhằm thực hiện mục đích quan trọng giải quyết một phần bức bách của viện kỹ thuật quân sự đang dư dôi lao động. Đời sống của cán bộ,sĩ quan ,chiến sĩ gặp nhiều khó khăn .Vì vậy công ty ra đời bước đầu tiên là tìm kiếm việc làm nâng cao đời sống cho một lực lượng cán bộ quân nhân biên chế cũ của viện kỹ thuật quân sự . công ty xây dựng Hà Đô đã trở nên quen thuộc trên thị trường xây dựng Việt nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc với chất lượng và tiến độ thi công luôn đảm bảo kịp thời đối với mọi công trình Quốc phòng cũng như dân sự .
Tính đến tháng 3 năm 2003, Cơ cấu tổ chức của công ty ngày càng được mở rộng với 7 xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty, 1 trung tâm thiết bị công nghiệp, 1 xí nghiệp thi công cơ giới, 1 trung tâm tư vấn thiết kế vv…. Vào cuối năm 1996 công ty đã mở thêm một chi nhánh tại thành phố đà nẵng với mục tiêu tìm kiếm thị trường tại các địa phương đang ở giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng tiến tới mở rộng thị trường ra cả nước .
Dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cùng với thời gian hoạt động quy mô về vốn và nhân lực công ty ngày càng lớn mạnh .Trong quá trình hoạt động công ty Hà Đô không ngừng phát huy tính tự chủ trong kinh doanh tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị cấp trên để luôn hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch do Bộ quốc phòng và Công ty đề ra .
Giai đoạn 1996-2000 mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997 sảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, trong khu vực nói chung mà nền kinh tế nước ta cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy.
Song công ty vẫn tiếp tục vươn lên để đạt được những thành công mới, vị trí mới trên thương trường. Hình ảnh công ty ngày càng được củng cố trong niềm tin của bạn hàng trong cả nước.
Trong suốt thời gian hoạt động công ty không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình .Trong lĩnh vực xây dựng công ty không chỉ xây dựng đường xá nhà ở mà bổ xung thêm xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè đập khai thác và xử lý nước sinh hoạt, lắp đặt và xây dựng đường dây trạm biến áp đến 35 KV…
Ngoài hoạt động chính là sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng công ty Hà Đô còn tham gia vào thị trường kinh doanh thiết bị công nghệ, làm dịch vụ tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ máy móc thiết bị với tinh thần trách nhiệm cao giá cả hợp lý.
Chính từ sự mở rộng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh đó nên đến ngày 12/5/1999 Bộ trưởng bộ quốc phòng đã ký quyết định 646/1999/QĐ-BQP đổi tên công ty xây dựng Hà Đô thành “công ty Hà Đô” để phù hợp hơn với tình hình hoạt động của công ty.
Đây không phải là một quyết định hình thức mà là sự đánh giá cao năng lực và khả năng hoạt động của chính mình với định hướng của công ty trong tương lai là: giảm dần tỷ trọng xây dựng đơn thuần, đẩy mạnh ứng dụng vật liệu mới vào thi công, nâng dần tỷ trọng xây dựng và thi công các công trình có hàm lượng công nghệ cao .Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển không ngừng về trình độ thi công, trình độ nhân lực công ty vẫn phải giữ vững những đặc thù, truyền thống của riêng mình đã được hình thành và củng cố qua nhiều năm.
Cùng với sự trưởng thành của nền công nghiệp sản xuất xây dựng, các doanh nghiệp cũng ngày một lớn mạnh mà công ty Hà Đô cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Để có một công ty Hà Đô lớn mạnh như ngày nay, công ty trải qua nhiều lần thay đổi tuy nhiên một số mốc son đánh dấu bước ngoặt đáng lưu ý:
Ban đầu công ty chỉ có một địa điểm duy nhất đặt tại Nghĩa Đô- Cầu Giấy đến nay công ty đã có các chi nhánh trên toàn quốc. Với 3 chi nhánh chính :
Cơ sở 1 là trụ sở chính của công ty đặt tại số 8 Láng Hạ -Ba Đình –Hà Nội
Cơ sở 2 tại 18 đường Phan văn Trị –phường 7 quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 3 chi nhánh miền Trung 114 đường Lê Duẩn thành phố Đà Nẵng
Giai đoạn từ năm 1990-1997
Công ty hoạt dộng chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng nhỏ như thi công xây lắp công trình, xây dựng công nghiệp, lắp đặt và sửa chữa máy móc vv…
Giai đoạn từ năm 1997 đến nay
Công ty bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh tư vấn xây dựng (ngày 26/5/1997) và 2 năm sau đó 30/6/1999 theo quyết định 976/1999 QĐ-BQP đổi tên và bổ xung một số thêm một số hoạt động xây dựng khác như xây dựng đường dây, trạm biến áp đến 35 KW, xuất nhập khẩu vật tư trang thiết bị công nghiệp phục vụ sản xuất , mở rộng lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ lợi vv…
Tháng 11 năm 2002 do nhu cầu của thị trường dịch vụ tư vấn thiết kế ngày càng phát triển công ty đã quyết định tách hoạt động tư vấn thiết kế khỏi phòng kinh doanh của Công ty để đứng ra hoạt động riêng và XN tư vấn thiết kế chính thức được thành lập. XN tư vấn thiết kế ra đời đánh dấu một bước phát triển trưởng thành của công ty Hà Đô cả về quy mô và chất lượng. Bởi Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng không chỉ trong lĩnh vực xây lắp mà cả trong lĩnh vực tư vấn thiết kế
Như vậy qua nhiều lần thay đổi hiện nay quy mô doanh nghiệp đã lên tới 7 XN thành viên, 3 ban quản lí dự án, 5 phòng chức năng trực thuộc với một lực lượng lao động lên đến 1700 người .
I.2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
I.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
XN
Số4
XN
Số3
XN
Số2
XN
tccg
XN
Tư vấn
Phòng
udkqnc
Pgđ thường trực
Kttc an toàn
Pgđ khkt
Phòng
Tc lđ
phòng
tckt
phòng
KH KD
XN
Số1
Giám đốc
XN
Số5
Thuyết minh sơ đồ
Thành phần cơ cấu tổ chức
Gồm 2 Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc : Pgđ khoa học kĩ thuật và Pgđ thường trực
5 Phòng chức năng
Phòng kĩ thuật thi công an toàn (kttc an toàn )
Phòng kế hoạch kinh doanh (KHKD)
Phòng tài chính kế toán (tckt)
Phòng tổ chức lao động (tc-lđ)
Phòng ứng dụng kết quả khoa học kĩ thuật (ưdkqkhkt)
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp giám đốc soạn thảo tổ chức thực thi các quyết định của giám đốc theo dõi hoạt động của các xí nghiệp trực thuộc báo cáo tổng kết hoạt động của Công ty.
I.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh doanh
Cơ cấu tổ chức
Trưởng phòng
Phó phòng
Bộ phận thiết kế
Tổng hợp
địa chất
điện nước
Theo dõi hđ các XN
Bộ phận lập KH
Phòng kế hoạch kinh doanh
Là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lập kế hoạch kinh doanh cho toàn doanh nghiệp trong năm cho từng tháng từng kì, duyệt kế hoạch cho các xí nghiệp dưới cơ sở, điều chỉnh, theo dõi việc thực hiện kế hoạch , tổ chức công tác thống kê, kiểm tra dự toán, chuẩn bị hồ sơ thủ tục ký hợp đồng, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ đấu thầu cho toàn công ty chỉ đạo thực hiện đến từng xí nghiệp cơ sở kết hợp với các phòng khác làm thủ tục thanh quyết toán hợp đồng. Lập dự án, các báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.
Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm phân công chỉ đạo nhân viên trong phòng, tổ chức thực hiện các công việc trên đồng thời có thể thâm gia giám sát việc thi công các công trình xây dựng. Có trách nhiệm liên kết với các phòng khác cùng thực hiện để hoàn thành nhiện vụ.
Phó phòng và các nhân viên trong phòng có trách nhiệm giúp đỡ trưởng phòng hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2002 phòng kinh doanh gồm có 14 thành viên đảm nhận hầu hết các công việc như lập kế hoạch, đảm nhận thực hiện dịch vụ thiết kế vv… tuy nhiên trong quá trình thực hiện tổ chức quản lý với quân số quá đông việc lượng công việc tập trung vào phòng kế hoạch lớn nên nhiều khi gây ra sự quá tải trong nhân viên làm chất lượng thực hiện công việc không đảm bảo, tiến độ hoàn thành chậm trễ, hơn thế nữa nhu cầu về dịch vụ tư vấn ngày càng phát triển nên một bộ phận ở phòng kinh doanh không thể đáp ứng được yêu cầu. Nhận thấy được điều này ban lãnh đạo công ty đã quyết định tách hoạt động thiết kế ra khỏi phòng kinh doanh, thành lập nên xí nghiệp tư vấn thiết kế . Vì vậy năm 2003 cơ cấu tổ chức của phòng có sự thay đổi số thành viên giảm xuống còn 7 người .
Phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng như sau:
1 Trưởng phòng có trách nhiệm nhận chỉ đạo từ cấp trên (ban lãnh đạo, Giám đốc ) và chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện công việc được giao.
1 Phó phòng có nhiệm vụ giúp việc cho trưởng phòng và thực hiện tiếp những công việc trong phòng khi trưởng phòng vắng mặt.
1 Kĩ sư kinh tế đảm nhận việc làm dự toán cho các công trình và lập dự án. Chuyên lập dự án đầu tư cho toàn công ty khi Công ty có ý định đầu tư hoặc khi Công ty làm dịch vụ tư vấn đầu tư cho công ty khác.
1 Kĩ sư điện nước đảm nhận việc thiết kế đưa ra phương án cấp điện, nước cho thi công hoặc cho công trình.
1 Kĩ sư thiết kế và 1 kĩ sư mỏ địa chất
Công tác lập dự án đầu tư vẫn thuộc trách nhiệm của phòng kế hoạch kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ khâu chuẩn bị đầu tư cho một dự án bao gồm khảo sát, lập báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi.
I.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty
I.3.1 Đặc điểm về Công ty
Công ty Hà Đô là Công ty loại I trực thuộc bộ quốc phòng. Do đó mang đầy đủ những tính chất đặc điểm của Công ty nhà nước như chịu sự quản lí của cơ quan nhà nước, hoạt động theo luật quy định cho Công ty nhà nước. Bên cạnh đó do là một đơn vị trực thuộc bộ quốc phòng vì vậy nó không chỉ chịu sự quản lí điều tiết của nhà nước mà còn chịu sự quản lí của bộ quốc phòng cụ thể là các văn bản quy định do bộ đề ra mà cơ quan chủ quản trực tiếp hiện nay của Công ty là Trung tâm KHKT Công nghệ.
Hình thức kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu xây dựng của các thành phần tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Hoạt động trong ngành xây dựng là một ngành kinh doanh có rất nhiều đặc điểm khác biệt với các ngành khác:
I.3.2 Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm là sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài, vốn đầu tư ban đầu lớn. Do vậy việc đầu tư này không thể mạo hiểm đầu tư tràn lan. Để tránh những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư buộc các nhà đầu tư phải tiến hành bước chuẩn bị đầu tư mà công việc chính và chủ yếu của giai đoạn này là lập các báo cáo khảo sát nghiên cứu đầu tư . Báo cáo này có thể là NCTKT hoặc NCKT. Thông qua bước này chủ đầu tư sẽ dự tính được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của dự án như : Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài dự án sẽ phải chịu sự biến động của nền kinh tế trong suốt thời gian xây dựng việc lập dự án sẽ lường hết những biến động đó ( lạm phát , tỷ xuất lãi vay, giá cả tăng , chính sách nhà nước thay đổi vv… ).
Quy mô và vốn đầu tư ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập dự án. Với quy mô vốn đầu tư nhỏ thì công tác lập dự án được tiến hành với những thủ tục đơn giản hơn nhưng ngược lại với quy mô vốn lớn thì việc lập dự án cần chi tiết tỉ mỉ và chính xác.
Hơn nữa đầu tư xây dựng thường ảnh hưởng và có liên quan đến nhiều ngành kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội khác do vậy lập báo cáo NCKT trước khi tiến hành đầu tư phải dự tính đến ảnh hưởng của dự án đối với các ngành lĩnh vực có liên quan giúp chủ đầu tư có được phương án liên hệ trước chuẩn bị cho công tác đầu tư thuận lợi.
I.3.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm xây dựng thông qua hình thức mua bán đặc biệt -đấu thầu – do vậy báo cáo NCKT là một căn cứ để chủ đầu tư đưa ra mức giá đấu thầu hợp lý.
I.4 Một số kết quả Công ty đã đạt được trong thời gian qua , kế hoạch cho thời gian tới
I.4.1 Tình hình hoạt động của Công ty
I.4.1.1 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
theo số liệu thống kê mới nhất về tình hình máy móc của phòng cung ứng thiết bị vật tư tại Công ty Hà Đô thì hầu hết số máy móc của Công ty còn mới tỷ lệ còn lại từ 75 đến 95% vào cuối năm 2001 đầu năm 2002 Công ty mới trang bị thêm một số máy móc mới phục vụ cho thi công như
Tháng 10/2001 công ty mua máy đào bánh lốp
Tháng 12/2001 mua máy lu tĩnh Nhật KD1032214,KD7610vv…
Máy móc thiết bị mà công ty hiện có tổng số 428 máy và dược chia làm 2 nhóm chính: Nhóm thiết bị thi công trình và Nhóm thiết bị khảo sát thiết kế vật tư xây dựng:
A.Nhóm thiết bị thi công xây dựng công trình
Stt
Loại thiết bị
Số lượng
1
Xây dựng giao thông thuỷ lợi
325
2
Phương tiện vận tải
26
Tổng
351
B.Nhóm thiết bị khảo sát thiết kế tư vấn xây dựng
Stt
Loại thiết bị
Số lượng
1
Thiết bị văn phòng
14
2
Thiết bị đo đạc
9
3
Thiết bị thi công khảo sát
12
4
Phòng thí nghiệm địa kỹ thuật
42
Tổng
77
Hầu hết các thiết bị máy móc đều dược nhập khẩu từ nước ngoài nên chất lượng hiệu quả hoạt động rất cao.Các trang thiết bị văn phòng dùng trong tư vấn thiết kế đều được trang bị mới toàn bộ điều này là một thuận lợi cho việc lập dự án, các máy móc dùng trong thi công cũng luôn được sửa chữa theo định kỳ hàng tháng và hàng quý.
Ngoài những trang thiết bị hiện có công ty Hà Đô còn hợp tác với cán bộ và thiết bị của phòng thí nghiệm đa ngành của trung tâm khoa học công nghệ bộ quốc phòng.
Về tình hình trang bị máy vi tính trong các phòng ban quản lý bình quân 3người /1 máy. Điều này giúp cho quá trình sử lý công việc trong công ty nhanh hơn hiệu quả và chính xác hơn.
Mặc dù trong những năm gần đây doanh nghiệp đã mua mới bổ sung thêm nhiều máy móc trang thiết bị mới đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.Song hiện tại máy móc thiết bị ở công ty vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tình trạng máy móc bị sử dụng quá tải là không thể tránh khỏi
I.4.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Hàng năm công ty không ngừng bổ sung mở rộng nguồn vốn kinh doanh. Quy mô vốn tăng lên đáng kể.So sánh tình hình phát triển doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về doanh thu vàt nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối
Tăng giảm so với 1999
Số tuyệt đối
Tăng giảm so với 2000
1.Tổng TS
34.030.815.298
50.787.509.308
49.29%
62.691.446.747
23.4%
2.Nợ phải trả
28.441.349.136
43.435.464.306
52.7%
54.310.613.259
25.03%
3. Vốn CSH
5.589.466.162
7.352.037.002
32.5%
8.380.833.488
13.99%
4.DT thuần
83.453.724.267
103.435.628.979
23.9%
115.796.681.722
11.95%
5.Ln ròng
1.088.305.396
1.204.623.278
10.7%
1.575.206.254
13.7%
Nhìn bảng trên ta thấy chỉ tiêu tài sản tăng tương đương với tổng số nợ phải trả trong cả 3 năm. Hệ số tài trợ cho tài sản là:1.15 như vậy tài sản cố định của công ty tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn vay từ các ngân hàng để đầu tư vào mua sắm máy móc.
I.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2 năm gần đây (2001,2002) công ty Hà Đô đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng sản lượng tăng lên đáng kể đặc biệt là doanh thu từ hoạt động xây lắp và đầu tư nhà kinh doanh để bán hoặc cho thuê cụ thể
Năm
Giá trị sản lượng
%so với năm trước đó
Tăng trưởng
2000
103.5
105%
5%
2001
119.9
115%
15%
2002
174
130%
30%
Dự kiến năm 2003
242
135%
35%
Nhìn chung trong năm 2002 vừa qua công ty đã thực hiện tương đối tốt kế hoạch đặt ra toàn công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 72 công trình và hạng mục công trình. Hầu hết các đơn vị đã hoàn thành kế hoạch sản lượng công ty giao
Cụ thể thể hiện rõ trong công tác :
I.4.2.1 Kết quả nghiệm thu thanh quyết toán tại các xí nghiệp
Năm 2002 như sau :
đơn vị
GT sản lượng (tỷ đồng)
%hoàn thàn KH(%)
Tăng(giảm) tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tăng(giảm)
tương đối
(%)
Năm2001
Năm2002
2001
2002
XN 1
30.65
29
109
91
(1.65)
(18)
XN 2
28.42
28
102
13.27
(0.42)
(88.73)
XN 4
29.24
31
97.5
89
1.76
(8.5)
XN TCCG
9.84
15
70.3
17.7
5.16
(52.6)
đội 3
3.4
13
42.5
100
9.6
57.5
đội 5
10.47
9
131
19
(1.47)
(112)
TT TBCN
5.19
6
173
98
0.81
(75)
( a) thể hiện giá trị giảm âm
Như vậy mặc dù vẫn còn một số tồn tại trong việc thanh quyết toán nghiệm thu các công trình song sản lượng của toàn doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 là cao hơn tuy nhiên tiến độ thanh toán của năm 2002 kém hơn. Các xí nghiệp vẫn còn để tồn đọng dở dang nhiều hầu hết công tác thanh toán, quyết toán ở các xí nghiệp đều giảm thậm chí giảm nhiều như XN TCCG, XN 2 và đội 5 việc thanh toán, quyết toán nghịêm thu công trình là rất kém để lại sản phẩm dở dang nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác tổ chức lập thủ tục nghiệm thu, hoàn công thiếu kinh nghiệm vv…
I.4.2.2 Kết quả thu hồi vốn
Trong năm công ty thu hồi vốn bên A được 137.426 tỷ đồng.Chỉ số thu hồi vốn bên A so với sản lượng là 79% trong năm 2002, là 83% tính từ khi khởi công
Tổng số nợ cần thu hồi bên A tính đến ngày 30/12/2002 là 65.528 tỷ đồng trong đó nợ tồn đọng tại các xí nghiệp như sau :
Đơn vị
Nợ tồn đọng
% so với KH
Tăng (giảm) tuyệt đối
Tăng giảm
Tương đối
2001
2002
2001
2002
XN 1
12.8
10.484
12
10
(2.316)
(2)%
XN 2
13.3
18.665
24
28
5.365
4%
XN 4
13.7
18.831
10
17
5.131
7%
XN TCCG
3.9
7.581
18
24
3.681
6%
Đội 3
0.24
2.136
15
19
1.896
4%
Đội 5
3.36
2.241
16
14.9
(1.119)
(1.1)
Tổng
47.3
59.938
12.638
Như vậy hầu hết các đơn vị đều bị bên A nợ đọng vốn quá chỉ số cho phép, nhất là XN 2 chỉ số nợ là 0.28, XN TCCG là 0.24. Tổng số nợ đọng của năm 2002 ở các xí nghiệp đều tăng so với năm 2001 tăng nhiều nhất là XN 2 và XN4 ta thấy 2 XN vừa nêu cả 2 năm 2001,2002 đều là những đơn vị đứng đầu về nợ tồn đọng vì vậy để thu hồi vốn trong năm 2003 đúng theo kế hoạch của toàn doanh nghiệp thì công ty phải xem xét công tác thu hồi vốn tại các xí nghiệp trên.
Để nợ tồn đọng nhiều sẽ gây khó khăn về huy động vốn cho Công ty, trong năm 2002 vừa qua công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một số vốn rất lớn. Với tổng số vốn trên nếu tính theo lãi xuất ngân hàng ở thời điểm hiện tại(năm 2003) thì hàng tháng công ty bị thiệt hại 393 triệu đồng, 6 tháng là 2.359 tỷ đồng và trong một năm tổng số thiệt hại lên tới con số là 4.7 tỷ đồng. Với một phép tính đơn giản chúng ta cũng nhận thấy thiệt hại về vốn bị chiếm dụng là rất lớn, đây thực sự là nguy cơ kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp làm giảm hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Nếu tình hình nợ tồn đọng kéo dài sẽ gây lỗ trong sản xuất việc huy động vốn ứng trước cho các công trình tiếp theo là cực kì khó khăn. Công ty mất dần k