Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sự bùng nổ dân số đã làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp cho tôi hiểu được sâu sắc hơn về công tác quản lý và sử dụng đất, nghiên cứu được tình hình sử dụng đất ở xã, tìm ra những khó khăn, những nguyên nhân mà những hộ sử dụng cũng như cán bộ phụ trách về mảng đất đai gặp phải. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi đã chọn đề tài “Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

pdf56 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sự bùng nổ dân số đã làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp cho tôi hiểu được sâu sắc hơn về công tác quản lý và sử dụng đất, nghiên cứu được tình hình sử dụng đất ở xã, tìm ra những khó khăn, những nguyên nhân mà những hộ sử dụng cũng như cán bộ phụ trách về mảng đất đai gặp phải. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi đã chọn đề tài “Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. * Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Dương. -Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. * Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: -Phương pháp thu thập số liệu. -Phương pháp duy vật biện chứng. -Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. * Các kết quả nghiên cứu đạt được: -Đánh giá công tác quản lý nhà nước và tình hình sử dụng đất đai ở xã Phú Dương giai đoạn 2008 - 2010. -Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất đai. Đại ọc Kin h tế Hu ế - 2 - PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Dân số ngày càng gia tăng. Nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sự bùng nổ dân số đã làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời bảo vệ được tài nguyên vô cùng khan hiếm đó. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng một cách đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Luật đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai; Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. Muốn vậy cần tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất góp phần vào công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế xã hội ngày cáng phát triển thì vấn đề đất đai càng trở nên phức tạp và là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp có dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước. Việc sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các Đại họ Kin h tế Huế - 3 - phương án sử dụng đất đúng mục đích, để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Để sử dụng đất đai ngày một hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất của đất thì chúng ta cần phải có sự đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, nhằm tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý sử dụng các năm kế tiếp một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. Xã Phú Dương là một xã thuần nông, hầu hết diện tích đất được sử dụng trồng lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản... Nhưng hiệu quả kinh tế sử dụng đất chưa cao cho nên việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng đất. - Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Dương. - Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất để đề ra những giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập số liệu: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống kê xã, phòng Địa chính, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội hàng năm của xã, Số liệu từ sách, báo, mạng internet.. + Phương pháp duy vật biện chứng: Là cơ sở phương pháp lý luận của mọi khoa học. Nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa chúng tới các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội cũng như các yếu tố tự nhiên. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Đại họ Kin h tế Hu ế - 4 - Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo ý kiến của các cán bộ nông địa chính, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng + Phương pháp phân tích thống kê, phân tổ, so sánh số tuyệt đối, số tương đối 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất qua 3 năm 2008-2010 - Không gian: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nội dung: * Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú Dương. * Đánh giá tình hình sử dụng đất đai. * Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác sử dụng đất đai. Đại học Kin h tế Hu ế - 5 - PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai Với những hiểu biết và góc nhìn của từng người đã có những quan niệm khác nhau về đất. Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm các yếu tố khí hậu, sinh vật, đá mẹ, tuổi địa phương. Theo William thì Ông cho rằng: “Đất là mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng”. Theo luật đất đai Việt Nam (năm 1993): “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên, không phải do con người làm ra. Đất đai là yếu tố cấu thành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai cố định về mặt số lượng. Nó cũng không mất đi mà chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích này sang mục đích khác theo nhu cầu của con người. Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng. Nó có vị trí cố định trong không gian, không thế thay đổi được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất ở những vị trí khác nhau. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biết là đối với nông nghiệp. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất nào. Đất cần cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.....nhưng trong mỗi ngành đất có vai trò không giống nhau. Trong các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, đất chỉ đóng vai trò thụ động là cơ sở không gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình sản xuất và hình thành ại h ọc K inh tế H uế - 6 - sản phẩm, không phụ thuộc vào tính chất màu mỡ của đất. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không gian đất còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu quý giá cho con người. Riêng trong nông nghiệp thì đất có vai trò khác hẳn. Với nông nghiệp đất không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này mà đất còn là yếu tố tích cực của sản xuất. Quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Theo Mac điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Quan hệ đất đai là quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu sử dụng và quản lý đất đai, nó là một phạm trù đặc biệt và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống quan hệ sản xuất do vai trò đặc biệt của đất đai quy định. Quan hệ đất đai được đặc trưng bởi 3 phạm trù: hình thức sở hữu, quan hệ địa tô, hình thức sử dụng. Đối với mỗi chế độ chính trị khác nhau thì có những mối quan hệ đất đai khác nhau, đồng thời chịu sự tác động của quy luật kinh tế khách quan. Dưới chế độ công xã nguyên thủy, đất đai là đối tượng sở hữu công xã, ở đó chưa xuất hiện sự bóc lột. Khi lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, trong xã hội xuất hiện hình thức sở hữu cá nhân về đất đai. Trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng, hình thức sở hữu đất đai chủ yếu là tư nhân. Đất đai tập trung chủ yếu trong tay một số ít người giàu, phần lớn nông dân không có đất đai sẽ trở thành nô lệ, tá điền, người làm thuê. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đất đai là sở hữu của toàn dân. Toàn xã hội, thực hiện nguyện vọng mong muốn của toàn dân và ý chí của nhà nước. Luật đất đai 2003 khẳng định: “ Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”. Nhà nước còn bảo hộ cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao và có các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Ngược lại, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ, Đại học Kin h tế Hu ế - 7 - trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả đồng thời làm các thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản khác theo quy định của Pháp luật. 1.1.3. Quản lý và quản lý nhà nước về đất đai Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi Pháp luật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều khiển bằng quyền lực Pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của cơ quan Nhà nước trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến địa phương. Quản lý nhà nước về đất đai và nghiên cứu toàn bộ những đặc trung cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được Pháp luật và thực hiện đúng Pháp luật về đất đai. 1.1.4. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai * Mục đích - Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. - Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước. - Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất. - Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống. * Yêu cầu Phải đăng ký thống kê đất để Nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương. * Nguyên Tắc Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Đại học Kin h tế Hu ế - 8 - Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhà nước về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc sau: -Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ tẻ từng vùng. -Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất. -Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng, phục vụ cho mục đích sử dụng đất của loại đó. -Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trên toàn quốc. -Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành địa chính. -Số lượng so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so sánh trong cả nước. -Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được. -Những điều kiện riêng lẻ phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng. -Quản lý đất phải khách quan, chính xác, đúng những kết quả, số liệu nhận được từ thực tế. -Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở Pháp luật, Luật đất đai và các văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến cơ sở. -Quản lý đất đai phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.5. Một số nội dung và chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai 1.1.5.1. Các nội dung đánh giá hiệu quả quản lý đất đai - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Đại học Kin h tế Huế - 9 - - Khảo sát, đo đạc đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuế đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa hình, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê kiểm kê đất đai - Quản lý tài chính về đất đai. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai. - Quản lý các hoạt động, dịch vụ công về đất đai. 1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai + Năng suất ruộng đất (N): là chỉ tiêu biểu hiện tổng giá trị sản lượng nông nghiệp hay giá trị sản lượng hàng hóa thu được trên một đơn vị diện tích canh tác hay đất nông nghiệp ( tính trên một năm) Chỉ tiêu này biểu hiện ở hai mặt * Mặt hiện vật: N = Q/D ( tính cho từng loại cây trồng) Trong đó: N: năng suất ruộng đất Q: Khối lượng sản phẩm, sản xuất D: Diện tích đất canh tác * Mặt giá trị: N = Qi Pi / Di Trong đó: N: năng suất ruộng đất là giá trị trong một năm trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Qi: Khối lượng sản phẩm loại cây trồng i sản xuất trong năm Pi: Đơn giá từng loại nông sản i Đại ọc Kin h tế Hu ế - 10 - Di: Diện tích từng loại cây trồng i + Năng suất cây trồng: là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên một ha đất trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành. + Hệ số sử dụng ruộng đất: là chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác. Cách tính như sau: Hệ số sử dụng ruộng đất =Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích canh tác + Diện tích đất nông nghiệp trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tích đất nông nghiệp của một khẩu Diện tích đất nông nghiệp/ khẩu = Tổng diện tích đất NN / Tổng số khẩu + Diện tích đất canh tác trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tích đất canh tác của một khẩu Diện tích đất canh tác / khẩu = Tổng diện tích đất canh tác / Tổng số khẩu + Diện tích đất nông nghiệp trên lao động: là chỉ tiêu phản ánh bình quân 1 lao động có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất NN / lao động = Tổng diện tích đất NN / Tổng số lao động + Diện tích đất canh tác trên lao động: Diện tích đất canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác /Tổng số lao động + Tỉ lệ sử dụng đất: Diện tích đất đã sử dụng Tỉ lệ sử dụng đất = x 100% Diện tích đất tự nhiên 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.121,2 nghìn ha. Trong đó có 24.822,6 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 74,94% ( năm 2009). Đất nông nghiệp nước ta gồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Nước ta có các vùng đất trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 nghìn ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu ha. Đại học K n h tế Hu ế - 11 - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tốc độ gia tăng dân số nhanh. Làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi sử dụng vào các mục đích khác nhau. Dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng lên. Do đó nếu khai thác không đi kèm với việc bảo vệ, bồi dưỡng đất thì sẽ đe dọa lớn đến vấn đề an ninh lương thực, phát triển lâu dài của đất nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà. 1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở tình Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 505.399 ha, trong đó diện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.124 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Đất nông nghiệp có 385.248,11 ha chiếm 76.54% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp 59.143,29 ha chiếm 15.35% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: + Đất trồng cây hằng năm: 44.364,80 ha (đất trồng lúa 32.086,55 ha; đất cỏ dùng vào chăn nuôi 125,83 ha; đất trồng cây hằng năm khác 12.152,42 ha) + Đất trồng cây lâu năm: 14.778,49 ha (trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 10.010,18 ha và chủ yếu là cây cao su và cây cà phê) Đại học Kin h tế Huế - 12 - - Đất lâm nghiệp 319.958,78 ha (rừng sản xuất là 140.086,11 ha; rừng phòng hộ 100.805,64 ha; rừng đặc dụng 79.067,03 ha). Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chủ yếu tập trung ở khu vực đầu nguồn của các hệ thống sông lớn như sông Bồ, song Hương thuộc địa bàn các huyện A Lưới, Hương Trà, Nam Đông - Đất nuôi trồng thủy sản 5.848,62 ha (đất nuôi trồng nước lợ, mặn 4.465,32 ha; nước ngọt 1.383,30 ha) chiếm 1.51% diện tích đất nông nghiệp. Các huyện có nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển là Phú Vang (1.918,60 ha), Phú Lộc (1.408,16 ha), Quảng Điền (899,68 ha) và Phong Điền (759,12 ha). Đại học Kin h tế Hu ế - 13 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA XÃ PHÚ DƯƠNG - HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ PHÚ DƯƠNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiê
Luận văn liên quan