Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh và biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh ở Chi nhánh Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Sino Đức

MỤC LỤC MỤC LỤCTRANG LỜI MỞ ĐẦU4 KÍ HIỆU VÀ DANH MỤC VIẾT TẮT5 Chương I: Cơ sở lí luận tổ chức kế toán và quản trị kết quả trong doanh nghiệp.6 I. Những vấn đề căn bản tổ chức kế toán trong doanh nghiệp6 •Vai trò kế toán trong hoạt động quản lý doanh nghiệp6 •Tổ chức chứng từ kế toán 6 •Sổ sách kế toán và các hình thức kế toán9 •Tài khoản kế toán và định khoản kế toán15 II. Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh19 •Phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh19 •Xác định nhân tố ảnh hưởng và biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả20 ChươngII: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức24 I. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức24 •Giới thiệu về Chi nhánh công ty24 •Lĩnh vực kinh doanh24 •Quá trình hình thành và phát triển25 •Sơ đồ bộ máy quản lý Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức26 II. Đặc điểm của Chi nhánh 28 •Quy mô hoạt động kinh doanh28 •Đặc điểm về hoạt động kinh doanh29 •Đặc điểm về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra30 •Đặc điểm về lao động, tài sản, tài chính •Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán31 III. Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức 36 •Phân loại kết quả kinh doanh tại Chi nhánh36 •Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh37 •Phương pháp xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh37 •Hình thức kế toán Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức áp dụng39 IV. Công tác tổ chức các chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh41 •Chứng từ sử dụng41 •Luân chuyển chứng từ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh45 •Các loại sổ sách kế toán dùng để kế toán kết quả kinh doanh tại chi nhánh45 V. Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết63 •Tài khoản sử dụng63 •Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản63 Chương III: Đánh giá khái quát thực trạng công tác kế toán tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức I. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh75 •Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh năm 2007-200875 •Các chế độ quy định quản lý của chi nhánh 77 •Các biện pháp chi nhánh đang áp dụng trong quản lý78 II. Những biện pháp kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán và quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức78 •Những biện pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức78 •Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức 79 •Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán 82 •Ưu điểm82 •Nhược điểm82 •Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh82 •Ưu điểm82 •Nhược điểm83 KẾT LUẬN84

doc82 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh và biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh ở Chi nhánh Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Sino Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC   MỤC LỤC  TRANG   LỜI MỞ ĐẦU  4   KÍ HIỆU VÀ DANH MỤC VIẾT TẮT  5   Chương I: Cơ sở lí luận tổ chức kế toán và quản trị kết quả trong doanh nghiệp.  6   I. Những vấn đề căn bản tổ chức kế toán trong doanh nghiệp  6   Vai trò kế toán trong hoạt động quản lý doanh nghiệp  6   Tổ chức chứng từ kế toán  6   Sổ sách kế toán và các hình thức kế toán  9   Tài khoản kế toán và định khoản kế toán  15   II. Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh  19   Phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh  19   Xác định nhân tố ảnh hưởng và biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả  20   ChươngII: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  24   I. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  24   Giới thiệu về Chi nhánh công ty  24   Lĩnh vực kinh doanh  24   Quá trình hình thành và phát triển  25   Sơ đồ bộ máy quản lý Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  26   II. Đặc điểm của Chi nhánh  28   Quy mô hoạt động kinh doanh  28   Đặc điểm về hoạt động kinh doanh  29   Đặc điểm về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra  30   Đặc điểm về lao động, tài sản, tài chính Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán  31   III. Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  36   Phân loại kết quả kinh doanh tại Chi nhánh  36   Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh  37   Phương pháp xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh  37   Hình thức kế toán Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức áp dụng  39   IV. Công tác tổ chức các chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh  41   Chứng từ sử dụng  41   Luân chuyển chứng từ kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh  45   Các loại sổ sách kế toán dùng để kế toán kết quả kinh doanh tại chi nhánh  45   V. Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết  63   Tài khoản sử dụng  63   Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản  63   Chương III: Đánh giá khái quát thực trạng công tác kế toán tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức    I. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh  75   Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh năm 2007-2008  75   Các chế độ quy định quản lý của chi nhánh  77   Các biện pháp chi nhánh đang áp dụng trong quản lý  78   II. Những biện pháp kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán và quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  78   Những biện pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp kế toán kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  78   Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH thiết bị y tế Sino Đức  79   Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán  82   Ưu điểm  82   Nhược điểm  82   Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh  82   Ưu điểm  82   Nhược điểm  83   KẾT LUẬN  84                                                                       LỜI MỞ ĐẦU Việt nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển, các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, tạo ra sự cạnh tranh đồng thời cũng tạo ra những điều kiện tiền đề mới, thời cơ mới, điều đó không chỉ diễn ra với các quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mà còn đan xen giữa các doanh nghiệp, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau. Bởi vậy đòi hỏi các nhà quản trị các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải năng động, linh hoạt, chớp thời cơ, tận dụng mọi khả năng về nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác. Kế toán là công cụ quản lý đắc lực, cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quản lý, kế toán giúp cho quản lý chăt chẽ về vật tư, hàng hoá, công cụ dụng cụ, lao động, để từ đó có kế hoạch thu mua, dự trữ, bảo quản, sử dụng phù hợp, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với lý do trên cùng với thời gian học tập nghiên cứu tại trường, thời gian thực tiễn được kiến tập tại Chi nhánh Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Sino Đức, và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo trong Chi nhánh em đã lựa chọn chuyên đề: “Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh và biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh” ở Chi nhánh Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Sino Đức. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính báo cáo kiến tập của em gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý thuyết tổ chức kế toán và quản trị kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương II: Thực Trạng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế Sino Đức. Chương III: Đánh Giá Khái Quát Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế Sino Đức. KÍ HIỆU VÀ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Trách nhiệm hữu hạn  TNHH   Tài Sản cố định  TSCĐ   Giá trị gia tăng  GTGT   Số dư  SD   Quyết định  QĐ   Nghị định- Chính phủ  NĐ- CP   Cán bộ công nhân viên  CBCNV   Bảo hiểm xã hội  BHXH   Bảo hiểm y tế  BHYT   Kinh phí công đoàn  KPCĐ   Lao động  LĐ   Phòng kế hoạch kinh doanh  P. kế hoạch KD   Phòng tổ chức lao động tiền lương  P. tổ chức LĐTL   Phòng kế toán thống kê  P. kế toán TK   Phòng điều độ sản xuất  P. điều độ SX   Thuế thu nhập doanh nghiệp  TTNDN   CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I – Những vấn đề cơ bản tổ chức kế toán trong doanh nghiệp. 1. Vai trò kế toán trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và lãi thu được nhiều nhất, để đáp ứng các mục tiêu trên các nhà doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế về những hoạt động đó. Kế toán với chức năng phản ánh và kiểm tra để thu nhận, xử lý một cách kịp thời, chính xác bằng hệ thống các phương pháp khoa học trên cơ sở đó sẽ cung cấp những thông tin chính xác, cần thiết để nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những quyết định, những phương án kinh doanh tối ưu nhất. Trong doanh nghiệp vai trò của kế toán được thể hiện thông qua các nội dung sau: Kế toán với chức năng cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp, nhằm giúp chủ doanh nghiệp điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao. Kế toán phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động của tài sản ở đơn vị, qua đó giúp Doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản và bảo vệ được tài sản của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tài sản đó. Kế toán phản ánh được đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả của quá trình đó đem lại nhằm kiểm tra được việc thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh. Kế toán phản ánh được cụ thể từng loại nguồn vốn từng loại tài sản giúp cho việc kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. Kế toán phản ánh được kết quả lao động của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động một cách rõ ràng, nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. 2. Tổ chức chứng từ kế toán * Khái niệm: Chứng từ kế toán là phương pháp chứng minh bằng giấy tờ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã thực hiện và hoàn thành trong kỳ làm cơ sở cho công tác hạch toán. Lập chứng từ kế toán là phương pháp phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các bảng chứng từ kế toán theo thời gian, địa điểm, số tiền và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Vai trò của chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là phương pháp thích hợp nhất với sự đa dạng và biến động không ngừng của đối tượng hạch toán kế toán nhằm sao chụp nguyên hình tình trạng và sự vận động của các đối tượng này. Chính vì vậy, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được “sao chụp” trên chứng từ. Hệ thống bản chứng từ (yếu tố cơ bản cấu thành phương pháp chứng từ) hoàn chỉnh là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra và thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin “hoả tốc” cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế. Chứng từ gắn liền với quy mô, thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, với trách nhiệm vật chất của các cá nhân, các đơn vị về nghiệp vụ đó. Qua đó, chứng từ góp phần thực hiện triệt để hạch toán kinh doanh nội bộ, gắn liền với kích thích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất. Với hệ thống hạch toán kế toán, chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế cho việc ghi vào các sổ kế toán theo dõi từng đối tượng hạch toán cụ thể. * Phân loại chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán bao gồm rất nhiều loại để có thể hiểu được và sử dụng hiệu quả chứng từ kế toán phải tiến hành phân loại chứng từ kế toán có nhiều phương pháp phân loại. - Phân loại chứng từ kế toán theo công dụng: Có thể phân hệ thống bản chứng từ thành các loại chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, chứng từ thủ tục kế toán và chứng từ liên hợp. - Phân loại chứng từ kế toán theo địa điểm lập chứng từ: Hệ thống bản chứng từ gồm chứng từ bên trong (nội bộ) và chứng từ bên ngoài. - Phân loại chứng từ theo trình độ khái quát: Tài liệu trong (bản) chứng từ có thể chia chứng từ thành chứng từ ban đầu và chứng từ tổng hợp. - Phân loại chứng từ theo số lần ghi các nghiệp vụ kinh tế: Có thể phân thành chứng từ một lần và chứng từ nhiều lần. - Phân loại chứng từ theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế: Bao gồm nhiều loại như Chứng từ về tiền mặt, về vật tư, về thanh toán với ngân hàng... - Phân loại chứng từ theo tính cấp bách: Gồm chứng từ bình thường và chứng từ báo động. * Quá trình luân chuyển chứng từ kế toán Chứng từ kế toán thường xuyên vận động. Sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ giai đoạn này, sang giai đoạn khác của chứng từ gọi là luân chuyển chứng từ. Luân chuyển chứng từ thường được xác định từ khâu lập (hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài) đến khâu lưu trữ hoặc rộng hơn đến khâu huỷ chứng từ. Các khâu trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán: - Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài) + Bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào kế toán đều phải tiến hành lập chứng từ làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. + Chứng từ lập phải đảm bảo đầy đủ chính xác kịp thời đúng mẫu quy định, chữ viết con số trong các chứng từ phải đảm bảo rõ ràng liên tục không được ngắt quãng, những phần trống phải ngạch chéo, các trường hợp tẩy xóa sửa chữa và chứng từ không đảm bảo những quy định thì chứng từ phải được loại bỏ không được sử dụng. - Kiểm tra chứng từ + Khi nhận được chứng từ kế toán phải tiến hành kiểm tra trước khi sử dụng + Nội dung kiểm tra: kiểm tra xem có đảm bảo tính pháp lý hay không; Tính chính xác của các con số, chỉ tiêu và những phép tính thực hiện trên chứng từ kế toán. - Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán Sau khâu kiểm tra chứng từ được chuyển sang khâu sử dụng vào 2 mục đích sau: Định khoản kế toán, ghi sổ kế toán Thông tin số liệu trong công tác quản trị tài chính kế toán doanh nghiệp “Chứng từ vừa là vật mang tin vừa là vật truyền tin” - Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán Trong kỳ hạch toán sau khi ghi sổ kế toán chứng từ phải được bảo quản, khi cần thiết chứng từ có thể được sử dụng lại để kiểm tra đối chiếu so sánh theo những mục đích nhất định. - Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ Theo quy định hiện hành sau thời gian bảo quản chứng từ được chuyển sang khâu lưu trữ, hết thời gian lưu trữ 5 năm, 10 năm... chứng từ kế toán được mang huỷ. Kế hoạch luân chuyển chứng từ Kế toán doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán qua các khâu, kế hoạch phải đảm bảo hợp lý khoa học và hiệu quả. Đường đi của chứng từ phải đảm bảo ngắn nhất nhưng phát huy cao nhất truyền tin cho công tác quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp. 3. Sổ sách kế toán và các hình thức kế toán: * Sổ sách kế toán: - Khái niệm: Đứng ở góc độ kế toán thì sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian, theo đối tượng. Sổ kế toán có thể là một tờ rời có chức năng ghi chép độc lập hoặc có thể là quyển sổ thực hiện chức năng phản ánh quy định của hệ thống hạch toán, vì vậy đều phải tuân thủ nguyên lý kết cấu nhất định có nội dung ghi chép theo thời gian hoặc theo đối tượng hoặc chi tiết hoặc tổng hợp để phản ánh và hệ thống hoá các thông tin đã được chứng từ hoá một cách hợp pháp và hợp lý theo tiến trình ghi chép của kế toán. - Vai trò của sổ sách kế toán: Mỗi loại sổ kế toán sau khi được ghi chép số liệu từ các chứng từ kế toán theo mục đích của mỗi loại sổ sẽ cung cấp thông tin cho chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tại thời điểm ghi sổ kế toán sẽ cho biết thông tin cần quản lý về một đối tượng nào đó như thu chi tiền mặt; nhập xuất vật tư hàng hoá; tăng giảm tài sản cố đinh; doanh thu bán hàng; chi phí cho hoạt động sản xuất, bán hàng, mua hàng... mà bản thân chứng từ không thể cung cấp được. Ngoài ra sổ kế toán còn cung cấp những thông tin đã được hệ thống hoá, để có thể xử lý, lựa chọn các thông tin có ích để lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính và cung cấp cho việc ra quyết định từ nội bộ hoặc từ các chủ thể quản lý bên ngoài. - Phân loại sổ kế toán: Sổ kế toán là phương tiện để ghi chép có hệ thống thông tin kế toán trên cơ sở chứng từ gốc do vậy sổ kế toán cần phải có nhiều loại để phản ánh ghi chép theo đối tượng, hạch toán. Để sử dụng hệ thống các loại sổ có đặc trưng kết cấu, nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau cần phải phân loại sổ theo tiêu thức riêng như: + Phân loại sổ theo phương pháp ghi, theo tính chất hệ thống hoá phản ảnh số liệu gồm có 3 loại sổ cơ bản: Sổ Nhật ký, sổ Cái và sổ Nhật ký - Sổ Cái. + Phân loại sổ theo tiêu thức kết cấu bên trong của sổ bao gồm các loại: Kết cấu kiểu tài khoản (sổ cấu trúc hai bên); sổ kết cấu một bên Nợ (hoặc Có) của tài khoản; sổ kết cấu kiểu bản cờ; + Phân loại theo hình thức bên ngoài ta có các loại sổ: Sổ quyển, sổ tờ rời. + Phân loại theo mức độ phản ánh số liệu trên sổ gồm các loại sổ: Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. * Các hình thức kế toán Hiện nay các doanh nghiệp dựa trên quy mô và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình có thể lựa chọn và vận dụng một trong 4 hình thức kế toán cơ bản sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung. - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Trình tự ghi sổ của các hình thức kế toán được thực hiền như sau: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký - sổ cái” Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký - chứng từ” 4. Tài khoản kế toán và định khoản kế toán Tài khoản kế toán : * Phân loại tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán có nhiều loại với nội dung, kết cấu, công dụng và mức độ phản ánh khác nhau, để vận dụng có hiệu quả tài khoản kế toán, cần thiết phải phân loại tài khoản theo từng nhóm, từng loại như sau: Có 4 phương pháp phân loại: - Phương pháp 1: Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế + Loại 1: Loại tài khoản phản ánh tài sản Trong loại 1phân thành hai nhóm Nhóm tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn. Nhóm tài khoản phản ánh tài sản dài hạn. + Loại 2: Loại tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản, loại này được phân thành 2 nhóm Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu. Nhóm tài khoản phản ánh công nợ phải trả. + Loại 3: Loại tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh. + Loại 4: Loại tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh. - Phương pháp 2: Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu được phân thành 3 loại. + Loại tài khoản cơ bản gồm 3 nhóm Nhóm tài khoản phản ánh tài sản. Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn ( nguồn hình thành tài sản hay còn gọi là nhóm phản ánh công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu) Nhóm tài khoản hỗn hợp ( còn gọi là nhóm tài khoản bất định) + Loại tài khoản điều chỉnh gồm 2 nhóm Nhóm tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị của tài sản. Nhóm tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị của tài sản. + Loại tài khoản nghiệp vụ gồm 2 nhóm. Nhóm tài khoản phân phối. Nhóm tài khoản so sánh. - Phương pháp 3: Phân loại tài khoản theo quan hệ với các báo cáo tài chính được phân thành 3 loại sau: + Loại tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán gồm 2 nhóm cơ bản Nhóm tài khoản phản ánh giá trị tài sản. Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản. + Loại tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. + Loại tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh. - Phương pháp 4: Phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp thống nhất Việt Nam hiện hành thì tài khoản được chia thành 10 loại + Loại 1: Tài khoản Tài sản ngắn hạn. + Loại 2: Tài khoản Tài sản dài hạn. + Loại 3: Tài khoản Nguồn nợ phải trả. + Loại 4: Tài khoản Nguồn vốn chủ sở hữu. + Loại 5: Tài khoản Doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính. + Loại 6: Tài khoản Chi phí sản xuất - kinh doanh. + Loại 7: Tài khoản Thu nhập hoạt động khác. + Loại 8: Tài khoản Chi phí hoạt động khác. + Loại 9: Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh. + Loại 10 ( loại 0): Tài khoản Ngoài bảng cân đối kế toán. Nguyên tắc kết cấu tài khoản. * Nguyên tắc kết cấu chung. Tài khoản kế toán là phương pháp biểu thị và phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán. Để phản ánh chiều phát sinh tăng, chiều phát sinh giảm riêng biệt, tài khoản kế toán được chia làm hai bên và được quy định như sau: Bên trái tài khoản kế toán gọi là bên Nợ Bên phải tài khoản kế toán gọi là bên Có Dạng tài khoản này được gọi là tài khoản “chữ T” - Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản chữ T * Nguyên tắc kết cấu nhóm tài khoản cơ bản. Dựa trên nguyên tắc kết cấu tài khoản chung, thì kết cấu của tài khoản cơ bản được quy về hai loại tài khoản tài sản và loại tài khoản nguồn hình thành tài sản - Nguyên tắc tăng giảm của hai loại tài khoản cơ bản này được quy định như sau: + Loại tài sản thuộc tài sản: Ghi bên Nợ giá trị tài sản tăng; ghi bên Có giá trị tài
Luận văn liên quan