Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành kinh tế,
nhất là những ngành thâm dụng vốn như ngành Xây dựng, được tiếp
cận với nhiều nguồn vốn hơn để mở rộng quy mô và tăng trưởng.
Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng
bình quân đạt 9,6%/năm và giai đoạn 2010-2015 đạt 4,6%/năm. Dự
tính từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202 nghìn tỷ
đồng mỗi năm để phát triển hạ tầng giao thông và khoảng 125 nghìn
tỷ đồng mỗi năm cho các dự án hạ tầng điện. Đây sẽ là nguồn lực vô
cùng to lớn cho ngành Xây dựng để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội phát triển, doanh nghiệp
ngành Xây dựng tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn
kể từ khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập và phát triển. Những
vấn đề này khiến các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam ngày
càng quan tâm đến bài toán quản trị tài chính doanh nghiệp mà
trọng tâm là những vấn đề về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu
vốn mục tiêu hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp ngành Xây dựng tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp, hạn chế rủi ro tài chính và là nền tảng
vững chắc giúp doanh nghiệp đương đầu với những biến động từ
bên ngoài. Việc nghiên cứu về cơ cấu vốn, đặc biệt là các nhân tố
tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành Xây dựng là
rất cần thiết và có tính ứng dụng cao trong thực tế.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp ngàng xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNG XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- ngân hàng
Mã số: 9340201
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Văn Luyện
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Lê
Phản biện 1: ...............................................................
.....................................................................................
Phản biện 2: ...............................................................
.....................................................................................
Phản biện 3: ...............................................................
.....................................................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện Ngân hàng
Vào hồi: ngày tháng năm 2019
Có thể tìm thấy luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Ngân hàng
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành kinh tế,
nhất là những ngành thâm dụng vốn như ngành Xây dựng, được tiếp
cận với nhiều nguồn vốn hơn để mở rộng quy mô và tăng trưởng.
Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng
bình quân đạt 9,6%/năm và giai đoạn 2010-2015 đạt 4,6%/năm. Dự
tính từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202 nghìn tỷ
đồng mỗi năm để phát triển hạ tầng giao thông và khoảng 125 nghìn
tỷ đồng mỗi năm cho các dự án hạ tầng điện. Đây sẽ là nguồn lực vô
cùng to lớn cho ngành Xây dựng để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội phát triển, doanh nghiệp
ngành Xây dựng tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn
kể từ khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập và phát triển. Những
vấn đề này khiến các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam ngày
càng quan tâm đến bài toán quản trị tài chính doanh nghiệp mà
trọng tâm là những vấn đề về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu
vốn mục tiêu hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp ngành Xây dựng tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp, hạn chế rủi ro tài chính và là nền tảng
vững chắc giúp doanh nghiệp đương đầu với những biến động từ
bên ngoài. Việc nghiên cứu về cơ cấu vốn, đặc biệt là các nhân tố
tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành Xây dựng là
rất cần thiết và có tính ứng dụng cao trong thực tế.
Cơ cấu vốn là vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính công
ty. Vì vậy, nghiên cứu về cơ cấu vốn thu hút nhiều sự quan tâm của
các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước. Kể từ sau khi
nghiên cứu của Modiglani & Miller (1958) được công bố, có rất
2
nhiều các tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về cơ cấu vốn ở các
quốc gia phát triển như: Rajan và Zingales (1995) (Các nước G-
7), Burgman (1996) (Mỹ), Bevan và Danbolt (2002) (Anh), Akhtar
và Oliver (2009) (Nhật) và các quốc gia đang phát triển như:
Booth và cộng sự (2001) (Bra il, Me ico, n Độ, Hàn uốc,
Jordan, Malaysia, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe),
Pandey (2001) (Malaysia), Chen (2003) (Trung uốc)
Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây bắt đầu uất hiện nhiều
nghiên cứu về cơ cấu vốn dưới nhiều góc độ. Chẳng hạn như nghiên
cứu của Lê Đạt Chí (2013), Võ Thị uý (2014), Lê Thị Thanh Tú
(2012), Đỗ Văn Thắng và Trịnh uang Thiều (2010), Lê Hoàng
Vinh (2009). Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cũng như
tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn như hiện nay,
muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải phát huy tối đa
sức mạnh nội tại của mình. Việc ây dựng được cơ cấu vốn hợp lý
cũng là cách để doanh nghiệp phát huy sức mạnh đó. Cấu trúc vốn
ưu tiên sử dụng nợ hoặc nghiêng hẳn về sử dụng vốn chủ sở hữu có
thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp ở giai đoạn
khác.
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu
về cơ cấu vốn. Nghiên cứu về cơ cấu vốn, đầu tiên các nhà quản trị
phải xem xét là các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn như thế nào.
Sau đó, là ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của
công ty. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến cơ cấu vốn, mỗi nghiên cứu phân tán ra các lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên, về các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn và
ảnh hưởng của cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành
Xây dựng thì hầu như còn hạn chế. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài:
3
“Cơ cấu vốn mục tiêu của các công ty ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận án
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án này phân tích cơ cấu vốn mục tiêu thông qua phân
tích cơ cấu vốn của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích thực nghiệm sẽ là
một trong những cơ sở quan trọng cho các các nhà đầu tư và các nhà
quản lý ra quyết định cơ cấu vốn hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời các câu
hỏi sau:
i) Những nhân tố nào tác động đến cơ cấu vốn của các
công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam?
ii) Cơ cấu vốn ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh
doanh (tỷ suất lợi nhuận) của các công ty ngành Xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
iii) Xác định cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành
Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam?
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu
của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, luận án nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân tố đến cơ cấu cấu vốn của các công ty
ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chướng khoán Việt
Nam. Từ mô hình nghiên cứu, luận án xây dựng cơ cấu vốn
4
mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu: Các công ty ngành Xây dựng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát và phân
tích thực tiễn đối với 109 công ty ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó có 75 công
ty niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX) và 34 công ty
niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM (Xem Phụ Lục 1). Với
dữ liệu thứ cấp được lấy trong giai đoạn từ năm 2005 đến
2017 và dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong năm 2018.
- Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu độc lập nhưng đứng trên
góc độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ngành Xây dựng
4. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới trên cả hai phương diện: lý
luận và thực tiễn.
Về mắt lý luận:
Một là, nghiên cứu là một sự tổng kết, phân tích và đánh giá
các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
cơ cấu vốn của doanh nghiệp và vai trò của cơ cấu vốn đối với hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ
có những đóng góp nhất định vào việc hệ thống hóa và phát triển các
lý thuyết về cơ cấu vốn cũng như các quan điểm lý thuyết về cơ cấu
vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Góp phần làm rõ khái niệm về cơ
cấu vốn, cơ cấu vốn mục tiêu nhằm thống nhất về mặt lý luận, nhận
thức đối với một phạm trù quen thuộc trong khoa học quản lý đối với
5
các nhà quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam
Hai là, nghiên cứu góp phần phát triển phương pháp đo
lường cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp.
Ba là, nghiên cứu là một thể nghiệm về sự kết hợp giữa
nghiên cứu hàn lâm với nghiên cứu ứng dụng. Đó là ây dựng và
kiểm định mô hình nghiên cứu, khảo sát phỏng vấn khẳng định kết
quả nghiên cứu. Phát triển thêm một bước về mặt phương pháp luận
và công cụ nghiên cứu.
Luận án được nghiên cứu lần đầu tiên nhằm cung cấp một
phân tích học thuật về cách xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các
doanh nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đây, nghiên cứu sinh mong muốn phương pháp
này được ứng dụng vào việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp
ngành Xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Về mặt thực tiễn:
Một là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên
cứu, các nhà quản trị tài chính có cách nhìn đầy đủ và toàn diện
hơn về phương thức tiếp cận và đo lường cơ cấu vốn mục tiêu của
doanh nghiệp.
Hai là, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu vốn mục
tiêu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu
chỉ ra rằng, sử dụng nợ bước đầu sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tích
cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu vượt qua ngưỡng thì sử dụng
nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (ảnh
hưởng của CCVMT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tuân
theo quy luật cận biên giảm dần)
6
Ba là, luận án sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định lượng
với nghiên cứu định tính. Trong đó thông qua nghiên cứu định lượng
luận án xây dựng CCVMT và đánh giá ảnh hưởng của nó đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, luận án sử dụng nghiên
cứu định tính là phỏng vấn sâu đối với các nhà quản trị tài chính để
đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng. Do đó luận án sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo vể phương pháp luận, thiết kế nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu,
giảng viên, học viên và sinh viên trong cùng lĩnh vực.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục
từ viết tắt, luận án có kết cấu 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của
các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2005 - 2017
Chương 4: Kết qủa nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn
và cơ cấu vốn mục tiêu của các công ty ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Giải pháp xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN, CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn
mục tiêu
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới đều chỉ
ra rằng có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của
doanh nghiệp. Các mẫu quan sát và các dữ liệu khác nhau trong các
khoảng thời gian khác nhau đưa ra các kết luận rất khác nhau. Vì vậy,
khi nói đến các nhân tố có tác động thực sự đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, phải xem xét và phân tích dựa trên những đặc điểm cụ thể của
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, để ác định được cơ cấu vốn mục
tiêu của doanh nghiệp cần dựa vào kết quả ước lượng của mô hình các
nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cơ cấu vốn đều đã được thực
hiện rất nhiều. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về cơ
cấu vốn, cơ cấu vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp ngành Xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt khác, các nghiên
cứu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp trước đây chỉ làm trong thời gian
ngắn khoảng 2 đến 3 năm. Do đó chưa đủ dài để thấy được u hướng
trong dài hạn. Chính bởi vậy, luận án này, trên cơ sở kế thừa những ưu
điểm của các nghiên cứu đi trước như kế thừa cơ sở lý thuyết về các
8
nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế thừa cơ sở lý
luận về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, v.v.. Luận án sẽ bổ sung thêm khoảng trống nghiên
cứu như sau: i) Tổng hợp, đưa ra quan điểm lý luận về cơ cấu vốn mục
tiêu của doanh nghiệp; ii) Phân tích về các nhân tố có ảnh hưởng đến
cơ cấu vốn, từ đó ây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp; iii)
Luận án phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán của Việt Nam; iv) Luận án tiến hành
phỏng vấn sâu các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp để khẳng
định lại kết quả nghiên cứu định lượng.
1.2 Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu
1.2.1 Tổng quan về cơ cấu vốn
1.2.2 Các lý thuyết về cơ cấu vốn
Lý thuyết truyền thống về cơ cấu vốn của Durand
Lý thuyết về cơ cấu vốn doanh nghiệp của Modigliani và Miller
Lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn (Trade-Off Theory)
Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ (Pecking Order Theory)
Lý thuyết định thời điểm thị trường của cơ cấu vốn (The
Market Timing Theory)
1.2.3 Cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn mục tiêu là cơ cấu vốn gắn với mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, khi mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp thay đổi thì cơ cấu vốn mục tiêu cũng
thay đổi theo. Như vậy, cơ cấu vốn mục tiêu không phải là 1 khái
9
niệm tĩnh. Đo lường cơ cấu vốn mục tiêu chính là đo lường cơ
cấu vốn gắn với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hay có
thể thấy, cơ cấu vốn mục tiêu được công ty hoạch định để huy
động thêm vốn. Cơ cấu vốn mục tiêu có thể thay đổi khi các điều
kiện thay đổi. Cơ cấu vốn mục tiêu là cơ cấu mà một doanh
nghiệp thường xuyên sử dụng khi quyết định bổ sung nguồn vốn
kinh doanh. Thực tế, cơ cấu vốn của doanh nghiệp có thể dao
động quanh cơ cấu mục tiêu vì hai lý do. Thứ nhất, lãnh đạo
doanh nghiệp có thể khai thác tình huống cụ thể. Chẳng hạn, sự
tăng giá cổ phiếu tạm thời sẽ tạo ra cơ hội vàng cho doanh
nghiệp phát hành cổ phiếu và tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu. Thứ
hai, do giá thị trường của cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp
luôn biến động, dẫn đến cơ cấu vốn thực tế lệch khỏi cơ cấu vốn
mục tiêu.
Trong lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn (TOT), người đưa ra
quyết định về cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ em ét và đánh giá
tất cả các chi phí và lợi ích trong các tình huống có những trạng thái
cơ cấu vốn khác nhau. Lý thuyết này đưa ra giả định rằng doanh
nghiệp khi ra quyết định về cơ cấu vốn sẽ đạt được mức cân bằng
giữa chi phí biên và lợi ích biên.
Không giống như lý thuyết đánh đổi tĩnh của cơ cấu vốn
cung cấp giải pháp cơ cấu vốn tối ưu trong một thời kỳ, lý thuyết
đánh đổi động của cơ cấu vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của thời
gian, vai trò của kỳ vọng và chi phí điều chỉnh (Fischer, Heinkel và
Zechner, 1989). Điều này mang tính linh động trong quyết định cấu
trúc vốn của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết đánh đổi động về cơ
cấu vốn, doanh nghiệp sẽ cố gắng điều chỉnh cơ cấu vốn về cơ cấu
vốn mục tiêu. Trong mô hình động này, các yếu tố có ảnh hưởng đến
10
cơ cấu vốn mục tiêu đã được nói đến và xem xét một cách khá đầy đủ
hơn trong mô hình tĩnh như khả năng sinh lợi, chi phí cổ tức hay thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Mặt khác, Myers (1984) và Myers và Majluf (1984) đã phát
triển mô hình tài chính đặt cược trên cơ sở lý thuyết thông tin bất đối
xứng. Theo cách tiếp cận này, các nhà quản lý không tuân theo bất kỳ
cơ cấu vốn mục tiêu nào, nhưng họ có một thứ tự ưu tiên trên các
nguồn tài chính khác nhau: vốn chủ sở hữu (nghĩa là thu nhập chưa
phân phối chủ yếu), tài trợ nợ và tài trợ vốn cổ phần bên ngoài. Đồng
thời, Myers (1984) chỉ ra rằng Cơ cấu vốn mục tiêu không thể quan
sát trực tiếp được mà chỉ có thể ước lượng từ thực nghiệm, luật thuế
thực tế phức tạp hơn nhiều so với giả định của lý thuyết, chi phí phá
sản gây ra tổn thất thực tế chứ không chuyển từ người này sang
người khác như trong lý thuyết, đồng thời chi phí giao dịch cũng phải
được tính đến.
Cơ cấu vốn mục tiêu trong luận án này được hiểu dựa trên lý
thuyết đánh đổi động và dựa vào quan điểm của Myers (1984) để xây
dựng cơ cấu vốn mục tiêu. Cụ thể, mô hình xây dựng cơ cấu vốn mục
tiêu như sau:
CCVit it it (*)
Trong đó, CCVit là cơ cấu vốn của doanh nghiệp i thời điểm
t được đo bằng tổng nợ trên tổng tài sản (Trần Thị Bích Ngọc,
2017; Võ Minh Long, 2017; Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị
Hải Yến, 2014; Zeitun và Tian, 2007; Ebaid, 2009 và
Pratheepkanth, 2011); Xit véc-tơ các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu
vố it là nhiễu. Kết quả ước lượng của mô hình (*) chính là
CCVMT của doanh nghiệp i tại thời điểm t.
11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn
1.3.1 Các nhân tố vi mô
1.2.4 Các nhân tố vĩ mô
1.4 Tác động của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
1.4.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.2 Vai trò của cơ cấu vốn đối với hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án này sử dụng nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên
cứu định tính. Trong đó nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến CCV của doanh nghiệp, thông qua mô
hình này luận án xây dựng CCVMT cho các công ty ngành Xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó, luận án
đánh giá ảnh hưởng của CCVMT đến HQKD của doanh nghiệp. Cuối
cùng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng
vấn sâu các nhà quản quản trị tài chính để đánh giá kết quả nghiên
cứu định lượng dưới góc nhìn của chuyên gia và ứng dụng thực tế.
2.1 Khung phân tích và mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn, lý thuyết trật
tự phân hạng, lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và dựa vào kết quả
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước được phân tích ở
Chương 1, Luận án xây dựng khung phân tích như Hình 2.1 dưới đây
12
Hình 2.1 Khung phân tích của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết
Theo Khung phân tích này, Luận án sẽ thực hiện hai phân
tích thực nghiệm. Một là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
cấu vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả ước lượng mô hình
Luận án ây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp. Hai là,
phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng, để đánh giá lại kết quả nghiên
cứu định lượng, NCS tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý tài
chính của một số công ty ngành Xây dựng niệm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Quy mô doanh nghiệp
Lợi ích thuế phi nợ vay
Khả năng sinh lời
Tài sản cố định hữu hình
Thuế suất thực tế
Cơ hội tăng trưởng
Rủi ro
Tính thanh khoản
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Đặc điểm riêng của doanh
nghiệp
Cơ cấu vốn của
doanh nghiệp
Phỏng vấn sâu các nhà quản trị
tài chính
Hiệu quả
kinh doanh
của doanh
nghiệp
Cơ cấu vốn
mục tiêu của
doanh nghiệp
13
Dựa theo mô hình nghiên cứu của Drobetz và Wanzenried
(2006); Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2011), Luận án ây dựng
mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn như sau:
CCV = β0 + β1*SIZE + β2*NDTS + β3*PRFT + β4*TANG + β5*TAX +
β6*GROWTH + β5*RISK + β5*LI + β5*DIV + β5*UNIQ + ui (2.1)
Dựa theo mô hình nghiên cứu của Đoàn Vinh Thắng (2016)
và Đoàn Ngọc Phúc (2014), Luận án ây dựng mô hình ảnh hưởng
của cơ cấu vốn mục tiêu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như sau:
H HĐ = β0 + β1*CCVMT + β2*SIZE + β3*PRFT +
β4*TANG + β5*GROWTH + β6*LIQ + ui (2.2)
2.2 Nguồn số liệu
Số liệu nghiên cứu sử dụng cho nghiên cứu định lượng được
lấy từ StockPlus với đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết
ngành Xây dựng tại Việt Nam trên 2 sàn là HNX và HOSE trong
khoảng thời gian từ năm 2005-2017
2.3 Phương pháp ước lượng
2.4 Nghiên cứu định tính
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng như trên, luận
án sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá lại
kết quả nghiên cứu định lượng. Cụ thể, luận án tiến hành khảo sát
một số doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trườn