[Tóm tắt] Luận án Dựa vào cộng đồng để sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Trường hợp đất lúa nước của huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hóa hay phương thức quản lý theo hướng áp đặt từ trên xuống chưa sát thực tế tỏ ra không đem lại hiệu quả đối với việc quản lý tài nguyên ven biển theo cách bền vững [Lê Diên Dực, 2000; Trần Thị Út và cs., 2014]. Trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thì cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng, nếu không có sự tham gia của họ thì quá trình thích ứng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Tầm quan trọng của cộng đồng trong thích ứng với BĐKH đã khẳng định rõ tại Nghị quyết Trung ương 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” [BCHTW, 2013] và Chiến lược Quốc gia về BĐKH [Thủ tướng Chính phủ, 2011].

pdf27 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Dựa vào cộng đồng để sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Trường hợp đất lúa nước của huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------------------------------- HÀ VĂN ĐỊNH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỂ SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - TRƯỜNG HỢP ĐẤT LÚA NƯỚC CỦA HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội, 2017 2 Công trình được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Diên Dực 2. TS. Nguyễn Võ Linh Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN. - Viện Tài nguyên và Môi trường. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hóa hay phương thức quản lý theo hướng áp đặt từ trên xuống chưa sát thực tế tỏ ra không đem lại hiệu quả đối với việc quản lý tài nguyên ven biển theo cách bền vững [Lê Diên Dực, 2000; Trần Thị Út và cs., 2014]. Trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thì cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng, nếu không có sự tham gia của họ thì quá trình thích ứng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Tầm quan trọng của cộng đồng trong thích ứng với BĐKH đã khẳng định rõ tại Nghị quyết Trung ương 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” [BCHTW, 2013] và Chiến lược Quốc gia về BĐKH [Thủ tướng Chính phủ, 2011]. Gò Công Đông là một huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn tương do BĐKH và nước biển dâng (NBD). Lúa nước là cây trồng nông nghiệp chủ lực của huyện, đồng thời chịu những tác động khá mạnh mẽ do BĐKH gây nên [Hà Văn Định, 2012]. Việc thực hiện Đề tài Luận án “Dựa vào cộng đồng để sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu – trường hợp đất lúa nước của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang” là cần thiết. 2 2. Mục tiêu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất được các giải pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng đồng để khắc phục những bất cập trong quản lý sử dụng đất lúa và tác động tiêu cực của BĐKH. 2.2. Mục tiêu cụ thể (i) Đánh giá thực trạng tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những bất cập trong quản lý sử dụng. (ii) Đánh giá tác động của BĐKH đến đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những vấn đề đặt ra. (iii) Đánh giá được cộng đồng người sản xuất áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước và sự tham gia của các cộng đồng liên quan. (iv) Đề xuất các giải pháp phát huy tri thức bản địa sử dụng khôn khéo đất nước thích ứng với BĐKH có sự tham gia của cộng đồng. 3. Luận điểm bảo vệ của luận án (i) BĐKH tác động đến lúa nước gây thu hẹp diện tích canh tác, diện tích gieo trồng lúa. (ii) Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng các giải pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH. (iii) Sử dụng khôn khéo đất lúa nước là giải pháp sử dụng tri thức bản địa của cộng đồng người sản xuất và sự tham gia của các 3 bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, khắc phục được những bất cập trong quản lý sử dụng và có thể biến tác động tiêu cực của BĐKH thành những cơ hội mà không làm thay đổi những tính chất cơ bản của hệ sinh thái. 4. Điểm mới của luận án (i) Trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ sinh thái, luận án đã đưa vấn đề cộng đồng vào thích ứng với BĐKH trong sử dụng đất lúa nước tại khu vực ven biển. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh được vai trò quan trọng của cộng đồng trong sử dụng hiệu quả đất lúa nước và thích ứng với BĐKH tại khu vực ven biển. (ii) Đề xuất được các mô hình sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH để khẳng định quan điểm BĐKH có thề là cơ hội để thay đổi mô hình sinh kế nông nghiệp trên nền đất lúa nước có hiệu quả hơn so với trồng lúa độc canh. (iii) Đề xuất được các giải pháp áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với tác động tiêu cực của BĐKH có sự đồng thuận, chia sẻ lợi ích giữa các cộng đồng liên quan trên cơ sở thực hiện 9 bước tham gia của cộng đồng vào một dự án cụ thể và 5 nguyên tắc quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng. (iv) Phát hiện ra được những bất cập của chính sách sử dụng đất lúa trong bối cảnh BĐKH từ đó đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh để tạo điều kiện cho việc sử dụng đất lúa được hiệu quả hơn. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học (i) Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong sử dụng đất lúa nước tại khu vực ven biển. (ii) Luận án sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học đối với các giảp pháp sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH mà không phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư các công trình hạ tầng lớn của nhà nước và việc quá trình điều tiết nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn (i) Kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng sẽ là cơ sở để các nhà quản lý tỉnh Tiền Giang và huyện Gò Công Đông xem xét, tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH. (ii) Kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp vĩ mô nhằm điều chỉnh lại những điểm bất cập “hay những rào cản” của cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc nhân rộng các mô hình sử dụng đất lúa có khả năng biến những bất cập của BĐKH thành những cơ hội để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa. 5 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án được chia làm 3 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu; Chương 2. Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm và cơ sở lý luận 1.1.1. Đất lúa nước Theo Công ước Ramsar [1971] thì đất lúa nước là một loại hình đất canh tác ngập nước (loại hình thứ 18). Đây là loại hình đất ngập nước (ĐNN) theo mùa hay ngập không thường xuyên. 1.1.2. Khái niệm cộng đồng và các vấn đề liên quan Theo Gene Barrett [2001] thì 4 chuẩn mực có thể vận dụng cho một mô hình cộng đồng: (a) Địa điểm hay lãnh thổ, (b) Quyền lợi hay mối quan tâm, (c) Luật tục hay hương ước, (d) Bản sắc [Lê Diện Dực và Trần Thu Phương, 2004]. Trong sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH có 5 cộng đồng liên quan: Cộng đồng các nhà ra quyết định, cộng đồng các nhà doanh nghiệp, cộng đồng các nhà khoa học, cộng đồng các nhà công nghiệp, cộng đồng những người sản xuất lúa. 6 1.1.3. Sử dụng khôn khéo đất ngập nước trồng lúa Triết lý của công ước Ramsar 1971 là khái niệm “Sử dụng khôn khéo”. Sử dụng khôn khéo ĐNN được định nghĩa là “duy trì đặc điểm sinh thái thái của ĐNN qua các tiếp cận hệ sinh thái trong khuôn khổ của phát triển bền vững” [Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012b]. 1.1.4. Tri thức bản địa Theo Nakashima và Bridgewater [2000] thì tri thức bản địa là đặc trưng cho văn hóa và xã hội. Tri thức bản địa tương phản với hệ thống kiến thức quốc tế. Tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp [Mathias, 1995], thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng [ADC, 2013]. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài BĐKH gây ra thiệt hại cho đô thị ven biển và đồng bằng [World Bank, 2010], làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác lúa, suy giảm chất lượng đất [IRRI, 2010; Nicholls, 2003; UNCCD NAP, 2002], ngập úng và xâm nhập mặn là những mối đe dọa lớn đối với sản xuất lúa [IRRI, 2010]. Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Chương trình thích ứng dựa vào cộng đồng của Chương trình Phát triển của Liên hợp Quốc (UNDP) giai đoạn 2008-2012. Cải thiện sức chống chịu với tác động của BĐKH – vùng ven biển Đông Nam Á [IUCN, 2014]. Các nghiên cứu của Ngân hàng phát 7 triển Châu á (ADB) [2009] và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) [2009] chỉ ra các hoạt động: Điều chỉnh lịch thời vụ, thay đổi công nghệ canh tác, sử dụng giống thích hợp [Palanisami và Krishna, 2014]. Bố trí cây trồng theo chế độ ngập nước để tận dụng nước trời Dixon [2002]. Đa dạng hóa sinh kế [Gyampoh et al., 2010; Ajani1 et al., 2013]. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Xét về góc độ chính sách của Đảng và Chính phủ: Đảng, Chính phủ đã ban hành và đang triển khai nhiều văn bản như: Nghị quyết Trung ương 24/NQ-TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [BCHTW, 2013], Chiến lược quốc gia về BĐKH [Thủ tướng chỉnh phủ, 2011] Các nghiên cứu đều khẳng định đất lúa nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH [Nguyễn Duy Khang, 2009; Nguyễn Võ Linh, 2012]. Một số nghiên cứu về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đã nhấn mạnh đến nâng cao năng lực cho hộ gia đình, chú trọng kiến thức bản địa [CARE, 2010] hay thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013]. Phân vùng sinh thái để có các giải pháp thích ứng cho phù hợp [Nguyễn Võ Linh, 1990, 1999, 2012]. Ngoài ra các nghiên cứu đều đề cập đến các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh các loại cây trồng trên đất lúa, sử [Bộ NN&PTNT, 2011; Hà Văn Định, 2012], xây dựng các mô hình thích ứng cụ thể [Võ Tòng Xuân và cs., 2005] 8 1.4. Nghiên cứu tại huyện Gò Công Đông Các nghiên cứu của tác giả Hà Văn Định [2012], Nguyễn Kim Thoa [2011], Kim Liên [2012] chỉ mang tính chất định tính, đánh giá tác động dựa vào những câu hỏi tham vấn người dân. Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. 1.5. Nhận xét chung Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề cộng đồng, sử dụng khôn khéo, BĐKH, đất lúa nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang tính rời rạc chưa có sự gắn kết để sử dụng hợp lý, hiệu quả đất lúa nước và thích ứng với BĐKH. Chưa đề cập đánh giá cụ thể các bên liên quan cũng như sự đồng thuận khi xây dựng, lựa chọn và triển khai các mô hình sử dụng đất lúa nước thích vứng với BĐKH. CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Gò Công Đông là một huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Huyện nằm giữa 3 cửa sông lớn: cửa Tiểu, cửa Đại (thuộc sông Tiền) và cửa sông Vàm Cỏ; phía Đông có bờ biển bằng phẳng dài 32 km tiếp giáp biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 267,68 km2, dân số năm 2014 là 142.820 người, mật độ dân số 533 người/km2. Cơ cấu kinh tế huyện năm 2015, công nghiệp-xây dựng chiếm 16,9%, dịch vụ chiếm 9 15,8%, nông nghiệp giảm còn 57,3%; khu vực phi sản xuất nông nghiệp chiếm 32,7% [UBND huyện Gò Công Đông, 2015]. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu (i) Đối tượng đất lúa nước: Đất lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ và các đối tượng cây trồng vật nuôi chuyển đổi trên nền đất lúa nước. (ii) Các yếu tố BĐKH: NBD, xâm nhập mặn, khô hạn. (iii) Các cộng đồng liên quan đến sử dụng đất lúa nước và thích ứng với BĐKH: Cộng đồng các nhà ra quyết định, cộng đồng các nhà khoa học, cộng đồng các nhà doanh nghiệp, cộng đồng những người sản xuất lúa, cộng đồng các nhà công nghiệp. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu (i) Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên toàn địa bàn huyện Gò Công Đông gồm 13 xã. Các xã được lựa chọn điều tra, khảo sát đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái là: xã Tân Thành (Tiểu vùng sinh thái- TVST ven biển), Phước Trung (TVST ven sông), Bình Nghị (TVST nội đồng). (ii) Phạm vi thời gian: Đánh giá hiện trạng với mốc thời gian 2000 – 2015 và mốc thời gian dự báo tác động của BĐKH đến năm 2020, 2030, 2100. (iii) Phạm vi đánh giá tác động của BĐKH đến đất lúa nước: Chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sử dụng đất lúa cũng là tên đề tài, không nghiên cứu đến tính chất thổ nhưỡng của đất lúa. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu chính thức từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016 và gia hạn đến 31 tháng 12 năm 2017. 10 2.2. Nội dung nghiên cứu (i) Tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những bất cập trong quản lý sử dụng; (ii) Tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những vấn đề đặt ra; (iii) Cộng đồng người sản xuất áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với biến đổi khí hậu và sự tham gia của các cộng đồng liên quan; (iv) Đề xuất các giải pháp phát huy tri thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với biến đổi khí hậu có sự tham gia của cộng đồng 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp luận (i) Tiếp cận dựa vào cộng đồng của Isobel W. Heathcote [1998]; (ii) Tiếp cận hệ sinh thái của Gill Sepherd [2004] và tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái của Nguyễn Văn Huy [2011]. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu (i) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp; (ii) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập thông tin định tính (phương pháp PRA); Thu thập thông tin định lượng; (iii) Phương pháp xử lý số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thứ cấp; Phương pháp xây dựng bản đồ dự báo tác động của BĐKH và xử lý số liệu; Phương pháp đánh giá đa tiêu chí MCE để đánh giá hiệu quả tổng hợp, tính bền vững của các kiểu/mô hình sử dụng đất; Sử dụng công cụ SWOT, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, ảnh chụp để minh họa cho các kết quả của luận án. 11 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những bất cập trong quản lý, sử dụng 3.1.1. Đặc điểm tài nguyên đất lúa nước huyện Gò Công Đông Đất lúa nước là một loại ĐNN theo mùa. Năm 2015, diện tích đất canh tác lúa toàn huyện là 10.797,3 ha chiếm 56,65% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 39,52% diện tích tự nhiên. Phân theo loại sử dụng đất thì đất lúa 3 vụ có diện tích lớn nhất (chiếm 94,77%), sau đó là đất lúa 2 vụ (4,34%), đất 2 lúa + 1 màu (0,81%), đất 2 màu + 1 lúa có diện tích thấp nhất (chiếm 0,09%). Trên địa bàn huyện có 16 kiểu sử dụng đất lúa, trong 2 kiểu sử dụng đất chuyên trồng lúa (2 vụ, 3 vụ) có hiệu quả tổng hợp thấp hơn so với 14 kiểu sử dụng đất lúa còn lại (luân canh lúa với rau màu). 3.1.2. Tầm quan trọng của tài nguyên đất lúa nước đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Giá trị sản xuất (GTSX) từ trồng lúa là 954,0 tỷ đồng, chiếm 18,57% GTSX của ngành nông nghiệp [UBND huyện Gò Công Đông, 2015]; Đảm bảo an ninh lương thực cho huyện và đóng góp một phần cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu; Đảm bảo sinh kế cho người dân khu vực nông thôn. 3.1.3. Những bất cập trong quản lý, sử dụng đất lúa nước tại huyện Gò Công Đông 12 (1) Giá cả bấp bênh nên người nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo; (2) Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa độc canh, tuy vậy diện tích chuyển đổi vẫn còn thấp (chiếm 0,89%); (3) BĐKH dang diễn ra với xu hướng gia tăng tiêu cực (khô hạn, xâm nhập mặn) đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa; (4) Việc quản lý đất trồng lúa, xây dựng kế hoạch sử dụng đất lúa vẫn mang tính chất tiếp cận dọc, tức là theo hướng chỉ đạo từ trên xuống, chưa có sự tham vấn của cộng đồng nên hiệu quả còn chưa cao; (5) Thiếu liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà công nghiệp nên sử dụng đất lúa nước thiếu bền vững. 3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước huyện Gò Công Đông và những vấn đề đặt ra 3.2.1. Đặc điểm thích nghi của đất lúa nước với các nhân tố biến đổi khí hậu Khả năng chịu xâm nhập mặn: Theo Nguyễn Võ Linh [2012] và Lê Anh Tuấn [2011] thì yêu cầu sinh lý của cây lúa như sau: Độ mặn1%o 4%o (g/l) thì mạ, lúa đều chết. Khả năng chịu hạn: Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây lúa: lượng mưa tối ưu đối với lúa nhà nước trời là > 1600 mm/năm; bị hạn trong thời gian từ 8 đến12 ngày vào lúc trổ bông hay chín có ảnh hưởng xấu tới sản lượng lúa; để đạt sản lượng tối ưu lượng mưa tối thiểu 1 tháng phải đạt > 50 mmm; tối đa < 650 mm với hệ số khô hạn 13 1<k<6 và trong 1 vụ gieo cấy không được có tháng hạn [Nguyễn Võ Linh, 2013]. Khả năng chịu ngập nước biển: Với ngưỡng chịu mặn < 4%0 (hay 4 g/L) thì cây lúa sẽ chết do nước biển có độ mặn trung bình rất cao 35%0. 3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước hiện tại và quá khứ 3.2.2.1. Tác động của khô hạn và xâm nhập mặn Theo Boyer [1982] và Bartel and SunKar [2005] thì nhiễm mặn và khô hạn là yếu tố giới hạn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Huyện Gò Công Đông là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của xâm nhập mặn, đặc biệt vào mùa khô, khi nước ngọt từ sông Mêkông đổ về không đủ để thau chua, rửa mặn. Giai đoạn 2002 – 2015, diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn khoảng 2.381 ha với tổng thiệt hại khoảng 56 tỷ đồng. Tác động của hạn mặn có sự khác biệt giữa 3 tiểu vùng sinh thái, đối với tiểu vùng sinh thái ven sông và tiểu vùng sinh thái ven biển là điểm cuối của nguồn nước ngọt, cùng với hạn hán kéo dài dẫn đến xâm nhập mặn sớm hơn, nguồn nước ngọt hạn chế nên sản xuất gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các xã ở khu vực tiểu vùng sinh thái nội đồng. 3.2.2.2. Tác động của triều cường và xu thế nước biển dâng 14 Đối với các xã thuộc tiểu vùng sinh thái ven biển Tân Thành, Tân Điền thì hiện tượng triều cường, NBD cao thường xuất hiện mang hơi biển từ biển vào, khu vực bị ảnh hưởng có năng suất thấp khoảng 4 tấn/ha (Vụ Thu Đông). 3.3.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến đất canh tác lúa 3.3.3.1. Tác động của nước biển dâng Diện tích lúa bị ngập nước biển gia tăng theo các kịch bản BĐKH. Khi nước NDB 12 cm (năm 2020): đất lúa toàn huyện bị ngập là 1.963,90 ha; NBD17 cm (năm 2030), đất lúa bị ngập 2.496,06 ha; NBD 75 cm (năm 2100), đất lúa bị ngập 3.534,16 ha. Toàn bộ diện tích bị ngập nước biển không thể trồng lúa. 3.3.3.2. Tác động của xâm nhập mặn Độ mặn S> 4,0%o để đánh giá diện tích lúa chết (hay mất vụ), do đó Luận án sử dụng đường đẳng mặn là ranh giới xác định diện tích lúa bị tác động do xâm nhập mặn. Kịch bản NBD 12m diện tích đất lúa bị ảnh hưởng là 4.036,66 ha; NBD 17 cm là 4.621,33 ha; NBD 75 cm là 6.533,82 ha. Diện tích đất lúa bị xâm nhập mặn sẽ không canh tác được vụ Đông Xuân. 3.3.3.3. Tác động của khô hạn Diện tích đất lúa bị ảnh hưởng bởi khô hạn cũng gia tăng theo các kịch bản BĐKH. Đến năm 2020, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng bởi khô hạn là 3.774,14 ha, năm 2030 là 3.882,9 ha (tăng 108,76 ha so với năm 2020); năm 2100 là 4.653,39 ha (tăng 770,49 15 ha so với năm 2030, tăng 879,25 ha so với năm 2020). Diện tích đất lúa bị ảnh hưởng sẽ không canh tác được vụ Đông Xuân. 3.3.3.4. Tác động tích hiựp của biến đổi khí hậu Kịch bản BĐKH đến năm 2020, đất lúa toàn huyện bị ảnh hưởng 5.544,06 ha; Đến năm 2030 là 5.669,95 ha; Đến năm 2100 là 7.027,72 ha. Về khả năng canh tác lúa thì: những diện tích đất lúa bị ngập nước biển hoàn toàn không thể trồng lúa do bị ngập thường xuyên với độ mặn quá cao. Còn các diện tích đất lúa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn chỉ gây mất thời vụ gieo trồng. 3.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với sử dụng đất lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu (1) Thay đổi tư duy nhận thức về thích ứng với BĐKH, chúng ta không nên đương đầu với thiên nhiên mà cần phải thích nghi với nó; (2) Thay đổi tư duy kinh tế làm nông nghiệp, thay đổi nhận thức về sử dụng đất lúa
Luận văn liên quan