Tính đến 31/12/2013, số người nhiễm HIV/AIDS được
phát hiện tại Nghệ An đã lên tới 7.294 người, trong đó 4.323
người biểu hiện AIDS và 2.571 người đã chết do AIDS. Hiện
tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm
HIV/AIDS còn sống với khoảng 5.545 người.
Nhằm từng bước cải thiện, nâng cao sức khỏe cho
người nhiễm HIV/AIDS, chống phân biệt kỳ thị và ngăn chặn
sự lây lan của dịch. Trong những năm qua, công tác phòng
chống HIV/AIDS tại Nghệ An đã được quan tâm, chú trọng và
nhiều hoạt động về dự phòng lây nhiễm, chăm sóc điều trị,
giám sát đánh giá, nâng cao năng lực trong phòng chống
HIV/AIDS được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại,
như: độ bao phủ của các dịch vụ chưa cao, nhiều huyện vùng
xa, miền núi cao việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm
HIV/AIDS còn nhiều khó khăn; hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ
trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập;
lây nhiễm HIV vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, số người
nhiễm HIV tiến triển thành AIDS và nhu cầu chăm sóc, điều trị
ngày càng nhiều.
14 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Định, Nguyễn Thanh Long, Phan Trọng Lân và
cộng sự (2014), “Thực trạng tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng tỉnh Nghệ An năm
2012”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIV, Số 8 (157), Hà
Nội. Tr. 79 - 85
2. Nguyễn Văn Định, Nguyễn Thanh Long, Phan Trọng Lân và
cộng sự (2014), “Hiệu quả hoạt động tư vấn, chăm sóc và
hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng tỉnh Nghệ An
sau 4 năm can thiệp, 2008 - 2012”, Tạp chí Y học Dự
phòng, Tập XXIV, Số 8 (157), Hà Nội. Tr. 86 - 92.
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
----------*----------
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
HIỆU QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN,
CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
TẠI CỘNG ĐỒNG Ở 5 HUYỆN CỦA NGHỆ AN,
2008 - 2012
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2015
2
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1, GS. TS. Nguyễn Thanh Long
2, PGS. TS. Phan Trọng Lân
1. PGS.TS. Trần Lan Anh
Phản biện 1: .......................................................... .....
............................................................ ...
Phản biện 2: .............................................................. .
...............................................................
Phản biện 3: ...............................................................
...............................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện,
tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
27
1. Tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi
hành vi và tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác
hại, đặc biệt với đối tượng có học vấn thấp, sống độc thân, thất
nghiệp, còn tiêm chích ma túy và vẫn hoạt động mại dâm. Chú
trọng xây dựng mạng lưới đồng đẳng viên.
2. Biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng cần được nhân rộng, đặc biệt
áp dụng cho các địa bàn miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân
tộc, có địa hình đi lại phức tạp và điều kiện kinh tế của người
dân còn gặp nhiều khó khăn.
26
Mô hình can thiệp có hiệu quả cao (có ý nghĩa thống kê ở đa số
các chỉ số):
- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được tư vấn hỗ trợ thường xuyên
(từ 66,1% lên 80,8%), tăng tỷ lệ bạn tình làm xét nghiệm
HIV (từ 66,1% lên 83,3%).
- Giảm tỷ lệ đối tượng bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa
lánh (từ 2,7% xuống 1,3% và từ 4,5% xuống 3,6%); tăng tỷ lệ
người nhiễm được gia đình chăm sóc, hỗ trợ (từ 82,2% lên
91,4%), tăng tỷ lệ nhận được chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng
(từ 35,7% lên 66,9%).
- Tăng tỷ lệ người nhiễm nhận được dịch vụ chăm sóc điều trị:
được điều trị ARV (từ 26,5% lên 84,1%), được chụp X - Quang
phát hiện Lao (từ 34,7% lên 52,3%).
- Tăng tỷ lệ nhận được các dịch vụ can thiệp giảm hại: nhận
bao cao su (từ 62,8% lên 72,4%), nhận bơm kim tiêm (từ
48,1% lên 57,5%) và được sinh hoạt câu lạc bộ người nhiễm
(từ 16,8% lên 24,0%).
- Giảm hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người nhiễm
HIV/AIDS: giảm tiêm chích ma túy trong tháng qua ( từ 67,1%
xuống 38,7%); giảm tỷ lệ không dùng bao cao su lần quan hệ
tình dục gần nhất và không thường xuyên dùng bao cao su 12
tháng qua với gái mại dâm đối với nam và khách làng chơi đối
với nữ (ở nam từ 18,2% xuống 8,9% và từ 57,1% xuống
42,4%; ở nữ từ 44,8% xuống 35,0% và từ 62,2% xuống
50,0%).
- Giảm tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV (từ 20,0% xuống 15,7%).
KHUYẾN NGHỊ
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến 31/12/2013, số người nhiễm HIV/AIDS được
phát hiện tại Nghệ An đã lên tới 7.294 người, trong đó 4.323
người biểu hiện AIDS và 2.571 người đã chết do AIDS. Hiện
tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm
HIV/AIDS còn sống với khoảng 5.545 người.
Nhằm từng bước cải thiện, nâng cao sức khỏe cho
người nhiễm HIV/AIDS, chống phân biệt kỳ thị và ngăn chặn
sự lây lan của dịch. Trong những năm qua, công tác phòng
chống HIV/AIDS tại Nghệ An đã được quan tâm, chú trọng và
nhiều hoạt động về dự phòng lây nhiễm, chăm sóc điều trị,
giám sát đánh giá, nâng cao năng lực trong phòng chống
HIV/AIDS được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại,
như: độ bao phủ của các dịch vụ chưa cao, nhiều huyện vùng
xa, miền núi cao việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm
HIV/AIDS còn nhiều khó khăn; hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ
trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập;
lây nhiễm HIV vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, số người
nhiễm HIV tiến triển thành AIDS và nhu cầu chăm sóc, điều trị
ngày càng nhiều.
Các nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt
động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng
đồng trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, tại
Nghệ An chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá về vấn đề
4
này. Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục
tiêu:
1. Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại
5 huyện của Nghệ An năm 2008.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012.
Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của luận án;
1. Luận án có giá trị thực tiến cao do lựa chọn đối tượng
nghiên cứu can thiệp là nhóm người nhiễm HIV/AIDS đang
quản lý tại cộng đồng, là nguồn lây nhiễm HIV và là đối tượng
nghèo, yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu được triển
khai lần đầu tiên tại các huyện miền núi và đáp ứng được nhu
cầu thực tế, mong mỏi của người nhiễm HIV/AIDS là người
dân tộc, sinh sống tại vùng cao, vùng xa. Vì lẽ đó, can thiệp đã
đóng góp không những cho chương trình phòng chống
HIV/AIDS, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện
các chính sách xã hội đối với các vùng, miền và đối tượng khó
khăn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đề ra.
2. Xác định và xây dựng được biện pháp can thiệp tư vấn,
chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho người nhiễm HIV/AIDS tại
cộng đồng và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và
tình hình dịch HIV/AIDS ở 5 huyện trọng điểm của Nghệ An.
3. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp kinh nghiệm thực tiễn
cho việc xây dựng nội dung và mở rộng hoạt động tư vấn,
chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở các
địa phương khác của tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi, nơi có
25
- Người nhiễm HIV/AIDS bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ,
xa lánh vẫn còn diễn ra (2,7% và 4,5%); chỉ có 35,7% nhận
được chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng.
- Tỷ lệ được khám và điều trị thấp: ARV (26,5%), điều trị dự
phòng Cotrimoxazole (37,5%) và điều trị nhiễm trùng cơ hội
(40,0%), chụp X- Quang phổi phát hiện Lao (34,7%), khám và
điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (2,7%).
- Tỷ lệ nhận được hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV thấp: 48,1%
nhận được bơm kim tiêm, 62,8%, nhận được bao cao su.
Hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người nhiễm HIV/AIDS cao:
- Nguy cơ lây truyền HIV cao qua con đường tiêm chích ma
túy: 78,4% đã từng tiêm chích ma túy; 67,1% có tiêm chích ma
túy trong tháng qua; dùng chung bơm kim tiêm cao (24,4%).
Không nhận được hỗ trợ từ đồng đẳng viên có nguy cơ dùng
chung bơm kiêm tiêm cao hơn nhóm nhận được hỗ trợ từ đồng
đẳng viên (95%CI: 1,08 - 5,61).
- Nguy cơ lây truyền HIV cao qua đường tình dục: tỷ lệ không
thường xuyên dùng bao cao su trong 12 tháng qua với các loại
bạn tình là 57,1% ở nam , và 62,0% ở nữ); sống cùng
vợ/chồng, được điều trị ARV, nhận được bao cao su, được hỗ
trợ đồng đẳng viên có hành vi luôn sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục cao hơn nhóm sống độc thân (95%CI: 4,02 -
14,56), không được điều trị ARV (95%CI: 1,11 - 5,19), không
nhận được bao cao su (95%CI: 1,24 - 5,35) và không được hỗ
trợ đồng đẳng (95%CI: 1,16 - 4,86).
2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng tỉnh Nghệ An sau 4 năm
can thiệp (2008 - 2012).
24
Do được TVCSHT và được cấp phát BKT nên hành vi
TCMT không an toàn được cải thiện đáng kể tại địa bàn triển
khai sau 4 năm can thiệp. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn TCMT
tháng trước điều tra đã giảm rõ rệt (p< 0,01). Tuy vậy, tỷ lệ đối
tượng có TCMT trong tháng trước điều tra vẫn dùng chung
BKT giảm chưa nhiều, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Đã có những thay đổi nhất định trong hành vi QHTD
không an toàn của nam nhiễm HIV với GMD, tỷ lệ không sử
dụng BCS đã giảm trong cả lần QHTD gần nhất cũng như trong
12 tháng trước cuộc điều tra đánh giá sau can thiệp. Song, sự
thay đổi này còn hạn chế, chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Đối với bạn tình thường xuyên, tỷ lệ không thường xuyên sử
dụng BCS đã không giảm sau can thiệp ở cả trong lần QHTD
gần nhất và trong 12 tháng trước cuộc điều tra. Các kết quả trên
cho thấy, truyền thông thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
và can thiệp giảm hại là nội dung cần quan tâm, chú trọng và
bền bỉ trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm ngăn
chặn có hiệu quả sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can
thiệp tại 5 huyện năm 2008.
Chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV vẫn còn thấp: tỷ
được tư vấn hỗ trợ thường xuyên chưa cao (66,1%); chỉ có
66,1% bạn tình làm xét nghiệm HIV.
Chất lượng chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn
hạn chế:
5
đồng bào dân tộc sinh sống với điều kiện kinh tế gặp nhiều khó
khăn.
Bố cục của luận án: Luận án gồm 130 trang (không kể phụ
lục), được chia ra: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1- Tổng quan:
35 trang; Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 23
trang; Chương 3- Kết quả: 30 trang; Chương 4- Bàn luận: 37
trang; Kết luận: 2 trang; Khuyến nghị: 1 trang; 27 bảng, 20 biểu
đồ, 2 hình, 3 sơ đồ và 150 tài liệu tham khảo, trong đó 104 tài
liệu tiếng Việt và 46 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại cộng đồng
Hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ (TVCSHT) người
nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng là biện pháp chăm sóc,
hỗ trợ, điều trị và dự phòng toàn diện dựa vào cộng đồng mới
được tiến hành tại Việt Nam trong những năm gần đây.
TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng được
phát triển từ chương trình quản lý, chăm sóc, tư vấn người
nhiễm HIV/AIDS với 2 nội dung chính: tư vấn và chăm sóc, hỗ
trợ. Ngoài ra, nó còn gắn kết nhiều chương trình khác sẵn có.
1.2. Nguyên tắc tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS dựa vào cộng đồng
- Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là
quá trình lâu dài, toàn diện, liên tục.
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được TVCSHT
toàn diện và phù hợp như những người khác trong cộng đồng,
không phân biệt đối xử.
6
- Đáp ứng dịch vụ chăm sóc phù hợp cho người nhiễm
HIV/AIDS trên nguyên tắc bí mật, quản lý tốt hồ sơ bệnh án, tư
vấn trước khi thông báo.
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền tham gia vào lập kế
hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc và điều trị.
- Cơ sở cho việc chăm sóc và điều trị những người
nhiễm HIV/AIDS là can thiệp sớm, theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ
tăng cường sức khỏe.
- Khuyến khích và hỗ trợ các dịch vụ TVCSHT người
nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng, lồng ghép với mạng lưới
chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.3. Nội dung tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS dựa vào cộng đồng
- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện: được coi là đầu
vào của mọi hoạt động dự phòng và chăm sóc. TVXNTN có 3
cấp độ: tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm và tư
vấn hỗ trợ thường xuyên.
- Chăm sóc/quản lý lâm sàng: bao gồm điều trị dự
phòng, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cơ hội, quản lý và hỗ
trợ tuân thủ điều trị ARV và giảm đau, chăm sóc giảm nhẹ.
- Hỗ trợ tâm lý và kinh tế - xã hội, bao gồm: hỗ trợ
đồng đẳng; hỗ trợ việc làm; hỗ trợ kinh tế (dinh dưỡng và các
nhu cầu thiết yếu); giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; hỗ trợ cuối
đời; bảo vệ các quyền của người nhiễm, miễn học phí cho các
đối tượng trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Dự phòng lây nhiễm HIV: bao gồm khuyến khích tình
dục an toàn, các biện pháp giảm tác hại trong nhóm nguy cơ
23
cộng đồng và dễ được người nhiễm cũng như các đối tượng
nguy cơ cao chấp nhận. Hoạt động tư vấn đã có nhiều thay đổi
tích cực, tỷ lệ được tư vấn hỗ trợ thường xuyên tăng rõ rệt và tỷ
lệ bạn tình của người nhiễm làm xét nghiệm HIV tăng cao.
4.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS của gia đình
và cộng đồng
Sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng sau 4
năm can thiệp đã đạt kết quả tốt. Những số liệu về tỷ lệ người
nhiễm HIV/AIDS được gia đình và cộng đồng chăm sóc, hỗ trợ
đã tăng lên rõ rệt, tỷ lệ bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa
lánh cũng đã giảm sau can thiệp. Như vậy, trong thời gian qua
công tác tư vấn, truyền thông được tăng cường với nhiều nội
dung và hình thức phong phú đã làm chuyển đổi nhìn nhận của
đại bộ phận cộng đồng về căn bệnh HIV/AIDS, tuy nhiên để
tiến tới xoá bỏ sự xa lánh, ruồng bỏ của gia đình và cộng đồng
đối với người nhiễm HIV/AIDS đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn
nữa trong công tác truyền thông, tuyên truyền về chống kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
4.2.3. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS
Sau 4 năm can thiệp, người nhiễm HIV/AIDS tại các
địa bàn nghiên cứu đã có khả năng tiếp cận với các dịch vụ dễ
dàng hơn. Các tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được điều trị
nhiễm trùng cơ hội, điều trị ARV, được chụp X - Quang phát
hiện Lao; được cung cấp BCS, nhận được BKT; được hỗ trợ từ
đồng đẳng viên, được sinh hoạt câu lạc bộ đều tăng rõ rệt, có ý
nghĩa thống kê (p<0,01 và p<0,05).
4.2.4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm
HIV/AIDS
22
tháng qua với các loại bạn tình của người nhiễm HIV/AIDS có
sự chênh lệch do liên quan đến nhiều yếu tố như ý thức về hành
vi tình dục an toàn của bản thân người nhiễm HIV, do bạn tình
yêu cầu, hoặc mức độ sẵn có BCSTuy nhiên, việc có một tỷ
lệ cao nam nhiễm HIV/AIDS không dùng BCS với GMD và
các loại bạn tình cho thấy kết quả của việc giáo dục hành vi,
đặc biệt là hành vi tình dục chưa làm chuyển đổi căn bản nhận
thức, dẫn đến việc thực hành sử dụng BCS chưa triệt để hoặc
còn thấp đối với các loại bạn tình của người nhiễm HIV/AIDS.
4.1.6. Ảnh hưởng một số yếu tố đến hành vi nguy cơ lây
truyền HIV
Với hành vi dùng chung BKT, việc được nhận hỗ trợ từ
đồng đẳng viên được tìm thấy là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
này. Với hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn
tình trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn đã cho thấy: các
đặc điểm về tình trạng hôn nhân, được điều trị ARV, được hỗ
trợ BCS và nhận hỗ trợ từ đồng đẳng viên thực sự có ảnh
hưởng đến hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD. Kết quả phân
tích này là cơ sở để kế hoạch phòng chống HIV/AIDS và xây
dựng, triển khai các biện pháp can thiệp có hiệu quả.
4.2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng
4.2.1. Hiệu quả về tư vấn xét nghiệm HIV
Sau 4 năm can thiệp, các nội dung TVXNTN tại địa bàn
nghiên cứu đã đạt được kết quả tốt với nhiều chỉ số đánh giá
tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Biện pháp can thiệp
TVCSHT trong nghiên cứu này về tổ chức các nội dung
TVXNTN tại tuyến huyện, tỏ ra hợp lý và hiệu quả do gần gũi
7
cao, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, điều trị dự phòng sau
phơi nhiễm, dự phòng phổ cập.
- Phối hợp với các dịch vụ sức khỏe và huy động cộng
đồng: bao gồm các chương trình lồng ghép dự phòng, chăm
sóc, điều trị và huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn
thể (kể cả người nhiễm HIV/AIDS) vào hoạt động TVCSHT.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là người nhiễm HIV/AIDS đang được
quản lý tại gia đình với tiêu chuẩn: đã được xét nghiệm khẳng
định HIV dương tính; đã biết về tình trạng nhiễm HIV/AIDS
của bản thân; hiện đang sống tại gia đình, có danh sách hồ sơ
quản lý, được thông báo và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Tại 5 huyện/thị của Nghệ An, gồm: TP.
Vinh, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và TX. Thái Hòa.
Thời gian nghiên cứu: Từ 7/2008 đến 10/2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng
đồng (so sánh trước - sau, thông qua hai cuộc điều tra cắt ngang
trước và sau can thiệp).
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra cắt ngang
(Cross Sectional study), kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp.
- Tiến hành thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi phỏng
vấn được nhóm nghiên cứu xây dựng.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
8
Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu cho
thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, so sánh trước và sau
can thiệp. Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Tính được n = 265. Cỡ mẫu này được áp dụng cho điều
tra lần 1 trước can thiệp và điều tra lần 2 sau can thiệp.
Trên thực tế, đã điều tra lần 1 trước can thiệp 335
người. Điều tra lần 2 sau can thiêp là 308 người.
Phương pháp chọn mẫu:
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có chủ
đích kết hợp chọn ngẫu nhiên. Chọn chủ đích 5 huyện. Cỡ mẫu
265 được chia cho 5 địa bàn nghiên cứu theo tỷ lệ với tổng số
người nhiễm đang còn sống, quản lý được của từng huyện.
- Lập khung mẫu tại mỗi huyện là danh sách người
nhiễm HIV/AIDS đang quản lý tại cộng đồng của từng huyện
và có địa chỉ đến tận xã/phường. Sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống đối với từng huyện.
Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được nhập, sử dụng phần mềm EPI - Info bản 6.04.
- Sử dụng phần mềm STATA 10 để phân tích.
- Để đánh giá hiệu quả trước và sau can thiệp trên các chỉ số
nghiên cứu, chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính cho từng chỉ số :
| p1 - p2 |
CSHQ (%) = x 100
p1
Trong đó: p1: tỷ lệ trước can thiệp; p2: tỷ lệ sau can thiệp
2
12
2
11
)(
)21(2)11(1)1(2
PP
PPPPZPPZ
n
21
Người nhiễm Lao vừa nhiễm HIV sẽ chuyển thành bệnh Lao
cao gấp 30-50 lần so với tỷ lệ Lao đơn thuần. Ngược lại, nhiễm
HIV vừa bị mắc Lao: sẽ phát triển tình trạng nhiễm HIV thành
bệnh AIDS nhanh hơn bình thường.
Cũng như tiếp cận dịch vụ chăm sóc điều trị, tiếp cận
các dịch vụ hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam tại
thời điểm nghiên cứu vẫn còn khó khăn. Người nhiễm trong 6
tháng trước điều tra nhận được chủ yếu là tài liệu truyền thông.
Các hỗ trợ cần thiết như BCS, BKT, giới thiệu khám điều trị
các BLTQĐTD, hỗ trợ đồng đẳng và được sinh hoạt câu lạc bộ
còn rất hạn chế.
4.1.5. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm
HIV/AIDS
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ cao đối tượng nghiên
cứu vẫn tiếp tục TCMT trong tháng trước điều tra với tần suất
người nhiễm HIV/AIDS sử dụng chung BKT cao. Tỷ lệ đối
tượng có TCMT trong tháng qua ở nghiên cứu này cao hơn
nghiên cứu của QTC 2006 tại Nghệ An (60,2%) và miền Nam
(34,0%), nhưng thấp hơn miền Bắc (71,0%). Nghệ An là một
trong những điểm nóng của cả nước về buôn bán, vận chuyển,
tàng trữ và sử dụng ma túy trái phép, số người NCMT có hồ sơ
quản lý toàn tỉnh rất cao (5.000 người vào cuối năm 2008).
Giám sát trọng điểm năm 2007 cho kết quả, tỷ lệ người nhiễm
HIV/AIDS trong nhóm NCMT tại Nghệ An rất cao (28,3%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hành vi QHTD của
người nhiễm HIV/AIDS chứa đựng nhiều nguy cơ làm lây
truyền HIV: tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần đây nhất và 12
20
2006 tại Nghệ An (1,0%). Mặc dù vậy, so với những năm trước
đây, sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng đối với người nhiễm
nhiễm HIV/AIDS đã được cải thiện đáng kể.
T