Phần này sẽ trình bày về xu hướng nghiên cứu về kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu đó, khoảng trống nghiên cứu sẽ được xác định làm
định hướng cho nội dung nghiên cứu của luận án.Nghiên cứu về kế toán
thuế TNDN tập trung vào ba quan điểm nghiên cứu chính. Đó là: (i) Mối
quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN, (ii) Thuế và Kế toán thuế TNDN,
(iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN.
Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế
TNDN đều kết luận rằng, kế toán và thuế có mối tương quan lẫn nhau.
Mức độ liên kết giữa kế toán và thuế có sự khác biệt giữa một số quốc gia
xu hướng chung là hướng tới sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế
và khuôn khổ quy định về kế toán để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng
sử dụng thông tin trên BCTC. Điển hình là các nghiên cứu nghiên cứu
của Aisbit (2002); Cuzdriorean (2010); Napoca (2014);), Freedman
(2004), Logan (2011).
Nghiên cứu về kế toán thuế TNDN, Carey (1944) đưa ra vấn đề về
việc ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí hay lợi nhuận được phân
phối? Theo Nurnberg (1971), TNDN được ghi nhận là một khoản chi phí
là phù hợp với lý thuyết độc quyền. Tuy nhiên, ông chưa đề cập đến việc
ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí ảnh hưởng như thế nào đến
các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính (BCTC).
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRẦN THỊ HƯƠNG
HOµN THIÖN KÕ TO¸N THUÕ THU NHËP DOANH NGHIÖP
TRONG C¸C DOANH NGHIÖP X¢Y L¾P TR£N §ÞA BµN
THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 9 34 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Tài chính
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Thu Hồng
PGS.TS Nguyễn Thị Lời
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Tài chính
Vào hồi ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Tài chính
1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày về xu hướng nghiên cứu về kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp (TNDN) trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu đó, khoảng trống nghiên cứu sẽ được xác định làm
định hướng cho nội dung nghiên cứu của luận án.Nghiên cứu về kế toán
thuế TNDN tập trung vào ba quan điểm nghiên cứu chính. Đó là: (i) Mối
quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN, (ii) Thuế và Kế toán thuế TNDN,
(iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN.
Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế
TNDN đều kết luận rằng, kế toán và thuế có mối tương quan lẫn nhau.
Mức độ liên kết giữa kế toán và thuế có sự khác biệt giữa một số quốc gia
xu hướng chung là hướng tới sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế
và khuôn khổ quy định về kế toán để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng
sử dụng thông tin trên BCTC. Điển hình là các nghiên cứu nghiên cứu
của Aisbit (2002); Cuzdriorean (2010); Napoca (2014);), Freedman
(2004), Logan (2011).
Nghiên cứu về kế toán thuế TNDN, Carey (1944) đưa ra vấn đề về
việc ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí hay lợi nhuận được phân
phối? Theo Nurnberg (1971), TNDN được ghi nhận là một khoản chi phí
là phù hợp với lý thuyết độc quyền. Tuy nhiên, ông chưa đề cập đến việc
ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí ảnh hưởng như thế nào đến
các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính (BCTC).
Buckwold (2000), làm rõ được bản chất của thuế TNDN, các nhân tố
ảnh hưởng đến thuế TNDN và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến
lược về thuế. Doehring (2011) đã làm rõ bản chất của thuế TNDN hoãn
lại và vai trò của thuế TNDN hoãn lại trong việc ra quyết định quản lý và
giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
2
nhiên, ông chỉ tập trung làm rõ tác động của thuế TNDN hoãn lại mà
không trực tiếp giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong việc xác định, ghi
nhận và trình bày thuế TNDN hoãn lại trên BCTC.
Kieso, Weygandt, Warfield (2015), đã làm rõ cơ sở xác định thuế
TNDN hiện hành và hoãn lại và chú trọng hơn đến việc trình bày thông
tin về thuế TNDN trên BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
việc làm rõ hơn các nội dung được quy định tại IAS12, chưa làm rõ các
biện pháp kỹ thuật để xử lý những giao dịch phức tạp của thuế TNDN
hoãn lại nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC.
Các công trình nghiên cứu về kế toán thuế TNDN ở Việt Nam tập
trung chủ yếu làm rõ hơn VAS 17 và việc vận dụng VAS 17 trong doanh
nghiệp, điển hình là các nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Duy (2006); Phan
Thị Anh Đào (2011); Vũ Thị Vân Anh (2014); Bùi Minh Tân
(2014);Trần Phương Thúy (2015); Nguyễn Thị Sâm (2017); Đỗ Thị
Thanh Tâm và Mai Thị Sen (2018). Hầu hết các nghiên cứu đều hướng
đến việc giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn VAS 17 và chế độ kế toán
về thuế TNDN chưa hướng đến việc nâng cao tính hữu ích của các thông
tin về thuế TNDN trên BCTC của các đối tượng sử dụng thông tin. Vấn
đề này sẽ được luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện.
1.2. Các công trình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN
được thực hiện trên cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó tập
trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN như: Nhà đầu
tư vốn, chủ sở hữu, cung cấp tín dụng, những biến cố lịch sử, tình hình
lạm phát, nhân lực kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp, việc hỗ trợ chuyên
môn của các chuyên gia, điển hình là nghiên cứu của Nobes và Parker
(1995); Komala (2012); Holland & Richard Jackson (2002); Al-Baskeki
(1995) và Short (1990);Noor Azizi ISsmail và cộng sự (2007). Nhìn
3
chung, nghiên cứu các nhân tố tác động đến kế toán nói chung và kế toán
thuế TNDN nói riêng thấy rằng, kế toán không chỉ là sự áp đặt thực hiện
theo các quy định có sẵn mà cũng chịu sự tác động của mối quan hệ cũng -
cầu và đặc điểm của thực trạng nền kinh tế - văn hóa - xã hội trong từng
giai đoạn lịch sử.
Trên góc độ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế
TNDN trên cả phương diện định tính và định lượng tập trung vào các
nhân tố như chính sách pháp luật, nhân lực kế toán, công nghệ thông tin,
lãnh đạo doanh nghiệp, môi trường kinh tế, khâu tổ chức hướng dẫn
thực hiện, áp lực cân đối giữa chi phí và Nguyễn Thị Thu Hoàn (2016);
Trần Đình Khôi Nguyên (2013); PGS.TS. Bùi Thị Mai Hòa và ThS.
Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015); Nguyễn Phúc Sinh (2008); Đậu Thị Kim
Thoa (2015); Đoàn Ngọc Phi Anh và Cao Thị Hoa (2016); Tô Hồng
Thiên (2017).
2. Khoảng trống tri thức mà đề tài tiếp tục nghiên cứu
Về định hướng nghiên cứu: Chưa có một công trình nào theo định
hướng hoàn thiện kế toán thuế TNDN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về
thuế TNDN trên BCTC phục vụ cho việc ra quyết định của các đối tượng
sử dụng.
Về phương pháp nghiên cứu: Chưa có một công trình nào áp
dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng (định tính kết hợp với định
lượng) để hoàn thiện kế toán thuế thuế TNDN.
Về phạm vi nghiên cứu: chưa có công trình nghiên cứu nào
trước đây sử dụng phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp xây lắp
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Lý do chọn đề tài
Kế toán thuế (TNDN) là một vấn đề khó và tương đối phức tạp. Việc
nghiên cứu để hoàn thiện kế toán thuế TNDN nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin về thuế TNDN trên BCTC của các đối tượng sử dụng thông tin
4
được xem là cấp thiết, phù hợp với điều kiện thực tế đang diễn ra hiện
nay ở Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Chính
vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành
phố Hà Nội" là mục tiêu cấp thiết của luận án.
4. Mục tiêu nghiên cứu
(i) Làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán thuế TNDN.
(ii) Nghiên cứu thực trạng kế toán thuế TNDN trong các doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(iii) Đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kế
toán thuế TNDN.
(iv) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin về thuế TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Để thực hiện mục tiêu trên câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
(i) Kế toán thuế TNDN bao gồm những nội dung nào?
(ii) Các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội thực
hiện kế toán thuế TNDN như thế nào?
(iii) Nhân tố nào ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN trong các doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội?
(iv) Giải pháp và khuyến nghị cần đưa ra nhằm hoàn thiện kế toán
thuế TNDN trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán thuế TNDN trong các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2015- 2018. Mẫu khảo sát bao gồm
200 doanh nghiệp đã đang và sẽ niêm yết chứng khoán.
5
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp
định lượng
Phương pháp định tính sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xác định
những nhân tố gây ra những hạn chế của kế toán thuế TNDN trong các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng bảng hỏi.
Phương pháp định lượng để đo lường, đánh giá thang đo mô hình hồi quy
và đánh giá tác động của từng nhân tố trong mô hình này đối với các
doanh nghiệp.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài có hướng nghiên cứu mới: Luận án hướng đến việc hoàn thiện
kế toán thuế TNDN trên cơ sở nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế
TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Đề tài có phương pháp nghiên cứu mới: Phương pháp định tính kết
hợp với phương pháp định lượng.
Đối tượng nghiên cứu mới: Các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Về mặt thực tiễn: Hướng nghiên cứu của đề tài không chỉ hữu ích đối
với các đối tượng sử dụng thông tin về thuế TNDN trên BCTC mà còn
nâng cáo uy tín của doanh nghiệp.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp
Công tác kế toán phục vụ cho mục đích thuế cũng đã manh nha từ
khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhằm theo dõi, giám sát hoạt
động thương mại và hệ thống thuế rất phức tạp của chính quyền La Mã.
Tuy nhiên, đến những năm 1930 và 1940 các tiêu chuẩn chuyên nghiệp
đầu tiên về kế toán thuế TNDN bắt đầu được bàn thảo và dần được phát
triển trên các tạp chí chuyên nghiệp vào những năm 1950. Cho đến đầu
tháng 6 năm 1979 chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 (IAS 12) được chính
thức ban hành trên cơ sở bản dự thảo công bố vào tháng 4/1978. Cho đến
nay IAS 12 liên tục được bổ sung, sửa đổi để đạt được mục tiêu làm rõ
cách thức xử lý kế toán thuế TNDN nhằm trình bày thông tin thuế TNDN
trên BCTC một cách rõ ràng và trung thực hơn.
1.1.2. Bản chất của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo IAS 12: "Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là việc phản
ánh các hậu quả về thuế ở kỳ hiện tại và tương lai của sự phục hồi trong
tương lai về giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và
các giao dịch, sự kiện khác được ghi nhận trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp".
Như vậy, bản chất của kế toán thuế TNDN chính là kế toán phản ánh
đối tượng thuế TNDN.
1.1.3. Mục tiêu của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Một là, xác định và ghi nhận số tiền thuế phải nộp hoặc được hoàn
lại trong năm hiện hành.
7
Hai là, xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do tác động về thuế trong tương lai của
các sự kiện đã được ghi nhận trong BCTC.
1.1.4. Vai trò của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc hạch toán thuế TNDN liên quan nhiều đến việc đánh giá, phán
đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giúp cho các đối tượng sử
dụng thông tin trên BCTC có thêm thông tin đánh giá sát thực hơn về tình
hình tài chính của doanh nghiệp, trách nghiệm của doanh nghiệp với
Nhà nước.
1.1.5. Khung pháp lý về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhìn chung, khung pháp lý về kế toán các quốc gia bao gồm các
thành tố sau: Luật kế toán; văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; hệ thống
chuẩn mực kế toán; thông tư, chế độ kế toán....
1.2. Mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về kế toán và hình
sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa kế toán và thuế có mối tương quan lẫn nhau. Mức
độ liên kết giữa kế toán và thuế có sự khác biệt giữa một số quốc gia xu
hướng chung là hướng tới sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế và
khuôn khổ quy định về kế toán để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng sử
dụng thông tin trên BCTC.
1.3. Nhu cầu thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo
cáo tài chính
Đối với Nhà nước: Các thông tin về thuế TNDN trên BCTC giúp
cho cơ quan nhà nước quản lý thuế TNDN.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Giúp các nhà quản lý đánh giá
được chi phí và lợi ích của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai phát
sinh từ những tác động của thuế TNDN.
Đối với các nhà đầu tư và chủ nợ, nhà phân tích và tư vấn tài
chính: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chất lượng các
8
khoản thu nhập của doanh nghiệp thông qua việc đối chiếu lợi nhuận kế
toán trước thuế với thu nhập chịu thuế, Don Kieso, Jerry Weygandt,
Terry Warfield (2015).
1.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.4.1. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp
Chất lượng thông tin thuế TNDN có tốt hay không phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng thông tin trên chứng từ kế toán. Các quy định về
chứng từ luôn được quy định cụ thể trong khuôn khổ pháp lý về kế toán.
1.4.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Thuế thu nhập hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc được thu
hồi) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện
hành. Việc ghi nhận thuế TNDN là chi phí thời kỳ là phù hợp với cách
tiếp cận về chi phí của hệ thống kế toán nói chung. Có hai phương thức
chủ yếu để xác định thuế TNDN hiện hành.
Một là, sây dựng một hệ thống kế toán phục vụ riêng cho mục đích
tính thuế của doanh nghiệp.
Hai là, sử dụng thông tin kế toán tài chính để điều chỉnh cho mục
đích tính thuế.
1.4.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Thuế thu nhập hoãn lại là sản phẩm riêng của kế toán, là số thuế thu
nhập được hoãn lại trong năm hiện hành và sẽ phải nộp hoặc được khấu
trừ trong tương lai phát sinh từ sự khác biệt trong việc ghi nhận giá trị ghi
sổ của các khoản mục tài sản, nợ phải trả với cơ sở tính thuế của nó. Thuế
TNDN hoãn lại bao gồm thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế
TNDN hoãn lại. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN
hoãn lại đều đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản, nợ phải trả theo chuẩn mực
kế toán.
9
1.4.4. Kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc kế khai, quyết toán thuế TNDN được thực hiện theo quy định
của pháp luật thuế TNDN. Mỗi quốc gia có các quy định riêng về việc kê
khai và quyết toán thuê tùy thuộc vào cách thức quản lý thuế, trình độ
phát triển của nền kinh tế và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Thông
thường việc kê khai được thực hiện theo quý và quyết toán theo năm.
1.4.5. Xử lý kế toán sau quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc xử lý chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu trên biên bản
quyết toán thuế được thực hiện theo chuẩn mực, chế độ kế toán của từng
quốc gia.
1.4.6. Trình bày thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo
cáo tài chính
Theo IAS 12 và VAS 17, các chỉ tiêu về thuế TNDN hiện hành và
hoãn lại cần phải được trình bày riêng rẽ trên BCTC, thuyết minh BCTC
cần phải giải trình rõ, cơ sở tính, phương pháp tính và tác động của nó
đến tài sản, nguồn vốn, chi phí, lợi ích của doanh nghiệp.
1.5. Lý thuyết nền có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Luận án sử dụng lý thuyết hành vi, lý thuyết về hệ thống thông tin, lý
thuyết về lợi ích và chi phí.
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.6.1. Hệ thống chính sách pháp luật
Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010); Nguyễn Thị Thu
Hoàn (2016) cũng cho thấy mọi sự phức tạp, chồng chéo, không rõ
ràng của các quy định trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến kế toán
thuế TNDN.
1.6.2. Lãnh đạo doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Verbrugga, Christaens và Milis (2008), việc
thực hiện các mục tiêu lãnh đạo doanh nghiệp ít nhiều đều có ảnh hưởng
10
đến kế toán thuế TNDN. Đặc biệt là tính hữu ích của thông tin về thuế
TNDN trên BCTC.
1.6.3. Chất lượng nhân lực kế toán
Trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của kế toán không tốt sẽ
vận dụng sai lệch chính sách pháp luật quy định về kế toán thuế TNDN,
làm ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin về thuế TNDN trên BCTC.
Trần Đình Khôi Nguyên (2010) (2011) và Nguyễn Thị Thu Hoàn (2016)
cũng đều ghi nhận nhân tố này có tác động đến công tác kế toán.
1.6.4. Công nghệ thông tin
Tô Thị Hồng Thiên (2017), việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp gia tăng khả năng và năng lực làm việc
của kế toán trong quá trình xử lý dữ liệu và làm cho chất lượng dữ liệu
tạo ra từ hệ thống có chất lượng hơn.
1.6.5. Tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và tư vấn
Nguyễn Phúc Sinh (2008) cũng đã xác định ảnh hưởng của nhân tố
này đến tính hữu ích của các thông tin cung cấp trên BCTC, trong đó có
thông tin về thuế TNDN.
1.6.6. Đặc điểm nền kinh tế
PGS.TS Mai Ngọc Anh (2014), Trình độ phát triển kinh tế và sự phát
triển của thị trường chứng khoán đạt ra yêu cầu đối với thông tin kế toán
ở các mức độ khác nhau. Nguyễn Phúc Sinh (2008) cho rằng, nền kinh tế
thị trường không minh bạch, công tác kế toán thuế TNDN sẽ rất khó khăn.
1.6.7. Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí
Nguyễn Phúc Sinh (2008), áp lực cân đối giữa lợi ích và chi phí
trong công tác kế toán sẽ tác động đến tính hữu ích của thông tin kế toán
cung cấp trên BCTC.
Kết luận chương 1
Chương 1 luận án đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản của kế
toán thuế TNDN. Tóm tắt những quan điểm của các nhà nghiên cứu về
11
lịch sử hình thành, bản chất, vai trò kế toán thuế TNDN, các nhân tố ảnh
hưởng đến kế toán thuế TNDN, phương pháp ghi nhận và trình bày các
thông tin về thuế TNDN hiện hành và hoãn lại trên BCTC.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Doanh nghiệp xây lắp hiểu theo cách chung nhất là doanh nghiệp sản
xuất, lắp đặt các sản phẩm là các công trình xây dựng cơ bản như: nhà ở,
văn phòng, trung tâm thương mại, đường giao thông v.v
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn,
kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, nơi sản
xuất gắn liền với nơi tiêu thụ, sản phẩm xây lắp phụ thuộc nhiều vào điều
kiện địa phương, điều kiện thi công sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo
giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu); lợi
nhuận thuần thực tế thường thấp hơn nhiều lần so với lợi nhuận định mức
trong dự toán. Những đặc điểm này đều có tác động không nhỏ đến công
tác kế toán thuế TNDN.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
Tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp trên địa
bàn thành phố Hà Nội chủ yếu theo hình thức trực tuyến chức năng.
2.1.3. Đặc điểm công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: thường theo hình thức nửa tập
trung, nửa phân tán.
12
Về chế độ kế toán áp dụng: chủ yếu áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014. Một số ít doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban
hành theo Thông tư 133/2015/TT-BTC.
Về đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán: Chủ yếu sử dụng hình thức
kế toán máy.
2.2. Đánh giá Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Cơ sở đánh giá
(1) Khảo sát ý kiến của kế toán thuế TNDN, kế toán trưởng về thực
trạng hệ thống thông tin kế toán thuế TNDN của doanh nghiệp.
(2) Tìm hiểu các thông tin về thuế TNDN cung cấp trên BCTC đã
được kiểm toán.
(3) Xem xét nội tại công tác kế toán thuế TNDN trong một số doanh
nghiệp doanh nghiệp qua
(4) Tham khảo ý kiến đánh giá hiệp hội nghề nghiệp, kiểm toán viên
v