Tóm tắt Luận án Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020

Đổi mới phân cấp quản lý nói chung, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Phân cấp ngân sách nói chung và phân cấp quản lý đầu tư XDCB nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách không những tạo ra nguồn lực tài chính độc lập tương đối cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích chính quyền và dân cư ở địa phương (ĐP) tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển. Kinh nghiệm thực tiễn phân cấp tại nhiều nước và ở Việt Nam cho thấy, việc phân cấp quản lý giữa trung ương và ĐP, giữa thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, trong một chừng mực nào đó đã giúp phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền ĐP các cấp trong công tác quản lý. Cũng giống như các thủ đô khác trên thế giới thuộc nước đang phát triển, làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách ở Hà Nội trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp đã và đang là một thách thức rất lớn cần giải quyết. Trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực phân cấp, nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý đầu tư và đầu tư XDCB xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn và bộc lộ khá nhiều hạn chế. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, các hoạt động KT - XH ngày càng đa dạng, phức tạp. Chính phủ Trung ương không thể quản lý mọi hoạt động một cách tập trung theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cũng như không thể giải quyết được vấn đề phát sinh tại mỗi ĐP. Xu hướng chung là các nước ngày càng phân cấp nhiều hơn cho chính quyền ĐP trong quản lý hành chính cũng như trong tài chính, đầu tư từ ngân sách. Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi phải nghiên cứu có tính hệ thống về phân cấp quản lý đầu tư XDCB nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành nền kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận án: "Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020" là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn đối với Hà Nội và cả nước. Luận án nghiên cứu lý thuyết về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2014. Từ đó, tìm ra những bất cập và nguyên nhân để đề xuất những quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác phân cấp đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội đến năm 20

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới phân cấp quản lý nói chung, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Phân cấp ngân sách nói chung và phân cấp quản lý đầu tư XDCB nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách không những tạo ra nguồn lực tài chính độc lập tương đối cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích chính quyền và dân cư ở địa phương (ĐP) tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển. Kinh nghiệm thực tiễn phân cấp tại nhiều nước và ở Việt Nam cho thấy, việc phân cấp quản lý giữa trung ương và ĐP, giữa thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, trong một chừng mực nào đó đã giúp phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền ĐP các cấp trong công tác quản lý. Cũng giống như các thủ đô khác trên thế giới thuộc nước đang phát triển, làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách ở Hà Nội trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp đã và đang là một thách thức rất lớn cần giải quyết. Trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực phân cấp, nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý đầu tư và đầu tư XDCB xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn và bộc lộ khá nhiều hạn chế. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, các hoạt động KT - XH ngày càng đa dạng, phức tạp. Chính phủ Trung ương không thể quản lý mọi hoạt động một cách tập trung theo một khuôn mẫu cứng nhắc, cũng như không thể giải quyết được vấn đề phát sinh tại mỗi ĐP. Xu hướng chung là các nước ngày càng phân cấp nhiều hơn cho chính quyền ĐP trong quản lý hành chính cũng như trong tài chính, đầu tư từ ngân sách. Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi phải nghiên cứu có tính hệ thống về phân cấp quản lý đầu tư XDCB nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành nền kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận án: "Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020" là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn đối với Hà Nội và cả nước. Luận án nghiên cứu lý thuyết về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2014. Từ đó, tìm ra những bất cập và nguyên nhân để đề xuất những quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác phân cấp đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội đến năm 2020. 2. Mục đích nghiên cứu ✓ Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của ĐP. ✓ Phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội hiện nay. Phân tích và lãm rõ những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân trong công tác này thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng và qua kiểm định bằng phần mềm thống kê SPSS để từ đó chỉ ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách thành phố. ✓ Đề xuất hệ thống giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những giải pháp trên có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của thành 2 phố Hà Nội. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là tình hình phân cấp quản lý đầu tư XDCB của thành phố Hà Nội cho các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn Thành phố. Với sự mở rộng của thành phố Hà Nội từ năm 2007, Hà Nội đã có 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung xem xét những nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể là nghiên cứu phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách trong phạm vi thành phố Hà Nội; Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu sẽ được tác giả thu thập, tổng hợp trong 8 năm (từ 2007 đến hết 2014) để tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích. 3.3. Thời gian nghiên cứu Để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội một cách tập trung, luận án đi sâu phân tích tình hình phân cấp quản lý đầu tư XDCB giai đoạn từ khi Hà Nội mở rộng năm 2007 (Hà Nội sáp nhập Hà Tây cũ) đến hết năm 2014. Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đưa ra giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu khoa học, nhất là ngành kinh tế phương pháp tiếp cận có thể chia thành hai hướng tiếp cận tổng quát: nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Để có cái nhìn tổng thể, khách quan trên mọi khía cạnh, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng những kết quả nghiên cứu và được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận án. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách. Chương 3: Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án tập trung nghiên cứu và đưa ra những luận giải về cơ sở lý luận phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, cụ thể: - Luận án đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách ở ĐP, bao gồm: Phân cấp trong công tác quy hoạch; Phân cấp trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB; Phân cấp trong công tác phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB; Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; Phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư. - Luận án đã đưa ra những luận giải về nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB, gồm: Các văn bản pháp luật tác động đến quá trình phân cấp quản lý đầu tư XDCB và sự tác động của các quy định phân cấp nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý Nhà nước đến quá trình phân cấp đầu tư XDCB của các ĐP. 3 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, luận án đã chỉ ra khung phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước cũng như thể chế pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp đầu tư đã chi phối đến các quyết định đầu tư, dự toán thu chi và phân bổ ngân sách, từ đó tác động mạnh mẽ đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Sự minh bạch của chính quyền ĐP cũng tác động không nhỏ đến những chủ trương đầu tư của ĐP, ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB. Đặc biệt bằng phương pháp định lượng, luận án đã cho thấy tổng quan và chi tiết về hiệu quả của việc sử dụng vốn phân cấp trong đầu tư XDCB của các cấp quận, huyện trên địa bản thành phố Hà Nội. Luận án đã đề ra 07 nhóm giải pháp chính như sau: (1) Hoàn thiện khung pháp lý phân cấp quản lý đầu tư XDCB trong tổng thể phân cấp quản lý NSNN; (2) Giải pháp về phân cấp quản lý trong quy hoạch; (3) Về phân cấp quản lý trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB từ ngân sách thành phố Hà Nội; (4) Phân cấp quản lý trong phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư , vốn phân cấp đầu tư XDCB; (5) Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án XDCB; (6) Phân cấp trong quyết toán, giám sát công trình đầu tư dự án XDCB và (7) Giải pháp về kiện toàn các Ban quản lý dự án cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB của Thành phố. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá về phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực đầu tư và đầu tư công ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách của thành phố Hà Nội. Vì vậy, để người đọc có thể hiểu rõ về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án, tác giả đã dẫn chứng, so sánh và nêu bật những nội dung quan trọng của mỗi công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân cấp: ở các nước đang phát triển, tại Việt Nam, quản lý đầu tư công và cơ chế chính sách trong phân cấp đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung Luận án muốn đi sâu nghiên cứu như phân cấp: chuẩn bị đầu tư, quy hoạch đầu tư xây dựng, dịch vụ cơ sở hạ tầng, quản lý đầu tư XDCB và hiệu quả phân cấp đầu tư. Nhìn chung, công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những mảng lĩnh vực nghiên cứu quan trọng được các cấp chính quyền rất quan tâm. Mặc dù, một số nghiên cứu xuất phát điểm là xem xét thực trạng phân cấp QLNN ở Việt Nam và các nước trên thế giới, song mục tiêu của các nghiên cứu là khác nhau, có nghiên cứu chỉ dừng ở khía cạnh xem xét tổng hợp các lĩnh vực phân cấp (quy hoạch, kế hoạch, đầu tư chung, bộ máy tổ chức...), có nghiên cứu lại nghiên cứu phân cấp quản lý NSNN hay nghiên cứu phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam...Mặc dù phân cấp QLNN và phân cấp quản lý đầu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc độ và phạm vi khác nhau, song chưa có đề tài nào đề cập đến việc hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội dưới góc độ tổng hợp toàn bộ quá trình phân cấp quản lý đầu tư (từ phân cấp lập kế hoạch đầu tư XDCB đến theo dõi, đánh giá trong quá trình thực hiện và sau thực hiện dự án phân cấp đầu tư XDCB ở 03 cấp chính quyền: Thành phố - quận, huyện, thị xã – phường, xã). Vì vậy, luận án này thực hiện nhằm khắc phục khoảng trống nêu trên và đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư 4 XDCB từ nguồn ngân sách Thành phố đến năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. 1.2. Khung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Khung nghiên cứu: Dựa trên khả năng hiểu biết, kinh nghiệm chuyên môn, tác giả đề ra các câu hỏi quản lý, nghiên cứu và khung nghiên cứu. Câu hỏi quản lý và nghiên cứu này sẽ được kiểm chứng, đánh giá trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cụ thể như sau: Câu hỏi quản lý : ✓ Phân cấp quản lý đầu tư XDCB là gì? ✓ Làm thế nào để công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020 đạt hiệu quả cao? Câu hỏi nghiên cứu: ✓ Tại sao phải phân cấp? Phân cấp để làm gì? ✓ Phân cấp quản lý đầu tư XDCB có tác dụng gì trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội? ✓ Có nên tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư XDCB ? Vì sao? Khung nghiên cứu : Luận văn đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 04 chương, trong từng chương lại được chia thành những nội dung được đề cập trên các góc độ khác nhau như: phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và kết quả mục tiêu chính cần đạt được. 1.2.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu Sơ đồ 1.1: Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu điều tra Nguồn: Tác giả (2015) BẮT ĐẦU Nghiên cứu lý thuyết và phương pháp luận Xây dựng nội dung cần khảo sát, điều tra, phân tích nghiên cứu Thiết kế mẫu khảo sát phiếu điều tra Điều tra thực tế tại các quận, huyện, thị xã, UBND phường xã. Nhập các phiếu điều tra RSQ Form vào CSDL [DATA] bằng công cụ đã thiết kế và lập trình Thiết kế và lập trình phần mềm thu thập dữ liệu thống kê và phân tích dữ liệu bằng công cụ Visual Basic Macro trên MS Excel 2013 Chạy phần mềm SPSS và trình xuất báo cáo, số liệu thống kê thực tế Kiểm tra lại sự phù hợp giữa phương pháp luận n/cứu và kết quả thống kê thực tế Kết luận và đề xuất KẾT THÚC 5 - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp: thu thập, sử dụng các dữ liệu của các cuộc điều tra trước hoặc các đề tài nghiên cứu đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, lựa chọn và kế thừa những kết quả điều tra có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: Quy mô khảo sát: Được thực hiện chủ yếu là các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn phân cấp đầu tư XDCB của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với tổng số 400 phiếu câu hỏi được phát ra, thu về là 300 phiếu, chiếm tỷ lệ 75%, trong đó có 50 phiếu thu về không hợp lệ và loại bỏ trước khi nhập dữ liệu. Nội dung phiếu điều tra: Thông qua bảng 20 câu hỏi chi tiết từ việc phân bổ vốn lập dự án đến tất cả các khâu trong quá trình thực hiện dự án, bảo hành, sửa chữa, quyết toán và 27 câu hỏi điều tra về các vấn đề vướng mắc chủ yếu mà đơn vị sử dụng phân cấp đầu tư XDCB hay gặp phải. Tác giả đưa ra sự đánh giá bằng thang đo Likert. Sau mỗi phần câu hỏi tác giả đều có phần câu hỏi vì sao đồng ý/không đồng ý? lý do? nguyên nhân? giải pháp? để tác giả có sự tổng hợp, so sánh với kết quả đánh giá qua phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp và kết quả thu được từ phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê Phương pháp này được sử dụng qua phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) thông qua phần mềm SPSS để thống kê điểm, được đánh giá qua từng nội dung trong từng khâu phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách, điểm trung bình (mean), điểm thấp nhất (min), điểm cao nhất (max). Kết quả thống kê giúp đánh giá những khâu nào quản lý tốt nhất, khâu nào quản lý yếu kém nhất để từ đó có cơ sở cho giải pháp tăng cường phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách của ĐP. 1.2.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu Mô hình quản lý ngân sách: mô hình thứ nhất dựa trên quan điểm coi NSNN là duy nhất và thống nhất, không thừa nhận sự tồn tại độc lập của ngân sách ĐP; mô hình thứ hai dựa trên quan điểm ngược lại, cho rằng mỗi cấp chính quyền nhà nước phải có ngân sách riêng, độc lập trong hệ thống NSNN thống nhất. Mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng thông qua phân tích màng bao dữ liệu DEA: Mô hình do ba nhà khoa học Charnel, Cooper, Rhodes lập ra năm 1978 (gọi tắt là CCR). Theo mô hình CCR, để ước lượng TE (technical efficiency), một tập hợp phương trình tuyến tính được xác lập và giải quyết cho từng DMU (decision making unit). Cụ thể để ước lượng TE cho DMU, mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo quy mô cố định tạo ra dạng bao tương đương của bài toán như sau: Ta có: Min θ, λθ Với các ràng buộc -yi + Yλ ≥ 0 (1) θ xi – Xλ ≥ 0, λ≥ 0, Trong đó: θ = giá trị hiệu quả của DMU đang đánh giá, i = 1 to N (số lượng DMU), Y = lượng sản phẩm được sản xuất bởi DMU thứ i, X = lượng đầu vào được sử dụng bởi DMU thứ i, λ = các biến đối ngẫu. Ở đây θ là một vô hướng và λ là một véc tơ cấp N x 1 các hằng số. Dạng bao này bao gồm ít ràng buộc hơn so với dạng nhân tử (K + M < N + 1). Ba giá trị của θ thu được sẽ là điểm hiệu quả đối 6 với DMU thứ i. Nó sẽ thoả mãn θ≤ 1, với giá trị 1 chỉ một điểm trên đường biên và vì vậy một DMU hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, để kiểm chứng lại kết quả trên, tác giả sử dụng thêm mô hình khác do ba nhà khoa học Banker, Charnes và Cooper nghiên cứu, phát triển năm 1984(gọi tắt là BCC). Mô hình BCC đề cập tới một số giả định khác và xây dựng thêm mô hình phân tích đường bao với giả thiết hiệu suất sản xuất thay đổi theo quy mô VRS (Variable Return to Scale). Mô hình BCC khắc phục nhược điểm của mô hình CCR khi xây dựng định mức cho các đối tượng mà quá trình sản xuất ảnh hưởng nhiều bởi quy mô nghiên cứu. Mô hình BCC hướng input đánh giá hiệu quả của DMUo (o = 1, , n) bằng việc giải quy hoạch tuyến tính (dạng bao) sau đây: (BCCo) với các ràng buộc θBxo - Xλ≥ 0 Y λ≥ y0 ở đây θB là một vô hướng. λ = 1 (2) λ≥0, Banker, Charnes và Cooper (1984) đã công bố mô hình (2) mà tập hợp khả năng sản xuất của PB được định nghĩa bởi: PB = {(x,y) | x ≥ Xλ, y ≤ Yλ, eλ = 1, λ≥ 0}, Ở đây X = (xj) ∈ Rm x n và Y = (yj) ∈ Rs x n là tập hợp dữ liệu đã cho, λ∈ Rn và e là véc tơ hàng với tất cả các phần tử bằng 1. Mô hình BCC khác với mô hình CCR chỉ ở sự thêm vào điều kiện mà ta cũng viết là eλ = 1 trong đó e là véc tơ hàng với tất cả các phần tử bằng 1 và λ là véc tơ cột với tất cả các phần tử không âm. Cùng với điều kiện λj≥ 0, với mọi j, điều kiện này áp đặt một điều kiện lồi đối với các cách có thể cho phép để tổ hợp các quan sát đối với n DMU. Ngoài ra, một số phương pháp sau cũng được tác giả sử dụng: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, Phương pháp lịch sử, Phương pháp dự báo, Kế thừa khoa học, tiếp cận hệ thống và những kết quả nghiên cứu và được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận án. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NSNN 2.1. Đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách 2.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện KT - XH nhất định. Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển, là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế, xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. 2.1.2. Vai trò của đầu tư XDCB Đầu tư XDCB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước, đến sự ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2.1.3. Nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN 7 Nguồn vốn đầu tư XDCB là nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư dự án bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. 2.2. Bản chất phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn NSNN 2.2.1. Bản chất của phân cấp, ủy quyền hay tản quyền trong kinh tế “Phân cấp - decentralization” trong QLNN là chính quyền nhà nước cấp trên giao một phần nhiệm vụ, thẩm quyền QLNN cho chính quyền cấp dưới. “Tản quyền - deconcentration” là hình thức phân chia quyền quyết định và trách nhiệm cho các đơn vị đại diện chính quyền TW ở các vùng. Hình thức này là hình thức thấp nhất trong các hình thức phân cấp hành chính. “Phân quyền - devolution” là hình thức cao nhất trong phân cấp hành chính. Với hình thức này, toàn bộ quyền hạn trong việc ra quyết định, tài trợ và quản lý được chính quyền TW/cấp trên giao cho các cơ quan độc lập của chính quyền ĐP cấp dưới. “Ủy quyền - delegation” là nhà nước cấp trên giao cho một cơ quan nhà nước trực thuộc hay giao cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể thuộc thẩm quyền của mình song người chịu trách nhiệm về các quyết định vẫn là cấp ủy quyền (cấp trên) chứ không phải cấp thực hiện ủy quyền (cấp dưới). Sơ đồ 2.1: Hình thức phân cấp Nguồn: Thái và các cộng sự (2007). 2.2.2. Khái niệm, mục tiêu phân cấp quản lý
Luận văn liên quan