Tính cấp thiết của đề tài: Để tồn tại và phát triển, con người cần nhiều kỹ
năng (KN) khác nhau, trong đó có KN ngôn ngữ vì nó không chỉ là phương tiện
để giao tiếp và tư duy mà còn là một công cụ lưu trữ tâm lý, văn hóa, kinh
nghiệm, giúp loài người chuyển khả năng phản ánh hiện thực từ cụ thể, trực tiếp,
cảm tính lên trừu tượng, gián tiếp, lý tính. Đối với mỗi cá nhân, KN ngôn ngữ vừa
giúp hình thành nên năng lực riêng về ngôn ngữ, vừa tạo ra năng lực mang tính
công cụ cho hoạt động tâm lý nói chung (thông qua và bằng ngôn ngữ mà các
chức năng tâm lý cấp cao được hình thành, củng cố).
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------------o0o-------------
NGUYỄN THỊ HẢI THIỆN
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành
Mã số : 62.31.04.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2016
2
Công trình được hoàn thành tại:
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1.GS. TS. Trần Hữu Luyến, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Huệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 1:
PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2:
PGS. TS Phan Thị Mai Hương, Viện Tâm lý học
Phản biện 3:
PGS. TS Lã Thị Bắc Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường,
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào .. giờ......, ngày. tháng..năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Hải Thiện (2015). Một số vấn đề lý luận tâm lý học về kỹ
năng sử dụng từ tiếng Việt trong giao tiếp của trẻ mầm non. Tạp chí Giáo
dục. Số 361 (Kỳ 1), tr.7 - tr.9.
2. Nguyễn Thị Hải Thiện (2015). Biểu hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
mẫu giáo. Tạp chí Giáo dục. Số 365 (Kỳ 1), tr. 27 - tr.29.
3. Nguyễn Thị Hải Thiện (2015). Thực trạng kỹ năng sử dụng từ của trẻ
mẫu giáo bé. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Quyển 60,
Số 8B, tr.248 - tr.256.
4. Nguyễn Thị Hải Thiện (2015). Mức độ sử dụng ngữ âm tiếng Việt để thể
hiện ý của trẻ mẫu giáo. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học và
Giáo dục học trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam”, Khoa Tâm lý -
Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.527 - tr.532.
5. Nguyễn Thị Hải Thiện (2016). Thực trạng mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ
đẻ của trẻ mẫu giáo. Tạp chí Tâm lý học xã hội. Số 2, tr.107 - tr.16.
6. Nguyễn Thị Hải Thiện (2016). Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo. Tạp chí Tâm lý học xã hội. Số 3, tr.14 - tr.22.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: Để tồn tại và phát triển, con người cần nhiều kỹ
năng (KN) khác nhau, trong đó có KN ngôn ngữ vì nó không chỉ là phương tiện
để giao tiếp và tư duy mà còn là một công cụ lưu trữ tâm lý, văn hóa, kinh
nghiệm, giúp loài người chuyển khả năng phản ánh hiện thực từ cụ thể, trực tiếp,
cảm tính lên trừu tượng, gián tiếp, lý tính. Đối với mỗi cá nhân, KN ngôn ngữ vừa
giúp hình thành nên năng lực riêng về ngôn ngữ, vừa tạo ra năng lực mang tính
công cụ cho hoạt động tâm lý nói chung (thông qua và bằng ngôn ngữ mà các
chức năng tâm lý cấp cao được hình thành, củng cố).
Là một bộ phận của KN ngôn ngữ, KN nói tiếng mẹ đẻ cũng mang vai trò
quan trọng nói trên, vừa phục vụ trực tiếp cho việc nắm vững tiếng mẹ đẻ, vừa là
phương tiện để giao tiếp, lĩnh hội văn hóa, kinh nghiệm của nhân loại và để học
tập suốt đời. Ngoài ra, KN nói tiếng mẹ đẻ còn có những vai trò mà ngôn ngữ
thứ hai hoặc ngoại ngữ không có được vì nó là cơ sở, điều kiện để con người
tiếp nhận được các ngôn ngữ khác về sau; đồng thời, góp phần nuôi dưỡng tâm
hồn, nhân cách cho mỗi người ngay từ những lời giao tiếp đầu tiên.
Tuổi mầm non (MN) nói chung, mẫu giáo (MG) nói riêng, là giai đoạn có
nhiều điều kiện thuận lợi và đạt nhiều thành tựu rực rỡ về sự phát triển ngôn ngữ.
Tuy vậy, KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ vẫn còn những hạn chế nhất định (như phát
âm lệch chuẩn, nói câu chưa đúng ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác). Việc
người lớn rèn luyện KN nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ cũng còn những bất cập (hoặc
thiếu sự quan tâm bồi dưỡng; hoặc bồi dưỡng nhưng quan điểm, nội dung,
phương pháp lại chưa thật chuẩn mực, phù hợp với từng độ tuổi). Điều này không
chỉ để lại hậu quả đối với cá nhân trẻ mà còn để lại những hệ lụy lâu dài về mặt xã
hội. Việc hiểu được bản chất, đặc điểm KN nói của trẻ, xác định được cách thức
đo lường KN này, bên cạnh ý nghĩa lý luận, còn giúp ích trực tiếp cho việc đánh
giá, chẩn đoán, can thiệp, bồi dưỡng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ; góp phần khắc
phục những hạn chế nói trên; đóng góp cho tâm lý học phát triển và tâm lý học
giáo dục. Tuy nhiên, ở nước ta, những nghiên cứu về vấn đề này còn ít.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo”.
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực trạng KN nói tiếng mẹ
đẻ của trẻ MG. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý
- sư phạm nhằm nâng cao KN nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện, mức độ KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG.
2
- Khách thể nghiên cứu: 195 trẻ MG (3 - 5 tuổi) của Trường MN Hoa Thủy
Tiên (Cầu Giấy, Hà Nội) và Trường MN Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) trong hai
năm học (2013 - 2014 và 2014 - 2015); 195 cha (hoặc mẹ) của trẻ MG được nghiên
cứu; 86 giáo viên mầm non (các khối MG bé, MG nhỡ, MG lớn) của 2 trường.
4. Giả thuyết khoa học: KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG là KN phức hợp, biểu
hiện ở bốn KN cơ bản: 1- KN sử dụng ngữ âm để thể hiện ý; 2- KN sử dụng từ để
thể hiện ý; 3- KN sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý; 4- KN sử dụng tiếng mẹ đẻ để
thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói. Bốn KN thành phần này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ thực hiện KN sử dụng ngữ âm để thể hiện ý là tốt nhất,
KN sử dụng từ để thể hiện ý là yếu nhất. KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, trình độ nắm vững
ngôn ngữ nói của bản thân trẻ, phương pháp dạy nắm vững tiếng mẹ đẻ, cách thức
tương tác, giao tiếp của người lớn với trẻ là 3 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất. Có thể
nâng cao KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG bằng biện pháp tạo môi trường nói và
cung cấp lời nói mẫu cho trẻ phù hợp với tình huống lời nói.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu KN nói
tiếng mẹ đẻ của trẻ MG: làm rõ các hướng nghiên cứu về KN nói tiếng mẹ đẻ;
xây dựng khái niệm công cụ, tiêu chí đánh giá, các biểu hiện và mức độ KN nói;
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ; (2) Phát hiện
thực trạng KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG, những yếu tố chủ quan, khách quan
ảnh hưởng đến KN này của trẻ; (3) Đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý -
sư phạm nhằm nâng cao KN nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ MG.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: (1) KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG được khai
thác ở phương diện các KN thành phần; (2) Tập trung nghiên cứu 4 KN thành
phần cơ bản: KN sử dụng ngữ âm; KN sử dụng từ; KN sử dụng ngữ pháp; KN
sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói; (3) KN nói
của trẻ được đánh giá theo 3 tiêu chí: tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh
hoạt; (4) Tiếng mẹ trong nghiên cứu này là Tiếng Việt.
- Về khách thể nghiên cứu: (1) Nghiên cứu được thực hiện trên 195 trẻ
MG (từ 3 đến 5 tuổi); (2) Trẻ MG được nghiên cứu trong đề tài này đều là con
của những cặp bố mẹ là người thuần Việt, nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt phổ
thông và phát triển bình thường về mặt ngôn ngữ.
- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện ở 02 trường MN tại Hà
Nội, gồm 01 trường bán công, thuộc nội thành Hà Nội (Trường MN Hoa Thủy
Tiên, Cầu Giấy, Hà Nội) và 01 trường công lập, ở ngoại thành Hà Nội (Trường
MN Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội).
3
7. Phương pháp luận và phương pháp (PP) nghiên cứu: Trên cơ sở vận
dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản (nguyên tắc hoạt động, nguyên
tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển), luận án sử dụng phối hợp các PP sau để
thực hiện nghiên cứu: PP nghiên cứu lý luận, PP quan sát, PP trò chuyện; PP
thực nghiệm nhận biết; PP chuyên gia, PP nghiên cứu trường hợp, PP thực
nghiệm tác động, PP thống kê toán học.
8. Đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: (1) Xây dựng được các khái niệm: KN nói, KN nói tiếng
mẹ đẻ, KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG; trong đó nhấn mạnh bản chất hoạt động
của KN nói, ở góc độ là sản phẩm của việc thực hiện những hành động, hoạt
động nói; (2) Chỉ ra được 4 KN thành phần của KN nói tiếng mẹ đẻ; (3) Xác
định được 3 tiêu chí đánh giá KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG (tính đúng đắn,
tính thuần thục, tính linh hoạt) và 5 mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ (từ
rất thấp đến rất cao); (4) Xây dựng được hệ thống bài tập và tình huống thực
nghiệm nhận biết đảm bảo độ tin cậy để đánh giá KN nói của trẻ; (5) Nêu được
các yếu tố chủ quan và khách quan cơ bản ảnh hưởng đến KN nói tiếng mẹ đẻ
của trẻ MG. Những kết quả này góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về KN nói
tiếng mẹ đẻ, đóng góp vào việc xây dựng Tâm lý ngôn ngữ học và Tâm lý học
phát triển ở nước ta.
- Về mặt thực tiễn: (1) Chỉ ra được KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG hiện
nay ở mức trung bình (vì trẻ tuy thực hiện được một số yêu cầu tối thiểu của
hoạt động nói nhưng còn chưa thành thục và linh hoạt), trong đó, KN thành phần
mà trẻ thực hiện tốt hơn cả là KN sử dụng ngữ âm để thể hiện ý; (2) Xác định
được mối quan hệ giữa các KN thành phần và các tiêu chí đánh giá KN nói tiếng
mẹ đẻ có sự tương quan thuận, chặt chẽ; (3) Khẳng định được sự thay đổi KN
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ theo hướng tích cực, tiến bộ dần, từ lớp MG bé lên MG
lớn với nội dung và mức độ thay đổi khác nhau; (4) Nêu được 3 yếu tố ảnh
hưởng rõ rệt nhất đến KN nói của trẻ, gồm: trình độ nắm vững tiếng mẹ đẻ của
bản thân trẻ, phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ và cách thức tương tác, giao tiếp của
người lớn với trẻ; (5) Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động (tạo môi
trường nói và cung cấp lời nói mẫu phù hợp với tình huống lời nói) đã nâng cao
KN nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ một cách có ý nghĩa. Những kết quả này góp phần
xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục KN nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ MG
theo hướng tổ chức các dạng hoạt động, tạo môi trường hoạt động để trẻ được
rèn KN nói trong nhiều tình huống, hoàn cảnh khác nhau.
9. Cấu trúc của luận án: Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến
nghị, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục. Trong phần nội dung chính, có 26 biểu, bảng, 2 sơ đồ và 8 biểu đồ số liệu.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ MẪU GIÁO
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo
Sự hình thành, phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là vấn đề thu hút sự quan tâm rất
lớn của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, cả ở trong và
ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu sâu chủ yếu thuộc về ngôn ngữ
học (dù các nhà ngôn ngữ học có quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn
ngữ và tâm lý, đặc biệt là tư duy), hoặc vận dụng những kết quả của ngôn ngữ học
vào quá trình dạy học ở bậc MN mà chưa thực sự quan tâm đến bản chất tâm lý của
nó. Vì vậy, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ MG
nói chung, KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ nói riêng, dưới góc độ tâm lý học.
1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo
1.2.1. Kỹ năng: là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm hành động/hoạt động đã
có của cá nhân vào thực hiện có kết quả hành động/hoạt động trong những điều
kiện xác định. KN có nhiều đặc điểm khác nhau, song đề tài tập trung vào 3 đặc
điểm: tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt, làm cơ sở để đánh giá KN
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG vì đây là các đặc điểm then chốt, nền tảng của KN.
1.2.2. Kỹ năng nói: KN nói có bản chất hoạt động, vừa được đánh giá về mặt
thao tác kỹ thuật (của các hành động nói), vừa được đánh giá về mặt năng lực (hoạt
động nói) của cá nhân. Theo đó, KN nói là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
hành động/ hoạt động ngôn ngữ đã có của cá nhân vào thực hiện có kết quả hành
động/ hoạt động sử dụng ngữ âm, từ, ngữ pháp theo quy định của ngôn ngữ cụ thể
để thể hiện ý muốn nói trong những điều kiện, tình huống lời nói xác định.
1.2.3. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ: là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
hành động/ hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có của cá nhân vào thực hiện có kết
quả hành động/hoạt động sử dụng ngữ âm, từ, ngữ pháp theo quy định của tiếng
mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói trong tình huống lời nói xác định.
1.2.4. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo
- Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo là sự vận dụng những tri thức,
kinh nghiệm hành động/hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có của trẻ MG vào thực hiện
có hiệu quả hành động/ hoạt động sử dụng ngữ âm, từ, ngữ pháp theo quy định
của tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói phù hợp với tình huống lời nói.
- Biểu hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo: Để đánh giá KN nói
tiếng mẹ đẻ của trẻ MG, cần dựa vào những hành động mà trẻ biết sử dụng và sử
dụng được những kinh nghiệm của mình về tiếng mẹ đẻ vào việc thực hiện hành
động/ hoạt động nói (biết làm và làm được). Cụ thể là:
5
+ Kỹ năng sử dụng ngữ âm tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói: (1) Biết
phát âm các âm vị; (2) Biết nói thanh điệu của từ (3) Biết nói ngữ điệu của câu;
(4) Biết nhấn trọng âm logic của câu theo quy định của tiếng mẹ đẻ. Trong đó,
việc biết phát âm các âm vị và nói thanh điệu của từ là quan trọng nhất vì đó là
những đặc trưng của âm tiết tiếng Việt.
+ Kỹ năng sử dụng từ tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói: (1) Biết sử dụng
nghĩa gốc (đồng nghĩa/ gần nghĩa) của từ trong tình huống lời nói; (2) Biết sử
dụng đặc điểm ngữ pháp của từ (từ loại và cụm từ); (3) Biết sử dụng từ trái nghĩa;
(4) Biết sử dụng từ nhiều nghĩa; (5) Biết sử dụng nguồn phương tiện tu từ. Trong
đó, biểu hiện cơ bản nhất là biết sử dụng đúng nghĩa của từ để thể hiện ý, vì nghĩa
của từ là yếu tố quyết định việc hiểu và sử dụng từ của trẻ.
+ Kỹ năng sử dụng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói: (1)
Biết sử dụng trật tự của câu; (2) Biết phát triển thành phần câu; (3) Biết sử dụng
các kiểu câu khác nhau tùy theo mục đích nói; (4) Biết sử dụng hư từ; (5) Biết sử
dụng ngữ điệu phù hợp với mục đích nói. Trong đó, biểu hiện quan trọng nhất là
biết sử dụng trật tự câu, vì đây là phương thức ngữ pháp cơ bản nhất để tạo câu
trong tiếng Việt.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời
nói: (1) Biết thể hiện ý phù hợp với vai giao tiếp (vai chơi); (2) Biết thể hiện ý
ngắn gọn, dễ hiểu; (3) Biết phát triển ý nói ra theo tình huống lời nói; (4) Biết thể
hiện ý rõ ràng, lưu loát trong tình huống lời nói. Trong đó, những biểu hiện cơ
bản nhất là trẻ biết sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với vai chơi và
biết thể hiện ý ngắn gọn, dễ hiểu.
- Tiêu chí, mức độ và cách đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo
+ Về tiêu chí: Từng KN thành phần và toàn bộ KN nói của trẻ MG đều
được đánh giá qua 3 tiêu chí: tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt.
Trong đó, tính đúng đắn thể hiện ở việc trẻ không mắc lỗi khi sử dụng ngữ âm,
từ, ngữ pháp để thể hiện ý muốn nói theo quy định; tính thành thục thể hiện ở
tốc độ và sự ổn định (không bị lúng túng, ngập ngừng) khi trẻ sử dụng ngữ âm,
từ, ngữ pháp để thể hiện ý muốn nói; tính linh hoạt thể hiện ở sự mềm dẻo, sáng
tạo của việc thực hiện KN nói trong các tình huống, hoàn cảnh nói khác nhau.
+ Về mức độ: Các KN thành phần và toàn bộ KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
được đánh giá qua 5 mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.
+ Về cách đánh giá: 3 tiêu chí trên có vai trò quan trọng như nhau, được
đánh giá qua các bài tập và tình huống thực nghiệm nhận biết. Cách đánh giá này
vừa áp dụng với từng KN thành phần, vừa áp dụng với KN nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ MG nói chung.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo:
6
KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan (đặc
điểm thể chất, nhu cầu, hứng thú nói, khả năng bắt chước lời nói của người khác,
trình độ nắm vững ngôn ngữ nói tiếng mẹ đẻ...) và các yếu tố khách quan (môi
trường ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ, phương pháp
dạy tiếng mẹ đẻ của người thân và nhà trường, điều kiện, phương tiện dạy nói,
mối quan hệ giữa trẻ và đối tượng giao tiếp).
Tiểu kết chương 1: KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ là vấn đề được các tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, các công trình nghiên
cứu dưới góc độ tâm lý học còn ít. KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG: (1) Là sự vận
dụng những tri thức, kinh nghiệm hành động/hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có
của trẻ vào thực hiện có kết quả hành động/ hoạt động dùng ngữ âm, từ và ngữ
pháp theo quy định của tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói phù hợp với tình
huống lời nói; (2) Có thể đánh giá qua 3 tiêu chí (tính đúng đắn, thành thục, linh
hoạt) và ở 5 mức độ (rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao); (3) Chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: Nghiên
cứu lý luận; Thiết kế công cụ khảo sát KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG; Khảo sát
thử; Khảo sát chính thức; Thực nghiệm tác động; Xử lý số liệu và viết luận án.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: (1) Hệ thống, làm rõ các xu hướng,
quan điểm nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về các vấn đề có liên quan
đến KN, KN nói tiếng mẹ đẻ; (2) Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận tâm lý học
có liên quan đến các khái niệm: KN, KN nói, KN nói tiếng mẹ đẻ, KN nói tiếng
mẹ đẻ của trẻ MG; (3) Làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ; (4) Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên
cứu, từ đó khẳng định quan điểm nghiên cứu KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG
thực chất là KN hoạt động/ hành động nói lời nói miệng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp quan sát: Nghe mẫu lời nói, quan sát hành vi, cử chỉ của trẻ
khi nói để đánh giá tính đúng đắn, thành thục, linh hoạt khi thực hiện KN nói;
đồng thời, bổ sung các thông tin định tính về một số yếu tố ảnh hưởng tới KN
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG. Việc quan sát được tiến hành vừa bằng phương thức
trực tiếp (bởi người khảo sát), vừa bằng phương thức gián tiếp (quay video), với
mục tiêu cụ thể, có biên bản kèm theo. Kết quả quan sát được cho điểm và đánh
giá theo 5 mức độ ở bảng sau:
Mức độ Tiêu chí Biểu hiện Cho điểm
Tính đúng đắn Hoàn toàn sai/ Hầu hết là sai Rất thấp
Tính linh hoạt Rất rập khuôn, cứng nhắc, gượng gạo
1 điểm
7
Mức độ Tiêu chí Biểu hiện Cho điểm
Tính thành thục Rất chậm, rất lúng túng
Tính đúng đắn Sai nhiều hơn đúng
Tính linh hoạt Không linh hoạt Thấp
Tính thành thục Chậm, lúng túng
2 điểm
Tính đúng đắn Đúng - sai bằng hoặc gần bằng nhau
Tính linh hoạt Có nhưng thể hiện chưa thật rõ Trung bình
Tính thành thục Lúc nhanh, lúc chậm; lúc lúng túng, lúc không
3 điểm
Tính đúng đắn Hầu như đúng
Tính linh hoạt Linh hoạt Cao
Tính thành thục Tương đối nhanh, gần như không lúng túng
4 điểm
Tính đúng đắn Hoàn toàn đúng
Tính linh hoạt Rất linh hoạt Rất cao
Tính thành thục Rất nhanh, hoàn toàn không lúng túng
5 điểm
Để tính chênh lệch giữa các mức độ của thang đo, chúng tôi lấy điểm cao nhất
(5 điểm) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (1 điểm) rồi chia cho 5 mức. Như
vậy, điểm chênh lệch của mỗi mức là 0,8. Từ đây, các mức độ của thang đo được
xác định như sau: (1) Mức Rất thấp: Điểm trung bình < 1,8; (2) Mức Thấp:
Điểm trung bình từ 1,8 đến cận 2,6; (3) Mức Trung bình: Điểm trung bình từ
2,6 đến cận 3,4; (4) Mức Cao: Điểm trung bình từ 3,4 đến cận 4,2; (5) Mức
Rất cao: Điểm trung bình từ 4,2 đến 5.
b. Phương pháp thực nghiệm nhận biết: Tìm hiểu thực trạng biểu hiện và
mức độ KN nói tiếng mẹ đẻ của trẻ MG, làm cơ sở cho những thực nghiệm tác
động ở giai đoạn sau. Phương pháp này được thực hiện đồng thời với phương
pháp quan sát, bằng cách sử dụng