Vùng biển Tây Nam Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong
sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta, tuy
nhiên mức độ nghiên cứu ở đây còn tương đối ít và riêng lẻ. Bên
cạnh đó tại vùng cửa sông Tây Nam, số liệu đo đạc ít, không đầy đủ,
liên tục. Vì vậy việc sử dụng mô hình số (trên cơ sở các số liệu đã có
để hiệu chỉnh, kiểm tra) giúp ta có thể nghiên cứu chi tiết hơn cho
vùng cụ thể này với chí phí ít tốn kém hơn.
26 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Một số đặc trưng thủy động lực học và môi trường vùng cửa sông tây nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--o0o--
NGUYỄN CHÍNH KIÊN
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỦY ĐỘNG LỰC HỌC
VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA SÔNG
TÂY NAM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật
Mã số : 62 52 01 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠ KỸ THUẬT
HÀ NỘI – 2016
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đinh Văn Mạnh
2. PGS.TS Hoàng Văn Lai
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
[1] Nguyễn Chính Kiên, Đinh Văn Mạnh, Nguyễn Thanh Cơ,
Đánh giá sự lan truyền nước dâng do sóng dài vào trong hệ thống
sông bằng mô hình kết nối 1-2D, tạp chí Khoa học và công nghệ
Biển, T13(2013), số 1, Trang 95-104.
[2] Nguyễn Chính Kiên, Đinh Văn Mạnh và Hoàng Văn Lai,
Đánh giá xâm nhập mặn vùng ven biển Tây Nam Việt Nam, tạp chí
Khoa học và công nghệ Biển, T14(2014), số 4, Trang 299-309.
[3] Nguyễn Chính Kiên, Đinh Văn Mạnh và Hoàng Văn Lai,
Evaluation of salinity intrusion in the Southwest coastal zone of
Vietnam, ICEMA3 2014, Trang 140-145.
[4] Nguyêñ Tiến Cường, Nguyễn Bá Hưng, Nguyêñ Chińh
Kiên, Ứng duṇg phương pháp loc̣ Kalman tuyến tính để nâng cao
chất lươṇg dư ̣báo lũ của mô hình thủy văn phân bố, Tuyển tâp̣ công
triǹh Hôị nghi ̣ khoa hoc̣ Thủy khi ́toàn quốc, 2010, Trang 109 - 116.
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vùng biển Tây Nam Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong
sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta, tuy
nhiên mức độ nghiên cứu ở đây còn tương đối ít và riêng lẻ. Bên
cạnh đó tại vùng cửa sông Tây Nam, số liệu đo đạc ít, không đầy đủ,
liên tục. Vì vậy việc sử dụng mô hình số (trên cơ sở các số liệu đã có
để hiệu chỉnh, kiểm tra) giúp ta có thể nghiên cứu chi tiết hơn cho
vùng cụ thể này với chí phí ít tốn kém hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu các đặc trưng thủy động lực
học và môi trường của vùng cửa sông Tây Nam Việt Nam để đưa ra
các thông số đặc trưng nhằm xây dựng các công trình quốc phòng và
dân sinh để bảo toàn lãnh thổ nước ta, phục vụ việc phát triển kinh tế
bền vững của vùng, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và các ảnh
hưởng xấu khác tới con người.
3. Đối tượng của luận án
a. Nghiên cứu chế độ thủy động lực và môi trường vùng cửa sông
Tây Nam Việt Nam,
b. Phát triển phần mềm 1-2D áp dụng tính toán quá trình thủy động
lực và các yếu tố môi trường vùng cửa sông Tây Nam Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vùng biển ven bờ Tây Nam, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vùng
Tứ Giác Long Xuyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Thừa kế: Trên cơ sở phần mềm đã được xây dựng.
b. Phân tích, thống kê và tính toán các tư liệu thu thập được.
2
c. Mô hình hóa số trị tính toán thủy động lực học và môi trường
bằng việc phát triển chương trình tính toán ngôn ngữ Fortran.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, năm chương và phần kết luận với 113
trang, 75 hình vẽ và đồ thị. Chương I trình bày tổng quan tình hình
nghiên cứu; đặc điểm vùng nghiên cứu. Chương II khái quát về các
dữ liệu thu thập được và các phương pháp được sử dụng để phân
tích, xử lý. Chương III trình bày về cơ sở khoa học, phương pháp
giải cũng như các kỹ thuật xử lý; kiểm tra, thử nghiệm qua một số
bài toán mẫu, bài toán giả định cũng như bài toán thực tế. Chương
IV trình bày việc ứng dụng mô hình số trị cho vùng cửa sông Tây
Nam Việt Nam. Chương V trình bày các kết quả tính toán số liệu
thực đo cũng như thử nghiệm các bài toán giả định để đưa ra đặc
trưng thủy động lực học, môi trường cũng như dự báo xu thế. Phần
Kết luận trình bày các kết quả đã đạt được, điểm mới, điểm cần phát
triển tiếp của Luận án.
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG CỬA SÔNG
TÂY NAM VIỆT NAM
1.1 Nghiên cứu trong và ngoài nước về thủy động lực học và môi
trường vùng cửa sông
1.1.1 Ngoài nước
Trên thế giới, việc nghiên cứu thủy động lực và môi trường vùng
cửa sông được tiến hành từ lâu (những năm đầu thế kỷ 19) và bằng
nhiều phương pháp khác nhau như quan trắc, phân tích thống kê và
gần đây nhất, nhờ sự phát triển của ngành khoa học máy tính với
nhiều ưu điểm về mặt chi phí, phương pháp số trị đã được sử dụng
rộng rãi và đạt nhiều kết quả. Các phần mềm thương mại mô phỏng
thủy động lực, môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới và
3
Việt Nam có thể kể đến: SOBEK, DUFLOW, ISIS, MIKE11,
MOUSE, HYDROWORKS, CE-QUAL-W2, WAQUA, DUCHESS,
TELEMAC, TIDEWAY, DELFT và TRIWAQ,
1.1.2 Trong nước
Đã có nhiiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này của các
nhóm, cơ quan nghiên cứu khác nhau, được thực hiện cho các vùng
nghiên cứu như Biển Đông, vùng ven biển, vùng cửa sông, trong
vịnh và trong sông. Có thể kể đến một số tác giả trong nước sau:
Đinh Văn Ưu, Nguyễn Tất Đắc, Phạm Văn Ninh, ... hay các đơn vị
Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Viện Cơ học, Viện Quy hoạch
Thủy Lợi, Viện Hải Dương học Nha Trang,
1.1.3 Tình hình áp dụng mô hình số trị ứng dụng cho vùng nghiên
cứu
Các đề tài khác nhau áp dụng cho toàn dải ven bờ biển Việt Nam,
trong đó có vùng nghiên cứu cửa sông Tây Nam, đã chỉ ra các đặc
trưng chế độ về gió, dòng chảy các tầng, thủy triều, sóng như Đề tài
KHCN.06.10 do GS.TSKH. Phạm Văn Ninh làm chủ nhiệm, Đề án
“Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn ven bờ Việt Nam” do
TSKH. Nguyễn Biểu chủ nhiệm. Đặc biệt gần nhất là đề tài
KC.09.02/06-10 “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và môi trường vùng
biển Tây Nam, phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh chủ
quyền quốc gia”, PGS. TS. Đỗ Ngọc Quỳnh đã có được cơ sở dữ
liệu đầy đủ và tin cậy về chế độ khí tượng thủy văn, động lực, vận
chuyển bùn cát, biển động địa hình đáy và bờ biển, môi trường, cấu
trúc địa chất, trầm tích đáy, địa mạo và tài nguyên sinh vật của vùng
biển Tây Nam cũng như đưa ra các đặc trưng chế độ của các quá
trình nói trên.
1.2 Điều kiện tự nhiên của vùng cửa sông Tây Nam Việt Nam
4
1.2.1 Đặc điểm địa hình
Vùng biển Tây Nam là một phần của Biển Đông, nơi đây nằm
giáp với Vịnh Thái Lan. Biển Tây tương đối cạn, độ sâu trung bình
là 45m và sâu nhất là 80m. Hai tỉnh giáp Biển Tây Việt Nam là Kiên
Giang và Cà Mau với hàng trăm hòn đảo trải rộng trên một diện tích
hàng chục nghìn km2 biển.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác, trên địa
phận của ba tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ, có diện tích tự
nhiên khoảng 489,000 Ha, địa hình trũng, tương đối bằng phẳng với
độ cao từ 0.4 đến 2m trên mực nước biển.
1.2.2 Đặc trưng thủy văn và hải văn
Tổng hợp các đặc trưng về gió, nhiệt độ, bão, độ ẩm không khí,
mưa, sương mù, độ mặn, nồng độ ôxy hòa tan.
1.2.3 Đặc điểm động lực học
Tổng hợp các đặc trưng về chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy,
chế độ sóng, chế độ vận chuyển bùn cát của vùng biển Tây Nam; đặc
trưng dòng chảy kênh sông của vùng Tứ Giác Long Xuyên.
1.2.4 Đặc trưng về môi trường
Tổng hợp các đặc trưng về độ mặn trên kênh sông vùng Tứ Giác
Long Xuyên cùng như vùng ven bờ Tây Nam Việt Nam: chịu sự ảnh
hưởng của thủy triều và khả năng tải nước của hệ thống sông.
Kết luận chương I
Trong chương I đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước về thủy động lực học và môi trường vùng cửa sông
cũng như tình hình áp dụng mô hình số trị cho vùng cửa sông Tây
Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng đã đưa ra các nét chung về đặc
điểm địa hình, thủy văn, hải văn và môi trường vùng nghiên cứu.
CHƯƠNG II. THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
5
2.1 Số liệu thu thập được
2.1.1 Số liệu địa hình
Đối với vùng đất liền, thu thập thông tin về số lượng các kênh
sông, tọa độ của chúng với các mối liên kết, cũng như lòng dẫn (mặt
cắt ngang) và khoảng cách trắc dọc. Các thông tin này được sử dụng
để xây dựng mạng sông 1 chiều.
Đã thu thập bản đồ độ sâu đáy biển vùng Tây Nam từ các nguồn
tài liệu khác nhau.
2.1.2 Số liệu thủy văn, hải văn
a. Số liệu thủy văn
Các trạm đo lưu lượng và mực nước có trong vùng Tứ Giác Long
Xuyên được tổng hợp để làm điều kiện biên và đối chiếu (hiệu chỉnh
và kiểm định). Tuy nhiên không phải tất cả các trạm này có đầy đủ
số liệu đo cũng như các chuỗi thời gian đo là khác nhau.
b. Số liệu hải văn
Các số liệu hải văn thu thập được của vùng biển Tây Nam chủ
yếu được lấy từ đề tài KC.09.02.
2.1.3 Số liệu môi trường
a. Độ mặn
Các trạm đo mặn có trong vùng Tứ Giác Long Xuyên rất ít nên số
liệu thu thập được cũng hạn chế, chỉ có 02 trạm có số liệu là Rạch
Giá và Kiên Lương.
Đối với các yếu tố môi trường trên vùng biển Tây Nam, cũng như
số liệu về hải văn, các số liệu chủ yếu có được qua Đề tài
KC.09.02/06-10.
2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
2.2.1 Phương pháp phân tích điều hòa
Từ độ cao mực nước thủy triều sử dụng phương pháp phân tích
6
điều hòa xác định được pha và biên độ của các phân triều.
2.2.2 Khái toán mặt cắt
Chia mặt cắt theo các đường song song với trục thẳng đứng z (yi
= const), từ các giá trị đo của mặt cắt ngang sẽ tính ra các thông số
địa hình khác.
2.3 Kết quả phân tích, xử lý số liệu
2.3.1 Số liệu vùng biển Tây Nam
Các mảnh bản đồ giấy được quét thành file ảnh, gắn tọa độ, dùng
ArcGis để số hóa thành các lớp (đường bờ, các bãi, đường đẳng sâu,
điểm độ sâu) và được chuyển đổi sang khuôn dạng của phần mềm
Surfer để xử lý tạo file độ sâu cho mô hình.
Từ số liệu đo của hai trạm hải văn Cà Mau và Chandaburi, sử
dụng phương pháp phân tích điều hòa ta có được các giá trị hằng số
điều hòa, kết hợp với số liệu các hằng số điều hòa từ vệ tinh, sử dụng
phép nội suy sẽ cho ta các giá trị tại các điểm trên biên của miền tính.
2.3.2 Số liệu sông
Với các dữ liệu về mặt cắt ngang của sông, sử dụng module khái
toán mặt cắt, có được các cặp giá trị độ rộng lòng, diện tích theo 13
cấp của từng mặt cắt; kết hợp với các giá trị về khoảng cách trắc dọc,
thu được số liệu nhánh sông đã được xử lý để làm đầu vào cho mô
hình số trị.
Kết luận chương II
Chương II khái quát về các nguồn dữ liệu được thu thập, số lượng
theo không gian và thời gian cũng như các phương pháp được sử
dụng để phân tích, xử lý dữ liệu để làm đầu vào cho mô hình tính sau
này.
CHƯƠNG III. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH 1-2 CHIỀU THỦY
ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA SÔNG
7
3.1 Cơ sở toán học của mô hình
3.1.1 Hệ phương trình 1D
Hệ phương trình Saint Venant 1D mô tả quá trình thủy lực:
q
x
Q
t
H
B
(3.1)
0
2
fS
x
H
gA
A
Q
xt
Q
(3.2)
Trong đó: t - thời gian; A - diện tích ướt mặt cắt ngang của sông;
B - chiều rộng của mặt cắt; H - cao trình mực nước, H=z+h, với z là
cao trình đáy, h là độ sâu của sông; Q - lưu lượng của dòng chảy; β-
hệ số hiệu chỉnh động lượng (β≈1); q - lưu lượng bổ sung hoặc mất
đi trên một đơn vị độ dài; R - bán kính thủy lực. Sf - độ dốc ma sát:
Sf = g|Q|Q/C2R.
3.1.2 Hệ phương trình 2D
Hệ phương trình sử dụng trong mô hình 2D tính toán thủy động
lực có dạng:
0
ud vd
t x y
(3.5)
2 2 2 2
2 2
x
h
u u u u u v u u
u v g f v D
t x y x d d x y
(3.6)
2 2 2 2
2 2
y
h
v v v v u v v v
u v g f u D
t x y y d d x y
(3.7)
3.1.3 Lan truyền chất
3.1.3.1 Phương trình 1D
Phương trình khuếch tán mô tả quá trình lan truyền mặn 1 chiều
có dạng:
8
∂AtC
∂t
+
∂QC
∂x
=
∂
∂x
(𝐴𝑡𝐷
∂C
∂x
) + 𝐺(𝐶)
3.1.3.2 Phương trình 2D
Phân bố nồng độ và sự lan truyền của một số chất hoà tan có thể
được mô tả bằng phương trình bảo toàn vật chất 2 chiều ngang như
sau:
)()(
C)(
CGCdF
n
C
dD
ns
C
dD
s
vdC
y
udC
xt
d
Dns
(3.9)
3.2 Phương pháp giải số
3.2.1 Đối với hệ phương trình 1 chiều
Phương pháp sai phân hệ phương trình 1D: Sử dụng sơ đồ sai
phân ẩn 4 điểm của Preissman.
3.2.2 Đối với hệ phương trình 2 chiều
Phương pháp sai phân hệ phương trình 2D: Sơ đồ sai phân hiện
leap-frog, lưới sai phân xen kẽ, áp dụng kỹ thuật ghép lưới.
3.2.2 Phương pháp đánh giá độ tin cậy của mô hình
Để phân tích và đánh giá độ chính xác từ các kết quả của mô hình
toán với các số liệu thực đo, NCS sử dụng chỉ số hiệu quả Nash-
Sutcliffe (NSE).
3.3 Kỹ thuật ghép nối lưới tính
3.3.1 Ghép lưới miền 2 chiều
Trong nghiên cứu này sẽ áp
dụng phương pháp ghép lưới theo
sơ đồ trong Hình 3.5. Tất cả các
giá trị của u và v nằm trên đường
giới hạn của lưới mịn sẽ được xác Hình 3.5 Sơ đồ ghép 2 lưới.
u
v
9
định bằng phép nội suy. Đường lưới thứ 2 kể từ biên vào của lưới
mịn sẽ trùng với đường lưới của lưới thô. Trên các đường lưới này
cần phải xác định u (nếu đường lưới song song với trục x) và v (nếu
song song với trục y).
3.3.2 Kết nối 1-2D
Tại điểm ghép lưới các điều kiện bảo toàn về động lượng và liên
tục về mực nước được đảm bảo.
3.4 Kỹ thuật tính toán song song và đồ họa
3.3.1 Kỹ thuật tính toán song song
NCS lựa chọn kỹ thuật song song sử dụng OpenMP cho vùng 2D
tại một số vòng lặp chính và thử nghiệm trên 2 loại CPU: Intel Atom
Z3740 4 lõi với tốc độ 1.8GHz và Intel Core i7 3770 4 lõi với tốc độ
4.2GHz.
Kết quả mọi bước
tính của phương pháp
song song phải đảm
bảo không có sai khác
với phương pháp tính
tuần tự.
Việc song song
phần mềm tính toán
để tận dụng tất cả các lõi của 01 CPU cũng mang lại hiệu quả đáng
kể như Hình 3.12, giảm thời gian tính xuống chỉ còn 60% - 70%.
3.4.2 Liên kết bản đồ GIS
Để hỗ trợ người dùng đánh giá các kết quả tính và đưa ra các
quyết định điều chỉnh kịp thời, NCS lựa chọn MapWindow là một hệ
mã nguồn mở cho GIS trên nền hệ điều hành Windows cho phép xử
lý, phân tích và hiển thị dữ liệu và các thuộc tính của dữ liệu theo
Hình 3.12 So sánh thời gian (s) tính tuần tự
và song song của của phương án tính 30h.
10
chuẩn định dạng của GIS để ứng dụng vào mô hình.
3.5 Xây dựng chương trình 1-2D tính toán thủy lực và các yếu tố
môi trường
Hình 3.13 Sơ đồ khối của chương
trình tính.
Hình 3.14 Sơ đồ khối của
module tính truyền tải khuếch
tán.
3.6 Tính toán kiểm tra qua một số bài toán mẫu
Chương trình được kiểm định qua các bài toán mẫu 1D, bài toán
2D có ghép lưới cũng như áp dụng tính cho cửa biển vùng Cửa Ba
Lạt (miền bao gồm hệ thống sông Hồng – Thái Bình kết nối với vịnh
Bắc Bộ). Kết quả thu nhận được phù hợp cả về mặt định tính và định
lượng, khá trùng với các phần mềm thương mại khác.
Kết luận chương III
11
Chương III trình bày về cơ sở khoa học, phương pháp giải cũng
như các kỹ thuật xử lý, sơ đồ khối chương trình tính của mô hình 1-2
chiều được NCS phát triển. Áp dụng các giải pháp tính toán song
song, liên kết bản đồ GIS, giao diện tương tác đồ họa. Mô hình đã
được kiểm tra, thử nghiệm qua một số bài toán mẫu, bài toán giả định
cũng như bài toán thực tế, cho kết quả tốt về mặt định tính và định
lượng, đủ độ tin cậy để áp dụng tính cho vùng nghiên cứu.
CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ CHO VÙNG
CỬA SÔNG TÂY NAM VIỆT NAM
4.1 Thiết lập mô hình số trị
Hệ thống sông 1D bao gồm các
sông, kênh của vùng tứ giác Long
Xuyên (giới hạn bởi 4 điểm Châu Đốc,
Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên) với
1368 mắt cắt thuộc 425 nhánh sông
giao nhau tại 233 nút. Số biên trên là 3
bao gồm biên tại Châu Đốc, Vàm Nao
và Cần Thơ (sông Hậu).
Vùng biển tính 2D của mô hình gồm
3 lưới chồng nhau có kích thước:
Lưới 1 (lưới mịn nhất): bao gồm 739
x 649 ô lưới với mỗi ô kích thước 132m
x 132m bao phủ vùng ven biển Tây
Nam từ Hà Tiên đến Rạch Giá.
Lưới 2: bao gồm 151 x 118 ô lưới
với mỗi ô kích thước 1.188m x 1.188m
bao gồm toàn bộ Vịnh Rạch Giá và đảo
Phú Quốc.
Hình 4.1 Hệ thống sông 1D
của mô hình
Hình 4.2 Ba lưới tính chồng
nhau trên miền 2D của mô
hình
12
Lưới 3: bao gồm 105 x 119 ô lưới với mỗi ô kích thước 3.564m x
3.564m bao gồm vùng có hình chữ nhật với 2 trạm hải văn Cà Mau,
Chandaburi nằm trên 2 cạnh (để xác định các giá trị HSĐH trên biên
lỏng miền 2 chiều).
Mạng sông 1D kết nối với vùng biển 2D tại 20 điểm cửa sông.
4.2 Hiệu chỉnh mô hình số trị cho vùng nghiên cứu
Thay đổi các tham số khi tính toán là quá trình Thử-Sai lặp đi lặp
lại cho đến khi sai số giữa các kết quả tính toán và số liệu thực đo là
chấp nhận được trong cùng một điều kiện.
Sử dụng số liệu mực nước thực đo tại Rạch Giá để xác định các
thời điểm triều cường, triều kiệt, rút ra được các khoảng thời gian
cần tính trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Các khoảng thời gian lựa chọn để hiệu chỉnh mô hình.
Năm Mùa Triều tại Rạch Giá Bắt đầu Kết thúc
2005 Mùa khô Triều cường 1/3/2005 10/3/2005
Triều kiệt 16/4/2005 25/4/2005
2008 Mùa khô Triều cường 3/5/2008 12/5/2008
Triều kiệt 13/4/2008 22/4/2008
Ví dụ một kết quả hiệu chỉnh tại Rạch Giá trong Hình 4.6.
Hình 4.6 Giá trị mực nước (m) tính và thực đo tại trạm Rạch Giá
mùa khô triều kiệt 2008 theo diễn biến thời gian.
-0.6
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
4
/1
2
/2
0
0
8
4
/1
4
/2
0
0
8
4
/1
6
/2
0
0
8
4
/1
8
/2
0
0
8
4
/2
0
/2
0
0
8
4
/2
2
/2
0
0
8
4
/2
4
/2
0
0
8
m
Rạch Giá tính Rạch Giá thực đo
13
Vùng biển tính 2D: Hiệu chỉnh hằng số điều hòa của 4 sóng chính
tại 2 trạm đo là Hà Tiên và Rạch Giá. Kết quả hiệu chỉnh với sai số
tại các trạm trong khoảng chấp nhận được cả về pha và biên độ.
Hiệu chỉnh xâm nhập mặn
Kết quả thực hiện hiệu chỉnh độ mặn tại trạm Rạch Giá trong
phương án mùa khô triều cường năm 2008 và so sánh với giá trị thực
đo được biểu thị trong Hình 4.9 với chỉ số Nash-Sutcliffe đạt mức độ
chính xác tốt (NSE > 0.9).
Hình 4.9 Giá trị mặn ‰ tính và thực đo tại trạm Rạch Giá mùa khô
triều cường 2008
4.3 Kiểm định mô hình số trị
a. Đối với thủy lực
Bảng 4.4 Các khoảng thời gian lựa chọn để kiểm định mô hình.
Năm Mùa Triều tại Rạch Giá Bắt đầu Kết thúc
2010 Mùa khô Triều cường 8/2/2010 17/2/2010
Triều kiệt 7/4/2010 16/4/2010
Mùa lũ Triều cường 4/10/2010 13/10/2010
Triều kiệt 11/11/2010 20/11/2010
2011 Mùa khô Triều cường 20/3/2011 29/3/2011
Triều kiệt 25/4/2011 4/5/2011
Mùa lũ Triều cường 26/10/2011 4/11/2011
Triều kiệt 10/9/2011 19/9/2011
0
10
20
30
5
/6
/2
0
0
8
5
/6
/2
0
0
8
5
/7
/2
0
0
8
5
/7
/2
0
0
8
5
/8
/2
0
0
8
‰
Rạch Giá tính
14
Hình 4.10 Giá trị mực nước (m) tính và thực đo tại trạm Rạch Giá
mùa khô triều cường 2010.
So sánh kết quả tính toán 8 phương án tại 3 trạm Rạch Giá, Long
Xuyên, Châu Đốc với số liệu thực đo cho thấy kết quả kiểm định
tương đối tốt, các chỉ số NSE đều đạt mức cao cỡ 0.85, đủ độ tin cậy
để sử dụng bộ số liệu này áp dụng cho các phương án tính các năm
khác.
b. Đối với xâm nhập mặn
Hiện tại trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, trạm đo giá trị độ mặn
mà NCS thu thập chỉ có tại Rạch Giá, các giá trị đo cũng bị ngắt
quãng nên chỉ thực hiện một số kiểm định tại trạm này theo một số
khoảng thời gian được chọn trong các năm có số liệu đo.
Hình 4.26 Giá trị mặn ‰ tính và thực đo tại trạm Rạch Giá mùa
khô triều cường 2005
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
2
/7
/2
0
1
0
2
/9
/2
0
1
0
2
/1
1
/2
0
1
0
2
/1
3
/2
0
1
0
2
/1
5
/2
0
1
0
2
/1
7
/2
0
1
0
2
/1
9
/2
0
1
0
m
Rạch Giá tính Rạch Giá thực đo
0
10
20
30
3
/6
/2
0
0
5
3
/6
/2
0
0
5
3
/7
/2
0
0
5
3
/7
/2
0
0
5
3
/8
/2
0
0
5
‰ Rạch Giá tính Rạch Giá t