Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Ngành dệt may là ngành có lợi thế của Việt Nam, qua 30 năm đổi mới phát triển, ngành dệt may đã có bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn 6.000 doanh nghiệp. Thế nhưng năng lực cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế như: Năng suất lao động thấp; tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành; tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%; giá trị gia tăng của ngành thấp do công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT 65%, phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ nhạt .Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Việc Việt Nam là “cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể được coi là cơ hội đối với ngành dệt may. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất, trong đó có ngành dệt may. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG CHỈNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Bằng Phản biện 1: PGS.TS. Lê Công Hoa Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học Xã hội. giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiêu luận án tại: \ - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngành dệt may là ngành có lợi thế của Việt Nam, qua 30 năm đổi mới phát triển, ngành dệt may đã có bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn 6.000 doanh nghiệp. Thế nhưng năng lực cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế như: Năng suất lao động thấp; tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại công đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành; tỷ lệ nội địa hóa chỉ trên 50%; giá trị gia tăng của ngành thấp do công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (CMT 65%, phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ 1%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ nhạt.Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Việc Việt Nam là “cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể được coi là cơ hội đối với ngành dệt may. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất, trong đó có ngành dệt may... Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích chung: Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may; những thách thức, cơ hội của các FTA thế hệ mới mang lại, nhất là TPP với ngành dệt may Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam; đề xuất quan điểm, định hướng cũng như các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP - Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung nêu trên luận án, tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là: Một là, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia TPP ?. Hai là, Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may bằng tiêu chí nào ?. Ba là, Hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam như thế nào khi tham gia TPP ?. Bốn là, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP ?. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau: 2 - Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dệt may, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ngành dệt may. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam. - Phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia TPP. - Đề xuất được một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam và tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015. Luận án cũng đề cập đến các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. - Phạm vi về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. Địa bàn nghiên cứu là ngành dệt may trên cả nước. - Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2007 trở về đây, là giai đoạn mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tương lai giai đoạn Việt Nam tham gia toàn diện vào các FTA thế hệ mới, nhất là TPP. Các chính sách liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả thực hiện cách tiếp cận hệ thống bao gồm tiếp cận các cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành để thấy rõ bản chất, và các nội dung cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sau đó, tác giả tiếp cận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt theo cả hai cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp (sử dụng mô hình Dunning John và các tiêu chí để đánh giá), để đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP đảm bảo tính logic, khả thi và tính khái quát các vấn đề nghiên cứu. 3 - Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận, Các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận án bao gồm: 1. Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án nghiên cứu, phân tích các mô hình và các yếu tố thuộc về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành, rút ra các kết luận khoa học có chọn lọc về mô hình và các yếu tố đó. Luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến luận án, đồng thời thu thập, biên dịch các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan cả về lý luận và thực tiễn về, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. So sánh năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam với ngành dệt may của các quốc gia khác. 2. Phương pháp chuyên gia: Luận án sẽ tổng hợp ý kiến, trích dẫn các ý kiến của chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh ngiệp, hiệp hội dệt may về các vấn đề mà ngành dệt may đang gặp phải, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia các FTA thế hệ mới. 3. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích tình huống để nghiên cứu: nghiên cứu tình huống của năng lực cạnh tranh về cụm ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, cụm ngành dệt may Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là hai vùng chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp dệt may của ngành. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn về nội dung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, cụ thể là TPP. 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị và đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành: Việc sử dụng phối hợp cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị sẽ giúp phân tích và nhận diện một cách toàn diện những lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đồng thời có thể đánh giá được tính liên kết, hỗ trợ của các nhà cung ứng dịch vụ, các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ đối với những hoạt động cốt lõi của ngành dệt may. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp SWOT, phương pháp phân tích hệ thống...... - Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, Hiệp hội bông sợi, Ngân hàng thế giới, Uncomtrade, WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm WTO, Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các hội thảo về FTA thế hệ mới, ngành dệt may và TPP, .. - Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam được thực hiện theo các bước sau: 4 Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành, ngành dệt may Bước 2: Xác định cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Bước 3: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp các điểm mới như sau Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung về năng lực cạnh tranh, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đã phân tích các cấp độ cạnh tranh ngành dệt may và đưa ra bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Trên cơ sở vận dụng mô hình Dunning John, luận án đã đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP) và làm rõ ảnh hưởng của những cam kết FTA thế hệ mới đối với chiến lược; đầu tư nước ngoài; điều kiện sản xuất; cấu trúc và cạnh tranh ngành dệt may cũng như đối với các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp có liên quan. Luận án đã rút ra được bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP), trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành dệt may phát triển. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn vừa qua; đưa ra được những kết luận xác đáng về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào TPP cũng các FTA thế hệ mới khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ bản chất về năng lực cạnh tranh ngành, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Đồng thời chỉ rõ đặc điểm; tiêu chí đánh giá, các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may để làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và ngành dệt may nói riêng. Luận án cũng đã sử dụng mô hình "kim cương" của Dunning với 6 nhân tố cơ bản để làm cơ sở lý luận nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may trong bối cảnh tham gia các các FTA thế hệ mới (cụ thể là TPP). * Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của các nước, đồng thời rút ra những kết quả nổi bật và những điểm yếu cần được khắc phục của ngành dệt may Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam, điều này có ý 5 nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi trong bối cảnh mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp làm cơ sở để đưa ra các kế hoạch, chiến lược, chính sách. phù hợp để tận dung tối đa cơ hội, khắc phục, hạn chế những thách thức mà các FTA thế hệ mới nói chung, TPP nói riêng mang lại cho ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất khác của Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kết cấu của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Chương 4: Quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 1.1.1. Các lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh Michael Porter, đã đề xuất mô hình 5 áp lực. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Krugman; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ; Có nhiều tác giả như M. Porter và K.Ketels đã thảo luận năng lực cạnh tranh, các vấn đề xung quanh năng lực cạnh tranh, quan điểm về năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh ngành Tiêu biểu là các nghiên cứu của Theo Liên Hiệp Quốc; Porter (2008); Van Duren (1991) 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành Về các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh ngành thì có các nghiên cứu như: Nghiên cứu của Sajee B. Sirikrai & Jonh C.S Tang (2006), thị phần thị trường (Anderson & Soha, 1999; Lau, 2002); doanh số bán hàng; tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (Anderson &Sohal, 1999; Li, 2000); và năng suất lao động (Noble, 1997; Ross,) Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành thì có, nghiên cứu Michael E.Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Hay là nghiên cứu của Dunning John (1993), tác giả đã mở rộng mô hình kim cương của Porter trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới 1.1.4. Các nghiên cứu về ngành dệt may, nâng cao năng lực ngành dệt may Đáng giá về ngành dệt may các nước có các nghiên cứu như: Bài viết của tác giả Mohammed Ziaul Haider (2007) về cạnh tranh của ngành công nghiệp may Bangladesh ở các thị trường lớn; Michaela D. Platzer, Sản xuất dệt của Hoa Kỳ và Hiệp định TPP(2013), bài viết đã đưa ra các nhận định về sự phát triển của ngành dệt Mỹ khi tham gia TPP; M.Zakir Hossain(2010): Báo cáo về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam; Vanzetti, David and Pham Lan Huong (2014), "Quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn lao động, và TPP"; Fukunishi và Yamagata (2014), " Ngành công nghiệp may ở các nước có thu nhập thấp: Một con đường đi lên công nghiệp hóa" ; Ingvild Bakken (2014), "Nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn may mặc: Một phân tích về cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển Châu Á với Trung Quốc trong xuất khẩu hàng may mặc". 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành. Lý luận về cạnh tranh thì có nghiên cứu của Tôn Thất Nguyễn Thiêm; hay năng lực cạnh tranh của Bạch Thụ Cường . nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng (2013): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam”; Bùi Đức Tuân (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam; 7 Vương Quốc Thắng (2015), "Năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" .. 1.2.2. Các nghiên cứu về ngành dệt may và cạnh tranh dệt may 1. Nghiên cứu về ngành dệt may, sản phẩm dệt may có: Cuốn sách (2014) "Chuỗi giá trị sản phẩm điện tử và may mặc trên địa bàn thành phố Hà Nội" do Nguyễn Đình Dương biên soạn; Nguyễn Anh Dương, Đặng Phương Dung, "Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do(FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may"; Đinh Trường Hinh (2013),“ Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam: tạo việc làm và thịnh vượng trong một nền kinh tế thu nhập trung bình"; Bộ KHĐT đề án “Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. 2. Nghiên cứu về cạnh tranh ngành dệt may: Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung; Bài viết của các tác giả Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010); Lê Anh Tuấn(2013), "Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt nam"; Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: "Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may – Thời trang theo địa phương"; Viện Chính sách Công/Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2013) Báo cáo: "Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP và một số địa phương lân cận”; Bộ Công Thương (2013):“Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển ngành dệt may và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại”. .. 3. Các nghiên cứu về TPP và ngành dệt may có các nghiên cứu như: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2013): "Báo cáo khảo sát nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam 2013"; Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (2014): Báo cáo nghiên cứu, "TPP – Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam" ; Trần Thị Thu Hiền (2013),“Dự báo tác động của hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản”; Phạm Minh Đức (2014) Ngân hàng Thế giới, "Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)"; .. 1.2.3. Tổng quan về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Canada, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malasia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, là hạt nhân hình thành khuôn khổ phát triển thương mại khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, đảm bảo sự dịch chuyển tự do của các yếu tố sản xuất thông qua việc cam kết loại bỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu, rào cản phi quan thuế; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử; tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, mang đến những lợi 8 ích mới cho sản xuất kinh doanh, cho người lao động cũng như người tiêu dùng (gồm có 30 chương). 1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu 1.3.1. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu Thứ nhất, Các nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hoá về lý luận và đưa ra các nhận định và đánh giá khác nhau về cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh ngành, các quan điểm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành.... Thứ hai, Một số nghiên cứu đã đánh giá về của dệt may Việt Nam cũng như ngành dệt may toàn cầu như: nguồn nhân lực, tài chính, công nghiệp phụ trợ ngành may, chuỗi giá trị của ngành dệt may, thực trạng cụm ngành dệt may... . Thứ ba, Các nghiên cứu về thực trạng ngành dệt may, cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi tham gia các FTA thế hệ mới. Thứ tư, Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích, đánh giá ngành dệt may, cạnh tranh ngành dệt may... nhưng các phương pháp chỉ đánh giá được ở những vấn đề cụ thể. 1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu. Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua đã vươn lên là một trong những ngành công nghiêp chủ lực, có vai trò và vị trí quan trọng trong tiến trình hội kinh tế thế giới. Đặc biệt là khi nước ta ngày càng tham gia nhiều FTA thế hệ mới, đặt r
Luận văn liên quan