Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của giồng đào GL2-2 tại miền Bắc Việt Nam

Cây hoa đào (Prunus persia (L.) Batsch) xuất hiện ở Việt Nam đã từ rất lâu. Hoa đào chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người, là một loại sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị kinh tế lại vừa có giá trị văn hóa. Những năm gần đây, nghề trồng cây hoa đào ở Việt nam phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả trồng đào làm cảnh cũng tăng lên rõ rệt từ mức thu nhập trung bình đạt 58 triệu đồng/ha/năm vào năm 2005 đến nay (năm 2014) đã đạt mức thu nhập trung bình từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm (Hữu Khánh, 2014).

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của giồng đào GL2-2 tại miền Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THANH HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA GIỐNG HOA ĐÀO GL2-2 TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Văn Điếm 2. PGS.TS. Đặng Văn Đông Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Minh Tấn Hội Sinh học Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Xuân Linh Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lý Viện Di truyền nông nghiệp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ... giờ phút, ngày .... tháng ...... năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây hoa đào (Prunus persia (L.) Batsch) xuất hiện ở Việt Nam đã từ rất lâu. Hoa đào chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người, là một loại sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị kinh tế lại vừa có giá trị văn hóa. Những năm gần đây, nghề trồng cây hoa đào ở Việt nam phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả trồng đào làm cảnh cũng tăng lên rõ rệt từ mức thu nhập trung bình đạt 58 triệu đồng/ha/năm vào năm 2005 đến nay (năm 2014) đã đạt mức thu nhập trung bình từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm (Hữu Khánh, 2014). Trong sản xuất, để đáp ứng được nhu cầu chơi hoa dịp xuân mới, nâng cao hiệu quả kinh tế, người trồng đào cần phải biết được các chỉ tiêu sinh thái và mức độ chi phối của chúng đối với cây đào sẽ giúp chọn địa điểm trồng, thời vụ, điều khiển cho hoa đào nở vào dịp Tết Nguyên đán. Một số nghiên cứu cho rằng, cây đào yêu cầu một “độ lạnh” thích hợp thì mới ra hoa nhưng “độ lạnh” được thể hiện bằng chỉ tiêu nào? Ở nước ta chế độ nhiệt mùa đông đã đáp ứng được yêu cầu về “độ lạnh” của cây đào chưa? Độ dài thời gian có nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào như thế nào? Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tỉa cành, khoanh vỏ, tuốt lá nhằm điều khiển nở hoa vào dịp Tết Nguyên đán cần phải được tiến hành như thế nào đối với các giống đào mới như đào Phai GL2-2...? Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật đối với sinh trưởng, phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoa của giống đào GL2-2, góp phần bảo tồn và phát triển nghề trồng hoa đào ở Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào GL2-2. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đào ở miền Bắc Việt Nam. 1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định các yếu tố khí tượng chính chi phối sự sinh trưởng và ra hoa của giống đào GL2-2 tại miền Bắc Việt Nam là nhiệt độ trung bình, số ngày có nhiệt độ nhỏ hơn 150C và 200C, tích ôn hữu hiệu, tổng số giờ nắng và tổng lượng mưa. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa đào mà mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó thay đổi. - Đã đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính như bón phân lót bổ sung, cắt tỉa, khoanh vỏ, tuốt lá đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của giống đào GL2-2 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội. Để giống đào GL2-2 ra hoa đúng dịp tết Nguyên đán cần khoanh vỏ trước tết 140-150 ngày và tuốt lá trước tết 50-60 ngày. 2 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp dẫn liệu khoa học có giá trị về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và những yếu tố sinh thái chi phối chính đối với sinh trưởng, phát triển, ra hoa và chất lượng hoa đào ở miền Bắc Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy và nghiên cứu cho ngành trồng hoa nói chung và cây hoa đào nói riêng. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định được những yếu tố sinh thái chi phối chính đối với sinh trưởng, phát triển, ra hoa và chất lượng hoa đào ở một số điều kiện sinh thái miền Bắc, từ đó đề xuất được vùng trồng phù hợp. - Đã đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính như bón phân lót bổ sung, cắt tỉa, khoanh vỏ, tuốt lá đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của giống đào GL2-2 trồng tại Gia Lâm, Hà Nội. Từ đó hoàn thiện được quy trình trồng giống hoa đào GL2-2 phổ biến cho sản xuất. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái biến động và ảnh hưởng nhiều nhất đối với sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của cây đào như nhiệt độ trung bình, tích ôn, số ngày có nhiệt độ thấp hơn 150C và 200C, tổng lượng mưa và số giờ nắng. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào GL2-2 tại Gia Lâm, Hà Nội là địa bàn có yêu cầu lớn nhất về hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI THỰC VẬT HỌC Cây đào có tên khoa học là prunus persica L đào có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học về cây cỏ thì người Trung Hoa biết trồng đào ít nhất từ bốn ngàn năm. Đào từ Trung Quốc truyền vào Trung Á (Asie Centrale), vào Ba Tư (Perse tức Iran) theo con đường tơ lụa. Từ thế kỷ thứ III, ông Alexandre Le Grand mang giống đào từ xứ Perse vào Rome và mãi đến thế kỷ XVII, cây đào mới được du nhập vào Châu Mỹ. Các nhà thực vật học đầu tiên tưởng Perse là quê hương của đào, nên đặt cho nó cái tên khoa học là Prunus persica. Sau người ta biết là nhầm nhưng đã quen gọi lâu đời nên vẫn để nguyên tên đó, thay vì phải đổi là Prunus sinensis, họ Rosaces. Cây đào có tên khoa học là prunus persica L thuộc ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm, họ hoa hồng, họ phụ mậm, loài prunus persica. Theo Hu and Zhang cho biết ở Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã nghiên cứu có 51 giống đào cảnh, các giống này được phân biệt với nhau bởi màu sắc hoa (trắng, hồng nhạt, hồng, đỏ, đỏ thẫm), kiểu hoa (kiểu hoa đơn, kiểu hoa mai, kiểu hoa cúc, kiểu hoa hồng, kiểu hoa mẫu đơn), màu sắc lá (màu xanh nhạt,màu xanh đậm màu đỏ), kích cỡ lá (nhỏ, trung bình, to), hay dáng cây, theo các phân biệt này có 18-20 loại đào có thân thẳng đứng, có khoảng 10 giống đào lùn (thất thốn), 10 giống cành rủ, 9 giống cành mọc theo hình chóp, ngoài ra còn một số giống đào lai từ các loại này. 3 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY HOA ĐÀO 2.2.1. Tình hình sản xuất cây hoa đào trên thế giới Trên thế giới, theo số liệu thống kê của tổ chức FAO (2004) cho biết có 71 nước trồng đào, với diện tích 1,4 triệu ha. Trung quốc là nước có diện tích trồng đào lớn nhất thế giới chiếm 44% diện tích trồng của thế giới, sau đó là Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Hy Lạp . Tuy đào được trồng với một diện tích rất lớn như vậy nhưng nó lại được biết đến là loại cây ăn quả nhiều hơn là cây làm cây cảnh. Đào trồng làm cảnh chỉ phổ biến nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. 2.2.2. Tình hình sản xuất hoa đào ở Việt Nam Ở Việt Nam ta cũng chưa ai biết chính xác cây hoa đào được trồng làm cảnh từ bao giờ. Đào được trồng ở nhiều vùng, có thể lấy quả ăn hoặc hoa chơi như đào Sapa, đào Phú Thượng, đào Tây Bắc nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Đào Nhật Tân gắn liền với thành Thăng Long xưa, từ thời Lý, Trần đã thấy đào xuất hiện trong hội họa, thơ ca, sử sách. Trước năm 1945 đào đã được trồng nhiều ở Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, những làng ven sông Hồng, phía tây Bắc của hồ Tây, Hà Nội. Nghề trồng đào bích ở đây được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác và đến nay người dân Nhật Tân đã có kỹ thuật và kinh nghiệm trồng đào rất cao. Tuy nhiên những năm gần đây do quá trình đô thị hoá, đất trồng đào ở Nhật Tân bị thu hẹp lại vì thế những người trồng đào, yêu đào đã bắt đầu phát triển cây đào sang những vùng địa phương khác như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên. Hiện nay, hoa đào cũng đã được di thực vào vùng đất ở phía Nam và nở hoa trong điều kiện nắng, gió của đất trời phương Nam. Thay vì phải mua những cành đào ở miền Bắc chuyển vào, người dân các tỉnh phía Nam có thể chọn mua hoa đào tại thành phố Đà Lạt, Đồng Nai. Từ năm 1997, những cây đào Nhật Tân đầu tiên được trồng ở Đà Lạt bởi ông Bùi Văn Lời, đến lúc này vườn đào đã cung ứng cho nhiều địa phương phía nam. Thung lũng hoa đào ra đời từ ý tưởng của ông Bùi Văn Lời ghép cây đào Nhật Tân với cây đào ăn quả của Đà Lạt và cuối cùng ý tưởng đã thành thực tế. 2.3. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY HOA ĐÀO Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp, quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đào. Nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng nhất đối với đào, đặc biệt là giai đoạn phân hoá mầm hoa (Дроздов., 1989; Shen et al., 1999). Tại Sơn Đông (Trung Quốc) Nhu cầu về “độ lạnh” của đào khoảng 300 đến 500 CU (Chilly Unit). Hu and Dongyan et al., (2007)). Đối với các giống đào cận nhiệt đới yêu cầu số giờ lạnh là 150-250 giờ còn đối với một số giống đào nhiệt đới cần số giờ lạnh là 600 - 1000 giờ (Vũ Công Hậu, 1999). Đào là cây ưa sáng, cần cường độ ánh sáng từ 30.000-72.000 lux, thời gian chiếu sáng từ 6-8 giờ/ngày, vì vậy đào cần trồng ở nơi có nhiều nắng, với sự thông thoáng tốt (Будыко, 1971, Дроздов, 1989; Đoàn Văn Điếm và cs., 2005). 2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐIỀU KHIỂN RA HOA CÙA CÂY HOA ĐÀO 2.4.1. Các mối tương quan sinh trưởng, phát triển của cây Khoanh vỏ hoặc tuốt lá là các biện pháp điều khiển sự ra hoa dựa trên cơ sở khoa học về tương quan sinh trưởng, phát triển giữa các bộ phận trên cây. Theo Hoàng Minh Tấn và cs. (2005), thực vật có các mối tương quan sinh trưởng, phát triển sau đây: - Tương quan kích thích sinh trưởng: khi bộ phận này sinh trưởng sẽ kích thích bộ phận khác sinh trưởng theo (ví dụ: rễ sinh trưởng tốt thì sẽ kích thích thân lá sinh trưởng 4 mạnh và ngược lại). Rễ cung cấp nước và chất khoáng cho các bộ phận trên mặt đất và ngược lại, các bộ phận trên mặt đất sẽ vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng Rễ là cơ quan tổng hợp xytokinin và vận chuyển lên cung cấp cho sự sinh trưởng của các chồi, làm trẻ hoá các bộ phận trên mặt đất. Ngược lại, chồi ngọn và lá là cơ quan tổng hợp auxin và giberelin cung cấp cho sự hình thành và sinh trưởng của hệ thống rễ. - Tương quan ức chế sinh trưởng: khi bộ phận này sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của bộ phận khác. Thân, lá, rễ sinh trưởng mạnh thì sẽ ức chế việc hình thành cơ quan sinh sản, ngược lại sự hình thành hoa, quả sẽ ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng. Khi các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng mạnh, nguồn chất dinh dưỡng sẽ được ưu tiên tập trung cho sự sinh trưởng của chúng và do đó, thiếu chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ. Ngược lại, khi hoa, quả, củ được hình thành, chúng là những trung tâm thu hút chất dinh dưỡng về phía mình và do đó các cơ quan dinh dưỡng sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng nên không thể sinh trưởng được. (Hoàng Minh Tấn và cs., 2005). Các hocmon hình thành trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản thường có tác dụng đối kháng nhau. Các chất kích thích sinh trưởng được hình thành trong cơ quan dinh dưỡng (auxin được hình thành trong chồi ngọn, giberilin trong lá non, xytokinin trong hệ thống rễ) lại ức chế sự hình thành hoa. Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng (ABA, ethylen) được hình thành mạnh trong cơ quan sinh sản và dự trữ lại ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng. Do vậy, khi thân lá tốt thì mầm hoa sẽ hình thành chậm và ngược lại, khi mầm hoa xuất hiện thì thân lá sẽ ngừng hoặc chậm sinh trưởng (Nguyễn Quang Thạch và cs., 2000; Hoàng Kiến Nam và Nguyễn Viết Chi, 2003). 2.4.2. Các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển cây đào 2.4.2.1. Cắt tỉa Là biện pháp kỹ thuật điều khiển, đảm bảo cho cây sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cân đối. Ngoài ra, cắt tỉa còn tạo cho cây luôn có bộ tán lá thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, các cành trên cây nhận được đầy đủ ánh sáng, mầm hoa phân hoá đều, chất lượng hoa tốt. Cắt tỉa là loại bỏ một số cành vô hiệu, giữ lại những cành khỏe mạnh và phù hợp với yêu cầu tạo hình (Lê Thị Thanh Nhàn và Trần Hoài Nam, 2005). Cắt tỉa bỏ hết các cành mầm sinh trưởng yếu, bị sâu bệnh, giữ lại các cành mầm to khỏe. Khi cây cao 30-35cm thì buộc vào cọc cứng ở cạnh gốc, giữ cho cây thẳng, khi cây cao 70-80cm thì bấm ngọn. Lúc này cần tỉa hết mầm gần ngọn, phía dưới giữ lại 3 cành khỏe hướng về 3 phía đều nhau. Sau đó, khi cành dài 15-20 cm lại bấm ngọn, để nắn tán cân đối, dùng dây đồng nhỏ buộc lại các cành bị lệch, các cành phải chĩa đều về bốn phía cho tán cây thật tròn. Kết hợp việc uốn cành, cần buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn (Hạ Nhi, 2008; Bùi Thị Hồng và Đặng Văn Đông, 2008). Theo các tác giả Desmond and Daniele (2008), đối với cây đào, nếu bón nhiều phân thì các chất dinh dưỡng tập trung kéo dài thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, không 5 có lợi cho sự ra hoa; cắt tỉa là biện pháp mấu chốt tạo dáng cho cây đồng thời kích thích hình thành số lượng và chất lượng hoa trên cây. Mặc dù hoa đào là loài hoa truyền thống của dân tộc ta nhưng trong cả nước chưa có tỉnh nào có nghiên cứu chính thống và chuyên sâu về các giống hoa đào ngay cả với giống đào Bích đang được trồng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Các biện pháp chăm sóc, điều tiết sinh trưởng như: khoanh vỏ, tuốt lá, tưới nước ấm chỉ là việc đúc kết kinh nghiệm trong dân gian nên hiệu quả đạt được chưa cao và chưa thật chắc chắn. Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu này đối với cây đào mới dần được quan tâm. 2.4.2.2. Khoanh vỏ Khoanh vỏ cây đào để ngắt dòng dinh dưỡng khoáng từ rễ đi lên cung cấp cho thân lá nhằm kìm hãm thân, lá sinh trưởng, ngắt dòng vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ để ức chế sinh trưởng của bộ rễ. Khi quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây đào sẽ sản sinh ra chất ABA làm già hóa cây, kích thích sự phân hóa mầm hoa và hình thành nụ (Hoàng Minh Tấn và cs., 2005; Nguyễn Quang Thạch và cs., 2000). Nếu khoanh vỏ phạm vào thân gỗ sâu, cây bị vàng lâu hơn thì phải bón phân, chăm sóc thêm cho cây mau hồi phục. Nếu sau khi khoanh vỏ 1 tuần lá vẫn xanh tốt thì phải làm lại, lần sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ. Sau khi bóc vỏ xong cần dùng túi nilon cuốn lại, che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa khỏi đọng ở chỗ vỏ bị khoanh có thể làm thối vỏ. Cũng có thể lấy dây thép cuộn vòng quanh gốc hoặc thân cành nhằm điều khiển đào nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, đồng thời tạo ra được những mấu sẹo già dặn và độc đáo. Có khoanh vỏ, chất dinh dưỡng mới tập trung vào thân cành, hoa sẽ to và dày. Nếu không khoanh vỏvà tuốt lá, cây đào sẽ nở hoa tự nhiên, hoa nở rải rác, hoa thường nhỏ, thưa và nở muộn, đến tháng giêng, tháng hai âm lịch, khi có gió Đông Nam mới nở (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010). Tại Thái Bình, Đặng Văn Đông và cs. (2010) cũng đã nghiên cứu thời điểm khoanh vỏ, tuốt lá đến khả năng ra hoa của 3 giống đào Mãn Thiên Hồng là HN, QC1, QC2 với 3 công thức: (CT1) Khoanh vỏ ngày 15/8 âm lịch, tuốt lá ngày 15/10 âm lịch (sớm hơn so với đào Bích 10 ngày), (CT2) Khoanh vỏ ngày 25/8 âm lịch, tuốt lá ngày 25/10 âm lịch (giống như đào Bích), (CT3) Khoanh vỏ ngày 5/9 âm lịch, tuốt lá ngày 5/11 âm lịch (muộn hơn so với đào Bích 10 ngày). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi khoanh vỏ vào ngày 5/9 âm lịch và tuốt lá ngày 5/11 âm lịch (muộn hơn so với đào Bích 10 ngày) thì 2 giống QC1, QC2 đều ra hoa với tỉ lệ nở cao từ 90-93%. Đối với giống đào HN thì khoanh vỏ vào 15/8 âm lịch và tuốt lá vào 15/10 âm lịch (sớm hơn so với đào Bích 10 ngày) ra hoa với tỉ lệ rất thấp 15%. 2.4.2.3. Tuốt lá Tuốt lá là biện pháp kỹ thuật điều chỉnh cho cây đào ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Tuốt lá để tập trung nguồn dinh dưỡng vào sinh trưởng sinh thực, tập trung dinh dưỡng cho nụ phát triển. Với mỗi vùng phải có thời điểm tuốt lá thích hợp, áp dụng cho từng giống bởi vì có điều kiện thời tiết khác nhau. Đào là loại cây rụng lá vào mùa đông hàng năm, sau khi lá rụng hết, nụ hoa hình thành và lớn nhanh. Nếu cứ để tự nhiên đào sẽ rụng lá vào cuối tháng 12 âm lịch và sẽ nở hoa vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Muốn có hoa đào đẹp nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, bên cạnh việc khoanh vỏ hãm đào thì phải tuốt lá đào trước một thời 6 gian khoảng 45-60 ngày tùy từng giống và từng vùng khí hậu (Vũ Công Hậu, 1999; Phạm Ninh Hải, 2012). Tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng (2009) đã nghiên cứu các biện pháp cơ giới như tuốt lá, khoanh vỏ + tuốt lá, đảo gốc + tuốt lá, khoanh vỏ + đảo gốc + tuốt lá đối với đào Mãn Thiên Hồng. Kết quả thu được chỉ ra rằng muốn kìm hãm sự sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích hoa nở cho đào Mãn Thiên Hồng cần phải kết hợp các biện pháp cơ giới là khoanh vỏ+ đảo gốc+ tuốt lá thì mới đạt được chất lượng hoa cao. Hiện nay do biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần, nếu trồng hoa áp dụng quy trình kỹ thuật cổ truyền thì cho hiệu quả không ổn định, việc trồng hoa thành công hay thất bại phụ thuộc vào thời tiết đến 50%. Nếu thời tiết nắng nóng, hoa sẽ nhanh nở, còn thời tiết lạnh thì hoa chậm nở hơn. Do đó, người trồng hoa cần biết dự đoán thời tiết của từng năm theo kinh nghiệm để tuốt lá sớm hay muộn (Đặng Văn Đông và cs., 2009b). Đối với cây đào, kỹ thuật tuốt lá cần phải chú ý đến năm nhuận hay năm thường, sức sinh trưởng của cây (cây tơ hay cây già, khoẻ hay yếu).Nếu cây tơ và khoẻ thì tuốt lá sớm, còn cây già, yếu thì tuốt lá muộn hơn nhằm điều khiển cho hoa nở đúng vào dịp tết. Mật độ trồng hoa đào trung bình từ 3000-5000 cây/ha, tùy thuộc vào mục đích chơi cây thế hay chơi cành (Đặng Văn Đông và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010). 2.6. CÁC VẤN ĐỀ, ĐỀ TÀI ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU Xuất phát từ các kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cây đào ở trong và ngoài nước cho thấy, cây đào là loại cây thích ứng rộng đối với nhiều loại đất nhưng có nguồn gốc ở vùng ôn đới nên yêu cầu điều kiện khí hậu ôn hòa, điều kiện ánh sáng và chế độ mưa, ẩm thích hợp thì mới sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, cây đào yêu cầu khí hậu vùng trồng phải có mùa đông đủ lạnh mới có thể ra hoa được. Ngoài ra, trong sản xuất, để đáp ứng được yêu của thị trường tiêu thụ hoa, nâng cao hiệu quả kinh tế, người trồng đào cần phải điều khiển cho hoa đào nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự chi phối của các yếu tố khí tượng tới sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào còn chưa nhiều. Việc điều khiển hoa đào nở vào dịp tết cũng mới chỉ dừng lại là những kinh nghiệm nhà nông mà chưa được nghiên cứu để phổ biến rộng rãi. Vì vậy, một số câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra như sau: a). Ảnh hưởng của chế độ nhiệt ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển (nhiệt độ trung bình, tích ôn hữu hiệu, độ dài thời gian có nhiệt độ thấp...) tới sự sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào như thế nào? Độ dài của thời gian nhiệt độ thấp ảnh hưởng như thế nào đối với cây đào? b). Các chỉ tiêu về chế độ bức xạ và chế độ mưa ẩm như tổng số giờ nắng và tổng lượng mưa ảnh hưởng như thế nào đối với các giai đoạn sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào? c). Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tỉa cành, khoanh vỏ và tuốt lá có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của giống đào GL2-2? Biện pháp kỹ thuật nào giúp điều khiển được hoa đào nở vào dịp Tết Nguyên đán? Hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật đó
Luận văn liên quan