Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cách 30 km theo đường chim bay về phía Tây
nam TP. Nha Trang. Bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, nơi cao nhất: 1547 m và thấp
nhất 20 m. Thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và Diên
Khánh. Khu BTTN Hòn Bà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện tính chất
nhiệt đới gió mùa có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, ngoài các điểm chung của khí hậu
toàn vùng Hòn Bà, còn có những nét riêng của khí hậu tiểu vùng có sự khác biệt:
Khánh Vĩnh mang đặc trưng của khí hậu Tây Nguyên, Khánh Sơn mang đặc trưng của
khí hậu Đà Lạt (Lâm Đồng). Do có sự chênh lệch lớn về độ cao, nên khí hậu Hòn Bà
có cả bốn mùa trong ngày. Vì vậy đã tạo nên sự đa dạng về tài nguyên thực vật nói
chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Ngoài yếu tố đa dạng nơi đây còn có rất
nhiều loài đặc hữu mang nét đặc trưng riêng của Khánh Hòa và mang tên của Hòn Bà.
30 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà – tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-------------------*****----------------------
TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
HÒN BÀ – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62.42.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI, 2016
2
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN THẾ BÁCH
2. PGS.TS. NINH KHẮC BẢN
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tập
Phản biện 2: PGS.TS. Lƣu Đàm Cƣ
Phản biện 3: TS. Hà Minh Tâm
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện
Họp tại:...
Vào hồigiờ..ngàytháng.năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang, Vũ Tiến Chính, Dương Thị Hoàn,
Trần Thị Phương Anh, Sỹ Danh Thường, Trần Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Hạnh, Lưu
Văn Nông, Ritesh Kumar Choudhary, Sang Hong Park, Changyoung Lee, SangMi
Eum, You Mi Lee (2013). Bước đầu nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc
lan (Magnoliophyta) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa. Báo cáo
Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần
thứ năm, tr 379 - 383, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Tran Thi Ngoc Diep, Tran The Bach, Ninh Khac Ban (2014). Initial assessment
of cell toxiflying and inflammation resistance of some plant specicies in Vietnam,
Proceedings of the first vast – bas workshop on science and technology. Nxb Khoa
học tự nhiên & công nghệ, ISBN: 978- 604-913-304-6.
3. Trần Thị Ngọc Diệp, Trần Thế Bách, Ninh Khắc Bản (2014). Nghiên cứu đa dạng cây
thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Mrgnoliophyta) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh
Khánh Hòa. Tạp chí Khoa Học, Nxb Đại học Quốc Gia, ISSN: 0866- 8612, tr 353 – 359.
4. Joongku lee, Tran The Bach, Kae Sun Chang, Do Van Hai, Bui Hong Quang, Vu
Tien Chinh, Nguyen Thi Thanh Huong, Duong Thi Hoan, Tran Thi Ngoc Diep, Sy
Danh Thuong, Tran Huy Thai, Ritesh Kumar Choudhary, Changyoung Lee, Sang
Hong Park, Jinki Kim, Doo Young Bae, Chaehee Lee, You Mi Lee, Seung – Hwan
Oh, Chang – Ho Shin, Kyung Choi, Jong – Cheol Yang, Nguyen Hanh, Le Phuong,
Luu Van Nong (2014), Floristic diversity of Hon Ba Nature resever, Viet Nam.
Korea National Arboretum. Pocheon, Republic of Korea. 752 pages. ISBN 978-89-
97450-67-1.
5. Trần Thị Ngọc Diệp, Trần Thế Bách, Ninh Khắc Bản (2015), Bước đầu nghiên cứu
một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Ra – Glai tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà,
tỉnh Khánh Hòa. Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Hội nghị Khoa học
toàn quốc lần thứ sáu, Tr 1067 – 1072, Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ.
4
6. Tran The Bach, Bui Hong Quang, Ritesh Kumar Choudhary, Do Van Hai, Tran
Thi Ngoc Diep, Joongko Lee (2015), Prismatomeris fragans: A new record to the
flora of Vietnam. Bangladesh J. Plant Taxon. 22 (2), 147 - 149 (SCIE).
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cách 30 km theo đường chim bay về phía Tây
nam TP. Nha Trang. Bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, nơi cao nhất: 1547 m và thấp
nhất 20 m. Thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và Diên
Khánh. Khu BTTN Hòn Bà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện tính chất
nhiệt đới gió mùa có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, ngoài các điểm chung của khí hậu
toàn vùng Hòn Bà, còn có những nét riêng của khí hậu tiểu vùng có sự khác biệt:
Khánh Vĩnh mang đặc trưng của khí hậu Tây Nguyên, Khánh Sơn mang đặc trưng của
khí hậu Đà Lạt (Lâm Đồng). Do có sự chênh lệch lớn về độ cao, nên khí hậu Hòn Bà
có cả bốn mùa trong ngày. Vì vậy đã tạo nên sự đa dạng về tài nguyên thực vật nói
chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Ngoài yếu tố đa dạng nơi đây còn có rất
nhiều loài đặc hữu mang nét đặc trưng riêng của Khánh Hòa và mang tên của Hòn Bà.
Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá đa dạng thực vật nói chung
và cây thuốc nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung
cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho việc xây
dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài
nguyên cây thuốc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Do vậy, đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh
Hòa” là cần thiết và có ý nghĩa về khoa học.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
Đánh giá được mức độ đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, nghiên
cứu tri thức bản địa về việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Ra -
Glai và khẳng định lại công dụng làm thuốc của nó bằng thử hoạt tính sinh học của
một số loài cây thuốc và một số loài thực vật có tiềm năng sử dụng làm thuốc ở
KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
3. Ý nghĩa của đề tài luận án
Đề tài góp phần hoàn thiện danh lục cây thuốc ở KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa
đồng thời bổ sung các thông tin về tri thức bản địa của người dân tộc Ra - Glai về việc sử
dụng cây thuốc ở đây. Từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên cây thuốc tại KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
4. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên lập được danh lục tương đối đầy đủ thông tin của gồm 515 loài
cây thuốc ở KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
- Bổ sung được một loài Lăng trang (Prismatomeris fragrans Geddes) cho hệ
thực vật Việt Nam và là loài có tác dụng làm thuốc.
- Nghiên cứu về tri thức bản địa của người dân tộc Ra - Glai về việc sử dụng
cây cỏ làm thuốc.
6
- Bước đầu nghiên cứu, xác định khả năng ứng dụng của một số loài cây thuốc
ở KBTTB Hòn Bà bằng cách thử hoạt tính sinh học của chúng.
- Đánh giá tiềm năng làm thuốc của một số loài thực vật tại KBTTN Hòn Bà
bằng phương pháp thử hoạt tính sinh học.
5. Bố cục luận án
- Luận án gồm 136 trang, 26 bảng biểu, 39 hình và 7 phụ lục.
- Luận án gồm các phần: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (27
trang); Chương 2: Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (14
trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (90 trang); Kết luận, kiến nghị (2
trang); Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái quát lịch sử và tình hình nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới
và ở Việt Nam, bao gồm: khái quát tình hình nghiên cứu, đánh giá giá trị sử dụng và giá trị
kinh tế, tiềm năng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc. Tổng quan tri thức thực vật học
dân tộc và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc (kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc
ở một số quốc gia và dựa vào kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây cỏ chữa bệnh của các dân
tộc bản địa trên nhiều vùng lãnh thổ mà nhiều loại thuốc đã được phát hiện, sản xuất và
đưa vào ứng dụng rộng rãi). Bước đầu tìm hiểu tình hình nghiên cứu các chất có hoạt tính
sinh học từ thực vật.
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên
cây thuốc
1.1.3. Nghiên cứu đánh giá về tiềm năng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc
1.1.4. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.2. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn tài
nguyên cây thuốc
1.2.3. Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dân tộc Việt Nam
1.3. Các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật
1.3.1. Hợp chất kháng viêm nguồn gốc từ thực vật
1.3.2. Nghiên cứu hợp chất kháng viêm từ thực vật Việt Nam
7
Chƣơng 2.
ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc và một số loài thực vật có
tiềm năng làm thuốc thuốc ở KBTTN Hòn Bà - Tỉnh Khánh Hòa
Tập quán sử dụng cây thuốc của người dân tộc Ra - Glai sống ở Khu BTTN
Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu sự đa dạng thực vật của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu
BTTN Hòn Bà
- Xác định thành phần loài và trong các bậc phân loại (Taxon)
- Nghiên cứu dạng sống và dạng cây
- Nghiên cứu về các yếu tố địa lý
2.3.2. Nghiên cứu sự phong phú về giá trị sử dụng và bộ phận được sử dụng của
nguồn tài nguyên cây thuốc tại KBTTN Hòn Bà
- Nghiên cứu về sự phong phú đa dạng về giá trị sử dụng
- Xác định các bộ phận sử dụng của cây thuốc
- Xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại Khu
BTTN Hòn Bà.
2.3.3. Nghiên cứu vốn tri thức bản địa trong kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
cộng đồng dân tộc Ra - Glai ở Khu BTTN Hòn Bà
2.3.4. Nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc được người
dân Ra - Glai sử dụng chữa bệnh và một số loài thực vật có tiềm năng sử dụng
làm thuốc ở Khu BTTN Hòn Bà
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Nguồn tài liêụ bao gồm: Số liệu của dự án hợp tác “Tiềm năng sinh học của
nguyên liệu sinh học ở Việt Nam” giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Nghiên cứu sinh học và Công
nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB); các công trình nghiên cứu khoa học , báo cáo của
KBTTN Hòn Bà; sách, tạp chí, các bản báo cáo của Trung ương , điạ phương có liên
quan đến các loài cây thuốc ở tỉnh Khánh Hòa đươc̣ coi là nguồn thông tin quan
trọng, điṇh hướng cho các hoaṭ đôṇg nghiên cứu .
2.4.2. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Các chỉ tiêu đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên
phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn bao gồm:
- Đa dạng về phân loại
8
- Đa dạng về dạng thân của các loài cây thuốc
Đánh giá đa dạng về phân loại: Dựa vào phương pháp của Nguyễn Nghĩa
Thìn (1997, 2007) tiến hành đánh giá đa dạng về thành phần của các Taxon như sau:
+ Đánh giá đa dạng ở bậc ngành: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài
của mỗi ngành.
+ Đánh giá đa dạng ở bậc lớp: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài
của mỗi lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
+ Các họ và các chi đa dạng nhất: các họ và các chi đa dạng nhất chọn làm nhóm đại
diện, đánh giá mức độ đa dạng và thành phần của 10 họ và 10 chi đa dạng nhất.
+ Đánh giá đa dạng về dạng thân của các loài cây thuốc
2.4.3. Phương pháp xác định những loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn
2.4.4. Phương pháp xây dựng sơ đồ phân bố điểm thu mẫu những cây thuốc trong
diện cần bảo tồn
Căn cứ vào những điểm đã phát hiện được những loài cây thuốc quý hiếm
trong quá trình điều tra thực địa (bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần
mềm Mapinfow 10.0, xây dựng sơ đồ thu mẫu cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và
các loài cây thuốc thu để thử hoạt tính sinh học ở khu vực nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu về dạng sống và yếu tố địa lý
Dạng sống: Nghiên cứu phổ dạng sống Pocs Tamás và phân tích các yếu tố địa lý
của hệ thực vật theo phương pháp của Raunkieaer và có chỉnh sửa theo Nguyễn
Nghĩa Thìn.
- Về phổ dạng sống: Trong đó dấu hiệu được chọn là vị trí của chồi nằm ở đâu so
với bề mặt đất trong suốt thời gian bất lợi và được chia thành 5 dạng sống cơ bản:
Nhóm dạng sống cây chồi trên mặt đất :Ph
Nhóm dạng sống cây chồi sát đất: Ch
Nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn: He
Nhóm dạng sống cây chồi ẩn : Cr
Nhóm dạng sống cây chồi một năm: Th
Các yếu tố phụ của dạng sống:
I. Cây chồi trên 25 m
II. Cây chồi nhỡ từ 8 - 25 m
III. Cây chồi cao từ 2 - 8 m
IV. Cây chồi cao từ 0,25 - 2 m
V.Cây bì sinh
VI. Cây ký sinh hay bán sinh
VII. Cây mọng nước
VIII. Dây leo
IX.Cây chồi trên thân thảo
Yếu tố địa lý (YTĐL): Tại khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về thành phần loài, trong đó
bao gồm có các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc phân bố địa lý do sự phụ thuộc
vào điều kiện môi trường và lịch sử phát sinh. Ý nghĩa chủ yếu của việc phân tích nguồn
gốc phát sinh là để phân biệt hai nhóm thực vật bản địa và di cư.
1 Yếu tố thế giới 4.3
Lục địa Đông Nam Á (Đông
Dương - Himalaya)
2 Liên nhiệt đới 4.4 Đông Dương - Nam Trung Hoa
9
2.1 Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ 4.5 Đông Dương
2.2. Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ 5. Ôn đới bắc
2.3 Nhiệt đới châu Á và Mỹ 5.1 Đông Á - Bắc Mỹ
3 Cổ nhiệt đới 5.2 Ôn đới cổ thế giới
3.1 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 5.3
Vùng ôn đới Địa Trung Hải - châu
Âu - Châu Á
3.2 Nhiệt đới châu Á và châu Phi 5.4 Đông Á
4 Nhiệt đới châu Á (Ấn Độ - Malêzi) 6 Đặc hữu Việt Nam
4.1 Đông Dương - Malêzi 6.1 Cận đặc hữu
4.2
Đông Dương - Ấn Độ hay Lục địa châu Á
nhiệt đới
7 Các loài cây trồng
2.4.6. Phương pháp điều tra cây thuốc và bài thuốc
Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa cây thuốc và các bài thuốc của đồng
bào dân tộc Ra - Glai ở KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa được tiến hành theo các
phương pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc của Gary J. Martin.
Phương pháp RRA (RRA - Rurla Rapid Appraisal - Phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn): nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các thông tin
liên qua đến cây thuốc tại các xã vùng đệm KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp PRA (PRA - Participatory Rapid/Rural Appraisal - Phương
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân).
2.4.7. Phương pháp thu mẫu và xử lí mẫu ngoài thực địa
Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007).
- Phương pháp thu mẫu: Mẫu vật được thu hái theo danh lục đã chuẩn bị sẵn và theo sự
hướng dẫn của các thầy thuốc bản địa. Các mẫu thu được phải đầy đủ các bộ phận nhất
là: cành, lá, hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo;
trường hợp mẫu thu không đủ đặc điểm phân loại (do không vào mùa hoa, quả) thì tiến
hành thu và thay thế mẫu trong các đợt thu mẫu tiếp theo.
- Cách xử lý mẫu: Mẫu vật được xử lý ngay sau sau mỗi đợt thu mẫu, ép tạm thời
bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%.
- Chụp ảnh: Sử dụng máy ảnh đề chụp lại hình ảnh các loài cây thuốc, cách sơ chế
và các hoạt động trong quá trình nghiên cứu.
2.4.8. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007).
- Ép mẫu và sấy mẫu
2.4.9. Phương pháp xác định tên khoa học
Xác định tên khoa học của cây thuốc sử dụng phương pháp so sánh hình thái truyền
thống kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu chuyên ngành.
10
- Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên
khoa học đã đảm bảo tính hệ thống, tránh sai sót. Điều chỉnh tên họ, tên chi và tên
loài theo Nguyễn Tiến Bân (1997, 2005).
Tiến hành lập danh lục cây thuốc ở KBTTN Hòn Bà và Danh lục cây thuốc của
đồng bào dân tộc Ra - Glai sống ở KBTTN Hòn Bà.
2.4.10. Phương pháp trình bày mẫu và bảo quản
Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007).
2.4.11. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học
Mẫu nghiên cứu được thu tại KBTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa và hoạt tính sinh học được
thực hiện tại Viện Nghiên cứu sinh học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB).
* Các bước thí nghiệm thử hoạt tính kháng viêm
- Bổ sung tế bào RAW264.7 ở nồng độ 2.5 × 105 tế bào/ml vào mỗi giếng trên đĩa
thí nghiệm 96 giếng.
- Bổ sung lipopolysaccharide (LPS; 0.5 μg/ml) vào mỗi giếng. Đối chứng không bổ
sung LPS.
- Bổ sung 100 μl dịch chiết thực vật ở những nồng độ khác nhau vào mỗi giếng, ủ
trong 24h.
- Hút 100 μl để đo nồng độ No, nồng độ NO được đo bằng phản ứng Griess: dung
dịch cần đo được hòa lẫn với hỗn hợp Griess (0.1% N-(1-naphthyl)-
ethylenediamine, 1% sulfanilamide in 5% phosphoric acid) và ủ ở nhiệt độ phòng
trong 10 phút.
- Đo độ hấp thụ ở bước sóng 540 nm rồi đối chiếu với đường chuẩn NO để xác định
hàm lượng NO trong mỗi phản ứng.
* Phần tế bào sau khi đã hút môi trường để xác định hoạt tính ức chế sản sinh NO
nêu trên được bổ sung dung dịch 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl
tetrazolium bromide (MTT) và ủ tiếp trong 4h.
* Các bước thí nghiệm thử độc tính tế bào
+ Chuẩn bị thí nghiệm:
- Hòa tan MTT trong phosphate buffer pH 7,4 để thu được dung dịch nồng độ
5mg/ml và lọc khử trùng dung dịch trong box cấy vô trùng.
- Giữ dung dịch MTT trong bình tối, tránh sáng. Nếu sử dụng thường xuyên có thể giữ
trong điều kiện 4°C, nếu không sử dụng có thể cất trong tủ -20°C.
- Chuẩn bị dung dịch hòa tan formazan gồm: dimethylformamide (DMF) 40% (v/v) pha
trong dung dịch acid acetic 2% (v/v) rồi bổ sung dung dịch sodium dodecyl sulfate
(SDS) 16% vào dung dịch nói trên rồi điều chỉnh về pH 4,7.
* Các bước thí nghiệm:
- Bổ sung tế bào RAW264.7 và 100 µl dịch chiết thực vật vào các đĩa thí
nghiệm 96 giếng.
11
- Ủ 4h trong trong tủ ấm CO2 với 95% không khí, 5% CO2.
- Bổ sung 10 μl dung dịch MTT (5mg/ml) vào mỗi giếng để đạt được nồng độ thí
nghiệm là 45 mg/ml. Ủ 1 - 4h 37°C.
- Bổ sung100 μl dung dịch hòa tan formazan vào mỗi giếng, lắc nhẹ cho đến khi tan hết.
- Đo độ hấp thụ ở bước sóng 570 nm.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự đa dạng thực vật của nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu BTTN Hòn Bà
3.1.1. Về thành phần loài và các bậc phân loại (Taxon)
3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành
Kết quả quá trình điều tra và nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật tại khu vực
Hòn Bà khá đa dạng và phong phú. Bước đầu đã xác định được 515 loài với 360 chi,
120 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Polypodiophyta, Pinophyta,
Magnoliophyta) được sử dụng làm thuốc.
Bảng 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành thực vật
Ngành
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta)
2 1,67 2 0,55 3 0,58
Ngành Thông
(Pinophyta)
3 2,50 4 1,11 7 1,36
Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
115 95,83 354 98,34 505 98,06
Tồng 120 100 360 100 515 100
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng loài cây
thuốc nhiều nhất: 505 loài (chiếm 98,06%), 354 chi (chiếm 98,34%) và 115 họ (chiếm
95,84%). Điều này khá hợp lý bởi trong hệ thực vật Việt Nam ngành Ngọc lan là ngành
chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt các loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan lại thuộc 2 lớp:
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida). Đi sâu nghiên cứu cho thấy số
lượng các taxon trong hai lớp này có sự khác biệt khá lớn (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc ở hai lớp trong ngành
Ngọc lan (Magnoliophyta)
Bậc phân loại
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida)
101 87,83 314 88,70 456 90,12
12
Lớp Hành
(Liliopsida)
14 12,17 36 11,3 49 9,88
Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
115 100 354 100 505 100
3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ
Qua bảng 3.3 cho thấy trong số các họ thực vật được sử dụng làm thuốc tại
khu vực nghiên cứu có 8 họ thực vật tương đối giàu loài cây thuốc (lớn hơn 15 loài)
với tổng số 200 loài (chiếm 38,83%) tổng số loài và chỉ có các họ thuộc lớp Ngọc
lan (Magnoliopsida) bao gồm các họ: Euphorbiaceae, Rubiaceae, Fabaceae,
Asteraceae, Moraceae, Rutaceae, Apocynaceae có số loài sử dụng làm thuốc nhiều
nhất. Các họ có số loài thuộc nhóm 5 - 9 loài có số lượng cao thứ 2, nhóm này có 17
họ nhưng có 116 loài chiếm 22,52% tổng số loài trong đó các họ Myrsinaceae,
Malvaceae và Araceae có 9 loài. Số lượng có 1 loài có số lượng lớ