Bệnh nấm gây chết côn trùng là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Hạn
chế của thuốc trừ sâu từ nấm ký sinh côn trùng là hiệu quả gây bệnh chưa cao và
hiệu lực còn kém ổn định. Hiệu lực nấm gây bệnh cho côn trùng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khả năng gây bệnh của mầm bệnh, đặc
điểm của côn trùng vật chủ và điều kiện ngoại cảnh. Vận dụng các hiểu biết về cơ
chế gây bệnh là để giải đáp các vấn đề liên quan đến sinh thái của quá trình gây
bệnh làm cơ sở để lựa chọn các mẫu phân lập triển vọng và phương pháp sử dụng
hợp lý để nâng cao hiệu quả của thuốc trừ sâu từ nấm ký sinh côn trùng.
Sâu khoang gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây trồng và việc phòng trừ
bằng thuốc hoá học đã không đem lại hiệu quả và hướng sử dụng thuốc trừ sâu
sinh học từ nấm ký sinh côn trùng là giải pháp hữu ích được quan tâm.
Các nghiên cứu Vườn quốc gia Pù Mát bước đầu phát hiện một số loài nấm
hữu ích trong phòng trừ sinh học và dược liệu, trong đó có loài I. javanica. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của nấm ký sinh trên côn trùng vật
chủ còn ít được quan tâm, nên hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những
đóng góp cho vấn đề này ở Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm gây bệnh của nấm Isaria javanica (Friederichs & Bally) Samson & Hywel-Jones ký sinh sâu khoang ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THÚY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH CỦA
NẤM Isaria javanica (Friederichs & Bally) Samson &
Hywel-Jones KÝ SINH SÂU KHOANG Ở NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 62 62 01 12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2016
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: GS. TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG
PGS. TS. TRẦN NGỌC LÂN
Phản biện 1: GS.TS. PHẠM VĂN LẦM
Viện Sinh thái và Môi trƣờng nhiệt đới
Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG
Hội Bảo vệ thực vật
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh nấm gây chết côn trùng là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Hạn
chế của thuốc trừ sâu từ nấm ký sinh côn trùng là hiệu quả gây bệnh chưa cao và
hiệu lực còn kém ổn định. Hiệu lực nấm gây bệnh cho côn trùng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khả năng gây bệnh của mầm bệnh, đặc
điểm của côn trùng vật chủ và điều kiện ngoại cảnh. Vận dụng các hiểu biết về cơ
chế gây bệnh là để giải đáp các vấn đề liên quan đến sinh thái của quá trình gây
bệnh làm cơ sở để lựa chọn các mẫu phân lập triển vọng và phương pháp sử dụng
hợp lý để nâng cao hiệu quả của thuốc trừ sâu từ nấm ký sinh côn trùng.
Sâu khoang gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây trồng và việc phòng trừ
bằng thuốc hoá học đã không đem lại hiệu quả và hướng sử dụng thuốc trừ sâu
sinh học từ nấm ký sinh côn trùng là giải pháp hữu ích được quan tâm.
Các nghiên cứu Vườn quốc gia Pù Mát bước đầu phát hiện một số loài nấm
hữu ích trong phòng trừ sinh học và dược liệu, trong đó có loài I. javanica. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của nấm ký sinh trên côn trùng vật
chủ còn ít được quan tâm, nên hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những
đóng góp cho vấn đề này ở Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu về khả năng gây bệnh của nấm Isaria javanica trên
vật chủ sâu khoang trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan, từ đó đánh giá, lựa
chọn các mẫu phân lập triển vọng cũng như đề xuất các biện pháp tác động nhằm
nâng cao hiệu quả ứng dụng chế phẩm sinh học từ nấm ký sinh côn trùng trong
bảo vệ thực vật.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Điều tra xác định về thành phần loài nấm thuộc chi Isaria và vật chủ của
chúng được thu thập tại VQG Pù Mát, Nghệ An.
- Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nấm Isaria javanica
được thu thập tại VQG Pù Mát, Nghệ An.
- Nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm I. javanica VN1487 trên sâu khoang.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung dẫn liệu về thành phần loài nấm thuộc chi Isaria gồm 10 loài và
vật chủ của chúng; các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài I. javanica thu thập tại
VQG Pù Mát, Nghệ An.
2
- Đã mô tả được đặc điểm về chu kỳ xâm nhiễm, gây bệnh và phát triển bên
ngoài của nấm I. javanica trên sâu khoang, gồm 5 giai đoạn chính và mỗi giai
đoạn thể hiện những triệu chứng đặc trưng cho loài.
- Đã tuyển chọn được 4 trong 18 mẫu phân lập của loài nấm I. javanica có
triển vọng trong phòng trừ sâu khoang gồm VN1472, VN1487, VN1801 và
VN1802. Nấm I. javanica VN1487 có khả năng tồn tại và thích ứng được trong hệ
sinh thái tại khu vực thử nghiệm.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung thêm các dẫn liệu về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái của
các loài nấm thuộc chi Isaria làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng và ứng dụng
trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng.
- Cung cấp một số dẫn liệu khoa học cho nghiên cứu cơ bản về khả năng gây
bệnh của nấm I. javanica trên sâu khoang ở Việt Nam.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất các tiêu chí để áp dụng trong quá trình đánh giá, tuyển chọn các mẫu
phân lập mục tiêu. Kết quả của đề tài cũng đã xác định được 4 mẫu phân lập của
loài I. javanica có triển vọng trong phòng trừ sâu khoang.
- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng nấm
I. javanica trong phòng trừ sâu khoang.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Khái niệm “Nấm ký sinh côn trùng - Entomopathogenic fungi (EPF)” hay
“nấm côn trùng - Insect fungi” được các nhà khoa học sử dụng như là thuật ngữ
đồng nghĩa, đề cập về nhóm nấm ký sinh gây bệnh cho côn trùng. Chi Isaria phát
hiện khá lâu nhưng chủ yếu khai thác làm dược liệu mà chưa chú ý nhiều đến
phòng trừ sinh học. Loài I. javanica mới nghiên cứu gần đây, dẫn liệu còn hạn chế.
Trong đề tài này sẽ dựa trên cơ sở các nghiên cứu về chi nấm Isaria và các loài nấm
truyền thống như B. bassiana, M. anisopliae và N. rileyi.
Khoa học nghiên cứu bệnh côn trùng gọi là bệnh lý học côn trùng. Đây
không chỉ đơn thuần mô tả những biến đổi bệnh lý trong cơ thể côn trùng và các
tác nhân gây bệnh, dịch bệnh, cũng như các đặc điểm cơ bản và những diễn biến
của nấm ở bên trong và bên ngoài cơ thể vật chủ (dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 2009).
3
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nấm ký sinh côn trùng chi Isaria
Các loài nấm chi Isaria phân bố khá rộng ở nhiều nước trên thế giới nhưng
không phổ biến. Chi nấm này chủ yếu thu thập được ở hệ sinh thái rừng nhiệt đới,
với phổ vật chủ khá đa dạng thuộc bộ Cánh màng, bộ Cánh vảy, bộ Cánh nửa, bộ
Nhện lớn, ở pha sâu non, nhộng và trưởng thành (Morakot, 2003; Alexandre et al.,
2009. Loài I. fumosorosea và I. javanica có phân bố ở cả rừng trồng và hệ sinh
thái nông nghiệp nhưng không phổ biến (Scorsetti et al., 2008; Shimazu and
Takatsuka; 2010; Wazeer et al., 2012).
Nghiên cứu nhân nuôi nấm chi Isaria tập trung vào xác định môi trường lỏng
(Chun-Ping et al., 2003; Ali et al., 2009); xác định môi trường rắn (Gabriel et al.,
2010 ); ảnh hưởng nhiệt độ và độ ẩm (Bouamama et al., 2010); bảo quản nấm (Jae
et al., 2014).
Trong những nấm gần đây, một số loài nấm chi Isaria được nghiên cứu chiết
xuất các chất có hoạt tính sinh học cao làm dược liệu, như Isaria sinclairii (Yan
Shen et al., 2007); I. japonica (Ichiro et al., 2001; Akira et al., 2005, 2009);
I. tenuipes (Kikuchi et al., 2004), I. farinosa (Yan et al., 2008).
Một số loài I. javanica, I. fariosa, I. fumosorosea đã nghiên cứu và ứng dụng
phòng trừ sâu hại thuộc bộ Lepidoptera, Hemiptera, Diptera, Coleoptera,
Hymenoptera, ở các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Thái Lan và cho
kết quả khá tốt (Jason et al., 2008; Karen et al., 2012; Scorsetti et al., 2008; Rahim
et al., 2013; Hong Zhu et al., 2013, Shimazu and Takatsuka, 2010).
Trước đây chi Isaria và chi Peacilomyces không có sự tách biệt, loài
I. javanica được xem là loài P. javanicus. Đến nay đã tách biệt thành 2 chi thuộc 3
họ riêng biệt, trong đó chi Isaria thuộc họ Cordycipitaceae, chi Peacilomyces thuộc
2 họ là Clavicipitaceae và Ophiocordycipitaceae, bộ Hypocreales.
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm vòng đời và chu kỳ phát triển của nấm ký sinh
trên côn trùng
Cho đến nay nghiên cứu về quá trình gây bệnh chưa đưa ra được mẫu hình
thống nhất của chu kỳ phát triển của nấm trên vật chủ. Đó là (i) chu kỳ xâm nhiễm
có tính tuần tự nhưng phân chia thành các pha, giai đoạn chưa thống nhất, như chu
kỳ có 8 giai đoạn (Charnley, 1989), có 4 giai đoạn (Sandhu et al., 1993), có 6 giai
đoạn (Clarkson and Charnley, 1996; Cheah et al., 2004), có 3 pha chính (Charnley,
2003), có 5 giai đoạn (Thomas and Read, 2007; Vega et al., 2008), 4 giai đoạn
4
chính (Gao et al., 2011); (ii) hoặc là chỉ tập trung vào khả năng xâm nhập qua lớp
vỏ cơ thể (Sandhu et al., 2012; Thomas and Read, 2007), hoặc là chỉ tập trung vào
khả năng phát triển của nấm (Gao et al., 2011), hoặc là chỉ tập trung vào pha hoại
sinh bên ngoài (Posada and Vega, 2005; Vega and Posada, 2008). Khả năng phát
triển của nấm trong xoang vật chủ còn ít được nghiên cứu.
2.2.3. Nghiên cứu tuyển chọn nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu hại
Nghiên cứu tuyển chọn các chủng nấm triển vọng chủ yếu dựa vào tỷ lệ chết,
LC50, LT50 khả năng phát triển trên môi trường nuôi cấy nên chưa đánh giá được
đầy đủ tiềm năng của các chủng nấm. Hiện nay, đánh giá thêm tiêu chí về khả năng
phát triển của nấm như tỷ lệ mọc nấm, chu kỳ phát triển của nấm, nồng độ bào tử
hình thành. Việc đánh giá như trên sẽ giúp xác định được chủng tốt nhất, tăng tính
ổn định và khả năng lưu tồn của nấm trên đồng ruộng (Roberto et al., 2001; Posada
and Vega, 2005; Lopes et al., 2011; Wilberth et al., 2013).
2.2.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng gây bệnh của nấm trên
côn trùng
Khả năng gây bệnh của nấm ký sinh trên vật chủ chịu tác động của nhiều yếu
tố gồm nguồn nấm, vật chủ, điều kiện ngoài cảnh. Sự gây bệnh của nấm trong mối
quan hệ với các yếu tố sinh thái còn rất ít được biết đến. Nnghiên cứu còn mang
tính độc lập, chưa đủ để khái quát thành mối quan hệ qua lại lần nhau (Jason et al.,
2009; Sandhu et al., 1993; Vega et al., 2009;...).
2.2.5. Nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng phòng trừ sâu khoang
Trên thế giới các nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng trong phòng
trừ sâu khoang còn hạn chế, mới chỉ có một số nghiên cứu thời gian gần đây. Các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các loài B. bassiana và N. rileyi, (Baskar et al.,
2012; Joseph et al., 2010; Lin et al., 2007; Vimala et al., 2003; Vijayavani et al.,
2009), các loài nấm chi Isaria còn ít được quan tâm.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
2.3.1. Nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng chi Isaria
Kết quả nghiên cứu ở Vườn Quốn gia Pù Mát, Trần Ngọc Lân và cs. (2008a,
b) xác định được 71 loài nấm thuộc 17 chi ký sinh trên 3 bộ côn trùng, trong đó chi
Isaria có 4 loài; Trần Ngọc Lân và cs. (2011a) xác định 10 loài thuộc chi Isaria. Ở
VQG Cát Tiên xác định 3 loài Isaria (Lê Tấn Hưng và cs., 2010). Ở HST nông
nghiệp, Phạm Thị Vượng và cs. (2014) thu được loài P. javanicus ký sinh rầy nâu
hại lúa tại Thái Bình. Trần Thị Tho và cs. (2014) thu được 7 chủng P. javanicus ký
5
sinh trên rệp sáp giả hại cây ăn quả tại Cần Thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng.
Ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu nhân nuôi nấm Beauveria và Metarhizium
Tạ Kim chỉnh, 2009; Tạ Kim chỉnh và cs., 2006; Phạm Thị Thùy và cs., 2005;...).
Nghiên cứu nhân nấm chi Isaria mới một số kết quả của Trần Ngọc Lân và cs.
(2011), Nguyễn Thị Thúy và cs. (2012), Trần Thị Tho và cs. (2014).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu hoạt chất sinh học của nấm ký sinh côn trùng
còn hạn chế. Theo Trần Ngọc Lân và cs. (2008) một số loài chi Isaria có hoạt chất
sinh học mới đang được thử nghiệm. Loài I. javanica phát hiện 5 hoạt chất sinh
học, trong đó có 3 chất mới trên thế giới nhưng chưa được định danh.
Loài I. javanica có khả năng phòng trừ một số loài sâu hại như sâu khoang,
rệp xám và rệp muội (Trần Ngọc Lân và cs., 2011a; Nguyễn Thị Thanh và cs.,
2011a; Nguyễn Thị Thanh và cs., 2011b).
2.3.2. Nghiên cứu tuyển chọn nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu hại
Ở Việt Nam, phương pháp sử dụng chủ yếu là nuôi cấy để đánh giá khả năng
sản sinh enzyme ngoại bào; hoặc lây nhiễm bệnh nhân tạo lên sâu hại để đánh giá
về tỷ lệ chết (Tạ Kim Chỉnh, 1994; Phạm Văn Nhạ và cs., 2013). Tuy nhiên các
tiêu chí đánh giá này chưa phản ảnh đầy đủ sức sống, khả năng phát triển của nấm.
2.3.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng xâm nhiễm và gây bệnh
của nấm trên côn trùng
Nghiên cứu của Phạm Văn Nhạ và cs. (2012): Ở nhiệt độ 25 - 28oC tất cả các
chủng đều phát triển tốt, ở 35oC nấm không phát triển, ở 30oC các chủng nấm
B. bassiana là BR2, BR4, BR7, BR10, BR11, BR13 và BR16 có phát triển tốt.
Chủng PaeR2 của loài P. javanicus phát triển được cả trên 2 môi trường PDA
và SDAY ở nhiệt độ 20, 25, 30oC, tốt nhất 25 - 30oC trên môi trường PDA (Phạm
Thị Vượng và cs., 2014).
2.3.4. Nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng phòng trừ sâu khoang
Ứng dụng nấm I. javanica gây bệnh cho sâu khoang mới dừng lại ở thử
nghiệm nhân nuôi và đánh giá hiệu lực gây chết. Theo Trần Ngọc Lân và cs.
(2011a), Nguyễn Thị Thanh và cs. (2011) nấm I. javanica có nhiều triển vọng
trong phòng trừ sâu khoang hại cây trồng, hiệu lực phòng trừ ở mức nồng độ
8,50x10
7
bào tử/ml đạt trên 90% sau 10 ngày xử lý, cao nhất là tuổi 1, 2. Phạm Thị
Thùy và cs. (2013) ứng dụng nấm N. rileyi phòng trừ sâu khoang hại rau
6
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thu thập mẫu nấm chi Isaria tại VQG Pù Mát, Nghệ An.
- Thu bắt sâu khoang trên ruộng lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An.
- Nghiên cứu tại Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Điều tra thu mẫu năm 2011 - 2013, tiến hành thí nghiệm năm 2012 - 2014.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các loài nấm thuộc chi Isaria, tập trung vào loài Isaria javanica (Friederichs
& Bally) Samson & Hywel-Jones. (Hypocreales: Cordycipitaceae), trọng tâm là
mẫu phân lập I. javanica VN1487, thu thập tại VQG Pù Mát, Nghệ An.
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Vật chủ nghiên cứu chỉnh là sâu non sâu khoang Spodoptera litura Fabricius
- Nguyên liệu: Khoai tây, agar, glucose, gạo lứt, bột nhộng tằm,...
3.3.3. Thiết bị và dụng cụ
- Thiết bị: Tủ hấp tiệt trùng, buồng nuôi cấy vi sinh, tủ sấy, tủ định ôn, kính
hiển vi soi nổi, kính hiển vi điển tử, tủ lạnh khô, tủ,
- Dụng cụ thí nghiệm: Đĩa petri, ống nghiệm, bình thủy tinh, hộp nhựa, dụng
cụ thu mẫu thực địa, bộ dụng cụ nuôi cấy,
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thành phần loài nấm thuộc chi Isaria và vật chủ của chúng thu thập ở Vườn
Quốc gia Pù Mát, Nghệ An;
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nấm I. javanica thu thập ở Vườn Quốc
gia Pù Mát, Nghệ An;
- Tuyển chọn các mẫu phân lập của loài nấm I. javanica triển vọng để phòng
trừ sâu khoang;
- Đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố đến khả năng gây bệnh của nấm
I. javanica VN1487 trên sâu khoang trong phòng thí nghiệm;
- Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm I. javanica VN1487 trên sâu khoang
ở ô lưới ngoài đồng ruộng
7
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Nghiên cứu thành phần loài nấm thuộc chi Isaria và vật chủ của chúng ở
Vƣờn quốc gia Pù Mát, Nghệ An
- Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật nấm thuộc chi Isaria theo Lacey
and Brooks (1997), Luangsa-ard et al. (2006).
- Phương pháp phân lập và nuôi cấy nấm thuộc chi Isaria theo Choi et al.
(1997), Luangsa-ard et al. (2006), Sung et al. (2007).
- Phương pháp định loại và mô tả hình thái chi Isaria theo Luangsa-ard et al.
(2007), Kobayasi (1983), Samson et al. (1988), Sung et al. (2007).
- Phương pháp bảo quản các mẫu phân lập nấm thuộc chi Isaria theo Kirsop
and Doyle (1991).
3.5.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nấm Isaria javanica thu
thập ở Vƣờn quốc gia Pù Mát, Nghệ An
- Xác định vật chủ, vị trí phân bố và hình thái của loài nấm I. javanica thep
phương pháp trình bày mục 3.5.1.
- Nghiên cứu vòng đời và chu kỳ phát triển của nấm I. javanica trên sâu
khoang theo phương pháp của Alcides et al. (2002); Posada and Vega (2005);
Vega et al. (2008): Phun nồng độ 2,6x107 bào tử/ml, nhiệt độ 25±1oC và độ ẩm
70±2% RH.
- Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian các giai đoạn, đặc điểm vòng đời và chu kỳ
phát triển của nấm trên vật chủ; triệu chứng sâu bị bệnh do nấm.
3.5.3. Nghiên cứu tuyển chọn các mẫu phân lập của loài nấm Isaria javanica
triển vọng để phòng trừ sâu khoang
Theo phương pháp của Posada and Vega (2005), Vega et al. (2008).
- Chuẩn bị nguồn 18 mẫu phân lập nấm I. javanica và sâu khoang thí nghiệm;
- Phun 3 ml/hộp, nồng độ 2,6x107 bào tử/ml; 10 sâu tuổi 2 - 3/hộp, nhiệt độ
25±1
oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm, thời
gian phát triển, mật độ bào tử nấm hình thành trên sâu khoang.
3.5.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng một số yếu tố đến khả năng gây bệnh của Isaria
javanica VN1487 trên sâu khoang trong phòng thí nghiệm
3.5.4.1. Ảnh hưởng mầm bệnh nấm Isaria javanica VN1487
Theo phương pháp của Joseph et al. (2010), Posada and Vega (2005),
Vijayavani et al. (2009).
8
- Chuẩn bị nguồn nấm I. javanica VN1487 và sâu khoang thí nghiệm;
- Thí nghiệm 4.1.1: Nồng độ 2,6x105; 2,6x106; 2,6x107; 2,6x108 bào tử/ml; 3
ml/hộp, 10 sâu tuổi 2 - 3/hộp, nhiệt độ 25±1oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Thí nghiệm 4.1.2: Mật độ sâu nhiễm nấm 1, 2, 3, 4, 5/10 sâu khỏe; mật độ
4,8x10
7 bào tử/con; 10 sâu khỏe tuổi 2 - 3/hộp, nhiệt độ 25±1oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm, thời
gian các giai đoạn, vòng đời và chu kỳ phát triển nấm trên sâu khoang (ngày)
3.5.4.2. Ảnh hưởng vật chủ
Theo phương pháp của Jason et al. (2009), Posada and Vega (2005),
Vijayavani et al. (2009).
- Chuẩn bị nguồn nấm I. javanica VN1487 và 10 vật chủ thí nghiệm;
- Thí nghiệm 4.2.1: 10 loài vật chủ; 3 ml/hộp, nồng độ 2,6x107 bào tử/ml, 10
sâu/hộp, nhiệt độ 25±1oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Thí nghiệm 4.2.2: Mật độ 5, 10, 15, 20 sâu tuổi 2 - 3/hộp; 3 ml/hộp, nồng độ
2,6x10
7
bào tử/ml, nhiệt độ 25±1oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Thí nghiệm 4.2.3: Sâu khoang 6 tuổi; 3 ml/hộp, nồng độ 2,6x107 bào tử/ml,
10 sâu/hộp, nhiệt độ 25±1oC, độ ẩm 70±2% RH.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm; thời
gian phát triển của nấm trên sâu khoang (ngày).
3.5.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Theo phương pháp của Lord (2005), Moino et al. (1998), Rao et al. (2006),
Vega et al. (2008).
- Chuẩn bị nguồn nấm I. javanica VN1487 và sâu khoang thí nghiệm;
- Thí nghiệm 4.3.1: Nhiệt độ 20, 25, 30, 35oC; 3 ml/hộp, nồng độ 2,6x107 bào
tử/ml, 10 sâu tuổi 2 - 3/hộp, độ ẩm 70±2% RH.
- Thí nghiệm 4.3.2: Độ ẩm 50, 60, 70, 80 % RH; 3 ml/hộp, nồng độ 2,6x107
bào tử/ml, 10 sâu tuổi 2 - 3/hộp, nhiệt độ 25±1oC.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm; thời
gian phát triển của nấm trên sâu khoang (ngày).
3.5.5. Nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm Isaria javanica VN1487 trên
sâu khoang ở ô lƣới ngoài đồng ruộng
- Thí nghiệm 5.1. Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm trên sâu khoang: Phun
30 ml, nồng độ 2,6x107 bào tử/ml, 30 sâu tuổi 2 - 3/ô lưới 1,5 m2.
9
- Thí nghiệm 5.2. Đánh giá khả năng phát tán và lây nhiễm của nấm trên sâu
khoang: 15 sâu nhiễm nấm/30 sâu khỏe tuổi 2 - 3/ô lưới 1,5 m2 .
+ Thí nghiệm 5.3. Khả năng lưu tồn trong đất và lây nhiễm lên sâu của nấm ở
vụ Hè Thu và Thu Đông 2014: Phun 30 ml, nồng độ 2,6x107 bào tử/ml, 30 sâu
tuổi 2 - 3/ô lưới 1,5 m2.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm, số
lượng bào tử nấm lưu tồn trong đất (bào tử/g đất).
3.5.6. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu
- Tỷ lệ % của mỗi loài nấm thuộc chi Isaria thu thập được;
- Trong phòng thí nghiệm: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm
được tiến hành theo công thức Abbott (1925).
- Trên đồng ruộng: Tỷ lệ sâu khoang chết, tỷ lệ sâu khoang mọc nấm được
tính theo công thức Henderson - Tilton.
- Công thức tính nồng độ bào tử của Lomer and Lomer (1998).
- Xử lý số liệu thống kê sinh học bằng IRRISTAT version 5.0
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Thành phần loài nấm thuộc chi Isaria và vật chủ của chúng thu thập ở
Vƣờn quốc gia Pù Mát, Nghệ An
4.1.1.1. Thành phần loài nấm thuộc chi Isaria thu thập ở Vườn quốc gia Pù Mát
Kết quả điều tra nấm ký sinh côn trùng tại Vườn quốc gia Pù Mát từ năm
2011 đến 2013 đã thu thập, phân lập được 146 mẫu vật và định loại xác định gồm
10 loài nấm thuộc chi Isaria, họ Cordycipitaceae, bộ Hypocreales (bảng 4.1).
Trong đó, loài nấm Isaria tenuipes phổ biến nhất với 89 mẫu vật (chiếm
60,69%). Loài nấm Isaria javanica đứng vị trí thứ 2 với 18 mẫu vật (chiếm
12,33%). Tiếp