Ô nhiễm môi trường đã và đang trở một trong những thách thức to
lớn trên phạm vi toàn cầu. Quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế và phát
triển đô thị ở hầu hết các quốc gia đều kéo theo những vấn đề về ô nhiễm
môi trường trong đó có ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở các đô
thị lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con
người. Ở nước ta, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như thủ đô Hà
Nội đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách và đang là đối tượng nghiên cứu
của nhiều đề tài, dự án về bảo vệ môi trường (BVMT).
25 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá, khoanh vùng chất lượng không khí theo chỉ số AQI và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
NCS: Th.S. Nguyễn Thị Thanh Trâm
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, KHOANH VÙNG CHẤT
LƯỢNG KHÔNG KHÍ THEO CHỈ SỐ AQI VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 62 52 03 20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - Năm 2015
2
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường đã và đang trở một trong những thách thức to
lớn trên phạm vi toàn cầu. Quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế và phát
triển đô thị ở hầu hết các quốc gia đều kéo theo những vấn đề về ô nhiễm
môi trường trong đó có ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ở các đô
thị lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con
người. Ở nước ta, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như thủ đô Hà
Nội đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách và đang là đối tượng nghiên cứu
của nhiều đề tài, dự án về bảo vệ môi trường (BVMT). Cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng lên trong 10-15 năm tới, Hà Nội sẽ
phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng hơn về ô nhiễm không khí. Do
vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng không khí, xác định các vấn đề thách
thức ô nhiễm không khí, khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp,
cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô Hà Nội là công việc hết sức cần
thiết. Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề tương tự trên thế giới cho
thấy cần phải xây dựng các mô hình tính toán dựa trên mô hình chỉ số
chất lượng không khí tổng hợp có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế
của quốc gia.
Tính cấp thiết của đề tài luận án:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi theo là
quá trình đô thị hóa, Hà Nội từ một thành phố nhỏ chỉ có khoảng 300.000
dân vào năm 1954, nay dân số thành phố Hà Nội đã tăng lên khoảng 6,5
triệu người. Với diện tích đất khoảng 3.347 km2, là một thành phố Thủ
đô có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới, kinh tế xã hội phát triển mạnh, đã
hình thành 19 khu công nghiệp, khoảng 50 cụm công nghiệp và khoảng
60 cụm tiểu thủ công nghiệp, số lượng phương tiện giao thông cá nhân
phát triển nhanh chóng. Từ một thành phố đi lại chủ yếu bằng xe đạp đến
nay Hà Nội đã có khoảng trên 4 triệu xe mô tô-xe máy, khoảng 400.000
xe ô tô cá nhân, hàng năm xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp hàng triệu
m2 diện tích công trình xây dựng và hàng chục nghìn mét đường giao thông.
Đô thị hóa và phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ nêu trên đã tác động gây ô
nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng ngày càng
nặng nề.
3
Trước tình hình đó việc nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm không
khí Hà Nội một cách định lượng, có cơ sở khoa học, phân vùng Hà Nội
theo các mức ô nhiễm khác nhau, xác định khu vực nào là bị ô nhiễm nhất,
thành phần ô nhiễm môi trường không khí nào là đáng lo ngại nhất, v.v...
từ đó đề xuất các giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện
chất lượng môi trường không khí là vấn đề môi trường rất cần thiết phải
giải quyết đối với TP. Hà Nội. Vì vậy đề tài luận án có tính cấp thiết.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về chỉ số
đánh giá chất lượng không khí của các nước trên thế giới, lựa chọn và đề
xuất mô hình đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số chất lượng không
khí (AQI) phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Áp dụng mô hình đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI
trên cơ sở phân tích các số liệu quan trắc môi trường không khí thực tế của
Hà Nội thu thập được, xây dựng phần mềm tính toán Chỉ số chất lượng
không khí và khoanh vùng chất lượng không khí để đánh giá thực trạng chất
lượng không khí Hà Nội và từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng
môi trường không khí nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường không khí tại thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh tại các khu vực đặc trưng có số liệu quan trắc môi
trường trong những năm gần đây trong phạm vi ranh giới hành chính của
thành phố Hà Nội hiện nay (mở rộng sau năm 2008).
Các thông số ô nhiễm được xem xét trong luận án là các thông số ô
nhiễm cơ bản của môi trường không khí xung quanh gồm: trước mắt là
TSP, SO2, NO2, và CO và tương lai là PM10, SO2, NO2, CO và O3.
Nội dung nghiên cứu:
1. Tổng quan về ô nhiễm môi trường không khí và các công trình
nghiên cứu có liên quan đối với môi trường không khí thành phố Hà Nội;
2. Nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá chất lượng môi trường
không khí theo các chỉ số chất lượng không khí (AQI) phù hợp với điều
kiện Việt Nam;
4
3. Xây dựng phần mềm tính toán, khoanh vùng và vẽ bản đồ phân
bố đồng mức chất lượng không khí Hà Nội theo chỉ số AQI;
4. Phân tích thực trạng, đánh giá chất lượng và khoanh vùng ô
nhiễm môi trường không khí thành phố Hà Nội theo chỉ số chất lượng
không khí (AQI);
5. Đề xuất các giải pháp kiểm soát nhằm cải thiện chất lượng môi
trường không khí thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu quan trắc môi
trường thực tế: đã thu thập các số liệu quan trắc môi trường không khí từ các
trạm quan trắc và phân tích môi trường của Trung ương, vùng và của Hà Nội
trong những năm gần đây. Đã tập hợp, phân tích đánh giá diễn biến môi
trường không khí Hà Nội giai đoạn 2006-2013 và đồng bộ hóa các số liệu để
đưa vào mô hình và phần mềm tính toán các chỉ số AQI của Hà Nội đối với
một năm điển hình là năm 2010.
Phương pháp mô hình hóa: trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh
nghiệm thực tế của các nước trên thế giới, xác định ô nhiễm môi trường
không khí theo các chỉ số chất lượng không khí AQI, tiến hành nghiên cứu
lựa chọn và xây dựng mô hình tính toán ô nhiễm không khí theo Chỉ số AQI
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: đã áp dụng phương pháp tham
vấn chuyên gia để xây dựng mô hình tính toán ô nhiễm không khí thông
qua việc xây dựng và gửi Phiếu Tham vấn đến hầu hết các chuyên gia liên
quan đến lĩnh vực môi trường không khí.
Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin và mô hình toán học:
đã tiến hành xây dựng một cơ sở dữ liệu và phần mềm riêng được đặt tên
là AQUIS (Air Quality Index Software). AQUIS cho phép quản lý số liệu
cũng như tính toán, khoanh vùng ô nhiễm dựa vào số liệu quan trắc môi
trường không khí hiện có và vẽ bản đồ phân vùng ô nhiễm theo các đường
đồng mức chỉ số AQI.
5
Ý nghĩa khoa học của đề tài luận án:
Luận án đã nghiên cứu và đề xuất được 2 mô hình đánh giá tổng hợp
chất lượng không khí phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
Đã xây dựng phần mềm AQUIS và sử dụng các số liệu quan trắc thực
tế môi trường không khí Hà Nội, áp dụng phần mềm này dùng để tính toán
AQI và vẽ các bản đồ khoanh vùng chất lượng không khí Hà Nội theo các
mô hình tính toán khác nhau. AQUIS đã hiển thị trực quan và nhanh chóng
các bản đồ phân vùng hiện trạng chất lượng không khí Hà Nội.
Từ phân tích kết quả tính toán theo phần mềm AQUIS, đã đề xuất các
giải pháp quản lý cấp bách để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng
không khí thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án:
Mô hình đánh giá và khoanh vùng chất lượng không khí theo chỉ số
AQI và công thức tính toán chỉ số chất lượng không khí tổng hợp được xây
dựng có xét đến sự đóng góp bởi tất cả các thông số ô nhiễm môi trường
không khí, chứ không chỉ do một thông số nào quyết định. Mô hình tính
toán chỉ số chất lượng không khí được đề xuất đưa ra kết quả có tính định
lượng, là mức đánh giá hợp lý về ô nhiễm không khí của khu vực nghiên
cứu cũng như cung cấp bức tranh về mức độ ô nhiễm không khí khu vực
tỉnh/thành hay quốc gia để công bố cảnh báo cho cộng đồng và phục vụ
công tác kiểm soát ô nhiễm và nâng cao chất lượng không khí của vùng
nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm AQUIS được đề xuất trong luận án để tính chỉ
số chất lượng không khí là phương pháp khoa học đáng tin cậy để đánh giá
và khoanh vùng ô nhiễm không khí theo chỉ số AQI, không chỉ dùng cho
thành phố Hà Nội mà có thể áp dụng cho bất kỳ tỉnh/thành phố hoặc khu
vực nào nếu có mạng lưới quan trắc đủ dày các điểm đo tại khu vực cần
đánh giá.
Các giải pháp giảm thiểu được đề xuất trong luận án là các giải pháp
có tính khả thi, nếu được cơ quan quản lý thành phố Hà Nội áp dụng thì sẽ
có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí Hà Nội.
6
Những đóng góp mới của luận án:
1. Trên cơ sở tổng quan về các mô hình chỉ số chất lượng không khí
của nhiều nước trên thế giới, NCS đã nghiên cứu lý thuyết và tham vấn
chuyên gia để lựa chọn mô hình tính toán chỉ số chất lượng không khí đơn
lẻ (AQIi) cũng như chỉ số chất lượng không khí tổng hợp (AQI0) của môi
trường không khí phù hợp với điều kiện Việt Nam. NCS đã đề xuất 2 mô
hình tính toán chỉ số chất lượng không khí tổng hợp, đó là:
- Đề xuất mô hình 1 (MH1): Chỉ số chất lượng không khí tổng hợp
(AQI0) bằng trị số trung bình cộng có trọng số của các chỉ số chất lượng
không khí đơn lẻ (AQIi).
- Đề xuất mô hình 2 (MH2): Chỉ số chất lượng không khí tổng hợp
(AQI0) bằng ½ trị số chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ lớn nhất (AQIi,max)
cộng với trị số trung bình cộng của các chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ
còn lại
1
11
1 m
t
iAQIm
. Nói cách khác mô hình 2 này chính là mô hình trung
gian của mô hình lấy trị số chỉ số chất lượng không khí tổng hợp bằng trị
số trung bình cộng các chỉ số đơn lẻ
m
i
iAQIm
AQI
1
0
1 và mô hình lấy trị
số chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ lớn nhất là trị số của chỉ số chất
lượng không khí tổng hợp (mô hình 3: max,0 iAQIAQI , được tính theo
Quyết định số 878/QĐ-TCMT, ngày 1/7/2011 của Tổng cục Môi trường).
- Đã nghiên cứu xác định các điều kiện phù hợp để áp dụng mô hình
tính toán 1 (MH1), mô hình tính toán 2 (MH2) hay áp dụng mô hình tính
toán 3 (MH3) để xác định chỉ số chất lượng không khí tổng hợp.
2. NCS đã xây dựng phần mềm AQUIS dùng để quản lý dữ liệu
cũng như tiến hành tính toán, khoanh vùng ô nhiễm dựa vào số liệu quan
trắc môi trường không khí hiện có. Phần mềm AQUIS hỗ trợ cho các nhà
nghiên cứu cũng như các nhà quản lý môi trường không khí đánh giá
nhanh các chỉ số AQIi, AQI0 tại các vị trí quan trắc khác nhau của vùng
nghiên cứu và vẽ các đường đồng mức AQIi, AQI0.. AQUIS là công cụ
đánh giá trên cơ sở đưa dữ liệu môi trường kết hợp mô hình tính toán và
hiển thị trực tiếp trên bản đồ số hiển thị màu sắc dễ nhận biết mà người
7
sử dụng không nhất thiết phải có chuyên sâu về từng công cụ tính toán
hay lập trình trên công cụ đó.
3. Đánh giá và khoanh vùng ô nhiễm môi trường không khí theo
AQIi đơn lẻ và AQI0 tổng hợp: Dựa trên các số liệu quan trắc môi trường
không khí Hà Nội năm 2010 và sử dụng mô hình và phần mềm AQUIS để
tính toán và khoanh vùng ô nhiễm môi trường không khí, NCS đã tính toán
và khoanh vùng ô nhiễm môi trường không khí thành phố Hà Nội theo
AQIi đơn lẻ và AQI0 tổng hợp (theo các mô hình xác định AQI0 khác
nhau).
4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Luận án, NCS đã đề xuất một
số giải pháp quản lý có tính cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
Hà Nội.
Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
án được bố cục thành 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan về ô nhiễm và sử dụng chỉ số chất lượng
không khí ở Hà Nội
Chương 2. Xây dựng mô hình chỉ số chất lượng không khí AQI phù
hợp với điều kiện Việt Nam
Chương 3. Xây dựng phần mềm AQUIS để tính toán, đánh giá và
khoanh vùng ô nhiễm môi trường không khí thành phố Hà Nội theo các chỉ
số chất lượng không khí (AQI)
Chương 4. Đề xuất một số giải pháp cấp bách về quản lý để giảm
thiểu ô nhiễm không khí thành phố Hà Nội.
Luận án được trình bày trong 141 trang A4, 11 bảng số liệu, 23 hình
vẽ, danh mục 11 công trình khoa học của NCS đã được công bố liên quan
đến luận án, 108 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
8
NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM VÀ SỬ DỤNG CHỈ SỐ
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về mô hình đánh giá chất lượng không khí theo
chỉ số chất lượng không khí
Vào các năm thập niên 70 của thế kỷ trước, ở Hoa Kỳ, Liên Xô và
ở nhiều nước trên thế giới đều sử dụng chỉ số chất lượng không khí tổng
hợp là tổng tuyến tính các chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ. Mô hình này
có nhiều nhược điểm nên đến nay không có nước nào dùng mô hình này
nữa. Hiện nay có 3 loại mô hình tính toán chỉ số chất lượng không khí tổng
hợp AQI0 được sử dụng ở các nước trên thế giới là (1) Mô hình tính chỉ số
AQI0 tổng hợp theo trung bình cộng các chỉ số AQIi đơn lẻ, các nước đang
sử dụng mô hình này là một số nước châu Âu, Mê hi cô, Hồng Kông,
Singapore, Malaysia, Ấn Độ,...; (2) Mô hình xác định chỉ số tổng hợp
(AQI0) theo trị số chỉ số đơn lẻ lớn nhất (AQImax), các nước đang sử dụng
mô hình này là Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan và (3) Mô hình
tương tác đơn giản, chỉ có một số thành phố trên thế giới áp dụng mô hình
này.
Nghiên cứu xây dựng các chỉ số để đánh giá một cách định lượng
chất lượng môi trường không khí, cũng như áp dụng các mô hình tính toán
chỉ số chất lượng không khí đã được nhiều nhà khoa học các nước trên thế
giới tiến hành từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nhưng ở nước
ta thì cho đến nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được xác định rõ ràng
và chưa hoàn thiện. Các nước khác nhau áp dụng các mô hình tính toán chỉ
số chất lượng không khí khác nhau. Nhìn chung các mô hình tính toán chỉ
số chất lượng không khí ở các nước khác nhau thường chỉ khác nhau về sự
lựa chọn các thông số ô nhiễm nào để đưa vào mô hình tính toán, phương
pháp tính chỉ số chất lượng không khí tổng hợp để đánh giá tình trạng chất
lượng tổng thể của môi trường không khí, phân mức chất lượng không khí
và khác nhau về hệ số quy ước đối với chỉ số chất lượng không khí.
9
1.2. Tổng quan về ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Luận án đã nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội của Hà Nội, diễn biến ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các công trình
nghiên cứu liên quan, đặc biệt là tổng quan về mô hình đánh giá và khoanh
vùng chất lượng không khí theo chỉ số chất lượng không khí ở trên thế giới
và ở Việt Nam.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hà Nội đang
là mối lo ngại cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cũng như
toàn thể dân cư Hà Nội. Đến nay Hà Nội đã hình thành 19 KCN, khoảng
50 CCN, khoảng 60 CTTCN, phương tiện giao thông cá nhân đã tăng
nhanh như vũ bão, mô tô- xe máy đã tăng lên khoảng 4 triệu chiếc và xe ô
tô các loại tăng lên khoảng 400 000 xe, hàng năm xây dựng mới và sửa
chữa nâng cấp hàng triệu m2 diện tích công trình xây dựng và hàng chục
nghìn mét đường giao thông v.v... Tất cả các hoạt động phát triển KT-XH
này đã tác động mạnh mẽ và gây ra ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội,
đặc biệt là ô nhiễm bụi TSP, PM10 rất nặng nề.
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa Hà Nội
mạnh mẽ như nêu ở trên, cùng với vị trí và vai trò đặc biệt của Thủ đô Hà
Nội, ô nhiễm không khí đang là một trong những tâm điểm của các vấn đề
nhức nhối về môi trường. Do đó nghiên cứu đánh giá chất lượng không khí
và đề xuất các giải pháp để kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí
của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết, đó không chỉ là trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường mà là trách nhiệm của cả
cộng đồng.
10
Chương 2
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
(AQI) PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
2.1. Mô hình chỉ số chất lượng không khí cơ bản, đơn lẻ AQIi
Công thức cơ bản để xác định chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ
đối với chất ô nhiễm i, đối với một địa điểm nào đó trong khu vực nghiên
cứu là:
z
t i
ti
i C
C
z
AQI
1 0,
,1 (2.1a)
trong đó: Ci,t là nồng độ chất ô nhiễm i tại thời điểm t của địa điểm nghiên cứu;
Ci,0 là nồng độ cho phép của chất ô nhiễm i;
Nếu thời gian “t” đã được xác định thì
0,i
i
i C
CAQI (2.1b)
uoc Quy
i
i
i aC
CAQI
0,
(2.1c)
Người ta thường định giá chỉ số chất lượng không khí theo số
nguyên chẵn nên thường nhân chỉ số chất lượng không khí với hệ số quy
ước (aQuyuoc) nhằm chuyển từ số thập phân thành số nguyên hàng chục hay
hàng trăm để dễ dàng phân mức ô nhiễm. Trị số aQuyuoc tương ứng với
trường hợp nồng độ chất ô nhiễm thực tế Ci,t đúng bằng nồng độ tối đa cho
phép Ci,0.
Kết quả điều tra theo phiếu tham vấn chuyên gia cho kết quả lấy hệ
số quy ước đối với các chỉ số chất lượng không khí ở nước ta là aQuyuoc =
100.
2.2. Phân chia các mức ô nhiễm không khí theo chỉ số chất
lượng không khí
Tùy theo quy định ở các nước khác nhau, người ta thường phân chia
các mức ô nhiễm khác nhau và thể hiện bằng các màu sắc chỉ định khác
nhau. Nước có mức phân chia ít nhất là là 3 mức (không bị ô nhiễm, bị ô
nhiễm và bị ô nhiễm nặng), trung bình là 4 mức, nhiều nước phân thành 5
mức, 6 mức. Số lượng phân chia mức ô nhiễm nhiều nhất là 10 mức.
11
Theo kết quả điều tra theo phiếu tham vấn chuyên gia thì ở nước ta
nên chia thành 5 mức ô nhiễm (1) chất lượng không khí tốt: AQI≤50 (màu
xanh da trời); (2) Không bị ô nhiễm:50≤AQI≤100 (màu vàng); (3) Bị ô
nhiễm 100<AQI≤200 (màu da cam); (4) Bị ô nhiễm nặng: 200< AQI≤300
(màu đỏ); (5) Bị ô nhiễm rất nặng AQI>300 (màu nâu).
2.3. Chỉ số chất lượng không khí tổng hợp AQI0
Hiện nay trên thế giới thường áp dụng theo 3 mô hình tính AQI0
(Wayne R.Ott) như sau:
* Mô hình tính toán chỉ số chất lượng không khí tổng hợp theo công
thức trị số trung bình cộng có trọng số các chỉ số đơn lẻ:
Quyuoc
m
i i
i
m
i
i aC
C
m
AQI
m
AQI
1 0,1
0
11 (2.2)
Mô hình này lấy trung bình cộng của các chỉ số chất lượng không
khí đơn lẻ là phù hợp và cho kết quả đáng tin cậy khi các giá trị của các chỉ
số chất lượng không khí đơn lẻ khác nhau không quá lớn, nhưng lại có thể
xảy ra trường hợp bất thường, đó là hiệu ứng “che khuất” (eclipsing).
Trong công thức 2.2, m là tổng số chất ô nhiễm được xét đến khi
tính AQI0. Theo kết quả điều tra theo phiếu tham vấn chuyên gia thì trong
thời gian trước mắt ở nước ta tính AQI0 với 4 chất ô nhiễm là bụi (TSP hay
PM10), SO2, NO2 và CO. Trong tương lai tính AQI0 với 5 chất ô nhiễm là
PM10, SO2, NO2, CO và O3.
*Mô hình lấy giá trị chỉ số đơn lẻ lớn nhất (toán tử tối đa)
Để khắc phục vấn đề hiệu ứng “che khuất” nêu trên, Cục Bảo vệ
Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã xây dựng phương pháp lấy trị số AQIi
lớn nhất làm chỉ số chất lượng không khí tổng hợp, mô hình này đã được
một số nước áp dụng, trong đó có Việt Nam:
max,0 iAQIAQI (2.3)
Tính toán AQI0 theo mô hình lấy giá trị AQIi lớn nhất tuy có tính an
toàn sức khỏe, nhưng có tính phiến diện, không xét đến tác động tổng hợp
của nhiều thông số ô nhiễm, dẫn đến đánh giá mức ô nhiễm cao hơn thực
tế, có thể dẫn đến đưa ra các giải pháp ô nhiễm quá tốn kém. Điển hình là
Đại học Yale và Colombia (Hoa Kỳ) đã công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế
giới tại Davos (Thụy Sĩ - tháng 2/2012), rằng Việt Nam là một trong mười
nước có môi trường không khí ô nhiễm nhất trên thế giới, bởi vì họ coi
AQIbụi, max là AQI0.
*Mô hình tương tác đơn giản (SIM):
12
Mô hình tương tác đơn giản SIM được áp dụng ở một số thành phố
trên thế giới. Tính toán chỉ số chất lượng không khí theo mô hình này là theo
phương pháp lấy trung bình cộng của các chỉ số chất lượng đơn lẻ và coi đây
là chỉ số chất lượng không khí tổng hợp, đại diện cho chất lượng không khí
của thành phố.
2.4. Đề xuất 2 mô hình tính toán chỉ số chất lượng không khí tổng
hợp AQI0
Như ở mục 2.3 đã phân tích: Mô hình tính toán chỉ số chất lượng
không khí tổng hợp theo trung bình cộng (công thức 2.2) và mô hình lấy trị
số đ