Tóm tắt luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên

Ởnước ta hoa cúc (Chrysanthemum) đã du nhập vào từthếkỷXV, đến đầu thếkỷXIX đã hình thành một sốvùng chuyên nhỏcung cấp cho nhân dân. Một phần đểchơi, thưởng thức, một phần phục vụviệc cúng lễvà một phần dùng làm dược liệu. Hiện nay cúc có mặt ởkhắp nơi từnông thôn đến thành thị, từmiền núi đến đồng bằng. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội (450 ha), thành phốHồChí Minh (370 ha), Đà Lạt (160 ha), Hải Phòng (110 ha). Thành phốThái Nguyên nằm ởphía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội (cách thủ đô Hà Nội 80 km), có tổng diện tích là 17.707,52 ha. Thành phốnằm ởtrục giao thông quốc lộ 3, là đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi với miền xuôi, có vịtrí thuận lợi hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc, là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệthống giao thông thuận tiện nằm trên trục quốc lộ3 và còn là nơi tập trung nhiều trường Đại học và Cao đẳng như: Đại h ọc Nông Lâm, Đại h ọc SưPhạm, Đại h ọc Y, Đại học Kinh Tế, Cao đẳng SưPhạm Chính vì vậy Thái Nguyên là thịtrường lớn tiêu thụcác loại hoa, sản xuất hoa có hiệu quảkinh tếcao, tuy nhiên chủng loại giống hoa cúc còn hạn chế, năng suất, chất lượng hoa còn thấp. Đểgóp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại Thái Nguyên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đềtài: “Nghiên cứu một sốbiện pháp kỹthuật phát triển hoa cúc tại thành phốThái Nguyên”.

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẶNG THỊ TỐ NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 62 62 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2011 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đặng Thị Tố Nga, Đào Thanh Vân (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và YOGEN NO.2 đến năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược (Chrysanthemum sp) tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 13 (62), Đại học Thái Nguyên, tr.87 - 90. 2. Đặng Thị Tố Nga, Đào Thanh Vân, Nguyễn Xuân Linh, (2010) “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến hoa cúc Vàng Thược Dược (Chrysanthemum sp.) tại Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 14 (76), Đại học Thái Nguyên, tr.41 - 45. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở nước ta hoa cúc (Chrysanthemum) đã du nhập vào từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để chơi, thưởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Hiện nay cúc có mặt ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội (450 ha), thành phố Hồ Chí Minh (370 ha), Đà Lạt (160 ha), Hải Phòng (110 ha). Thành phố Thái Nguyên nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội (cách thủ đô Hà Nội 80 km), có tổng diện tích là 17.707,52 ha. Thành phố nằm ở trục giao thông quốc lộ 3, là đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi với miền xuôi, có vị trí thuận lợi hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc, là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ thống giao thông thuận tiện nằm trên trục quốc lộ 3 và còn là nơi tập trung nhiều trường Đại học và Cao đẳng như: Đại học Nông Lâm, Đại học Sư Phạm, Đại học Y, Đại học Kinh Tế, Cao đẳng Sư Phạm… Chính vì vậy Thái Nguyên là thị trường lớn tiêu thụ các loại hoa, sản xuất hoa có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên chủng loại giống hoa cúc còn hạn chế, năng suất, chất lượng hoa còn thấp. Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại Thái Nguyên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Tuyển chọn được một số giống cúc có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái để phục vụ cho sản xuất hoa Thái Nguyên và vùng lân cận. - Xác định các biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc thích hợp với điều kiện sản xuất hoa Thái Nguyên. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các số liệu khoa học về một số giống hoa cúc ở Việt Nam được trồng trong điều kiện sinh thái của Thái Nguyên. Đây là công trình nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc ở 2 thời vụ chính là Thu-Đông và Đông-Xuân và bước đầu xác định được giống cúc có năng suất, chất lượng hoa tốt và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất, chất lượng cúc. - Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về cây hoa cúc ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc, từ đó đưa ra các biện pháp để phát triển sản xuất hoa cúc ở TP. Thái Nguyên. Từ kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng hoa cúc góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hoa cúc vụ Thu-Đông và Đông-Xuân tại Thái Nguyên. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu 30 giống hoa cúc nhập nội và địa phương để chọn ra giống cho năng suất và chất lượng cao. - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003 đến 2008. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu về giống và kỹ thuật thâm canh đã khẳng định được có thể phát triển hoa cúc ở Thái Nguyên. Đã xác định khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống hoa cúc nhập nội trong điều kiện Thu- Đông và vụ Đông-Xuân ở Thái Nguyên và xác định được 7 giống thích hợp với điều kiện Thái Nguyên là C5, C13, C19, CN20, Vàng 3 Thược Dược, Đỏ Bạc Mới, Trắng Đồng Tiền. Đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa cúc mới (Vàng Thược Dược) và xác định được thời vụ thích hợp. Để có hoa cúc Vàng Thược Dược nở vào dịp 20/11 tại Thái Nguyên thì trồng vào 10/8 và 20/8. Thời vụ để có hoa cúc Vàng Thược Dược nở hoa vào dịp Tết Nguyên đán thì trồng ngày 22/11 (TGST là 88,3 ngày). Phun GA3 100 ppm + phân bón lá Yogen No.2 20g/8l làm tăng chiều cao cây hoa, số cành cấp 1, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho giống cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông-Xuân. Công thức có xử lý chiếu sáng bổ sung 4 giờ (từ 22h đến 2h) cho chất lượng hoa tốt và có hiệu quả cao nhất. Đã xây dựng và thực hiện thành công mô hình trình diễn trồng hoa cúc ở TP. Thái Nguyên với giống hoa cúc Vàng Thược Dược sử dụng kỹ thuật mới. Trong vụ Đông-Xuân lãi thuần đạt 11,79 triệu đồng/360m2 trong khi giống đối chứng chỉ lãi 4,28 triệu đ/sào. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án trình bày 108 trang, được chia thành phần mở đầu và 3 chương, trong đó có 40 bảng số liệu, 4 hình. Tham khảo 80 tài liệu trong đó có 35 tài liệu tiếng Việt, 45 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU HOA CÚC TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay công tác nghiên cứu về cây hoa cúc đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên cứu. Nhiều giống hoa cúc đã được lai tạo và được trồng ở các vùng sinh thái khác nhau với các nội dung nghiên cứu: - Tạo nguồn vật liệu di truyền để lai tạo, chọn lọc, tuyển chọn ra giống cúc có chất lượng tốt. - Tạo biến dị bằng lai hữu tính và các tác nhân gây đột biến tạo ra giống cúc mới với các đặc tính quý hiếm, lạ về mầu sắc, hình dáng hoa. - Thử nghiệm tính thích nghi ở từng điều kiện ngoại cảnh khác nhau để xác định giống tốt ổn định, có tính thích ứng cao. 4 - Xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh để cúc đạt năng suất, chất lượng hoa tốt nhất. 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU HOA CÚC Ở VIỆT NAM Hiện nay trong thực tế sản xuất có rất nhiều các giống cúc nhập nội được trồng phổ biến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Kết quả điều tra về cơ cấu diện tích trồng các giống cúc trồng ở miền bắc Việt Nam của Đặng Văn Đông (2005)[8] cho thấy trong 51 giống cúc được trồng có 24 giống trồng với diện tích khá lớn, chiếm 88% tổng diện tích trồng. Đó là Vàng Đài Loan (13,7%), CN98 (10,3%), CN97 (98,0%), CN93 (7,7%), CN01 (96,0%), Tím sen (6%). 27 giống còn lại cơ cấu diện tích ít (<1%). Theo Đặng Văn Đông (2005) [8], năm 2003 cả nước có 9.430 ha gồm hoa và cây cảnh các loại, sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484 ha cho giá trị sản lượng cao nhất 129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh trong nước. Trong các năm 1996 - 1998, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [22] đã thu thập khảo sát 30 giống hoa cúc từ nguồn trong nước và nhập nội và đã tuyển chọn được một số giống cúc có triển vọng ở các thời vụ khác nhau như vụ Xuân- Hè và Hè-Thu là CN93, CN98, Tím sen, Vàng hè Đà Lạt, vụ Thu-Đông là Vàng Đài Loan, CN97 và các giống cúc chi như Cao Bồi Tím, Họa Mi… vụ Đông-Xuân là giống Tím Xoáy. Đặng Văn Đông, Nguyễn Quang Thạch (2005)[9] đã tiến hành thí nghiệm xử lý quang gián đoạn cho cúc Vàng Pha lê trồng vào vụ Đông ở 3 mức độ chiếu sáng quang gián đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy thời gian trồng đến nở hoa ở công thức đối chứng chỉ có 75,7 ngày, ngắn hơn hẳn các công thức xử lý từ 28- 31 ngày. Chất lượng hoa là các chỉ tiêu đường kính cuống hoa, chiều cao bông hoa, khối lượng hoa ở các công thức xử lý ánh sáng đều cao hơn đối chứng không xử lý. Theo tác giả Đặng Ngọc Chi (2006)[3], thời vụ trồng các giống cúc Đồng Tiền trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi Tím và Tua Vàng cho 5 thấy: các giống Đồng Tiền trắng, Mặt Trời, Chi Xanh, CN19, CN20 vào ngày 15/ 8 cho hoa đúng dịp 20/11 với chất lượng hoa tương đối cao. Giống Cao Bồi tím để ra hoa vào 20/11 cần trồng trước 15/8 từ 5-10 ngày cũng có chất lượng hoa tốt. Giống Tua Vàng có thời gian sinh trưởng dài và phải tích lũy đủ tổng tích ôn thì mới ra hoa do đó phải trồng đầu tháng 7 thì mới ra hoa vào dịp 20/11. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm GA3, phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đến năng suất phẩm chất hoa cúc CN97 trồng trong vụ Đông Xuân ở các vùng trồng hoa Hà Nội, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006)[19] đã kết luận: GA3, phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cúc CN97 vào vụ Đông Xuân. Trong đó GA3 có tác dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn Kích phát tố hoa trái cho hiệu quả cao hơn ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Sử dụng kết hợp cả 3 chế phẩm GA3, phân bón lá, kích phát tố hoa trái đã làm tăng chiều cao cây, hoa đạt chất lượng tốt trong điều kiện ra hoa trái vụ. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - 30 giống được thu thập từ Trung tâm Hoa- cây cảnh Viện Di truyền Nông nghiệp và ở khu vực Thái Nguyên. - GA3: dạng tinh bột trắng 1g/1gói do Trung Quốc sản xuất. - Yogen No.2 thành phần N 30%, P2O5 10%, K2O 10% sản xuất tại Công ty Yogen Mitsui Vina. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên. - Tuyển chọn giống hoa cúc năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại Thái Nguyên 6 + Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược. + Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược + Xác định thời vụ của giống cúc Vàng Thược Dược trong dịp 20-11. + Xác định thời vụ của giống cúc Vàng Thược Dược trong dịp Tết. - Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thành phố Thái Nguyên - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA và KIP thông qua phỏng vấn trực tiếp theo mẫu câu hỏi chuẩn bị trước với các chỉ tiêu như sau: + Tình hình sản xuất hoa. + Các kỹ thuật áp dụng trong sản xuất hoa. + Tình hình tiêu thụ hoa. - Địa điểm điều tra: Thành phố Thái Nguyên. 2.3.2. Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc trưng hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của tập đoàn hoa cúc tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 30 giống hoa cúc bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm 20m2/ ô, mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm được theo dõi 2 vụ: Thu-Đông năm 2003 và Đông - Xuân năm 2003- 2004 tại phường Quan Triều-TP. Thái Nguyên. Vụ Thu Đông trồng ngày 15/8/2003, vụ Đông Xuân là 15/12/2003. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 7 giống có triển vọng được tuyển chọn từ thí nghiệm khảo sát tập đoàn tiến hành 2 vụ Thu-Đông và Đông-Xuân năm 2003-2004: C5, C13, CN20 (đ/c),Vàng Pha lê, Vàng Thược dược, Đỏ Bạc mới, Trắng Đồng tiền. 7 Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), diện tích ô thí nghiệm 5 m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ Thu- Đông và Đông-Xuân năm 2004-2005 tại phường Quan Triều - TP. Thái Nguyên. Trồng vụ Thu Đông là ngày 15/8/2004, vụ Đông Xuân là ngày 15/12/2004. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến hoa cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông-Xuân. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại: Phun nước lã (Đ/C), GA3 100ppm, Yogen No.2 20g/8l, GA3 100ppm + Yogen No.2 20g/8l. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), diện tích ô thí nghiệm 5m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông - Xuân năm 2004-2005 tại phường Quan Triều - TP. Thái Nguyên. Sau trồng 15 ngày tiến hành phun ở tất cả các công thức, 10 ngày tiến hành phun 1 lần, số lần phun là 3 lần. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa cúc Vàng Thược Dược. - Thí nghiệm gồm 5 công thức: Cúc được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên (Đ/C), thắp điện 2h, 4h, 6h, 8h trong 1 đêm. Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm 5m2. Thí nghiệm sử dụng bóng điện tròn 100W với mật độ 5m2/1 bóng, điện chiếu sáng bổ sung từ 22 giờ trở đi. Sau trồng 10 ngày tiến hành thắp điện, số ngày thắp điện là 20 ngày. Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông-Xuân năm 2005-2006 tại phường Quan Triều - TP. Thái Nguyên. Trồng ngày 25/12/2005. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của giống Vàng Thược Dược vào dịp 20-11. 8 Thí nghiệm gồm 5 công thức bố trí từ 1/8 đến 10/9/2006. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 5m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm tiến hành tại phường Quan Triều - TP. Thái Nguyên. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của giống Vàng Thược Dược vào dịp Tết Nguyên Đán. Thí nghiệm gồm 5 công thức bố trí từ 2/11 đến 12/12/2006.Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn 5 công thức và 3 lần nhắc lại và 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 5m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện chiếu sáng bổ sung 4h/1 đêm (từ 22h đến 2h). Sau trồng 10 ngày tiến hành thắp bóng điện 100W, mật độ 5m2/1 bóng. Thời gian thắp sáng là 20 ngày liên tục. Thí nghiệm tiến hành tại phường Quan Triều- TP. Thái Nguyên. Thí nghiệm 7: Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc Vàng Thược Dược vụ đông xuân 2007-2008 tại Thái Nguyên - Mô hình 1: Giống Chi Trắng + Qui trình kỹ thuật chăm sóc truyền thống. - Mô hình 2: Giống Chi Trắng + Qui trình kỹ thuật chăm sóc mới (chiếu sáng bổ sung 4h + GA3 + phân bón lá + thời vụ thích hợp ở các thí nghiệm 3, 4, 6). - Mô hình 3: Giống Vàng Thược Dược + Qui trình kỹ thuật chăm sóc truyền thống. - Mô hình 4: Giống Vàng Thược Dược + Qui trình kỹ thuật chăm sóc mới (chiếu sáng bổ sung 4h + GA3 + phân bón lá + thời vụ thích hợp ở các thí nghiệm 3, 4, 6). Mỗi mô hình tiến hành trên diện tích: 500 m2 tại 3 hộ nông dân ở phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên vụ Tết Nguyên đán, năm 2007-2008. 9 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái cơ bản của giống cúc thu thập được, các thời kỳ sinh trưởng phát triển (hồi xanh, phân cành, ra nụ, ra hoa), động thái tăng trưởng chiều cao cây, động thái ra lá, số nụ và số hoa nở trên cây, chiều cao cây hoa, số cánh hoa/ cây, năng suất hoa, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm, độ bền hoa cắt, độ bền tự nhiên. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các thông tin thu được trong điều tra được lưu trữ trong phần mềm Excel 5.0. Các số liệu thí nghiệm được tính toán, phân tích, xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 4.0. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1.1. Tình hình sản xuất hoa ở Thái Nguyên 3.1.1.1. Cơ cấu diện tích sản xuất hoa tại thành phố Thái Nguyên Cơ cấu sản xuất hoa ở các phường xã điều tra cho thấy hoa cúc là loại hoa được trồng với diện tích lớn nhất (3,84 ha) chiếm 41,7% diện tích trồng hoa Thái Nguyên và so với các loại hoa khác trong vụ Đông-Xuân 2003-2004 tại Thành phố Thái Nguyên. Kết quả điều tra cho thấy vụ Đông Xuân có 100% hộ trồng hoa cúc với diện tích lớn nhất vì trồng cúc vào vụ Đông-Xuân (vụ hoa Tết) dễ trồng, dễ chăm sóc, lượng hoa tiêu thụ nhiều nhất trong năm, vụ Thu-Đông có 25-45,5% hộ trồng hoa trồng cúc. Tìm hiểu nguyên nhân vụ Xuân-Hè và Hè-Thu ít hộ trồng cúc thì đa số các hộ đều cho rằng điều kiện thời tiết khí hậu 2 vụ này không thuận lợi, lượng hoa tiêu thụ không nhiều nên không mở rộng diện tích để trồng hoa cúc. 10 Điều tra về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, số đông các hộ trồng hoa được phỏng vấn đều trả lời trồng hoa cúc theo kinh nghiệm chiếm khá cao (55,5- 70,6%). Như vậy, các thông tin về tiến bộ kỹ thuật trồng cúc chưa đến được hoặc đến song chưa có sự hướng dẫn cụ thể, chi phí đầu tư theo kỹ thuật mới cao nên các hộ trồng hoa chưa áp dụng. Tuy nhiên đã có một số hộ áp dụng kỹ thuật mới trong trồng hoa cúc (29,4-44,5%) đặc biệt là vụ Đông-Xuân vì đặc điểm hoa cúc phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, muốn chất lượng hoa cúc tăng cần thắp điện chiếu sáng bổ sung. Các hộ này đều cho rằng sử dụng giống mới và kỹ thuật mới cho năng suất, chất lượng hoa cúc cao hơn đáng kể. 3.1.1.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên Điều tra về những thuận lợi trong sản xuất hoa cúc cho thấy, yếu tố thuận lợi nhất là hoa cúc dễ tiêu thụ và mức đầu tư trung bình, có tới 100% số hộ ở tất cả các điểm điều tra đều kết luận như vậy. Yếu tố thuận lợi thứ hai là đất đai: 77,1% các hộ cho rằng có đất tốt, gần nơi tiêu thụ. Một số hộ trồng hoa thời vụ có thể tận dụng đất sau khi thu hoạch lúa mùa xong thì trồng kịp vào vụ hoa tết. Hoa cúc là cây dễ trồng, dễ sống là ý kiến của 80,1% số hộ. Kết quả điều tra cho thấy khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn cung cấp giống tốt, có tới 77,4 số hộ cho rằng giống chưa có giống tốt, chất lượng chưa cao nên năng suất chất lượng cúc Thái Nguyên thấp. Đây là nguyên nhân chính hạn chế sản xuất hoa cúc của vùng. Sâu bệnh hại cũng là yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng hoa, trong đó có tới 79,4 số hộ cho là rệp, bọ trĩ, bệnh đốm lá và bệnh lở cổ rễ gây hại lớn đến sản xuất cúc. Thiếu kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng hạn chế sản xuất hoa cúc chiếm 70,2% số hộ được hỏi. Ngoài ra điều kiện thời tiết thất thường về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoa làm cho có năm hoa nở sớm, có năm hoa nở muộn đã làm cho người trồng hoa thất thu chiếm 69,5% số hộ được hỏi. 11 3.1.2.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên Qua kết quả điều tra đánh giá trên chúng tôi thấy có rất nhiều yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc của tỉnh Thái Nguyên, trong đó vấn đề thiếu giống chất lượng cao thích ứng với sinh thái, sâu bệnh hại, thiếu quy trình kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho sản xuất. Để phát triển sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: - Điều tra, thu thập và phân loại các giống hoa cúc hiện có theo phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc. - Xác định khả năng thích ứng của các giống cúc và tuyển chọn các giống có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu thị hiếu của Thái Nguyên. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng hoa vào trong sản xuất hoa cúc Thái Nguyên: sử dụng phân bón lá và các chất điều tiết sinh trưởng, chiếu sáng bổ sung, thời vụ trồng hợp lý vào các dịp lễ tết... 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG HOA CÚC NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI THÁI NGUYÊN 3.2.1. Nghiên
Luận văn liên quan