Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tính chất khan hiếm của đất đai, cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là đối với đất đô thị đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai. Thành phố Vinh có diện tích tự nhiên là 105,0 km2, quy mô dân số là 314.351 người. Khu vực nội thành có 16 phường với diện tích là 35,4 km2, dân số 211.478 người. Khu vực ngoại thành có 9 xã với diện tích 69,6 km2, dân số 96.979 người (UBND thành phố Vinh, 2015a). Quá trình đô thị hóa của thành phố Vinh diễn ra rất mạnh đã tạo nên áp lực ngày càng gia tăng về nhu cầu đất đai. Công tác quản lý sử dụng đất đô thị tuy đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng một số cơ chế chính sách không theo kịp nhu cầu của sự phát triển; tác động của cơ chế thị trường làm nẩy sinh nhiều tiêu cực và bất cập trong quản lý sử dụng đất. Vì vậy nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là rất cần thiết

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THÁI MINH TUẤN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH 2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 2 : TS. TRẦN TRỌNG PHƢƠNG Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Tính chất khan hiếm của đất đai, cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là đối với đất đô thị đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai. Thành phố Vinh có diện tích tự nhiên là 105,0 km2, quy mô dân số là 314.351 người. Khu vực nội thành có 16 phường với diện tích là 35,4 km2, dân số 211.478 người. Khu vực ngoại thành có 9 xã với diện tích 69,6 km2, dân số 96.979 người (UBND thành phố Vinh, 2015a). Quá trình đô thị hóa của thành phố Vinh diễn ra rất mạnh đã tạo nên áp lực ngày càng gia tăng về nhu cầu đất đai. Công tác quản lý sử dụng đất đô thị tuy đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng một số cơ chế chính sách không theo kịp nhu cầu của sự phát triển; tác động của cơ chế thị trường làm nẩy sinh nhiều tiêu cực và bất cập trong quản lý sử dụng đất. Vì vậy nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định một số yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Hệ thống chính sách có liên quan đến quản lý sử dụng đất đô thị. - Quỹ đất đô thị của thành phố Vinh. - Công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Vinh. - Người sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình cá nhân) trên địa bàn thành phố Vinh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: địa bàn thành phố Vinh gồm 25 đơn vị hành chính, 2 trong đó có 16 phường nội thành và 9 xã ngoại thành. Nghiên cứu tập trung vào nhóm đất ở và đất sản xuất kinh doanh. - Phạm vi về thời gian: Biến động sử dụng đất và thực trạng công tác quản lý sử dụng đất đô thị nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2014; số liệu kinh tế xã hội năm 2014; số liệu điều tra hộ gia đình cá nhân sử dụng đất năm 2012, 2013, 2014. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng đất đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An theo 5 nội dung của QLSDĐ đô thị là ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật; lập và quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất; định giá đất và thông tin bất động sản. - Đã xác định được 15 yếu tố ảnh hưởng thuận ở mức độ rất cao và cao đến quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh, trong đó: Có 4 yếu tố ảnh hưởng thuận ở mức độ rất cao đến quản lý sử dụng đất đô thị là: chính sách thu hút đầu tư; mức độ quan tâm đến QHSDĐ; mức độ quan tâm đến chuyển mục đích SDĐ; và vai trò của tổ chức kinh tế. Có 11 yếu tố ảnh hưởng thuận ở mức độ cao đến quản lý sử dụng đất đô thị là: chính sách đất đai; vị trí thửa đất; diện tích thửa đất; cơ sở hạ tầng; khả năng sinh lợi của đất; thu nhập của hộ gia đình; mức độ quan tâm đến quy hoạch khác; mức độ quan tâm đến thị trường BĐS; vai trò của lãnh đạo địa phương; vai trò của tổ chức xã hội khác và vai trò của truyền thông, thông tin. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung phương pháp luận trong nghiên cứu quản lý sử dụng đất đô thị thông qua việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị. - Góp phần vào hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả QLSDĐ đô thị. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp QLSDĐ đô thị hợp lý, hiệu quả tại thành phố Vinh; - Kết quả nghiên cứu giúp cho người dân và nhà đầu tư sử dụng vốn đầu tư trong sử dụng đất đô thị có hiệu quả, đúng luật đất đai; - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho các địa phương có điều 3 kiện tương tự như thành phố Vinh; - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quản lý sử dụng đất đô thị. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Đất đô thị là đất được sử dụng hoặc dự kiến sẽ được sử dụng cho các hoạt động đô thị. Các yếu tố cấu thành của đất đô thị bao gồm: vị trí, không gian, tài sản, tính tập hợp, tính đa dạng, sự bất động và không thể phá hủy (Quadeer,1981). Dưới góc độ sở hữu, đất đô thị là một tài sản mang lại các quyền ra quyết định của chủ sở hữu về việc sử dụng nó (Kruse, 1939). Dưới góc độ là đối tượng quản lý sử dụng đất, đất đô thị được xác định bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian phía trên, dưới nằm ở nội thành hoặc ngoại thành nhưng đã được quy hoạch thì sử dụng và quản lý như đất đô thị (Phạm Sĩ Liêm, 2010). Quản lý sử dụng đất đô thị là một phần quan trọng trong nội dung quản lý đô thị có liên quan đến cơ chế, chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ trung ương đến địa phương (Lê Anh Ba, 2010). Quản lý sử dụng đất đô thị, một phận của quản lý sử dụng đất, tập trung vào cách đất được sử dụng cho mục đích sản xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Willy, 2010); là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sử dụng bởi chính quyền để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển (Worldbank, 2010). Tuy nhiên do những đặc điểm đặc thù của đất đô thị mà quản lý sử dụng đất đô thị cũng mang nhiều nét riêng biệt với những yêu cầu đòi hỏi khắt khe, chặt chẽ cao hơn rất nhiều quản lý sử dụng đất các khu vực khác. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, do những đặc điểm khác biệt của sử dụng đất đô thị như: Đất đô thị có tính khan hiếm tương đối và được sử dụng vào nhiều mục đích; vị trí đất trong đô thị có ý nghĩa đặc biệt trong lựa chọn khu dân cư và khu vực sản xuất kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng; giá đất đô thị phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, vị trí thửa đất gắn với tình trạng giao thông và kết cấu hạ tầng cùng với mức độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực quanh đó; đất đô thị không chỉ là tài nguyên, mà đã là tài sản có giá trị trong quyền sử dụng đất; việc định giá đất đô thị 4 theo phương pháp luận thống nhất thích ứng với cơ chế thị trường (Phạm Sỹ Liêm 2009b). Chính những đặc điểm đó mà các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quản lý sử dụng đất có thể chia thành các nhóm: nhóm yếu tố cơ chế chính sách, nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng, nhóm yếu tố kinh tế - xã hội, nhóm yếu tố vai trò của cộng đồng. 2.2. QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - Mỹ: Sự tăng trưởng đô thị với tốc độ cao của nước Mỹ tạo ra hiện tượng hai cực khu đô thị có nhân khẩu tập trung cao và khu ngoại ô hoá. Về đất đai, đô thị, Mỹ có những sách lược để đạt các mục tiêu duy trì sự cân bằng về nhà ở có tính địa phương và tính khu vực và sự ổn định về giá cả nhà; Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bố trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Bồng, 2008). - Vƣơng quốc Anh: năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép, chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai (Nguyễn Đình Bồng, 2008). - Malaysia: Các Bang trên bán đảo Malaysia phải tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 1976 (Luật 172). Malaysia đặc biệt quan tâm đến phát triển đô thị bền vững, đặc biệt là đối với các thành phố lớn. Bên cạnh đó, Malaysia còn cố gắng thực hiện mục tiêu cung cấp nhà ở cho mọi công dân từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt là đề án "Ngôi nhà đầu tiên" dành cho những người có thu nhập thấp (Kwongwah, 2010). 2.3. QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM Trước 1975 công tác quản lý sử dụng đất đô thị đã bắt đầu được quan tâm, thực hiện theo mệnh lệnh hành chính. Thời kỳ 1976-1986 nhà nước không có chính sách đất đô thị. Thời kỳ Đổi mới 1986-2003 quản lý sử dụng đất đô thị được quan tâm với sự ra đời của Pháp lệnh về thuế nhà đất 1992, Luật Đất đai năm 1993, Nghị định số 88/CP về quản lý và sử dụng đất đô thị và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, tạo nên một khung pháp lý khá đầy đủ. Từ 2003 đến nay, phân loại đất đô thị không còn trong Luật đất đai và các văn bản thi hành luật này, nhưng Luật Xây dựng (2003), Luật Nhà ở (2005), Luật Kinh doanh Bất động sản (2006) và Luật 5 Quy hoạch đô thị (2009) đã quy định nhiều nội dung và nguyên tắc quản lý sử dụng đất đô thị như: Các loại đất trong đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, chức năng được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; việc quản lý đất đô thị phải tuân thủ các quy định của Luật, pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2.4. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Từ cơ sở khoa học của quản lý sử dụng đất, quản lý sử dụng đất đô thị cho thấy có 5 nội dung chính của quản lý sử dụng đất đô thị đó là: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất; lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất; định giá đất và thông tin bất động sản. Đây là 5 nội dung mà người sử dụng đất được phổ biến và chịu sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý trong quá trình sử dụng đất của mình, bởi vậy có thể nhận biết được hiệu lực, hiệu quả cũng như những vấn đề tồn tại trên góc độ của người sử dụng đất. Lựa chọn 2 loại đất theo mục đích sử dụng đặc trưng cho đất đô thị tại thành phố Vinh là đất ở và đất sản xuất kinh doanh. Đây là 2 loại đất người sử dụng có đầy đủ các quyền theo quy định; là các loại đất có diện tích khá lớn, sử dụng với cường độ cao, đa mục đích, thường xuyên có sự thay đổi về đối tượng sử dụng, kiến trúc bề mặt, tăng nhanh trong quá trình đô thị hóa. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, các yếu tố sau đáp ứng được yêu cầu người sử dụng đất có thể nhận biết được mối quan hệ, ảnh hưởng của nó đối với các nội dung quản lý sử dụng đất đô thị, bao gồm: Nhóm yếu tố cơ chế chính sách: chính sách đất đai, chính sách thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ, chính sách xã hội khác. Nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: vị trí thửa đất; diện tích thửa đất; cơ sở hạ tầng. Nhóm yếu tố KTXH: Thu nhập của hộ gia đình, khả năng sinh lợi của đất; mức độ quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất, mức độ quan tâm đến chuyển mục đích sử dụng đất, mức độ quan tâm đến thị trường BĐS. Nhóm yếu tố cộng đồng: Vai trò của Lãnh đạo địa phương, Các tổ chức kinh tế, Các tổ chức xã hội, Vai trò của truyền thông thông tin. 6 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trƣờng thành phố Vinh - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội - Cảnh quan môi trường 3.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất đô thị tại thành phố Vinh - Biến động sử dụng đất đô thị thành phố Vinh năm 2005-2014 - Công tác quản lý sử dụng đất đô thị tại thành phố Vinh + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất đô thị + Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất + Giao và quản lý việc thực hiện quyền của người sử dụng đất + Định giá đất + Thông tin bất động sản 3.1.3. Xác định yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của nó đến quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Vinh - Nhóm yếu tố cơ chế chính sách - Nhóm yếu tố kinh tế xã hội - Nhóm yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng - Nhóm yếu tố vai trò của cộng đồng 3.1.4. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị tại thành phố Vinh - Nhóm giải pháp về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất đô thị - Nhóm giải pháp về lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Nhóm giải về giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất - Nhóm giải pháp về định giá đất - Nhóm giải pháp về quản lý và cung cấp thông tin bất động sản. 7 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu a) Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được điều tra có nội dung phản ánh thực trạng công tác quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh được thu thập từ các cơ quan hành chính, các sở ngành của tỉnh Nghệ An; 25 phường xã và từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. b) Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài là các thông tin đánh giá, phản hồi từ người sử dụng đất đối với hiệu lực, hiệu quả thực thi công tác quản lý sử dụng đất đô thị của Nhà nước trên thực tế; quan điểm của người sử dụng đất về quản lý sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng đất của họ. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra hộ gia đình cá nhân. Dung lượng hộ điều tra: được xác định theo công thức (Hair et al., 1998): Trong đó: 0n = cỡ mẫu; t = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn; p = ước tính tỷ lệ % của tổng thể, q==1 - p; e = sai số cho phép (± 3%, ± 4,% ± 5%...). Với độ tin cậy là 95% (giá trị phân phối tương tứng là 1,96) và sai số cho phép e = ± 5%. Giả định (p x q) lớn nhất có thể xẩy ra là (0,5x0,5) thì tính được cỡ mẫu tối thiểu (hợp lệ) cần điều tra là: 385 mẫu. Nghiên cứu thực hiện điều tra 400 hộ gia đình cá nhân. 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra Chọn điểm nghiên cứu đảm bảo tính đại diện đầy đủ cho các khu vực với các mức độ phát triển khác nhau tại thành phố Vinh. Khu vực nội thành chọn 2 phường (Lê Mao - khu vực trung tâm; Quán Bàu - khu vực giáp với ngoại thành); khu vực ngoại thành chọn 2 xã (Nghi Phú - giáp với nội thành, Nghi Liên - khu vực xa trung tâm, được sáp nhập vào thành phố Vinh muộn nhất). Thu thập 400 phiếu điều tra (mỗi phường/xã thu thập 100 phiếu), theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. 3.2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu Số liệu được tiến hành phân tích, xử lý thông qua 3 bước: (i) Nghiên cứu định tính bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo; (ii) Nghiên cứu định lượng bằng việc ứng dụng phương pháp phân tích T-test để kiểm định 2 2 0 )( e qpt n   8 mức độ khác nhau giữa các vùng theo nhóm yếu tố quan sát; (iii) Xác định mối tương quan giữa các biến quan sát với nhau để xác định yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị. 3.2.3.1. Xây dựng thang đo Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mô tả) trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhhóm. Thống kê theo vùng, theo nhóm đối tượng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện... Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị theo 5 mức độ từ 1-5. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ được gán hệ số 1 đến 5. Phân cấp đánh giá công tác quản lý sử dụng đất đô thị được tính toán theo nguyên tắc: Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát. Tính độ lớn của khoảng chia (a): a = n MinMax , trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc: Rất cao: >=4,20; Cao: Từ 3,40 đến 4,19; Trung bình: từ 2,60 đến 3,39; Thấp: từ 1,80 đến <2,59; Rất thấp <1,8. 3.2.3.2. Kiểm định sự khác nhau giữa các vùng nghiên cứu Sử dụng kiểm định T-test để kiểm định sự sai khác về một số chỉ tiêu giữa 2 vùng điều tra. Căn cứ vào giá trị P (p-value; SPSS viết tắt p-value là sig.) xác định được: Nếu p-value (sig.)≤α (mức ý nghĩa): có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa 2 vùng ở mức tin cậy 100%-α. Nếu p-value (sig.) >α (mức ý nghĩa): không có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa 2 vùng ở mức độ tin cậy 100%-α. Trong nghiên cứu này mức ý nghĩa α là 0,05 nghĩa là mức độ tin cậy 95%. 3.2.3.3. Xác định mối tương quan giữa các yếu tố với các nội dung quản lý sử dụng đất Tương quan giữa các yếu tố với các nội dung quản lý sử dụng đất đô thị thành phố Vinh được xác định bằng Spearman Rank Corrrelation Coefficient trong SPSS 17.0 với mức ý nghĩa 0,05 và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu 95%. Mức độ quan hệ được đánh giá thông qua bảng phân cấp (bảng 3.1). 9 Bảng 3.1. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ Mức độ quan hệ Hệ số tƣơng quan r (COEFFICIENT CORRELATION) - Quan hệ nghịch hoàn toàn - Quan hệ nghịch rất cao - Quan hệ nghịch cao - Quan hệ nghịch trung bình - Quan hệ nghịch rất thấp - Không có quan hệ - Quan hệ thuận rất thấp - Quan hệ thuận trung bình - Quan hệ thuận cao - Quan hệ thuận rất cao - Quan hệ thuận hoàn toàn -1,00 -0,75 tới -0,99 -0.50 tới -0.74 -0,25 tới -0,49 -0,01 tới -0,24 0 0,01 tới 0,24 0,25 tới 0,49 0,50 tới 0,74 0,75 tới 0,99 1,00 Nguồn: Zulueta et al. (2003); Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2008) Hệ số tương quan xếp hạng Spearman: là cách đo lường độ tương quan đối với dữ liệu có xếp hạng. Kiểm định tương quan theo hạng của Spearman (Spearman rank correlation test) với giả thiết nghiên cứu là: Ho: Không có mối quan hệ giữa 2 biến; H1: có mối quan hệ giữa 2 biến. Giả thiết H0 bị bác bỏ khi t > ttable (α/2(n-2)). Một yếu tố (thuộc các nhóm yếu tố đã được lựa chọn) được coi là có ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất đô thị nếu nó có mối quan hệ thuận hoặc nghịch đến 1 trong 5 nội dung quản lý sử dụng đất đô thị. Mức độ quan hệ cao nhất (theo giá trị tuyệt đối) của yếu tố đó đối với 1 trong 5 nội dung quản lý sử dụng đất đô thị sẽ được coi là mức độ ảnh hưởng của nó đến quản lý sử dụng đất đô thị. 3.2.4. Phƣơng pháp minh họa bằng bản đồ - Sử dụng bản đồ để chọn mô phỏng điểm nghiên cứu, mô phỏng quá trình đô thị hóa, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất. - Sử dụng bản đồ để kiểm chứng các thông tin liên quan đến thửa đất thực hiện điều tra, bao gồm các thông tin về vị trí, diện tích, cơ sở hạ tầng. 10 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ VINH Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An (công nhận năm 2008). Vinh có quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh, trước năm 1970 diện tích là 26 km2, từ 2008 đến nay là 105,0 km2. Khu vực nội thành có 16 phường với diện tích là 35,4 km2 (chiếm 33,7%), khu vực ngoại thành có 9 xã với diện tích 69,6 km2 (chiếm 66,3%). Theo quy hoạch đến 2030, diện tích thành phố Vinh sẽ mở rộng lên 250 km2 và toàn bộ khu vực ngoại thành hiện nay đều được quy hoạch phát triển đô thị. Hiện tại có tới 98,6% diện tích tự nhiên được đưa vào sử dụng, trong đó đất nông nghiệp là 4.841,86 ha
Luận văn liên quan