Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự và khoa học cấp
thiết: Dưới góc độ chuyên môn quy hoạ ch vùng (QHV) chuyên ngành
kinh tế du lịch, cụ thể là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển (DLNDB), một
số nhận định như sau:
- Mặc dù đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đ?n năm 2020 và tầm nhìn 2030 đượ c chính phủ phê duyệt, nhiều vùng
lãnh thổ vẫn chưa hoàn thiện hệ thống các đồ án QHV du lịch, trong đó có
vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chưa có cá c nghiên cứu toàn diện về
quan hệ giữ a nhu cầu du lịch với tiềm năng thiên nhiên của vùng miền,
chưa khai thác DLNDB trên quan điểm phát triển bề n vững, khai thác giá
trị sinh thái tự nhiên (STTN) và sinh thái nhân văn (STNV).
- Tại nhiều vùng lãnh thổ, tỉnh thành việc quy hoạch chọn lựa
đất DLNDB còn chưa hợp lý, ít nhiều mang tính cục bộ; khai thác hoặc
manh mún tự phát, hoặc định hướng quá tầm, thiếu khả thi; thiếu kết nối
với các chức năng khác của vùng, đô thị hoặc liên vùng. Hậu quả dẫn đến
những kịch bản phát triển du lịch sai lệch với ý tưởng ban đầu, hay phát
sinh những xung đột quyền lợi trong việc khai thác quỹ đất ven biển; tình
trạng chia lô hóa ven biển phổ biến; sự lạm phát các dự án Resort, bất
động sản du lịch, sân Golf; phát triển thiếu bền vững, không được sự đồng
thuận của cộng đồng dân cư địa phương
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được thiên nhiên ưu đãi trong
việc sở hữu nhiều tiềm năng thiên nhiên thuận lợi, khí hậu tốt, nhiều bãi
tắm đẹp, có thương hiệu du lịch biển nhiều thập niên, bên cạnh đó là các
di sản văn hóa bản địa phong phú. Tuy nhiên sự DLNDB vẫn còn hạn chế,
chưa xứng tầm, phát sinh những chệch choạc trong quá trình phát triển du
lịch ở đẳng cấp cao. Hầu hết các tỉnh thành có những nỗ lực riêng nhưng
tính kết nối hiệu quả và một kịch bản hài hòa thông minh làm mũi nhọn
đột phá cho DLNDB Nam Trung Bộ vẫn chưa có.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu quy hoạch vùng du lịch duyên hải nam trung bộ trên cơ sở khai thác giá trị sinh thái và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
************
NGUYỄN THU PHONG
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÙNG
DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC
GIÁ TRỊ SINH THÁI VÀ NHÂN VĂN
CHUYÊN NGÀNH : QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ : 62 58 01 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
TPHCM – 2013
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự và khoa học cấp
thiết: Dưới góc độ chuyên môn quy hoạch vùng (QHV) chuyên ngành
kinh tế du lịch, cụ thể là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển (DLNDB), một
số nhận định như sau:
- Mặc dù đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đếân năm 2020 và tầm nhìn 2030 được chính phủ phê duyệt, nhiều vùng
lãnh thổ vẫn chưa hoàn thiện hệ thống các đồ án QHV du lịch, trong đó có
vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chưa có các nghiên cứu toàn diện về
quan hệ giữa nhu cầu du lịch với tiềm năng thiên nhiên của vùng miền,
chưa khai thác DLNDB trên quan điểm phát triển bền vững, khai thác giá
trị sinh thái tự nhiên (STTN) và sinh thái nhân văn (STNV).
- Tại nhiều vùng lãnh thổ, tỉnh thành việc quy hoạch chọn lựa
đất DLNDB còn chưa hợp lý, ít nhiều mang tính cục bộ; khai thác hoặc
manh mún tự phát, hoặc định hướng quá tầm, thiếu khả thi; thiếu kết nối
với các chức năng khác của vùng, đô thị hoặc liên vùng. Hậu quả dẫn đến
những kịch bản phát triển du lịch sai lệch với ý tưởng ban đầu, hay phát
sinh những xung đột quyền lợi trong việc khai thác quỹ đất ven biển; tình
trạng chia lô hóa ven biển phổ biến; sự lạm phát các dự án Resort, bất
động sản du lịch, sân Golf; phát triển thiếu bền vững, không được sự đồng
thuận của cộng đồng dân cư địa phương…
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được thiên nhiên ưu đãi trong
việc sở hữu nhiều tiềm năng thiên nhiên thuận lợi, khí hậu tốt, nhiều bãi
tắm đẹp, có thương hiệu du lịch biển nhiều thập niên, bên cạnh đó là các
di sản văn hóa bản địa phong phú. Tuy nhiên sự DLNDB vẫn còn hạn chế,
chưa xứng tầm, phát sinh những chệch choạc trong quá trình phát triển du
lịch ở đẳng cấp cao. Hầu hết các tỉnh thành có những nỗ lực riêng nhưng
tính kết nối hiệu quả và một kịch bản hài hòa thông minh làm mũi nhọn
đột phá cho DLNDB Nam Trung Bộ vẫn chưa có.
Du lịch nghỉ dưỡng biển với tài nguyên sinh thái tự nhiên
(STTN) và sinh thái nhân văn (STNV): Chiếu theo định nghĩa của TIES
2
(The International Ecotourism Society) [51], Hiệp hội du lịch sinh thái
quốc tế: “Du lịch sinh thái (DLST) là hình thức du lịch có trách nhiệm,
khuyến khích sự phát triển tự nhiên và bền vững của người dân địa
phương”. Liên hệ với quỹ văn hóa bản địa đặc trưng Nam Trung Bộ giàu
có, cho thấy công tác nghiên cứu quy hoạch các tiểu vùng DLNDB được
xây dựng trên cơ sở khai thác các STTN và STNV là công việc hết sức
cấp thiết, và là một tiền đề cơ bản cho mọi định hướng phát triển du lịch
tại các tỉnh thành duyên hải Nam Trung Bộ.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề
tài là “Vùng du lịch nghỉ dưỡng biển duyên hải Nam Trung Bộ”. Đối
tượng nghiên cứu này được xem xét phân tích dựa trên các đối tượng liên
quan: Quỹ giá trị tiềm năng du lịch STTN và STNV, các tiểu vùng du lịch
biển (TVDLB), nội dung công tác quy hoạch vùng DLNDB… Quá trình
nghiên cứu sẽ phân tích sâu, tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa các đối
tượng nhằm tìm ra các quy luật và cách ứng xử đúng, đạt được các mục
tiêu nghiên cứu. Kết quả của đối tượng nghiên cứu này sẽ là cơ sở để tiếp
tục tìm hiểu các giá trị và quy luật của đối tượng nghiên cứu tiếp theo. Tất
cả đối tượng và nội dung nghiên cứu được dựa trên hiện trạng tài nguyên
và thực trạng phát triển du lịch của vùng nghiên cứu.
Vùng nghiên cứu: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm
các bãi biển, vùng đầm phá, vùng cửa sông, các đảo nhỏ, các vịnh, vùng
núi ven biển… thuộc 8 tỉnh thành bắt đầu từ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (lấy
trọn vẹn theo địa giới hành chính).
Lý do chọn vùng nghiên cứu:
- Đây là khu vực có vùng biển đẹp trên dải bờ biển Việt Nam,
thuận lợi về các điều kiện thiên nhiên, tồn tại nhiều danh lam thắng cảnh,
các bãi biển đẹp, nhiều bãi tắm nổi tiếng sẵn có nguồn du khách.
- Khu vực có sự tương đồng về điều kiện khí hậu, hầu hết đồng
nhất từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào, nhiều ngày nắng, lượng mưa, nhiệt
độ không quá lạnh, quá nóng hợp lý cho phát triển DLNDB.
3
- Khu vực có tiềm năng đặc biệt về STTN và STNV, có hệ sinh
thái tự nhiên phong phú, có giá trị nhân văn địa phương đặc trưng, đủ khả
năng hội tụ các điều kiện để trở thành Vùng DLNDB đặc trưng Việt Nam,
là điểm đến chất lượng trên bản đồ du lịch thế giới.
- Khu vực có chung thị trường du khách du lịch nghỉ dưỡng biển
cả nội địa và quốc tế, có sự cạnh tranh cũng như cùng khai thác các nguồn
du khách nghỉ dưỡng dài ngày khi liên kết các tuyến điểm.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng hệ tiêu chí về tài nguyên du lịch trên cơ sở khai
thác giá trị STTN và STNV.
- Đánh giá toàn diện tiềm năng du lịch, tập trung các giá trị
STTN và STNV, xác định các lợi thế DLNDB, so sánh, đánh giá cho kết
quả thứ tự xếp hạng 8 địa phương tỉnh thành trong vùng nghiên cứu.
Chứng minh và xác định các giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch trong vùng
nghiên cứu, đủ điều kiện để đưa duyên hải Nam Trung Bộ trở thành một điểm
đến DLNDB tầm cỡ quốc tế.
- Đề xuất chọn lựa và xây dựng định hướng phát triển các tiểu
vùng du lịch biển Nam Trung Bộ.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tiễn và các bài học kinh nghiệm phát triển
DLNDB trên thế giới và Việt Nam, hệ thống hóa các lý thuyết, các
phương án phát triển du lịch. Xem xét vai trò đóng góp của tài nguyên du
lịch STTN và STNV trong việc tạo ra các đòn bẩy phát triển DLNDB.
- Đánh giá tổng thể và nhận biết hệ thống quỹ tài nguyên du
lịch STTN và STNV, xác định những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho việc
hình thành và phát triển các TVDLB; xem xét tính lợi thế vượt trội của
DLNDB Nam Trung Bộ so với các vùng du lịch khác của Việt Nam.
- Xác định các thành phần cơ bản trong việc hình thành và phát
triển một TVDLB, nghiên cứu các mối tương tác nội hàm, tìm hiểu vai trò
của đô thị hạt nhân, nhằm phát huy thế mạnh tổng thể của các thành phần…
tạo sự liên kết các tuyến điểm du lịch trong một TVDLB hoặc mở rộng ra
4
vùng du lịch biển lớn hơn. Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào các
TVDLB được lựa chọn.
Nội dung khảo sát và đối tượng tham khảo
Phần nội dung nước ngoài: Nghiên cứu quá trình và xu hướng phát
triển DLNDB trên thế giới, các bài học kinh nghiệm trong tổ chức khai
thác du lịch trên cơ sở bảo tồn giá trị của hệ STTN và STNV, trong công
tác quy hoạch và quản lý các vùng DLNDB đã phát triển thành công tại
các quốc gia.
Phần nội dung trong nước:
- Cập nhật và nghiên cứu các chiến lược phát triển du lịch quốc
gia, chiến lược kinh tế - xã hội, các QHV, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
du lịch do chính phủ, ngành và các địa phương ban hành.
- Nghiên cứu hệ thống các vùng du lịch nghỉ dưỡng biển hiện
có của Việt Nam và miền Nam Trung Bộ, phân loại, phân tích đặc điểm,
mức độ quan trọng, tiềm năng, so sánh và đánh giá các cơ hội phát triển.
- Nghiên cứu tổng quan về các hệ sinh thái và các giá trị tài
nguyên du lịch của Việt Nam. Nghiên cứu sâu về phân bố không gian
VDL nghỉ dưỡng, các hệ STTN và hệ thống các KBTTN, các quỹ DSVH
và giá trị STNV bản địa tại vùng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa
các vùng DLNDB và vùng đô thị, vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp …
Những điểm đề xuất mới của luận án:
- Luận án nghiên cứu lĩnh vực QHV Du lịch là một nhánh quy
hoạch vùng kinh tế chức năng của bộ môn quy hoạch vùng. Luận án vừa
xây dựng các luận điểm lý thuyết của QHV du lịch vừa đi tìm lời giải cho
vấn đề tại địa bàn nghiên cứu với các mô hình TVDLB được đề xuất.
- Luận án tập trung nghiên cứu quỹ tài nguyên STTN và STNV
tại 8 tỉnh thành Nam Trung Bộ, xây dựng kết quả chi tiết từ hiện trạng và
so sánh ưu nhược điểm của từng nội dung dựa trên sự đánh giá các địa
phương. Kết quả là sự điều tra toàn diện, là cơ sở khoa học vững chắc cho
những nghiên cứu đề xuất về chiến lược phát triển DLNDB; hệ thống hóa,
chứng minh và chỉ ra các giá trị STTN và STNV cốt lõi là điều kiện cần
5
để đưa Nam Trung Bộ trên con đường xây dựng trở thành một điểm đến
du lịch nghỉ dưỡng biển tầm cỡ quốc tế.
- Luận án đề xuất cụ thể các TVDLB trọng tâm tại Nam Trung
Bộ; xác định các giá trị và tài nguyên du lịch cốt lõi; xây dựng định hướng,
các sản phẩm du lịch, quy hoạch không gian và các kịch bản phát triển du
lịch tiểu vùng. Đây cũng là các kết quả mới không trùng lặp với các
nghiên cứu khoa học đã có.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra khảo sát
thực địa trong và ngoài nước, phương pháp hệ thống, phương pháp thống
kê biểu đồ hóa, phương pháp lượng hóa ma trận đánh giá, phương pháp
tổng hợp phân tích, phương pháp bản đồ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện, có cơ sở khoa học
về tiềm năng của quỹ tài nguyên STTN và STNV, phục vụ công tác
nghiên cứu quy hoạch vùng du lịch nói chung và áp dụng tại các mô hình
TVDLB nói riêng.
- Đóng góp trực tiếp các kết quả nghiên cứu vào định hướng
phát triển Chương trình du lịch Quốc gia, các chiến lược hành động cụ thể
của Quy hoạch vùng DLNDB và các đề án phát triển du lịch các tỉnh
thành Nam Trung Bộ.
- Ứng dụng vào thực tế phát triển các vùng du lịch biển Nam
Trung Bộ, chọn lựa các mục tiêu trọng tâm, xác định các giải pháp và
công cụ quản lý đầu tư, marketing, khai thác hiệu quả các TVDLB, KDL
và điểm DLNDB.
Cấu trúc luận án: Toàn luận án gồm 150 trang, ngoài phần
đặt vấn đề (7 trang) và kết luận (5 trang), phần nội dung luận án gồm 138
trang, chia làm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quy hoạch vùng du lịch duyên hải
Nam Trung Bộ - 43 trang.
- Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu
quy hoạch vùng DLNDB duyên hải Nam Trung Bộ - 26 trang.
6
- Chương 3: Kết quả khảo sát quỹ tài nguyên du lịch và đề xuất
chọn lựa các TVDLB duyên hải Nam Trung Bộ - 36 trang.
- Chương 4: Mở rộng kết quả nghiên cứu và đề xuất định
hướng phát triển các TVDLB duyên hải Nam Trung Bộ - 33 trang.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG BIỂN MIỀN TRUNG
1.1 Thuật ngữ, định nghĩa và khái niệm
1.1.1 Nhận thức và tiếp cận các khái niệm, thuật ngữ
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến hai lĩnh vực khoa học
là: Ngành du lịch và ngành quy hoạch, tập trung sâu vào chuyên ngành
QHV và QHV DLNDB. Để thống nhất trong toàn bộ nộâi dung luận án, các
khái niệm cơ bản sẽ được định nghĩa riêng theo quan điểm tác giả theo
các nguyên tắc: Nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc
mặc định, hệ quy chiếu về không gian chuyên ngành quy hoạch; và xây
dựng luận điểm riêng.
1.1.2 Du lịch và loại hình du lịch
Có rất nhiều loại hình du lịch đa dạng khác nhau, đề tài chỉ đề cập
đến các loại hình DLNDB trên cơ sở khai thác và cộng hưởng các giá trị
STTN và STNV. Phân biệt các khái niệm Du lịch sinh thái, Du lịch văn
hóa và Du lịch nghỉ mát, Du lịch nghỉ dưỡng và Du lịch nghỉ dưỡng biển.
1.1.3 Các giá trị tài nguyên du lịch
Việc khai thác du lịch luôn tôn trọng gìn giữ các giá trị môi trường
sinh thái đặc thù địa phương như: Sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn,
Môi trường sinh thái biển. Từ lý thuyết phát triển bền vững, đề xuất mô
hình « Phát triển du lịch biển bền vững » với các mục tiêu và đối tượng
như sau: Mục tiêu kinh tế, Mục tiêu xã hội (môi trường STNV vùng biển)
Mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (môi trường STTN vùng biển).
1.1.4 Thuật ngữ và khái niệm chuyên ngành QHV
Định nghĩa Vùng du lịch nghỉ dưỡng: Là vùng lãnh thổ có nhiều tài
nguyên du lịch, có ưu thế thuận lợi về các điều kiện thiên nhiên, tập hợp
7
nhiều giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn thu hút du khách. VDLND có
thể có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu tốt thuận tiện cho việc nghỉ mát, nghỉ
dưỡng, có các sơ sở hạ tầng đáp ứng sự phát triển du lịch, là vùng có cơ
cấu tỷ trọng kinh tế lớn từ nguồn thu du lịch và các ngành dịch vụ phụ trợ.
Tiểu vùng du lịch biển Là vùng tập trung phát triển các loại hình du
lịch nghỉ mát nghỉ dưỡng trên cơ sở khai thác các tài nguyên, tiềm năng du
lịch biển : Tài nguyên bãi tắm, tài nguyên cảnh quan biển, tiềm năng khí
hậu biển, tiềm năng thể thao biển, tài nguyên hệ sinh thái biển, vùng đất
ven biển, các hải đảo.... TVDLB không chỉ giới hạn không gian hạn hẹp các
dải đất ven biển chuyên khai thác DLNDB, mà còn mở rộng liên kết các
vùng du lịch khác, kết nối với vùng đô thị và công nghiệp.
1.1.5 Công tác quy hoạch vùng du lịch (VDL)
Từ định nghĩa Quy hoạch vùng, xây dựng định nghĩa QHV du lịch,
đến xác định Ranh giới lãnh thổ VDL, nhằm tìm ra các nội dung QHV du
lịch. Mục tiêu của QHV du lịch là tìm ra các giải pháp QH xây dựng vùng,
QH sử dụng đất thích hợp nhất cho nhu cầu và triển vọng phát triển du lịch
vùng. Nhiệm vụ của QHV du lịch là cụ thể các chương trình hành động
phát triển du lịch gắn liền với sử dụng tài nguyên đất đai, với các chức
năng khác của vùng. Nội dung QHV và các định hướng:
- Chọn lựa, đề xuất không gian phát triển VDL trọng tâm.
- Xác định các cấu trúc chức năng không gian vùng, mối liên hệ giữa
vùng đô thị, vùng sản xuất... vùng khác và vùng du lịch.
- Định hướng các hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở kết nối và
phục vụ phát triển vùng du lịch.
- Định hướng việc tiêu chuẩn hóa các quy định quy hoạch xây dựng
các khu chức năng du lịch: Khu du lịch, điểm du lịch, công trình du lịch.
1.2 Quá trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển trên thế giới
Điểm qua các quá trình phát triển của DLNDB trên thế giới; từ giai
đoạn trước thế chiến thứ I, DLNDB mới tập trung ở châu Âu cho tầng lớp
người giàu có; giai đoạn 1920- 1945 với các đồ án phát triển DLNDB đầu
tiên; giai đoạn bùng nổ sau thế chiến thứ II đến thập niên 80 vơi sự xuất hiện
8
nhiều điểm đến DLNDB hấp dẫn tại Caribe, Châu Á Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương; giai đoạn từ thập niên 90 cho đến nay với những mô hình
DLNDB mới, chất lượng cao và đầu tư lớn tại Singapore, Trung Đông… Các thị
trường DLNDB chính được phân chia như sau: Châu Âu-Địa Trung Hải,
Châu Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Bảng 1-2: Các giá trị nổi trội tạo nên sự thành công
của các điểm đến du lịch biển nổi tiếng thế giới.
Địa phương Điều
kiện bờ
biển -
bãi tắm
Giá trị
sinh thái
tự nhiên
Giá trị
sinh thái
nhân văn
Giá trị
đương
đại
Chính sách
quốc gia, sự
tập trung hỗ
trợ của CP
Phuket, Thái Lan X X X X
Bali, Indonesia X X X X
Langkawi, Malaisia X X X
Sentosa, Singapore X X
Maldives X X X
Hawaii, Hoa Kỳ X X X X X
Cancun, Mexico X X X X
St Tropez, Pháp X X X
Một số bài học kinh nghiệm quý giá tạo nên sự thành công của các
điểm đến DLNDB nổi tiếng thế giới, Việt Nam có thể áp dụng:
- Khai thác hiệu quả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi
- Duy trì bản sắc văn hóa đặc trưng
- Tầm nhìn và vai trò lãnh đạo sự phát triển của chính phủ
- Khuyến khích các nguồn lực đầu tư xã hội
- Dung hòa quyền lợi của cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế
- Bảo vệ và tái tạo môi trường
- Luôn đổi mới - tiếp thị, xây dựng thương hiệu.
1.3 Quá trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển tại Việt Nam
Lịch sử DLNDB Việt Nam còn non trẻ phát triển qua các giai đoạn,
thời kỳ phong kiến và những điểm DLNDB đầu tiên do thực dân Pháp
9
thiết lập, thời kỳ chiến tranh và hòa bình mới lập lại, thời kỳ kinh tế mở
cửa từ thập niên 90 và những chuyến biến mới giai đoạn 2000-2010. Điểm
qua các nội dung về hiện trạng và các định hướng, xu hướng: Vai trò của
DLNDB trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam; Tiềm năng
thiên nhiên; Hệ thống các khu du lịch biển Việt Nam.
1.4 Hiện trạng du lịch nghỉ dưỡng biển duyên hải Nam Trung Bộ
Điểm qua về quy mô và tăng trưởng của thị trường du khách, doanh
thu du lịch. Thống kê hệ thống khách sạn và resort ven biển, đến năm
2008, toàn vùng mới có 106 cơ sở lưu trú chuẩn từ 3 sao trở lên, tốc độ
tăng trưởng đầu tư các cơ sở vật chất du lịch biển trung bình đạt 15%, đặc
biệt là có nhiều khách sạn resort chất lượng cao tại các thị trường đầu tư
nóng như Đà Nẵng, Nha Trang. Đến nay 2013, toàn vùng đã có 36 khách
sạn resort 5 sao đã hoạt động.
Các khu vực hiện hữu và dự kiến phát DLNDB: Ngoài các điểm
DNDB đã hình thành và tạo nên thương hiệu tại Việt Nam, trong vùng
nghiên cứu, đã hình thành một cuộc cạnh tranh các KDL biển giữa các địa
phương với rất nhiều dự án tham vọng, khai thác triệt để các quỹ đất ven
biển, để làm du lịch, resort và sân golf:
1. Khu vực DLNDB Sơn Trà - Mỹ Khê - Non Nước - Cửa Đại
2. Khu vực DLNDB Chu Lai - dọc Trường Giang - Tam Hải
3. Khu vực DLNDB Bán đảo Phương Mai - Quy Nhơn - Sông Cầu
4. Khu vực DLNDB tỉnh Khánh Hòa
5. Khu vực DLNDB Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Núi Chúa
6. Khu vực DLNDB Phan Thiết - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng
7. Khu vực DLNDB Hàm Tân - Hàm Thuận
Ngoài các khu vực kể trên, có một số điểm du lịch nổi tiếng từ lâu
nhưng nay bị ô nhiễm, xây dựng tràn lan, xuống cấp: KDL biển Sa Huỳnh
- Quảng Ngãi, KDL biển Cà Ná - Bình Thuận, Ninh Thuận.
1.5 Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội các tỉnh
thành Nam Trung Bộ
10
Điều tra khảo sát cá