Mô hình làm việc theo nhóm có những ưu điểm không thể phủ nhận được
như: thúc đẩy tinh thần hợp tác, tăng cường sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn
nhau giữa các thành viên, từ đó hướng tới việc đề xuất ra những giải pháp khả thi.
Nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng làm việc nhóm là loại cơ cấu tổ
chức phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nếu biết vận hành mô hình này sẽ mang lại
năng suất và kết quả công việc vượt trội. Thực tế cho thấy, làm việc nhóm cho
năng suất và kết quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và kết quả trung bình
của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ (Katzenbach, 1993).
Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam đã trở
thành một trong những ngành có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các nước
khác trên thế giới. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh vai trò
của CNTT cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành
CNTT cũng là đòi hỏi tất yếu. Thực tế đã chứng minh mô hình làm việc nhóm
khá phù hợp trong lĩnh vực CNTT vì đây là một lĩnh vực có các nhiệm vụ khá
phức tạp, thách thức, thường cần sự hợp tác của nhiều người có nhiều kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt là tính đặc thù của lĩnh vực này rất khó để xây
dựng quy trình chuẩn hóa để thực hiện nhiệm vụ (Noll, 2002; Jiang, 2003). Một
yếu tố có tác động đến kết quả làm việc nhóm hiện nay đang được các nhà nghiên
cứu và các nhà quản lý trên thế giới quan tâm đến là tính đa dạng của nhóm, đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quản lý sự đa dạng tập trung vào nhiệm vụ
nhằm tối đa hóa năng suất, sự sáng tạo và cam kết của lực lượng lao động bên
cạnh việc đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau dựa trên sự
gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức (Andrew, 1979; Hulsheger, 2009). Tuy
nhiên, một mặt tính đa dạng có thể mang lại lợi ích cho hoạt động của nhóm,
nhưng ngược lại nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động nhóm
làm việc thấp đi và khả năng hội nhập yếu, mức độ hài lòng của các thành viên
đối với nhóm thấp (O’Reilly, 1989).
Hiện nay các nghiên cứu về tác động của tính đa dạng nhóm đến hoạt động
quản trị nhóm đang còn bỏ ngỏ ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành Công nghệ thông
tin (CNTT); là ngành đòi hỏi phải thường xuyên tổ chức điều hành nhóm và có tốc
độ phát triển nhanh, ngành có nhiều tiềm năng và là một trong những thế mạnh
trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Như vậy, việc tìm ra được mối
quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết quả làm việc nhóm trong bối cảnh kinh tế
Việt Nam ở ngành CNTT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết. Đây thực sự
là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động Quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của tính
đa dạng nhóm đến kết quả làm việc nhóm trong các doanh nghiệp ngành Công
nghệ thông tin ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của tính đa dạng nhóm đến kết quả làm việc nhóm trong các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Mô hình làm việc theo nhóm có những ưu điểm không thể phủ nhận được
như: thúc đẩy tinh thần hợp tác, tăng cường sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn
nhau giữa các thành viên, từ đó hướng tới việc đề xuất ra những giải pháp khả thi.
Nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng làm việc nhóm là loại cơ cấu tổ
chức phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nếu biết vận hành mô hình này sẽ mang lại
năng suất và kết quả công việc vượt trội. Thực tế cho thấy, làm việc nhóm cho
năng suất và kết quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và kết quả trung bình
của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ (Katzenbach, 1993).
Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam đã trở
thành một trong những ngành có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các nước
khác trên thế giới. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh vai trò
của CNTT cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành
CNTT cũng là đòi hỏi tất yếu. Thực tế đã chứng minh mô hình làm việc nhóm
khá phù hợp trong lĩnh vực CNTT vì đây là một lĩnh vực có các nhiệm vụ khá
phức tạp, thách thức, thường cần sự hợp tác của nhiều người có nhiều kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt là tính đặc thù của lĩnh vực này rất khó để xây
dựng quy trình chuẩn hóa để thực hiện nhiệm vụ (Noll, 2002; Jiang, 2003). Một
yếu tố có tác động đến kết quả làm việc nhóm hiện nay đang được các nhà nghiên
cứu và các nhà quản lý trên thế giới quan tâm đến là tính đa dạng của nhóm, đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quản lý sự đa dạng tập trung vào nhiệm vụ
nhằm tối đa hóa năng suất, sự sáng tạo và cam kết của lực lượng lao động bên
cạnh việc đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau dựa trên sự
gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức (Andrew, 1979; Hulsheger, 2009). Tuy
nhiên, một mặt tính đa dạng có thể mang lại lợi ích cho hoạt động của nhóm,
nhưng ngược lại nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động nhóm
làm việc thấp đi và khả năng hội nhập yếu, mức độ hài lòng của các thành viên
đối với nhóm thấp (O’Reilly, 1989).
Hiện nay các nghiên cứu về tác động của tính đa dạng nhóm đến hoạt động
quản trị nhóm đang còn bỏ ngỏ ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành Công nghệ thông
tin (CNTT); là ngành đòi hỏi phải thường xuyên tổ chức điều hành nhóm và có tốc
độ phát triển nhanh, ngành có nhiều tiềm năng và là một trong những thế mạnh
trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Như vậy, việc tìm ra được mối
quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết quả làm việc nhóm trong bối cảnh kinh tế
Việt Nam ở ngành CNTT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết. Đây thực sự
là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động Quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của tính
đa dạng nhóm đến kết quả làm việc nhóm trong các doanh nghiệp ngành Công
nghệ thông tin ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu và kiểm định về tác
2
động của các yếu tố thuộc tính đa dạng nhóm đến kết quả làm việc nhóm. Các
nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Luận giải cơ sở lý luận về tính đa dạng nhóm, kết quả làm việc nhóm và
mối quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết quả làm việc nhóm.
- Xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết quả làm việc nhóm. Qua đó, khẳng
định mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố thuộc tính đa dạng nhóm như: Đa
dạng độ tuổi, đa dạng giới tính, đa dạng giá trị cá nhân và nhận thức của thành viên
nhóm về cách quản lý tính đa dạng văn hóa trong nhóm đến kết quả làm việc nhóm,
trong đó yếu tố nhận thức của thành viên nhóm về cách quản lý tính đa dạng văn
hóa chưa từng được kiểm định mối quan hệ trực tiếp với kết quả làm việc nhóm.
- Nghiên cứu cũng tìm hiểu ảnh hưởng của biến bối cảnh (nhóm làm việc
trong ngành CNTT ở Việt Nam) thông qua việc tìm hiểu ảnh hưởng của ba nhân tố
đại diện là: Mức độ phụ thuộc vào nhiệm vụ của các thành viên nhóm, cỡ nhóm và
loại nhóm đến mối quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết quả làm việc nhóm.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm giúp các nhà quản trị có thể điều hành nhóm tốt hơn góp phần vào sự thành
công của các nhóm làm việc trong các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu tác động của tính đa dạng nhóm đến kết
quả làm việc nhóm.
Khách thể nghiên cứu: Các thành viên trong nhóm làm việc thuộc các
doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm làm việc trong các
doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin ở 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích
thông tin thứ cấp từ những nguồn dữ liệu sẵn có trong nước và quốc tế có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo các phần mềm
SPSS và AMOS để kiểm định giả thuyết. Tác giả cũng kết hợp nghiên cứu định tính
và định lượng sơ bộ với mẫu nhỏ để kiểm tra tính chuẩn hóa của thang đo và phiếu
khảo sát, bản hướng dẫn phỏng vấn sâu.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Trong nghiên cứu này, tác giả có những đóng góp sau đây:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án đã luận giải về khả năng có thể tác động của các yếu tố
thuộc tính đa dạng nhóm: Đa dạng giới tính, đa dạng trình độ học vấn, đa dạng
chuyên môn, đa dạng giá trị cá nhân theo tinh thần hợp tác, đa dạng giá trị cá nhân
theo năng lực đổi mới sáng tạo, đa dạng giá trị cá nhân theo tính quyết đoán, đa dạng
3
giá trị cá nhân theo cách tạo động lực làm việc, nhận thức của thành viên về cách
quản lý tính đa dạng văn hóa tác động đến kết quả làm việc nhóm.
Thứ hai, luận án đã xem xét ảnh hưởng của bối cảnh nghiên cứu khi thực hiện
kiểm định và rút ra kết luận về tác động của tính đa dạng nhóm đến kết quả làm việc
nhóm trong các nhóm làm việc thuộc các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin ở
Việt Nam. Từ đó, luận án làm rõ được tính đặc thù về quản trị nhóm làm việc đa
dạng trong các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam khi đánh giá
được bối cảnh nghiên cứu theo mức độ phụ thuộc vào nhiệm vụ của các thành viên
nhóm và loại nhóm có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tính đa dạng nhóm và kết
quả làm việc nhóm; trong khi đó kết quả nghiên cứu cho thấy cỡ nhóm không có ảnh
hưởng đến mối quan hệ này.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu của Leveson (2009), luận án đã mở rộng mô
hình lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu tính đa dạng của nhóm làm việc bằng việc
kiểm định thành công tác động trực tiếp, tích cực của biến nhận thức của thành viên
về cách quản lý tính đa dạng văn hóa đến kết quả làm việc nhóm. Như vậy, luận án
đã khám phá được khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu này từ việc kế thừa và
phát triển nghiên cứu của Leveson (2009) khi học giả này đã chứng minh tồn tại mối
quan hệ giữa biến nhận thức của thành viên về cách quản lý tính đa dạng văn hóa đến
cam kết tình cảm của các thành viên với nhóm nhưng chưa chỉ ra được quan hệ trực
tiếp của yếu tố này với kết quả làm việc nhóm.
Thứ tư, về phương pháp, Tác giả đã kiểm định nhóm nhân tố thuộc tính đa
dạng nhóm: đa dạng về nhân khẩu học, đa dạng kiến thức, đa dạng về các giá trị cá
nhân, nhận thức của thành viên về cách quản lý tính đa dạng văn hóa tác động lên kết
quả làm việc nhóm trong cùng một mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để xem xét
đồng thời tác động của tất cả các yếu tố thuộc tính đa dạng nhóm đến kết quả làm
việc nhóm. Đặc biệt, tác giả đã kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa biến nhận thức
của thành viên nhóm về cách quản lý tính đa dạng văn hóa tác động lên kết quả làm
việc nhóm mà trước đây mà trước đây chưa được các học giả quan tâm tìm hiểu.
Đóng góp mới về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra những gợi ý cho các nhà quản trị trong
các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức
theo nhóm làm việc một số đề xuất để quản trị tính đa dạng nhóm, từ đó giúp cho các
nhà quản trị có thêm những hiểu biết trong tổ chức và điều hành và hỗ trợ nhóm làm
việc có yếu tố đa dạng hoàn thành mục tiêu. Theo đó, để tạo môi trường cho nhóm
làm việc đạt kết quả tốt, các nhà lãnh đạo cấp doanh nghiệp cần định hướng cho các
nhà quản trị nhóm về sự phù hợp giữa mục tiêu của nhóm làm việc và mục tiêu của
doanh nghiệp; cho phép xây dựng cơ cấu nhóm làm việc linh hoạt, tạo cơ chế tạo
động lực cho nhân viên, tổ chức các khóa đào tạo rèn luyện các kỹ năng làm việc
nhóm, các kỹ năng làm việc trong môi trường đa dạng nhằm hỗ trợ các nhân viên có
sự chuẩn bị và rèn luyện kiến thức và kỹ năng tốt hơn để thích nghi với nhóm làm
việc đa dạng.
Luận án cũng đưa ra đề xuất với các nhà quản trị nhóm làm việc trong các
doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam: Để nhóm làm việc đạt kết quả
4
tốt, các nhà quản trị nên tăng cường cách tổ chức hoạt động nhóm theo nhóm ngắn
hạn và các thành viên nhóm có mức độ phụ thuộc vào nhiệm vụ ở mức độ cao và
vừa. Đồng thời, luận án đã làm rõ vai trò của tính đa dạng giữa các thành viên trong
nhóm làm việc về đặc điểm nhân khẩu học, chuyên môn và giá trị cá nhân; điều này
giúp các nhà quản trị có thêm cơ sở trong việc lựa chọn và phân công nhiệm vụ phù
hợp cho các thành viên nhóm. Qua đó giúp cho các nhóm làm việc đạt được kết quả
làm việc nhóm theo mục tiêu đã đề ra.
5. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 3 phần chính với kết cấu như sau:
- Phần mở đầu gồm có lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu; mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; những đóng góp mới của
nghiên cứu và kết cấu của luận án.
- Phần nội dung gồm 5 chương:
Luận án được trình bày thành 5 phần chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tính đa dạng nhóm
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu đề tài luận án.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
- Phần kết luận gồm: Tổng kết những đóng góp mới của luận án đồng thời
nêu lên những hạn chế của nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐA DẠNG NHÓM
1.1. Nhóm làm việc
Tinh thần làm việc nhóm cũng như nhóm làm việc là các khái niệm hình
thành từ rất lâu cùng với sự phát triển của loài người. Katzenbach & Smith (1993)
định nghĩa nhóm (team): “Nhóm là một tập hợp các cá nhân có các kỹ năng bổ
sung cho nhau, cam kết thực hiện một mục đích, mục tiêu hoạt động chung theo
cách họ cùng chịu trách nhiệm”. Theo định nghĩa này, có một điểm cần lưu ý yếu
tố cơ bản của nhóm là cam kết chung. Không có điều này, nhóm sẽ hoạt động như
các cá nhân đơn lẻ. Theo Cohen & Bailey (1997), Nhóm làm việc (Team) là một
dạng tổ chức bộ máy doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại. Trong
hệ thống tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm đều độc lập tương đối với các nhóm khác.
Đặc trưng của hình thức tổ chức quản trị theo mô hình nhóm như sau :
(1) Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau
(2) Họ cùng chịu trách nhiệm đối với kết quả của nhóm
(3) Mục tiêu của nhóm phải gắn liền với mục tiêu chung của tổ chức
(4) Kết quả làm việc nhóm có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như
khách hàng, đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác trong tổ chức.
5
Tác giả rất đồng tình với khái niệm về nhóm của các học giả Katzenbach &
Smith (1993) và Cohen & Bailey (1997), tổng hợp thành khái niệm nhóm làm
việc được quan niệm trong luận án này như sau:
Nhóm làm việc (Team) là một dạng cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp
trong môi trường kinh doanh hiện đại, có từ hai thành viên trở lên và được điều
hành tương đối độc lập với các nhóm khác. Các thành viên trong nhóm có các kỹ
năng bổ sung cho nhau, cam kết thực hiện một mục đích, mục tiêu hoạt động
chung theo cách họ cùng chịu trách nhiệm.
Có bốn loại nhóm phổ biến trong các loại hình doanh nghiệp: Nhóm làm
việc tự quản, nhóm dự án và nhóm quản trị cấp cao và nhóm ảo (Cohen & Bailey,
1997; Luecke, 2004):
1.2. Các lý thuyết về làm việc nhóm
1.2.1. Lý thuyết về tính tương đồng - thu hút (The Similarity - Attraction Paradigm)
Lý thuyết này đề cập đến sự hấp dẫn cao giữa các cá nhân có sự tương đồng
với nhau. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng sự không giống nhau giữa các cá
nhân thậm chí còn dẫn đến sự xuất hiện lực đẩy. Tsui (1991) là một trong những
nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến lý thuyết về tính tương đồng - thu hút, lý thuyết
này nói rằng, con người có xu hướng tìm kiếm những người tương tự với mình;
tính tương đồng dẫn đến ảnh hưởng tích cực trong giao tiếp và dễ hòa nhập xã hội
của các cá nhân. Trong công trình của mình, Tsui (1991) cũng đã tổng kết nhận
định của các học giả trước đó cho rằng, sự khác biệt về biến nhân khẩu học như độ
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chủng tộc/dân tộc trong quan hệ giữa cấp trên - cấp
dưới và đồng nghiệp với nhau được cho là làm giảm tính hấp dẫn trong các mối
quan hệ này. Những phát hiện về tính tương đồng – hấp dẫn có tác động trực tiếp
đến các quyết định của các nhà quản trị trong môi trường xuất hiện các thành phần
đa dạng, các nhà quản trị sẽ có xu hướng ít thiết lập các nhóm làm việc mà các
thành viên có nhiều sự khác biệt về nhân khẩu học.
1.2.2. Lý thuyết về tính đa dạng nhận thức (The Cognitive Diversity Theory)
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này đã đưa ra lập luận rằng sự đa
dạng trong nhận thức có tác động tích cực đến kết quả làm việc nhóm vì nguồn lực
nhận thức của các thành viên mang đến những giá trị rõ rệt đến cho nhóm làm việc
(Cox & Blake, 1991; Chen, 1996). Giá trị ấy là khi nhóm tồn tại sự không đồng nhất
trong nhận thức giữa các thành viên sẽ thúc đẩy những sáng tạo, đổi mới, cách thức
giải quyết vấn đề; từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn khi làm việc
nhóm.
1.2.3. Lý thuyết về quá trình xử lý thông tin và ra quyết định (Information and
Decision Making Theory)
Lý thuyết này đề cập đến cách thức trao đổi thông tin và quá trình ra quyết
6
định trong các nhóm làm việc có yếu tố đa dạng (Harmut Haas, 2010). Quan điểm
này một phần cũng dựa trên cách tiếp cận của lý thuyết tính tương đồng – hấp dẫn,
đó Đó là các cá nhân có sự tương đồng sẽ giao tiếp với nhau thường xuyên hơn và từ
đó chủ động trong việc kết nối và chia sẻ thông tin xử lý công việc với nhau hơn.
Ngoài ra, lý thuyết này còn nói đến lợi thế tiềm năng của các nhóm không đồng nhất.
Các thành viên của nhóm đa dạng sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều mạng lưới thông tin
bên ngoài nhóm hơn các nhóm đồng nhất.
1.2.4. Lý thuyết bản sắc xã hội (Social Identity Theory)
Lý thuyết này dựa trên giả định một cá nhân cố gắng phấn đấu để xây dựng
hình ảnh mà bản thân họ muốn hướng tới. Festinger (1954) đã đưa ra lý thuyết
này trình bày ba khía cạnh cơ bản: Phân loại xã hội, bản sắc xã hội và so sánh xã
hội; trong đó phân loại xã hội được hiểu là sự sắp xếp môi trường xã hội theo các
nhóm phù hợp với đặc điểm tính cách cá nhân của họ (Tajfel, 1978). Vì vậy quá
trình phân loại xã hội thực hiện quá trình liên kết các đối tượng xã hội có sự tương
đồng về dự định, giá trị, niềm tin trong nhóm. Theo Tajfel (1978), bản sắc xã hội
được hiểu như là hệ quả tất yếu của mỗi nhóm làm việc. Một cá nhân có xu hướng
vẫn là thành viên của một nhóm xã hội và tiếp tục tìm kiếm những thành viên mới
nếu điều này tác động tích cực đến hình ảnh của họ. So sánh xã hội thực hiện kết
nối phân loại xã hội và bản sắc xã hội. Do vậy, các cá nhân tăng cường thể hiện
hình ảnh cá nhân của mình một cách tích cực bằng cách so sánh họ với các thành
viên khác trong nhóm xã hội. Qua đó nhóm làm việc dần hình thành bản sắc cho
mỗi một thành viên.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước
Mặc dù các nghiên cứu về quản trị nhóm làm việc đã có một bề dày về các
công trình nghiên cứu ở phạm vi quốc tế. Tuy vậy ở Việt Nam, chưa có nhiều tác
giả quan tâm đến chủ đề này. Trong luận án của tác giả Ngô Tuấn Anh (2011), tác
giả đã chỉ ra sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổ chức trong các doanh nghiệp
ngành Công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam sang mô hình tổ chức theo nhóm
làm việc.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Tổng quan về tính đa dạng nhóm (Team Diversity)
Đa dạng là sự khác biệt giữa các cá nhân ở bất kỳ thuộc tính nào giúp mỗi
người có thể đánh giá được bản thân họ khác những người khác như thế nào
(Williams & O’Reilly, 1998). Hơn ba thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều
quan tâm để tìm kiếm mối liên hệ giữa tính đa dạng của các thành viên nhóm đến
kết quả làm việc nhóm. Tuy nhiên, mặc dù đã rất cố gắng nhưng một bức tranh rõ
7
ràng về mối quan hệ này vẫn chưa được khám phá đầy đủ.
Các loại đa dạng (Type of Diversity)
Số đông các nhà nghiên cứu cùng quan điểm về cách phân loại tính đa dạng
theo hai thuộc tính: quan sát được như: độ tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc và
thuộc tính không dễ quan sát như: trình độ học vấn, kỹ năng, chuyên môn, thâm
niên công tác, hiểu biết kinh tế-xã hội, tính cách hoặc giá trị cá nhân (Jackson,
1995; Tsui, 1992). Nhà nghiên cứu Harrison (1998) gọi hai thuộc tính trên là tính
đa dạng ở lớp bề mặt (surface level) và tính đa dạng ở cấp độ sâu (deep-level).
• Đa dạng ở cấp độ bề mặt (Surface diversity) và mối liên hệ với kết
quả làm việc nhóm
Tính không đồng nhất hay đa dạng ở cấp độ bề mặt được định nghĩa là sự
khác biệt giữa các thành viên một cách rõ rệt, bao gồm những đặc điểm về độ
tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc. Các đặc điểm này nhìn chung bất biến, dễ quan
sát và đo lường được đối với các quan sát viên.
Đa dạng theo độ tuổi, Các nghiên cứu trước đây chỉ rõ tác động ngược
chiều giữa tính đa dạng về độ tuổi trong nhóm với kết quả làm việc nhóm. Điều
này cho thấy có vẻ sự đồng nhất về tuổi tác sẽ hỗ trợ nhóm phát triển tốt hơn. Sự
khác biệt về độ tuổi giữa nhiều thế hệ trong nhóm có thể là một nguyên nhân cản
trở sự trao đổi ý tưởng và quá trình thông tin liên lạc trong nhóm. Tuy nhiên để lý
giải về một số mô hình hồi quy không cho kết quả có ý nghĩa phải chăng chưa
tính hết ảnh hưởng của các biến bối cảnh như: mức độ phụ thuộc giữa các nhiệm
vụ, loại nhóm Vì các ngành trong các kiểm định có ý nghĩa như: marketing, bán
hàng, viễn thông, các nghiệp vụ ngân hàng (Jehn, 2004; Cummings, 2004; Ely,
2004) dường như có mức độ phụ thuộc vào nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
làm việc những ngành này nhiều hơn công việc trong các nghiên cứu còn lại. Đây
chính là một khoảng trống về bối cảnh nghiên cứu mà tác giả xây dựng mô hình và
kiểm chứng trong nghiên cứu này.
Đa dạng giới tính, Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của đa dạng
giới tính đến nhóm làm việc đã cho nhiều kết quả trái ngược nhau. Tsui &
O’Reilly (1989) đã công bố kết quả nghiên cứu của mình, cho rằng khi giới tính
của cấp dưới khác với cấp trên thì kết quả làm việc nhóm được đánh giá thấp hơn.
Mobley (1982) cũng đưa ra giả thuyết nhưng không chứng minh được rằng sự
tương đồng về giới tính giữa cấp trên và cấp dưới dẫn đến đánh giá kết quả làm
việc của cấp trên với cấp dưới cao hơn. Sackett (1991) đã tiến hành khảo sát 486
nhóm làm việc ở nhiều tổ chức và nhận thấy ở những tổ chức mà tỷ lệ nữ giới so
với nam giới chiếm tỷ lệ nhỏ thì kết quả làm việc của nữ giới được đánh giá ở
mức độ thấp cả về khả năng nhận thức, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc;
nhưng khi tỷ lệ nữ giới chiếm hơn 50% tổng số thành viên trong nhóm, họ lại
8
được đánh giá cao hơn nam giới.
Đa dạng chủng tộc/dân tộc, Kraiger & Ford’s (1985) đã thực hiện một