Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất lúa vùng đồng bằng Sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước; diện tích lúa gieo cấy hàng năm khoảng hơn 1 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Năm 2014, Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt hơn 2,51 triệu ha, năng suất đạt 5,54 tấn/ha, sản lượng đạt 13,94 triệu tấn. Hiện nay vùng Đồng bằng sông Hồng còn thiếu bộ giống lúa chất lượng cao, có giá trị hàng hóa cao; số lượng giống chất lượng cao phát triển rộng rãi trong sản xuất còn ít. Một số giống lúa chất lượng là giống chủ lực bị nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhiều vụ gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Một giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc ngành lúa gạo nước ta nhằm nâng cao nâng cao chất lượng lúa gạo thì khâu cơ bản là nghiên cứu chọn tạo, cải tiến giống để có những giống lúa có chất lượng giá trị hàng hóa cao hơn, kết hợp với việc xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp phát huy được tiềm năng của giống. Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng”

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất lúa vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------------------------------------- TRẦN THANH NHẠN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA CHẤT LƢỢNG, NGẮN NGÀY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHÙ HỢP PHỤC VỤ SẢN XUẤT LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 62 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2017 Công trình hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS.TS. Hoàng Tuyết Minh 2. TS. Nguyễn Nhƣ Hải Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước; diện tích lúa gieo cấy hàng năm khoảng hơn 1 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Năm 2014, Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt hơn 2,51 triệu ha, năng suất đạt 5,54 tấn/ha, sản lượng đạt 13,94 triệu tấn. Hiện nay vùng Đồng bằng sông Hồng còn thiếu bộ giống lúa chất lượng cao, có giá trị hàng hóa cao; số lượng giống chất lượng cao phát triển rộng rãi trong sản xuất còn ít. Một số giống lúa chất lượng là giống chủ lực bị nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhiều vụ gây thiệt hại lớn cho sản xuất. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Hồng). Một giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc ngành lúa gạo nước ta nhằm nâng cao nâng cao chất lượng lúa gạo thì khâu cơ bản là nghiên cứu chọn tạo, cải tiến giống để có những giống lúa có chất lượng giá trị hàng hóa cao hơn, kết hợp với việc xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp phát huy được tiềm năng của giống. Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng” 1.2. Mục tiêu của đề tài Tuyển chọn được giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, có tính thích nghi và độ ổn định cao, phù hợp với sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả thu được của Luận án cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lúa ngắn ngày chất lượng cho vùng Đồng bằng sông Hồng. - Bổ sung một số biện pháp kỹ thuật canh tác để tăng hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Hồng. - Cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng. - Kết quả của Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất lúa của Việt Nam. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đã tuyển chọn được 1 giống lúa Japonica (ĐS3) và 1 giống lúa Indica (BH 9), có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống lúa, góp phần tăng thêm hiệu quả sản xuất lúa cho vùng Đồng bằng sông Hồng. - Khuyến cáo cho người sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng thực hiện theo quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa mới chất lượng ngắn ngày, đạt hiệu quả cao. 1.4. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng được chọn tạo và nhập nội từ các nguồn trong và ngoài nước. 2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Về giống lúa: Nghiên cứu về đặc điểm nông học, tiềm năng năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Đồng bằng sông Hồng của 16 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu. 1.4.2.2. Về Kỹ thuật canh tác: - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ cấy và liều lượng bón đạm) đối với 2 giống lúa đã được tuyển chọn - Xây dựng mô hình thâm canh cho 2 giống lúa mới được tuyển chọn tại 3 tỉnh đại diện vùng Đồng bằng sông Hồng. 1.4.3. Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng Văn Lâm, Hưng Yên và một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng 1.5. Đóng góp mới của luận án - Đã xác định được 2 giống lúa có nhiều đặc điểm tốt triển vọng nhằm bổ sung vào cơ cấu giống lúa chất lương cho sản xuất lúa tại vùng Đồng bằng sông Hồng gồm: Giống BH 9 (Bắc hương 9) có thời gian sinh trưởng (130-135 ngày trong vụ Xuân, 105-110 ngày trong vụ Mùa), ít nhiễm sâu bệnh hại, giống sinh trưởng phát triển tốt, dạng hình đẹp, cây gọn, thân cứng, lá đứng, bền lá, đẻ nhánh khá, năng suất cao và ổn định, (vụ Xuân đạt từ 5,50- 6,35 tấn/ha, vụ Mùa đạt 5,4-5,8 tấn/ha); Giống lúa ĐS3 có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, chống đổ và chịu rét tốt, năng suất đạt từ 6,0-7,5 tấn/ha trong vụ Xuân và 5,5-6,0 tấn/ha trong vụ Mùa. - Đã đề xuất được biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho 2 giống lúa ĐS3 và BH9 trên đất phù sa vùng Đồng bằng sông Hồng. Ở vụ Xuân, giống ĐS3 cấy mật độ 55 khóm/m2, bón 8 tấn phân chuồng +100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. Giống BH 9 cấy mật độ 45 khóm/m 2 , bón 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O); vụ Mùa, giống ĐS3 cấy mật độ 50 khóm/m2 và bón 8 tấn phân chuồng + 90 kg N+ 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. Giống BH 9 cấy mật độ 45 khóm/m 2 và bón 90kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O /ha. 1.6. Cấu trúc của Luận án Luận án được trình bầy trong 120 trang, 49 bảng số liệu và 4 hình, các phần còn laị được chia làm 3 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 45 trang, Chương II: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 15 trang, Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 51 trang, phần Kết luận và Đề nghị: 2 trang. Ngoài ra còn có các phụ lục. Luận án sử dụng 140 tài liệu tham khảo, trong đó có 67 tài liệu tiếng Việt, 73 tài liệu tiếng Anh và sử dụng 3 trang web. CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa 1.1. Nguồn gốc phân loại cây lúa Cây lúa châu Á đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài để thích ứng với môi trường khác nhau và được phân chia thành 3 nhóm chính: Indica, Japonica (Sinica) và Javanica (Japonica nhiệt đới), giữa chúng có một số đặc trưng cơ bản để phân loại; ba loại lúa này được nhận biết qua sự khác nhau về hình thái như thân, lá, hạt và thành phần cấu tạo hạt, đặc biệt là hàm lượng amylose, amylopectin, khả năng chịu hạn, chịu lạnh, v.v.. 3 1.2. Yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Số bông trên một đơn vị diện tích bị tác động bởi 3 yếu tố: số nhánh hữu hiệu, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật (mật độ cấy, tưới nước, bón phân). Số bông có tính quyết định đến năng suất và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh, khả năng chịu đạm. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau với những quy luật khác nhau song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, để đạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý. 1.3. Các chỉ tiêu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng * Chất lượng xay xát: của lúa gạo thể hiện ở 3 chỉ tiêu chính: tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên. Trong đó, tỷ lệ gạo nguyên là chỉ tiêu quan trọng nhất và cũng là yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều nhất; tỷ lệ gạo lật và gạo xát chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi bản chất của giống. *Chất lượng thương phẩm: Khi nghiên cứu về hình dạng và kích thước hạt gạo các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước hạt gạo là tính trạng di truyền số lượng được kiểm soát bởi đa gen. Ở lúa lai, kích thước hạt có sự phân ly vượt trội đặc biệt là chiều dài hạt. Thị hiếu về chiều dài và hình dạng hạt gạo thay đổi theo từng thị trường. Có thị trường thích gạo hạt tròn, có thị trừng thích gạo dài trung bình, nhưng hạt gạo thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Các nước châu Âu, Trung Đông, vùng Caribee, Singapo, malaysia ưa chuộng hạt gạo dài có phẩm chất cao. Kích thước hạt có thể được biểu hiện bởi các chỉ tiêu về khối lượng, thể tích hoặc chiều dài hạt, chiều dài và chiều rộng hạt là hai chỉ số được sử dụng phổ biến. *Hàm lượng amylose: Tinh bột được hình thành do hai đại phân tử amylose và amylopectin. Hàm lượng amylose có thể xem là hợp phần quan trọng nhất. Chất lượng nấu ăn và nếm thử được xác định bởi hàm lượng amylose và nhiệt hóa hồ mà ít phụ thuộc vào hàm lượng protein. Nếu hàm lượng amylose trung bình từ 22-24% thì nhiệt hóa hồ cũng trung bình và cơm sẽ mềm; nếu hàm lượng amylose từ 25-26% thì cơm hơi khô nhưng lại cứng; hàm lượng amylose nhỏ hơn 22%, cơm hơi ướt và nhạt * Hàm lượng Protein là chỉ tiêu quan trọng không phải ở trong cám. Như vậy, về mặt dinh dưỡng, gạo có protein cao tốt hơn gạo có lượng protein bình thường * Chất lượng cơm: Ngoài tính trạng thon dài, trong suốt, tỷ lệ gạo nguyên cao thì chất lượng nấu nướng và ăn uống cũng rất cần thiết trên thương trường. Chất lượng nấu nướng và ăn uống được đánh giá qua các chỉ tiêu về nhiệt độ hoá hồ, hàm lượng amylose, hương thơm và các phẩm chất của cơm như độ nở, độ hút nước, độ bóng, độ rời, độ chínChất lượng nấu nướng và ăn uống phản ánh thị hiếu người tiêu dùng ở các khu vực. Tính trạng mùi thơm rất dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường. Mùi thơm của Basmati (Ấn độ) cần nhiệt độ lạnh của môi trường gieo trồng. Mùi thơm của Khao dawkmali và các giống lúa thơm cổ truyền Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai như Nàng thơm chợ đào chỉ duy trì mùi thơm khi trồng ở chợ Đào (Long An), Tám 4 thơm chỉ thích hợp trồng ở đồng bằng sông Hồng và sẽ mất mùi khi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác tính trạng thơm của các giống lúa cổ truyền vẫn là hướng ưu tiên trước mắt. Cảitiến dạng hình cây lúa bằng phương pháp chọn dòng thuần đã được áp dụng thành công \r Việt Nam đối với một số giống lúa như Nàng hương, Tám xoan * Nhiệt hóa hồ: Khi hạt tinh bột được tác động bởi nhiệt độ hoặc hóa chất thì các phân tử tinh bột bị phá vỡ thông qua sự nóng chảy hay còn gọi là nhiệt hóa hồ. Nhiệt hóa hồ có thể liên quan một phần với lượng amylose của tinh bột. Nhiệt hóa hồ thấp không liên hệ chặt với lượng amylose cao, thấp hay trung bình. Gạo có nhiệt hóa hồ cao có phẩm chất kém . * Độ bền thể gel: Trong cùng một nhóm có hàm lượng amylose cao giống nhau (>25%), giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn, giống lúa đó được ưa chuộng nhiều hơn. Cơm nấu có độ bền thể gel cứng sẽ khô cứng nhanh hơn cơm nấu có độ bền thể gel mềm. 2. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng Japonica Japonica là (loài phụ) lúa chịu lạnh mới xuất hiện ở Việt Nam. Đây là những giống lúa hạt tròn, chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với sản xuất vụ Xuân và khu vực miền núi phía Bắc... Hiện nay, các giống lúa Japonica đang được sản xuất rộng rãi tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra. Các giống lúa Japonica rất thích hợp với sản xuất ở vùng núi cao như Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Mộc Châu (Sơn La), Đà Bắc (Hoà Bình)... Chất lượng cơm mềm, dẻo, đậm đà của gạo Japonica thích hợp với truyền thống ăn gạo lúa nương của đồng bào các dân tộc miền núi và một bộ phận người nước ngoài sinh sống, làm việc tại nước ta. 3. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng Indica Các nhà chọn tạo giống lúa ở Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng- Học Viện Nông nghiệp Việt Nam bằng phương pháp lai tạo và chọn lọc quần thể phân ly, đã chọn tạo được giống lúa thơm Hương Cốm từ các giống Hương 125s, MR365, Tám Xoan đột biến (TX93), Maogo và R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng protein 8,7%, nhiệt hóa hồ thấp, độ bền thể gel mềm, chống đổ ngã rất tốt (Nguyễn Thị Trâm (2006). Các giống lúa thơm Jasmine 85 có nhiệt hóa hồ và hàm lượng amylose thấp tương tự lúa thơm của Thái Lan, có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày), thấp cây hơn IR841 và năng suất khá (5-6 tấn/ha) 4. Tình hình chọn tao và sản xuất lúa chất lƣợng ở Việt Nam Những năm gần đây chúng ta đã có cố gắng chọn tạo bộ giống lúa đa dạng theo hướng chất lượng tốt, ngắn ngày, kháng sâu bệnh và thích ứng rộng đã thu được kết quả đáng khích lệ, như: Viện Di truyền Nông nghiệp đã có nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng. Viện đã có nhiều giống lúa chất lượng cao được công nhận quốc gia như: DT122, Tám thơm đột biến và nếp DT21. Giống Japonica ĐS1 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công ng suất đạt 7-8 tấn/ha, trồng được cả hai vụ, cứng cây, chịu rét tốt, ít sâu bệnh. ĐS1 đã được trồng ở Thái Bình, Hòa Bình, Thái nguyên, Yên Bái và một số địa phương khác. Theo tác giả Hoàng Tuyết Minh (2013) nên trồng lúa ĐS1 từ Thanh Hóa trở ra. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, năm 2015 diện tích gieo cấy ĐS1 đạt gần 5 100.000 trên phạm vi cả nước. Viện Cây lương thực và CTP có nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chất lượng, trong đó có một số giống lúa có hàm lượng protein cao (P1, P6, P290, AC5) được công nhận là giống quốc gia và hiện đang phát huy rất tốt trong sản xuất. Tuy nhiên, một số giống lúa này có thời gian sinh trưởng dài (120-125 ngày) nên khó mở rộng vào sản xuất nhất là các vùng đất lúa của ĐBSH, nơi có xu hướng mở rộng cây vụ Đông và Bắc Trung bộ nơi mà nông dân đang rất cần bộ giống lúa có TGST ngắn để canh tác trong vụ Hè Thu.. CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu: gồm 16 giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, được thu thập từ các tác giả, đơn vị nghiên cứu chọn tạo trong nước và nhập nội để đưa vào đánh giá, tuyển chọn tại vùng Đồng bằng sông Hồng 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng Văn Lâm, Hưng Yên và một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa nghiên cứu nhóm Indica TT Tên giống Nguồn gốc bố mẹ Nguồn gốc thu thập Mức độ công nhận 1 BV2 TQ1/KD18 Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW Đang khảo nghiệm 2 BV3 Aỉ 32/TQ3 Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW Đang khảo nghiệm 3 BV4 Aỉ Hòa Thành/TQ3 Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW Đang khảo nghiệm 4 BV6 ĐV108/TQ5 Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW Đang khảo nghiệm 5 BM125 Hương thơm số 1 / ĐB6 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Công nhận sản xuất thử 6 HT18 HT1/Japo 1 Công nhận chính thức 7 KN10 Bắc thơm 7 /RT5 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc gia Đang khảo nghiệm 8 H229 DT122/P6 Nguyễn Như Hải- Cục Trồng trọt Đang khảo nghiệm 9 BH9 Hương thơm số 1/RT5 Nguyễn Như Hải- Cục Trồng trọt Giống triển vọng 10 MT6 Bầu Hải Phòng/1548 Viện Di truyền Nông nghiệp Công nhận sản xuất thử 11 MT9 MT6/DT122 Viện Di truyền Nông nghiệp Công nhận sản xuất thử 12 SH2 Chọn lọc dòng phân ly từ giống HT1 Viện Khoa học Nông nghiệp VN Công nhận chính thức 13 BT7 (đ/c) Giống nhập nội Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Quốc gia Công nhận chính thức 6 Bảng 2.2. Danh sách các giống lúa nghiên cứu nhóm Japonica TT Tên giống Nguồn gốc thu thập Mức độ công nhận 1 ĐS3 Nhập nội từ Đài Loan Giống triển vọng 2 Ja 1 Nhập nội từ Hàn Quốc Đang khảo nghiệm 3 Ja 69 Nhập nội từ Đài Loan Đang khảo nghiệm 4 Ja 162 Nhập nội từ Đài Loan Đang khảo nghiệm 5 ĐS1 (đ/c) Viện Di truyền Nông nghiệp Công nhận chính thức 2.3. Nội dung nghiên cứu *Nội dung 1: Nghiên cứu xác định giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng, triển vọng cho vùng Đồng bằng sông Hồng *Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống lúa mới được xác định tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng *Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh của các giống lúa được xác định tại vùng Đồng bằng sông Hồng *Nội dung 4: Xây dựng mô hình thâm canh và đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa được tuyển chọn trên đất phù sa sông Hồng 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu xác định giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng, triển vọng cho vùng Đồng bằng sông Hồng - Nghiên cứu Đánh giá khả năng thích ứng của các giống lúa mới triển vọng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa đã được tuyển chọn trên đất phù sa vùng Đồng bằng sông Hồng - Xây dựng mô hình thâm canh, đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa triển vọng tại vùng Đồng bằng sông Hồng 2.5. Phương pháp đánh giá * Đánh giá thời kỳ sinh trưởng và phát triển cuả các giống lúa tham gia thí nghiệm * Đánh giá độ ổn định năng suất của các giống lúa được tuyển chọn *Đánh giá hàm lượng chất khô, chỉ số diện tích lá và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm *Đánh giá tình hình sâu bệnh hại *Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng gạo, cơm 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và theo chương trình Statistix 9.0, phân tích tương quan hồi quy theo chương trình EXCEL. - Đánh giá các chỉ số ổn định (S2di); chỉ số thích nghi (bi) thể hiện mức độ ổn định, thích nghi và mức độ quan hệ giữa các kiểu gen thí nghiệm và môi trường canh tác của giống bằng phần mềm thống kê IRRISTAT 5.0. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm. 7 Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái các giống lúa thí nghiệm TT Tên giống Màu sắc lá Dạng lá đòng Dạng bông Dạng hạt Nhóm giống Indiaca 1 BV2 Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt TB, xếp xít, màu vàng sáng 2 BV3 Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt dài, xếp xít, màu vàng sáng 3 BV4 Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt thon dài, xếp TB, màu vàng sáng 4 BV6 Xanh Ngắn, hơi ngả Trung bình Hạt dài, xếp xít, màu vàng sáng 5 BM125 Xanh Dài, đứng Dài Hạt thon dài, xếp TB, màu nâu nhạt 6 HT18 Xanh Dài, đứng Dài Hạt thon, xếp thưa, màu nâu nhạt 7 KN10 Xanh Dài, đứng Dài Hạt thon dài, xếp TB, màu nâu nhạt 8 H229 Xanh đậm Trung bình, đứng Trung bình Hạt dài, xếp TB, màu vàng cam 9 BH9 Xanh đậm Trung bình, đứng Dài Hạt dài, hạt xếp xít màu nâu 10 MT6 Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt nhỏ, xếp TB, màu vàng sáng 11 MT9 Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt nhỏ, nâu nhạt 12 SH2 Xanh Dài, hơi ngả Dài Hạt to dài, xếp TB, màu vàng sáng 13 BT7 (đ/c) Xanh Ngắn, đứng Trung bình Hạt nhỏ, xếp xít, màu nâu Nhóm giống Japonica 14 ĐS3 Xanh Dài, hơi lòng mo, dày, xanh đậm Trung bình Hơi bầu, xếp sít, màu vàng sáng 15 Ja 1 Xanh Ngắn, lòng mo dày, xanh đậm Ngắn Hơi bầu, xếp TB, màu vàng sáng 16 Ja 69 Xanh Trung bình, lòng mo, dày, xanh đậm Trung bình Hơi bầu, xếp TB, màu vàng sáng 17 Ja 162 Xanh Dài, hơi lòng mo, dày, xanh đậm Trung bình Hơi bầu, xếp sít, màu vàng sáng ĐS1 (đ/c) Xanh Dài, lòng mo, dày, xanh đậm Trung bình Hơi bầu, xếp sít, màu vàng sáng Địa điểm thí nghiệm: Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng Văn Lâm – Hưng Yên 8 Bảng 3.2. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm TT Tên giống Sức sống mạ Độ dài GĐ trỗ Độ thuần đồng ruộng Độ thoát cổ bông Độ cứng cây Độ t
Luận văn liên quan