Từ những năm cuối thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều cảnh
báo về sự tồn tại của phenol và các hợp chất phenol trong môi trường,
nhất là môi trường nước. Phenol gây ô nhiễm môi trường nước tự nhiên
do sự có mặt của nó trong nhiều dòng thải công nghiệp như lọc hóa dầu,
luyện than cốc, luyện thép [1-3]. Dù được sử dụng rộng rãi trong
nhiều ngành công nghiệp nhưng khoa học đã chứng minh phenol rất độc
đối với con người và sinh vật. Vì vậy ô nhiễm phenol trong nước đang
trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Nhiều phương pháp đã được ứng dụng xử lý phenol trong nước
như hấp phụ, sinh học, oxy hóa ướt xúc tác Tuy nhiên thường phải kết
hợp hai hay nhiều phương pháp mới có thể loại bỏ hoàn toàn phenol ra
khỏi dòng thải. Gần đây, quá trình ozon hóa xúc - Catalytic Ozonation
Process (COP) hay còn gọi là catazon nổi lên như một chiến lược mới
về xử lý các chất hữu cơ khó phân hủy và đã được chứng minh rất hiệu
quả xử lý nước thải chứa các hợp chất phenol. Phương pháp này có
nhiều ưu điểm như không phát sinh các vấn đề liên quan đến hóa chất,
hiệu quả phân hủy chất ô nhiễm cao, thời gian xử lý nhanh, thiết bị đơn
giản, dễ lắp đặt, không sinh ra bùn thải và đặc biệt là có thể tạo ozon từ
không khí.
Một số xúc tác rắn đã được chứng minh làm tăng hiệu quả hủy
phenol trong nước bằng quá trình catazon dị thể như các oxít kim loại
Mn/-Al2O3, MgO, ZnFe2O4, các kim loại biến tính trên vật liệu các bon
như AC/Fe2O4, CNT/Fe2O3, CNF/Fe2O3 hay các khoáng vật như
peroskit, xương gốm tổ ong.[6 -10]. Vật liệu ống nano cacbon (CNT)
với ưu điểm diện tích bề mặt lớn, cấu trúc độc đáo đã và đang trở thành
lớp vật liệu tiên tiến mới, đầy hứa hẹn và được ứng dụng nhiều đây lĩnh
vực điều chế xúc tác trong thời gian gần. Tuy nhiên, các xúc tác chế tạo
trên cơ sở vật liệu này chủ yếu được ứng dụng xử lý phenol trong nước
bằng phương pháp hấp phụ và oxy hóa ướt xúc tác mà ít được nghiên2
cứu xử lý phenol bằng quá trình catazon dị thể. Vật liệu composit chứa
hỗn hợp oxit FeMgO phủ trên các ống nano cacbon (FeMgO/CNT) và
vật liệu đôlômít biến tính KOH (M-Dolomit) là hai vật liệu lần đầu tiên
được đánh giá hoạt tính xúc tác phân hủy phenol trong nước bằng quá
trình catazon dị thể. Luận án với tiêu đề “Nghiên cứu xử lý phenol trong
nước thải quá trình luyện cốc bằng phương pháp ozon hóa kết hợp xúc
tác” đã được thực hiện nhằm nghiên cứu xử lý nước thải luyện cốc chứa
hợp chất phenol độc hại bằng quá trình ozon kết hợp với xúc tác dị thể,
sử dụng các vật liệu xúc tác sẵn có trong nước, giá thành rẻ, thân thiện
với môi trường.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng phương pháp ozon hóa kết hợp xúc tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
----------------&---------------
NGUYỄN THANH THẢO
NGHIÊN CƢ́U XƢ̉ LÝ PHENOL TRONG NƢỚC THẢI
QUÁ TRÌNH LUYỆN CỐC BẰNG PHƢƠNG PHÁP
OZON HÓA KẾT HỢP VỚI XÚC TÁC
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 9.52.03.20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG
Hà Nội, 2019
Luận án đƣợc hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trịnh Văn Tuyên
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lê Trường Giang
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Học viện,
họp Học viện - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam
PUBLISHED ARTICLES USED IN THIS THESIS
1. Nguyễn Thanh Thảo, Trịnh Văn Tuyên, Lê Trường Giang.
Study on Pre-Treatment of Phenol, COD, Color in the coke
wastewater by ozonation Process. Tạp chí khoa học công nghệ
ISSN 2525-2518, Số 55 (4C) (2017), T 271-276
2. Nguyễn Thanh Thảo, Lê Trung Việt, Nguyễn Quang Trung.
Phát triển quy trình phân tích một số dẫn xuất chính Phenol
trong nước thải cốc trên GC/MS. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và
Sinh học ISSN 0868-3224, tập 22, số 4/2017, T 30-36.
3. Nguyễn Thanh Thảo, Trịnh Văn Tuyên, Lê Trường Giang.
Đánh giá đặc tính nước thải phát sinh từ công đoạn dập cốc Công
ty CP Gang thép Thái Nguyên. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh
học ISSN 0868-3224, tập 23, số 1/2018, T22-29.
4. Thao T Nguyen, Tuyen V Trinh, Dung N Tran, Giang T Le,
Giang H Le, Tuan A Vu and Tuong M Nguyen. Novel FeMgO/CNT
nano composite as efficient catalyst for phenol removal in
ozonation process, Materials Research Express. Volume
5, Number 9, 095603, 2018.
5. Hoàng Hải Linh, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thanh Thảo.
Xử lý phenol trong nước thải luyện cốc bằng ozon hóa kết hợp với
đá ong biến tính. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học ISSN
0868-3224, Tập 23, số 4/2018, T295-304.
6. Nguyễn Thanh Thảo, Trịnh Văn Tuyên, Nguyễn Quang Trung.
Xác định đồng thời các sản phẩm trung gian Hydroquinone,
Catechol, benzoquinone trong quá trình Ozon hóa Phenol bằng
sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học
ISSN 0868-3224, Tập 21, số 3/2016, T15-24.
7. Nguyễn Thanh Thảo, Trịnh Văn Tuyên, Lê Trường Giang.
Nghiên cứu động học xử lý Phenol trong nước bằng quá trình
ozon hóa ở môi trường trung tính. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và
Sinh học ISSN 0868-3224 (has been approved for publishment).
8. Thao Nguyen Thanh, Tuyen Trinh Van, Giang Le Truong, Tuan
Vu Anh. Study on Phenol treatment by Catalytic Ozonization
using Modified dolomite. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học
ISSN 0868-3224 (has been approved for publishment).
9. Nguyễn Thanh Thảo, Trịnh Văn Tuyên, Lê Trường Giang.
Nghiên cứu động học phân hủy phenol trong nước bằng ozon kết
hợp với vật liệu composit FeMgO/CNT. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý
và Sinh học ISSN 0868-3224 (has been approved for publishment).
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án:
Từ những năm cuối thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều cảnh
báo về sự tồn tại của phenol và các hợp chất phenol trong môi trường,
nhất là môi trường nước. Phenol gây ô nhiễm môi trường nước tự nhiên
do sự có mặt của nó trong nhiều dòng thải công nghiệp như lọc hóa dầu,
luyện than cốc, luyện thép[1-3]. Dù được sử dụng rộng rãi trong
nhiều ngành công nghiệp nhưng khoa học đã chứng minh phenol rất độc
đối với con người và sinh vật. Vì vậy ô nhiễm phenol trong nước đang
trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Nhiều phương pháp đã được ứng dụng xử lý phenol trong nước
như hấp phụ, sinh học, oxy hóa ướt xúc tácTuy nhiên thường phải kết
hợp hai hay nhiều phương pháp mới có thể loại bỏ hoàn toàn phenol ra
khỏi dòng thải. Gần đây, quá trình ozon hóa xúc - Catalytic Ozonation
Process (COP) hay còn gọi là catazon nổi lên như một chiến lược mới
về xử lý các chất hữu cơ khó phân hủy và đã được chứng minh rất hiệu
quả xử lý nước thải chứa các hợp chất phenol. Phương pháp này có
nhiều ưu điểm như không phát sinh các vấn đề liên quan đến hóa chất,
hiệu quả phân hủy chất ô nhiễm cao, thời gian xử lý nhanh, thiết bị đơn
giản, dễ lắp đặt, không sinh ra bùn thải và đặc biệt là có thể tạo ozon từ
không khí.
Một số xúc tác rắn đã được chứng minh làm tăng hiệu quả hủy
phenol trong nước bằng quá trình catazon dị thể như các oxít kim loại
Mn/-Al2O3, MgO, ZnFe2O4, các kim loại biến tính trên vật liệu các bon
như AC/Fe2O4, CNT/Fe2O3, CNF/Fe2O3 hay các khoáng vật như
peroskit, xương gốm tổ ong...[6 -10]. Vật liệu ống nano cacbon (CNT)
với ưu điểm diện tích bề mặt lớn, cấu trúc độc đáo đã và đang trở thành
lớp vật liệu tiên tiến mới, đầy hứa hẹn và được ứng dụng nhiều đây lĩnh
vực điều chế xúc tác trong thời gian gần. Tuy nhiên, các xúc tác chế tạo
trên cơ sở vật liệu này chủ yếu được ứng dụng xử lý phenol trong nước
bằng phương pháp hấp phụ và oxy hóa ướt xúc tác mà ít được nghiên
2
cứu xử lý phenol bằng quá trình catazon dị thể. Vật liệu composit chứa
hỗn hợp oxit FeMgO phủ trên các ống nano cacbon (FeMgO/CNT) và
vật liệu đôlômít biến tính KOH (M-Dolomit) là hai vật liệu lần đầu tiên
được đánh giá hoạt tính xúc tác phân hủy phenol trong nước bằng quá
trình catazon dị thể. Luận án với tiêu đề “Nghiên cứu xử lý phenol trong
nước thải quá trình luyện cốc bằng phương pháp ozon hóa kết hợp xúc
tác” đã được thực hiện nhằm nghiên cứu xử lý nước thải luyện cốc chứa
hợp chất phenol độc hại bằng quá trình ozon kết hợp với xúc tác dị thể,
sử dụng các vật liệu xúc tác sẵn có trong nước, giá thành rẻ, thân thiện
với môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu xử lý phenol trong nước bằng quá trình ozon kết
hợp với xúc tác. Từ đó nghiên cứu, xây dựng phương trình động học và
phương trình hồi quy mô tả mối quan hệ giữa nồng độ phenol sau xử lý
và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý. Ứng dụng xử lý phenol
trong nước thải luyện cốc.
Nôị dung nghiên cƣ́u:
1. Tổng quan hiện trạng ô nhiễm phenol trong nước thải luyện
cốc, nguồn phát sinh, thành phần, độc tính và công nghệ xử lý phenol
trong loại nước thải này.
2. Nghiên cứu xử lý phenol trong nước bằng các quá trình ozon
và catazon dị thể với hai vật liệu xúc tác lựa chọn: FeMgO/CNT và M-
Dolomit. Từ đó lựa chọn 01 vật liệu có hoạt tính xúc tác phân hủy
phenol tốt nhất.
3. Xây dựng phương trình động học giả định và phương trình
hồi quy mô tả ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố (pH, nồng độ xúc tác,
nồng độ O3 và thời gian phản ứng) đến nồng độ phenol sau xử lý bằng
quá trình ozon kết hợp với xúc tác dị thể.
4. Ứng dụng điều kiện tối ưu xử lý phenol trong nước thải
luyện cốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên quy mô phòng thí
nghiệm.
3
Những đóng góp khoa học và công nghệ mới của luận án:
- Lần đầu tiên các vật liệu composit FeMgO/CNT và vật liệu M-
Dolomit điều chế từ khoáng sét rẻ tiền đã được đánh giá hoạt tính xúc
tác phân hủy phenol trong nước bằng quá trình catazon dị thể.
- Đã xây dựng phương trình động và phương trình hồi quy mô
tả đồng thời ảnh hưởng của các yếu tố đến nồng độ phenol và pH sau xử
lý bằng quá trình ozon kết hợp với xúc tác dị thể FeMgO/CNT.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Công nghệ luyện than cốc và nguồn phát sinh nƣớc thải luyện
cốc
1.2. Độc tính của phenol và các phƣơng pháp xử lý phenol trong
nƣớc thải luyện cốc
1.3. Các quá trình oxy hóa bằng tác nhân ozon
1.4. Quy hoạch thực nghiệm và kế hoạch hóa thực nghiệm bậc hai
Box-Hunter
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mẫu nước chứa phenol tự pha và mẫu nước thải luyện cốc lấy
tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty TNHH Hưng
Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh.
2.2. Hóa chất, thiết bị
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thực nghiệm
2.3.1.1. Mô tả thực nghiệm
2.3.1.2. Đánh giá khả năng xúc tác của vật liệu
2.3.1.3. Nghiên cứu xử lý phenol trong nước bằng các hệ ozon và
catazon dị thể.
2.3.1.4. Nghiên cứu xây dựng phương trình động học giả định xử lý
phenol trong nước bằng ozon kết hợp với xúc tác dị thể FeMgO/CNT
4
2.3.1.5. Nghiên cứu xây dựng phương trình hồi quy, ảnh hưởng đồng
thời của các yếu tố đến nồng độ phenol sau xử lý bằng hệ
O3/FeMgO/CNT
2.3.1.6. Thực nghiệm xử lý phenol trong nước thải luyện cốc công ty Cổ
phần Gang thép Thái Nguyên bằng quá trình catazon dị thể
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trường
2.3.3. Phương pháp phân tích
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.4.1. Hiệu quả phân hủy chất ô nhiễm
2.3.4.2. Phương pháp tính hằng số tốc độ phản ứng bậc 1
2.3.4.3. Phương pháp xây dựng phương trình động học giả định
2.3.4.4. Phương pháp xây dựng phương trình hồi quy
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUÂṆ
3.1. Thành phần, đặc tính nƣớc thải luyện cốc
Kết quả phân tích 16 mẫu nước thải luyện cốc lấy tại công ty Cổ
phần Gang Thép Thái Nguyên và Công ty TNHH Gang thép Hưng
Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh cho thấy nước thải này có mùi hắc, đặc trưng
của phenol với nhiều chỉ số có hàm lượng cao như: độ màu, COD,
BOD5, CN
-
, phenol và tổng các dẫn suất (phenols), phenol, tổng nitơ,
NH4-N. Các thông số khác như kim loại nặng, tổng dầu mỡ, tổng P, Cl
-
,
S2
- , clo dư lại khá thấp. pH các mẫu dao động từ 6,7 - 9,5 (trung bình ở
giá trị 7,9). Trong đó, pH mẫu nước công ty Thái Nguyên dao động từ
6,7 - 9,5 (trung bình ở giá trị 7,9), công ty Fomosa từ 6,7 - 8,4 (trung
bình 7,6). Nước thải có màu nâu đậm với độ màu trung bình 673 - 712
Pt/Co. Hàm lượng TSS không quá cao từ 132 - 357 mg/L. Tuy nhiên,
hàm lượng tổng các hợp chất hữu cơ thông qua chỉ số COD lớn, dao
động từ 5.014 - 6.350 mg/L (trung bình 5.794 mg/L) đối với các mẫu
công ty Thái Nguyên, cao hơn hàm lượng trung bình 3.871 mg/L trong
các mẫu công ty Fomosa. BOD5 trong các mẫu có tỉ lệ từ 30-33% so với
COD. Phenol và CN
-
là hai thông số có nồng độ cao trong tất cả các
mẫu. Hàm lượng phenols các mẫu nước công ty Thái Nguyên có hàm
5
lượng lớn, dao động từ 850 - 1.052 mg/L (trung bình 949,3 mg/L), cao
hơn so với 738 mg/L là hàm lượng trung bình trong các mẫu công ty
Fomosa. Nước thải luyện cốc có chỉ số COD cao vì đây là loại nước có
thành phần phức tạp. Ngoài phenol có hàm lượng cao thì còn rất nhiều
các dẫn suất của phenol cũng như các chất hữu cơ khác. Nồng độ trung
bình của phenol trong các mẫu công ty Thái Nguyên là 665 mg/L, cao
hơn so với 629 mg/L trung bình trong các mẫu công ty Fomosa. Tỉ lệ
các dẫn suất và phenols của các mẫu dao động rất lớn, chiếm 14,7 –
70%. Nồng độ CN- trung bình 31,5 mg/L đối với các mẫu Thái Nguyên
và 26,5 mg/L đối với các mẫu Fomosa.
06 mẫu nước thải lấy tại công ty Cổ phần Gang thép Thái
Nguyên đã được phân tích thêm 09 hợp chất dẫn suất của phenol thường
có trong nước thải luyện cốc [19, 31, 54] và phân tích đồng thời 943
chất hữu cơ bằng phần mềm AIQS - DB tích hợp trên thiết bị GCMS.
Kết quả phân tích đã phát hiện ra 04 dẫn xuất của phenol có nồng độ cao
gồm: 2-methylphenol (3,1 - 33,7 mg/L), 3 methylphenol (7,4 - 46,69
mg/L), 4 - methylphenol (3,1,-16,6 mg/L); 3,5 - dimethylphenol (8,9 -
35,4 mg/L) và 2,5 - dimethylphenol (1,23- 20,8 mg/L). Các dẫn xuất
khác như; 2,3-dimethylphenol; 3,4-dimethylphenol, 2,4- dimethyphenol;
2,6-dimethylphenol được phát hiện nhưng ở nồng độ nhỏ.
3.2. Đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu
3.2.1. Đánh giá khả năng hấp phụ O3 hòa tan trên vật liệu
Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ O3 hòa tan trong dung dịch
khi không có xúc tác luôn lớn hơn khi có xúc tác. Khi không có xúc tác,
nồng độ đo được ở các giá trị 2,8; 3,6; 3,2; 3 mg/L tại các thời gian lấy
mẫu 5; 10; 15; 20 phút, cao hơn so với 2,4; 3,2; 2,7; 2,5 mg/L khi có xúc
tác M-Dolomit và 2; 2,8; 2,5; 2,2 mg/L khi có xúc tác FeMgO/CNT
(Hình 3.1). Điều đó gián tiếp chứng tỏ các vật liệu lựa chọn có hoạt tính
xúc tác. O3 hòa tan sinh ra trong dung dịch đã bị hấp phụ và phân hủy
trên bề mặt vật liệu để tạo ra các gốc tự do •OH. Kết quả khảo sát khả
6
năng hấp phụ phenol trên bề mặt vật liệu FeMgO/CNT và M-Dolomit
trong 60 phút cho thấy phenol không bị hấp phụ trên bề mặt vật liệu.
Hình 3.1: Nồng độ O3 hòa tan trong
dung dịch nước cất khi có và không
có xúc tác
Hình 3.2. Ảnh hưởng của Tert-butanol đến
hiệu quả phân hủy phenol khi có và không có
xúc tác ở các pH khác nhau
3.2.2. Đánh giá vai trò của gốc tự do hydroxyl đến khả năng xử lý
phenol bằng quá trình catazon dị thể
Sự có mặt của Tert - butanol trong dung dịch đã làm giảm hiệu
quả phân hủy phenol trong cả 2 trường hợp có và không có xúc tác.
Hình 3.2 cho thấy hiệu quả phân hủy phenol bằng hệ ozon tăng dần
60,7; 70,9; 76,5; 82,2; 86,2% tương ứng với pH 3; 5; 7; 9; 11 nhưng
giảm còn 50; 53; 54; 55; 52% khi có chất cản trở. Hiệu quả phân hủy
phenol khi không có chất cản trở đạt từ: 41 - 78,8%; 50,7 - 85,5% và
74,1 - 90,1% tương ứng với các hệ: O3; O3/M-Dolomit; O3/FeMgO/CNT
khi pH tăng từ 3 - 11 nhưng chỉ đạt: 37,5 - 55%; 20,1 - 25,2%; 54,3 –
57,2% khi có chất cản trở. Trong đó, hệ O3/M-Dolomit+Tert-butanol bị
ảnh hưởng nhiều nhất. Ở môi trường kiềm, hiệu quả phân hủy phenol
giảm nhiều do cơ chế phản ứng bằng gốc tự do •OH đóng vai trò chủ
đạo.
3.2.3. Đánh giá hàm lượng kim loại bị thôi vào dung dịch và đóng góp
đến hiệu quả phân hủy phenol bằng quá trình catazon đồng thể
Kết quả cho thấy các kim loại Fe, Mg trong thành phần xúc tác
FeMgO/CNT và Ca, K, Mg trong xúc tác M-Dolomit bị thôi vào dung
dịch tăng dần theo thời gian đến nồng độ cực đại rồi sau đó giảm dần.
Hàm lượng các kim loại Fe; Mg đạt tối đa ở các nồng độ 0,044 và 0,067
7
mg/L sau 20 phút rồi giảm còn 0,018 và 0,03 mg/L sau 60 phút. Tuy
nhiên nồng độ của Mg, Fe khá nhỏ. Đối với xúc tác M-Dolomit, nồng
độ các kim loại Ca, K, Mg đạt tối đa sau 10 phút phản ứng ở các giá trị
0,35; 1,19 và 26,4 mg/L nhưng giảm xuống còn 0,18; 0,7; 21,4 mg/L
sau 60 phút. Trong số 3 kim loại trong thành phần xúc tác M-Dolomit
thì kim loại K bị thôi vào dung dịch nhiều nhất với nồng độ lên tới 21,4
mg/L.
Các kim loại Fe, Mg với nồng độ tối đa bị thôi vào dung dịch
trong thành phần vật liệu FeMgO/CNT không thể hiện hoạt tính xúc tác
phân hủy phenol bằng quá trình catazon đồng thể. Nhưng ngược lại, hỗn
hợp các kim loại Ca, K, Mg trong thành phần vật liệu M-Dolomit với
nồng độ tương ứng 0,35; 1,19 và 26,4 mg/L lại thể hiện hoạt tính xúc
tác. Sau 60 phút phản ứng, hiệu quả phân hủy phenol đạt 64,8%, tăng
thêm 8,8% so với hiệu quả đạt được khi xử lý bằng hệ O3.
3.2.4. Đánh giá khả năng hấp phụ phenol trên bề mặt vật liệu
Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ phenol trên bề mặt vật liệu
FeMgO/CNT và M-Dolomit trong 60 phút cho thấy phenol gần như
không bị hấp phụ trên bề mặt các vật liệu. Điều đó chứng tỏ rằng quá
trình hấp phụ không đóng góp đến hiệu quả phân hủy phenol đối với hệ
O3/FeMgO/CNT và O3/M-Dolomit.
3.3. Nghiên cứu xử lý phenol trong nƣớc bằng các quá trình ozon và
catazon dị thể
3.3.1. Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý phenol
Hiệu quả loại bỏ phenol và hằng số tốc độ phân hủy phenol
biểu kiến (k) khi có và không có xúc tác đều có xu hƣớng tăng khi
tăng pH dung dịch. Khi không có xúc tác, k tăng 2,8 lần khi pH dung
dịch tăng từ 3 đến 11. Hằng số tốc độ phân hủy phenol biểu kiến khi có
xúc tác (kcata) tăng dần từ 0,0122 - 0,0312 (1/phút) đối với hệ O3/M-
Dolomit khi tăng pH từ 3 - 11 nhưng tăng lên từ 0,022 - 0,0392 (1/phút)
với với hệ O3/FeMgO/CNT. Sự có mặt của xúc tác FeMgO/CNT đã đẩy
nhanh tốc độ phân hủy phenol với kcata tăng 1,4 - 2,5 lần so với k đạt khi
8
không có xúc tác khi tăng pH từ 3 - 11 nhưng chỉ tăng 1,1 - 1,4 lần khi
có xúc tác M -Dolomit (Hình 3.8). Xu hướng tăng dần k khi tăng pH của
luận án cũng khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Yousef Dadban
Shahamat và cộng sự (2014) [9]. Nghiên cứu của Yousef Dadban
Shahamat cho thấy k giảm khi tăng pH dung dịch phenol từ 4 đến 6 rồi
tiếp tục tăng khi tăng pH từ 6 -10 khi xử lý phenol bằng hệ O3.
Hình 3.7: Ảnh hưởng của pH đến
khả năng phân hủy phenol khi có và
không có xúc tác
Hình 3.8: Ảnh hưởng của pH đến hằng số
tốc độ phân hủy phenol biểu kiến khi có và
không có xúc tác
Hiệu quả loại bỏ COD bằng hệ O3 đạt thấp 13,4 - 29,3% tương
ứng với pH từ 3 - 11 nhưng tăng lên 21,2 - 33,2% với hệ O3/M-Dolomit
và 34,3 - 43,2% với hệ O3/FeMgO/CNT. Tương tự như COD, hiệu quả
khoáng hóa TOC đạt 11,1 - 22% với hệ O3/M-Dolomit, cao hơn 6,1 -
18,5% so với hiệu quả đạt bằng hệ O3. Hệ O3/FeMgO/CNT cho hiệu quả
khoáng hóa cao nhất, đạt 21 - 29,2% khi tăng pH từ 3 – 11. pH =7 được
lựa chọn là pH dung dịch phenol cho các nghiên cứu tiếp theo của luận
án về xử lý phenol trong nước bằng các quá trình ozon và catazon dị thể.
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất xúc tác đến hiệu quả xử lý phenol
Hình 3.12 cho thấy hiệu quả phân hủy phenol sau 60 phút bằng
hệ O3/FeMgO/CNT với các với nồng độ xúc tác: 0; 0,5; 1; 2; 3; 3,5 g/L
đạt tương ứng 56; 72,1; 78,1; 79,2; 86,3; 87,3%.
9
Hình 3.12: Ảnh hưởng của lượng xúc tác
đến hiệu quả phân hủy phenol
Hình 3.13: Ảnh hưởng của lượng xúc tác đến
các hằng số tốc độ phân hủy phenol biểu kiến
Nguyên nhân làm tăng hiệu quả phân hủy phenol khi tăng nồng
độ xúc tác FeMgO/CNT là do: 1) Diện tích bề mặt xúc tác tăng khi tăng
xúc tác, tăng lượng O3 phân tử bị hấp phụ trên bề mặt. Lượng gốc tự do
OH sinh ra do phản ứng tự phân hủy của O3 tăng [110, 112]. 2) Lượng
vật liệu CNT tham gia phản ứng nhiều hơn dẫn đến tăng lượng ion
hydroxyl (OH
-
) sinh ra phản ứng khử (e) của O3 trên bề mặt CNT, tăng
pH dung dịch. pH tăng làm tăng khả năng tự phân hủy của O3 để sinh ra
nhiều hơn gốc •OH. 3). Số lượng các ion sắt Fe2+, Fe3+ và oxít MgO có
trong thành phần FeMgO/CNT cũng tăng khi tăng lượng xúc tác. Chuỗi
các phản ứng sinh ra gốc •OH do phản ứng của O3 với các thành phần
hoạt tính của xúc tác xảy ra nhiều hơn. Lượng gốc •OH trong dung dịch
tăng, tăng hiệu quả phân hủy phenol. Hiệu quả phân hủy phenol đạt 56;
59,4; 63,7; 70,1; 80,3; 81% ở hệ O3/M-Dolomit tương ứng với nồng độ
xúc tác 0; 1; 2; 3; 4; 5 g/L.
Hằng số tốc độ phân hủy phenol tăng 1,8 và 2,2 lần tương ứng
với các quá trình xử lý phenol với hệ O3/M-Dolomit (4 g/L) và hệ
O3/FeMgO/CNT (3,5 g/L) so với tốc độ phân hủy phenol đạt được bằng
hệ ozon (Hình 3.13).
Hiệu quả loại bỏ COD sau 60 phút tăng từ 18 - 41,5% tương
ứng với tăng nồng độ xúc tác từ 0 - 3,5 g/L đối với hệ O3/FeMgO/CNT
nhưng chỉ tăng từ 18 - 35% với hệ O3/M-Dolomit khi tăng nồng độ xúc
tác từ 0 - 5 g/L. Tương tự như COD, hiệu quả khoáng hóa TOC tăng từ
11 - 26,8% và 11 - 23,5% tương ứng với các hệ O3/FeMgO/CNT và
10
O3/M-Dolomit. Giá trị COD, TOC ở nồng độ 3,5 g/L FeMgO/CNT
tương ứng giảm từ 0,96 g/L và 0,3 g/L trước xử lý giảm còn 0,66 g/L và
0,24 g/L sau 60 phút sau xử lý. Nồng độ 3,5 g/L xúc tác FeMgO/CNT
và 4 g/L M-Dolomit được lựa chọn là nồng độ tối ưu cho các nghiên
cứu tiếp theo trong luận án xử lý phenol bằng quá trình catazon dị thể.
3.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu quả xử lý phenol
Kết quả khảo sát tốc độ khuấy cho thấy hiệu quả loại bỏ phenol,
COD, TOC và các hằng số tốc độ phân hủy phenol có xu hướng tăng khi
tăng tốc độ khuấy. Hiệu quả phân hủy phenol tăng từ 42,3% đến 56,3%
khi tăng tốc độ khuấy từ 150 - 300 vòng/phút khi xử lý phenol bằng hệ
O3. Hiệu quả tăng không đáng kể khi tăng tốc độ khuấy từ 200 đến 300
vòng/phút. Nhưng khi có xúc tác, hiệu quả phân hủy phenol tăng từ 60-
80,3% với hệ O3/M-Dolomit và 64,2- 86,3% với hệ O3/FeMgO/CNT khi