Kết cấu dàn là kết cấu có rất nhiều ưu điểm như: tiết kiệm vật
liệu, vượt khẩu độ lớn, nhẹ, kinh tế và đặc biệt về phương diện kiến
trúc có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau. Vì vậy, kết cấu dàn
ngày càng được sử dụng rỗng rãi trong các công trình xây dựng.
Hiện nay khi tính toán thiết kế kết cấu dàn thường tính toán
trên sơ đồ không biến dạng. Do kết cấu dàn ngày càng mỏng vượt
khẩu độ lớn và vật liệu có độ bền cao, vì thế việc phân tích trên sơ đồ
không biến dạng là chưa sát với sự làm việc thực tế của kết cấu. Với
lý do trên, luận án nghiên cứu với đề tài: “Phân tích kết cấu dàn
chịu tải trọng tĩnh theo sơ đồ biến dạng”
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích kết cấu dàn chịu tải trọng tĩnh theo sơ đồ biến dạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
PHẠM VĂN ĐẠT
PHÂN TÍCH KẾT CẤU DÀN CHỊU TẢI TRỌNG
TĨNH THEO SƠ ĐỒ BIẾN DẠNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt
Mã số: 62 58 02 06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI – NĂM 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH. Hà Huy Cương
2. PGS. TS. Nguyễn Phương Thành
Phản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Tiến Khiêm
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Lệ
Phản biện 3: GS. TSKH. Nguyễn Đăng Bích
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
vào hồigiờngày.thángnăm 2015.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Thư viện Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
Kết cấu dàn là kết cấu có rất nhiều ưu điểm như: tiết kiệm vật
liệu, vượt khẩu độ lớn, nhẹ, kinh tế và đặc biệt về phương diện kiến
trúc có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau. Vì vậy, kết cấu dàn
ngày càng được sử dụng rỗng rãi trong các công trình xây dựng.
Hiện nay khi tính toán thiết kế kết cấu dàn thường tính toán
trên sơ đồ không biến dạng. Do kết cấu dàn ngày càng mỏng vượt
khẩu độ lớn và vật liệu có độ bền cao, vì thế việc phân tích trên sơ đồ
không biến dạng là chưa sát với sự làm việc thực tế của kết cấu. Với
lý do trên, luận án nghiên cứu với đề tài: “Phân tích kết cấu dàn
chịu tải trọng tĩnh theo sơ đồ biến dạng”
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tính toán chuyển vị, nội lực và ổn
định của kết cấu dàn xét đến tính phi tuyến hình học do kể đến sự
thay đổi hình dạng của kết cấu.
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích sự làm việc phi tuyến hình học của
kết cấu dàn vòm phẳng, dàn cầu không gian một lớp và dàn vòm
không gian một lớp.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp nguyên lý cực trị
Gauss do GS.TSKH. Hà Huy Cương đề xuất và kết hợp với các
phương pháp quy hoạch toán học.
Phạm vi nghiên cứu: Giới thiệu phương pháp mới để tính toán nội
lực, chuyển vị và ổn định cục bộ của kết cấu dàn vòm có xét đến tính
phi tuyến hình học và vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi chịu
tác dụng của tải trọng tĩnh tại các nút dàn.
Ý nghĩa khoa học của luận án: Xét được tính phi tuyến hình học
của kết cấu dàn khi phân tích tĩnh và ổn định là vấn đề rất khoa học
và có ý nghĩa thực tiễn.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN KẾT CẤU DÀN
1.1 Đặc điểm và ứng dụng của kết cấu dàn
Kết cấu dàn khi lực các thanh dàn chủ yếu làm việc chịu kéo hoặc
nén, nên kết cấu dàn tiết kiệm vật liệu và về phương diện kiến trúc
có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau. Vì vậy kết cấu dàn được
sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.
Kết cấu dàn có tác dụng giảm chấn cho các kết cấu công trình
chịu động đất [28].
Ngoài ra, do cách tính đơn giản của kết cấu dàn nên có thể dùng
sơ đồ dàn ảo để mô tả tính toán trong kết cấu dầm và bản bê tông
(trạng thái có vết nứt) [20].
1.2 Những phương hướng nghiên cứu tính toán kết cấu dàn hiện
nay
Những phương hướng chính nghiên cứu kết cấu dàn hiện nay:
phương pháp phân tích kết cấu dàn không gian, phân tích phi tuyến
kết cấu dàn, tối ưu hóa kết cấu dàn và ổn định kết cấu dàn.
Tình hình nghiên cứu phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn và
phân tích ổn định kết cấu dàn trên thế giới.
Phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn
Khi áp dụng phân tích phi tuyến kết cấu dàn, các nghiên cứu
thường sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với giả thiết bỏ qua
biến dạng bậc hai [23], [27], [37], [46]. Các nghiên cứu này thường
là các nghiên cứu xác định đường cân bằng tại các nút dàn.
Ổn định kết cấu dàn
Các nghiên cứu ổn định kết cấu dàn đến nay chủ yếu là các
nghiên cứu phân tích ổn định tổng thể kết cấu dàn có xét đến tính phi
3
tuyến hình học. Ngoài ra, trong tài liệu của Volmir và Timoshenko
trình bày những nghiên cứu đầy đủ về phân tích ổn định cục bộ tuyến
tính kết cấu hệ thanh trong và ngoài giới hạn đàn hồi.
1.3 Tình hình nghiên cứu kết cấu dàn trong nước
Hiện nay, các nghiên cứu về kết cấu dàn tại Việt Nam còn chưa
nhiều, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về phân tích nội lực, chuyển
vị và ổn định cục bộ cho bài toán kết cấu dàn có kể đến sự thay đổi
hình dạng của kết cấu.
1.4 Một số vấn đề còn tồn tại và lý do lựa chọn đề tài
Các phân tích phi tuyến kết cấu dàn hiện nay thường là các
nghiên cứu xác định đường cân bằng tại các nút dàn trong bài toán
phân tích ổn định tổng thể kết cấu dàn, hoặc các nghiên cứu về phân
tích ổn định cục bộ tuyến tính kết cấu dàn.
Nhằm cung cấp thêm một phương pháp giải mới cho bài toán
phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn, cũng như có một phương
pháp giải đơn giản khi phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn, tác
giả lựa chọn đề tài: “Phân tích kết cấu dàn chịu tải trọng tĩnh theo
sơ đồ biến dạng”.
1.5 Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Các vấn đề cụ thể giải quyết của luận án như sau:
1. Dựa trên phương pháp tính nguyên lý cực trị Gauss xây dựng
được hai trường hợp giải của bài toán dàn là:
- Cách chọn ẩn số là các thành phần chuyển vị của các nút.
- Cách chọn ẩn số là nội lực trong các thanh dàn.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá trị tải trọng tác dụng lên dàn và
thông số vật liệu đến sự chênh lệch nội lực, chuyển vị giữa phân tích
tuyến tính và phân tích phi tuyến.
4
3. Khảo sát phân tích phi tuyến hình học cho kết cấu dàn vòm
phẳng trong một số trường hợp. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng
của độ thoải của các dàn vòm đến độ chênh lệch nội lực trong các
thanh dàn, độ chênh lệch các thành phần chuyển vị của các nút dàn
giữa phân tích phi tuyến hình học và phân tích tuyến tính.
4. Khảo sát phân tích phi tuyến hình học cho bài toán kết cấu dàn
cầu không gian một lớp, kết cấu dàn vòm không gian một lớp. Đồng
thời nghiên cứu ảnh hưởng của của độ thoải của các dàn cầu, dàn
vòm không gian một lớp này đến độ chênh lệch nội lực của các thanh,
độ chênh lệch các thành phần chuyển vị của các nút giữa phân tích
tuyến tính và phân tích phi tuyến hình học.
5. Nghiên cứu tính toán lực tới hạn của thanh chịu nén dọc trục
dựa trên phương pháp chuyển vị cưỡng bức. Đồng thời xây dựng lên
phương pháp xác định tải trọng tới hạn cho bài toán ổn định cục bộ
kết cấu dàn có kể đến tính phi tuyến hình học.
6. Khảo sát tải trọng tới hạn tác dụng lên một số kết cấu dàn vòm
phẳng và nghiên cứu ảnh hưởng của độ thoải của dàn vòm phẳng,
tính siêu tĩnh của kết cấu dàn vòm phẳng đến giá trị tải trọng tới hạn
tác dụng lên kết cấu.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH PHI TUYẾN HÌNH HỌC
KẾT CẤU DÀN
2.1 Phương pháp phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn dựa
trên phương pháp nguyên lý cực trị Gauss
Khi hệ so sánh không liên kết, kết cấu dàn bao gồm n thanh và có
r nút dàn chịu tải trọng tập trung thì lúc đó lượng ràng buộc của kết
cấu được viết như sau:
5
2 (0)n r r r
(i) (i) (i)k k
x i y i z i
k 1 i 1 i 1 i 1k k
N l
Z 2P .u 2P .v 2P .w min
E A
= = = =
= − − − →∑ ∑ ∑ ∑ (2.12a)
hoặc:
2n r r r
(i) (i) (i)k k k
x i y i z i(0)
k 1 i 1 i 1 i 1k
E A ( l )Z 2P .u 2P .v 2P .w min
l
= = = =
∆
= − − − →∑ ∑ ∑ ∑ (2.12b)
Khi giải bài toán kết cấu dàn theo (2.12), có thể giải theo hai cách là:
- Cách thứ nhất: chọn các ẩn số chính là các thành phần chuyển
vị tại các nút dàn.
- Cách thứ hai: chọn các ẩn số chính là nội lực trong các thanh dàn.
2.1.1 Phân tích tuyến tính kết cấu dàn theo cách thứ nhất
y
x
i(x ,y )
j(x ,y )
i i
j j
o
vi
ui
vj
uj
α
Hình 2.3 Sơ đồ chuyển vị của
nút thanh trong hệ phẳng
y
x
i(x ,y,z )
j(x ,y ,z )
i i
j j
o
vi
u i
u j
vj
z
wi
wi
j
i
Hình 2.4 Sơ đồ chuyển vị của
nút thanh trong hệ không gian
2.1.1.1 Kết cấu dàn phẳng
Dựa theo (2.12b) và (hình 2.3) thiết lập được hệ phương trình. Giải
hệ phương trình này sẽ xác định được chuyển vị u, v tại các nút dàn.
Biết được chuyển vị sẽ xác định được nội lực trong các thanh dàn.
2.1.1.2 Kết cấu dàn không gian
Dựa theo (2.12b) và (hình 2.4) thiết lập được hệ phương trình. Giải
hệ phương trình này xác định được chuyển vị u, v, w tại các nút dàn.
2.1.2 Phân tích tuyến tính kết cấu dàn theo cách thứ hai
Lượng ràng buộc của của bài toán được viết theo (2.12a), ngoài ra
cần bổ sung các phương trình điều kiện liên tục về chuyển vị tại các
6
nút dàn. Từ điều kiện cực trị phiếm hàm mở rộng sẽ xác định được
các thành phần chuyển vị tại nút và nội lực trong các thanh dàn.
2.1.3 Phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn theo cách thứ nhất
y
x
i(x ,y )
j(x ,y )
i'(x ,y )
j'(x ,y )
i i
j j
i' i'
j' j'
o
vi
u i
uj
vj
Hình 2.5 Sơ đồ chuyển vị của
nút thanh trong hệ phẳng
y
x
i(x ,y,z )
j(x ,y ,z )
i'(x ,y ,z )
j'(x ,y ,z )
i i
j j
i' i'
j' j'
o
vi
ui
uj
v j
z
wi
wi
j
i
i'
j'
Hình 2.6 Sơ đồ chuyển vị của
nút thanh trong hệ không gian
2.1.3.1. Kết cấu dàn phẳng
Dựa theo (2.12b) và (hình 2.5) thiết lập được hệ phương trình.
Giải hệ phương trình này sẽ xác định được chuyển vị u, v tại các nút
dàn.
2.1.3.2. Kết cấu dàn không gian
Dựa theo (2.12b) và (hình 2.6) thiết lập được hệ phương trình.
Giải hệ phương trình này xác định được chuyển vị u, v, w tại các nút
dàn.
2.1.4 Phân tích tính toán phi tuyến hình học kết cấu dàn theo
cách thứ hai
Bài toán phân tích phi tuyến hình học cũng được giải như bài toán
phân tích tuyến tính, nhưng biến dạng dài tuyệt đối của các thanh dàn
được tính theo sơ đồ của bài toán phi tuyến hình học.
2.2 Phương pháp xác định các thành phần chuyển vị tại nút dàn
và nội lực trong các thanh dàn đối với bài toán dàn phi tuyến
hình học
7
Phương pháp xác định
chuyển vị và nội lực của bài
toán phi tuyến hình học được
tóm tắt như hình 2.7.
2.3 Một số kết quả nghiên
cứu khảo sát bài toán kết
cấu dàn
2.3.1 Ví dụ tính toán dàn
theo cách thứ nhất
Trong mục này luận án đã
đưa ra ví dụ phân tích kết cấu
dàn dựa trên phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss theo
cách thứ nhất để xác định
chuyển vị và nội lực trong
B¾t ®Çu
NhËp: th«ng sè h×nh häc,
vËt liÖu cña kÕt cÊu vµ t¶i träng
ThiÕt lËp c«ng thøc
tÝnh l ; l
ThiÕt lËp phiÕm hµm
Z(u,v, ,N)
ThiÕt lËp hµm Myfun
chuyÓn c¸c biÕn u, v,
, N sang biÕn x
Gi¶i hÖ ph−¬ng tr×nh
phi tuyÕn b»ng hµm
[x,fval,exitflag]=fsolve(@myfun,x ,options)0
flag =0
Thay ®æi maxfunevals
-
+
XuÊt kÕt qu¶
KÕt thóc
λ
λ
Hình 2.7 Sơ đồ khối chương trình.
dàn. Kết quả phân tích cho độ tin cậy.
2.3.2 Tính toán dàn theo cách thứ hai
Trong mục này luận án đã đưa ra ví dụ phân tích kết cấu dàn dựa
trên phương pháp nguyên lý cực trị Gauss theo cách thứ hai để xác
định chuyển vị và nội lực trong dàn. Kết quả phân tích cho độ tin cậy.
2.3.3 Ảnh hưởng của thông số vật liệu đến độ chênh lệch kết quả
phân tích nội lực trong các thanh dàn giữa phân tích tuyến tính
và phân tích phi tuyến hình học
Luận án đã phân tích phi tuyến hình học cùng một kết cấu dàn với
các giá trị mô đun đàn hồi khác nhau, kết quả này được so sánh với
kết quả phân tích tuyến tính cho thấy: Khi mô đun đàn hồi càng lớn
thì phần trăm chênh lệch giữa hai kết quả phân tích càng tăng.
8
2.3.4 Ảnh hưởng giá trị tải trọng tác dụng đến độ chênh lệch kết
quả nội lực trong các thanh dàn giữa phân tích tuyến tính và
phân tích phi tuyến hình học
Trong mục này luận án đã đưa ra hai ví dụ dàn tĩnh định (hình
2.13); dàn siêu tĩnh(hình 2.19), kết quả phân tích cho thấy: khi tải
trọng càng lớn thì chênh lệch nội lực, chuyển vị giữa phân tích tuyến
tính và phân tích phi tuyến hình học càng lớn. Trong nhiều trường
hợp có sự thay đổi cả dấu nội lực và chiều chuyển vị.
2.4 Kết luận chương
Các nghiên cứu đã trình bày từ mục 2.1 đến 2.3 trong chương 2
của luận án, tác giả đưa ra các kết luận sau đây:
1. Dựa trên phương pháp nguyên lý cực trị Gauss đã xây dựng
được lời giải cho bài toán phân tích tuyến tính và phân tích phi tuyến
hình học kết cấu dàn theo hai cách khác nhau: Cách giải thứ nhất
chọn các ẩn số chính là các thành phần chuyển vị tại các nút dàn;
Cách giải thứ hai chọn các ẩn số chính là nội lực trong các thanh dàn.
2. Khi viết phương trình cân bằng cho các nút dàn, chỉ cần viết
phương trình cân bằng cho các nút có bậc tự do. Mở rộng ra, trong
cơ học môi trường liên tục chỉ cần viết phương trình cân bằng cho
các điểm trong của vật thể, không cần viết phương trình cho các
điểm biên.
3. Bằng những suy luận logic cũng như các ví dụ tính toán tuy
còn ít, có thể đi đến nhận xét: Nếu mô đun đàn hồi vật liệu của kết
cấu nhỏ hoặc giá trị tải trọng tác dụng lớn thì kết quả giữa phân tích
tuyến tính và phân tích phi tuyến hình học chênh lệch nhiều và
ngược lại.
9
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH PHI TUYẾN HÌNH HỌC KẾT CẤU
DÀN VÒM PHẲNG
3.1 Phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn vòm phẳng tĩnh định
3.1.1 Tính toán dàn vòm phẳng tĩnh định
Xét dàn vòm chịu lực như hình 3.1. Dựa theo phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss luận án đã xác định được chuyển vị, nội lực
trong dàn theo phân tích phi tuyến hình học. Kết quả cho độ tin cậy.
1
2
3
4
5 6 7 8 9
10
11
12 13
14
15
16
17
1819202122
23
24
25
26
1
2
3
4 5
6 7 8 9 10
11
12
13
14
15
1617
18192021
22
23
24
25
26
27
28
29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
44
39 45
40 46 41 47 42
48
43
49
P/2
P
P
P
P P P P P
P
P
P
P/2
x
y
O
Hình 3.1 Dàn vòm tĩnh định chịu tải trọng thẳng đứng tại các nút dàn
3.1.2 Ảnh hưởng độ thoải của dàn vòm phẳng tĩnh định đến phần
trăm chênh lệch chuyển vị, nội lực giữa phân tích phi tuyến hình
học và phân tích tuyến tính
Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ thoải, luận án đã phân tích dàn
vòm giống với ví dụ trong mục 3.1.1 nhưng với các độ thoải khác nhau.
3.2 Phân tích tính toán phi tuyến hình học dàn vòm phẳng tĩnh
định trong, siêu tĩnh ngoài
3.2.1 Tính toán dàn vòm phẳng tĩnh định trong, siêu tĩnh ngoài
Xét dàn vòm chịu lực như hình 3.6. Dựa theo phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss luận án đã xác định được chuyển vị, nội lực
trong dàn theo phân tích phi tuyến hình học. Kết quả cho độ tin cậy.
1
2
3
4
5 6 7 8 9
10
11
12 13
14
15
16
17
1819202122
23
24
25
26
1
2
3
4 5
6 7 8 9 10
11
12
13
14
15
1617
18192021
22
23
24
25
26
27
28
29 30 31 32 33
34
35
36
37
38
44
39 45
40 46 41 47 42
48
43
49
P/2
P
P
P
P P P P P
P
P
P
P/2
x
y
O
Hình 3.6 Vòm dàn phẳng tĩnh định trong, siêu tĩnh ngoài
10
3.2.2 Ảnh hưởng độ thoải của dàn vòm phẳng tĩnh định trong,
siêu tĩnh ngoài đến phần trăm chênh lệch chuyển vị, nội lực giữa
phân tích phi tuyến hình học và phân tích tuyến tính
Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ thoải, luận án đã phân tích dàn
vòm giống với ví dụ trong mục 3.2.1 nhưng với các độ thoải khác nhau.
3.3 Phân tích, tính toán phi tuyến hình học dàn vòm phẳng siêu
tĩnh trong, tĩnh định ngoài
3.3.1 Tính toán dàn vòm phẳng siêu tĩnh trong, tĩnh định ngoài
Xét dàn vòm chịu lực như hình 3.10. Dựa theo phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss luận án đã xác định được chuyển vị, nội lực
trong dàn theo phân tích phi tuyến hình học. Kết quả cho độ tin cậy.
1
2
3
4
5 6 7 8 9
10
11
12 13
14
15
16
17
1819202122
23
24
25
26
1
2
4
5 6 7 8 9
10
11
12
13
14
15
1617
18192021
22
23
24
25
26
27
28
29 30
31 32 33
34
35
36
3738
44 39
45 40
46
41 47
42 48
43
49
P/2
P
P
P
P P P P P
P
P
P
P/2
x
y
50
56
51
57 52
58
53 59
54 60
55
61
3
O
Hình 3.10 Vòm dàn phẳng siêu tĩnh trong, tĩnh định ngoài
3.3.2 Ảnh hưởng độ thoải của dàn vòm phẳng siêu tĩnh trong,
tĩnh định ngoài đến phần trăm chênh lệch chuyển vị, nội lực giữa
phân tích phi tuyến hình học và phân tích tuyến tính
Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ thoải, luận án đã phân tích dàn
vòm giống với ví dụ trong mục 3.3.1 nhưng với các độ thoải khác nhau.
3.4 Phân tích, tính toán phi tuyến hình học dàn vòm phẳng siêu
tĩnh trong và siêu tĩnh ngoài
3.4.1 Tính toán dàn vòm phẳng siêu tĩnh trong và siêu tĩnh
ngoài
Xét dàn vòm chịu lực như hình 3.14. Dựa theo phương pháp
nguyên lý cực trị Gauss luận án đã xác định được chuyển vị, nội lực
trong dàn theo phân tích phi tuyến hình học. Kết quả cho độ tin cậy.
11
1
2
3
4
5 6 7 8 9
10
11
12 13
14
15
16
17
1819202122
23
24
25
26
1
2
4
5 6 7 8 9 10
11
12
13
14
15
1617
18192021
22
23
24
25
26
27
28
29 30
31 32 33
34
35
36
3738
44 39
45 40
46
41 47
42 48
43
49
P/2
P
P
P
P P P P P
P
P
P
P/2
x
y
50
56
51
57 52
58
53 59
54 60
55
61
3
O
Hình 3.14 Vòm dàn siêu tĩnh trong và siêu tĩnh ngoài
3.4.2 Ảnh hưởng độ thoải của dàn vòm phẳng siêu tĩnh trong và
siêu tĩnh ngoài đến phần trăm chênh lệch chuyển vị, nội lực giữa
phân tích phi tuyến hình học và phân tích tuyến tính
Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ thoải, luận án đã phân tích dàn
vòm giống với ví dụ trong mục 3.4.1 nhưng với các độ thoải khác nhau.
3.5 Kết luận chương
Qua các kết quả nghiên cứu trong chương, tác giả đưa ra các kết
luận sau:
1. Dựa trên phương pháp cực trị Gauss đã phân tích phi tuyến
hình học kết cấu dàn vòm phẳng và cho kết quả tin cậy.
2. Xây dựng thành công được các mô đun chương trình PTA1,
PTA2, PTA3 và PTA4 để phân tích phi tuyến hình học một số kết
cấu dàn vòm phẳng.
3. Độ thoải của dàn vòm lớn thì phần trăm chênh lệch của chuyển
vị theo phương x giữa phân tích tuyến tính và phân tích phi tuyến
hình học thường nhỏ hơn so phương y và ngược lại.
4. Đối với dàn siêu tĩnh ngoài thì phần trăm chênh lệch nội lực
thanh xiên là lớn nhất còn phần trăm chênh lệch nội lực thanh cánh
trên và thanh cánh dưới là nhỏ nhất. Đối với dàn tĩnh định thì phần
trăm chênh lệch nội lực thanh đứng là lớn nhất còn phần trăm chênh
lệch nội lực của các thanh xiên là nhỏ nhất. Đối với dàn tĩnh định
12
ngoài, siêu tĩnh trong thì phần trăm chênh lệch nội lực thanh cánh
trên và thanh cánh dưới là lớn nhất còn thanh xiên là nhỏ nhất.
5. Phần trăm chênh lệch giữa phân tích tuyến tính và phân tích phi
tuyến hình học đối với dàn siêu tĩnh ngoài thường lớn hơn nhiều đối
với dàn tĩnh định ngoài.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH PHI TUYẾN HÌNH HỌC KẾT CẤU
DÀN KHÔNG GIAN
4.1 Phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn cầu không gian một lớp
4.1.1 Tính toán phi tuyến hình học dàn Kiewitt 8
Dàn Kiewitt 8 với l=40m, k=1/8 và 4 2E 2.10 (kN / cm )= . Tiết
diện thanh sườn và thanh vành là 121x3,5φ (mm); tiết diện thanh
xiên là 114x3φ (mm). Chịu lực 4P / 3 tác dụng thẳng đứng tại nút
đỉnh dàn và chịu lực P tại các nút còn lại, với giá trị lực P=40(kN).
Dựa theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss luận án đã xác
định được chuyển vị, nội lực trong dàn theo phân tích phi tuyến hình
học. Hình dạng kết cấu dàn trước và sau khi biến dạng (hình 4.7).
-1000
0
1000
2000 -2000
-1000
0
1000
3600
3800
4000
Hình 4.7 Hình dạng kết cấu dàn trước và sau biến dạng khi k=1/8
4.1.2 So sánh kết quả tính toán chuyển vị, nội lực giữa phân tích
tuyến tính và phân tích phi tuyến hình học.
Kết quả giữa phân tích tuyến tính và phân tích phi tuyến hình học
không có sự thay đổi dấu, nhưng chênh lệch nhiều.
Tr−íc biÕn d¹ng
Sau biÕn d¹ng
(cm)
(cm)
13
4.1.3 Ảnh hưởng độ thoải của dàn cầu không gian K8 đến phần
trăm chênh lệch chuyển vị, nội lực giữa phân tích tuyến tính và
phân tích phi tuyến hình học
Kết quả phân tích cho thấy: Khi độ thoải càng nhỏ thì phần trăm
chênh lệch nội lực, chuyển vị giữa phân tích tuyến tính và phân tích
phi tuyến hình học càng lớn và ngược lại.
4.2 Phân tích phi tuyến hình học kết cấu dàn vòm không gian một lớp
4.2.1 Tính toán dàn vòm không gian một lớp loại 1
Xét dàn vòm không gian một lớp loại 1 với B=15m, k=1/3,
l 27m= và 4 2E 2.10 (kN / cm )= . Tiết diện thanh xiên là
133x4mmφ , thanh dọc là 89x4mmφ và chịu tác dụng lực
P 20(KN)= tại các nút dàn.
Dựa theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss luận án xác định