Tóm tắt Luận án Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là BIDV) là định chế tài chính chủ yếu cung cấp vốn và các dịch vụ tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội. BIDV đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về DVNH cho các DN và dân cư. Tuy nhiên, DV của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế: tính đa dạng kém, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, rủi ro cao.

doc27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG Mà SỐ: 62340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG 2. TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG Phản biện 1: ......................................................................... Phản biện 2: .......................................................................... Phản biện 3: .......................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện Họp tại: Học viện Ngân hàng Vào hồi .... giờ ....., ngày ...... tháng ...... năm 201.... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân Hàng - Thư viện Quốc gia Việt Nam CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hồng Yến (2010), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Một số giải pháp ứng phó của ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2, tập 65, tháng 8 năm 2010, tr. 26 - 32. Nguyễn Thị Hồng Yến (2011), “Vận dụng mô hình SWOT xây dựng chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong điều kiện nền kinh tế hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh, số 1, năm 2011, tr. 39 - 41. Nguyễn Thị Hồng Yến (2011), “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3, tập 79, năm 2011, tr. 59 - 66. Nguyễn Thị Hồng Yến (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3, năm 2012, tr. 77 - 85. Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2012, tầm nhìn đến năm 2015”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 12/1, tập 112, năm 2013, tr. 185 - 196. Nguyễn Thị Hồng Yến (2014), “Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 11, tập 125, năm 2014, tr. 31 - 38. Nguyễn Thị Hồng Yến (2015), ”Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, lộ trình Basel II”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 1+2/2015, tr 35 - 37. Nguyễn Thị Hồng Yến (2015), ”Đánh giá tình hình thu phí dịch vụ tại BIDV”, Kinh tế và dự báo, số chuyên đề, 2/2015, tr 40 - 42. Nguyễn Thị Hồng Yến (2015), ”Hoàn thiện cơ chế huy động và cho vay vốn tại BIDV”, Kinh tế và dự báo, số 5, 3/2015, tr 21 - 23. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là BIDV) là định chế tài chính chủ yếu cung cấp vốn và các dịch vụ tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội. BIDV đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về DVNH cho các DN và dân cư. Tuy nhiên, DV của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế: tính đa dạng kém, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, rủi ro cao. Bởi vậy, việc phát triển DV là một tất yếu của các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng, vấn đề đặt ra là phát triển và nâng cao chất lượng DVNH để không đồng nhất với việc dàn trải nguồn lực. Với lý do như vậy, nghiên cứu phát triển DVNH tại BIDV là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết với BIDV cho BIDV nói riêng và với hệ thống TCTD và khách hàng sử dụng DVNH nói chung. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam" để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, bao gồm: (1) Tác giả Ngô Thị Liên Hương với đề tài ”Đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” [19] (2010 - đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) đã nghiên cứu luận cứ về đa dạng hóa DV của NHTM. Đóng góp mới của luận án về mặt lý luận vận dụng Ma trận Ansoff trong việc nghiên cứu các khả năng đa dạng hóa DV tại NHTM, chỉ ra ba phương thức thực hiện đa dạng hóa DV tại NHTMVN, bao gồm: phát triển DV hiện có vào thị trường mới, phát triển DV mới vào thị trường hiện tại và phát triển DV mới vào thị trường mới. Đề xuất một hệ thống mới các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thực hiện đa dạng hóa DV tại các NHTMVN. (2) Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Thạch “Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”(2010) [32]. Tác giả đã phân tích thực trạng và đánh giá vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và đề xuất những giải pháp hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, tiếp tục nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường của NHNN, đa dạng hóa các loại hình DVNH, áp dụng đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về an toàn DVNH, nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường tiền tệ. (3) Tác giả Đào Lê Kiều Oanh với đề tài ”Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” (2012 - đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) [28] Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa DVNH. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa DVNH của NHTM Việt Nam là: Môi trường pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực; quản lý rủi ro và quản trị điều hành. Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa DVNH của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức QTRR và quản trị điều hành NHTM. (4) Tác giả Phạm Anh Thủy với đề tài ”Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2013 - đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) [36] nghiên cứu sự phát triển DV phi tín dụng trên hai khía cạnh quy mô và chất lượng. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp phát triển DV phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng DV phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. (5) Tác giả Hà Văn Dương “Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (2013 - viện nghiên cứu quản lý trung ương) [9]. Luận án bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về dạng hóa hoạt động TD và quản lý Nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Vận dụng ma trận Ansoff vào việc chọn phương hướng và chọn loại đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý Nhà nước và xác định các nhân tố tác động đến kết quả quản lý Nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến từng hình thức cấp tín dụng phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. (6) Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Khánh Toàn với đề tài ‘’Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam’’ (2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) [39] nghiên cứu trọng tâm là các dịch vụ NHBL truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các DNNVV. Xác định rõ nội dung của phát triển DV NHBL và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL. 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (1) Luận án tiến sĩ của tác giả Andras Bethlendi “Studies on the Hungarian credit market, market trend, macroeconomic and financial stability consequences” (2009 - Budapest University of Technology and Economics) [45]. Tác giả tập trung nghiên cứu thị trường cho vay hộ gia đình và các DNVVN, bao gồm cho vay, tín dụng thuê mua, nghiên cứu thị trường cho vay thế chấp và hoạt động cho vay thế chấp bằng ngoại tệ. (2) Luận án tiến sĩ của tác giả Valeria Arina Balaceanu “Promoting banking services and products” (2011), Romanian cademy national institute of economic research “Costin C. Kiritescu” [55]. Luận án phân tích các yếu tố của các DVNH, sự phát triển của DVNH và thị trường DVNH, tình hình cung cấp các DVNH ở Ru-ma-ni, các tác động của toàn cầu hóa đến các DVNH, mục tiêu và vai trò của việc thúc đẩy các DVNH,Tác giả đã phân tích cho toàn bộ DVNH, đề xuất hình thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa DVNH. 3. Mục đích nghiên cứu - Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề có liên quan đến phát triển DVNH thương mại, trong đó tập trung vào nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đén phát triển DV NHTM. - Về thực tiễn: Luận án rút ra những nhận xét, đánh giá về phát triển DV tại BIDV trên cơ sở phân tích thực trạng; Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DV tại BIDV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là DV và phát triển DVNH thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu về “Dịch vụ và phát triển DVNH” có phạm vi rất rộng, bởi vì các DVNH thương mại rất đa dạng, phong phú và phát triển DV thể hiện sự thay đổi về lượng và chất của DV được đánh giá thông qua nội dung và hệ thống chỉ tiêu. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung vào các DV: DV huy động vốn, DV tín dụng, DV bảo lãnh, DV thanh toán, DV kinh doanh ngoại hối, DV thẻ. - Về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên tại BIDV giai đoạn 2010 - 2014 và định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được nội dung và mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê; Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin. Chi tiết phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin tại phụ lục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm “Dịch vụ” có thể hiểu là “Các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.” [43, tr167]. Dịch vụ ngân hàng: (i) Theo truyền thống (trước đây) là “các dịch vụ đã được thực hiện trong nhiều năm, trên nền công nghệ cũ, quen thuộc với khách hàng, thuộc giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của một sản phẩm dịch vụ” [24, tr 125]; (ii) Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) “một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)” [24, tr 142]. 1.1.2. Các loại dịch vụ ngân hàng Các loại DVNH bao gồm: DV nhận tiền gửi/huy động vốn; DV tín dụng; DV thanh toán; DV kinh doanh ngoại tệ; DV ngân hàng khác. 1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng Tổng kết lại, từ các quan niệm trên về phát triển DV, tác giả cho rằng: Phát triển DVNH là việc ngân hàng tạo ra sự biến đổi về mặt lượng và mặt chất của các DV. Theo đó về mặt lượng thể hiện là sự gia tăng quy mô số lượng các DV. Về mặt chất là việc gia tăng các tiện ích cung cấp phù hợp với khả năng của ngân hàng theo mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng cũng như của nền kinh tế. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định lượng đánh giá sự phát triển DVNH là sự gia tăng quy mô số lượng các sản phẩm dịch vụ. Các chỉ tiêu bao gồm: (1) Số lượng, chủng loại; (2) Quy mô, doanh số; (3) Đối tượng, số lượng khách hàng; (4) Thị phần; (5) Hệ thống chi nhánh, kênh phân phối; (6) Thu nhập. 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính Phát triển theo chiều sâu đồng nghĩa với việc gia tăng về danh mục sản phẩm DV kết hợp với nâng cao chất lượng DV. Phát triển tính đa dạng của DV; Tính tiện ích của DV; Tính an toàn của DV. Khi giữa các ngân hàng không còn phân biệt về sự đa dạng loại hình dịch vụ thì chất lượng DV là yếu tố sống còn của mọi ngân hàng. 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng phát triển dịch vụ ngân hàng Nhhân tố thuộc về ngân hàng: Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị - pháp luật, Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Môi trường kỹ thuật - công nghệ. Nhân tố thuộc về môi trường: Khả năng tài chính của ngân hàng, Tổ chức bộ máy của ngân hàng, Chất lượng nguồn nhân lực, Kênh phân phối của ngân hàng, Trình độ khoa học và công nghệ. Nhân tố thuộc về khách hàng: Vai trò và địa vị xã hội, Tầng lớp xã hội, Độ tuổi, Đặc điểm nghề nghiệp, Điều kiện kinh tế và thu nhập, Đặc điểm hôn nhân gia đình. 1.2.4. Rủi ro trong phát triển dịch vụ ngân hàng Dịch vụ NH dựa trên công nghệ giúp giảm thiểu các sai sót và gian lận thường phát sinh trong môi trường xử lý thủ công truyền thống, nhưng cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào hoạt động của các hệ thống công nghệ. Điều đó khiến các NH phải chú trọng nhiều đến công tác kiểm soát an ninh, chứng thực KH, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm toán theo vết, bảo đảm tính riêng tư của KH. Hiệu quả hoạt động của hệ thống NH hiện đại là dựa trên sự tồn tại song song của hai yếu tố công nghệ và bảo mật. Bảo mật luôn là vấn đề then chốt khi giao dịch tài chính bằng các công cụ điện tử. 1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng trong nước, nước ngoài và bài học đối với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của hai ngân hàng TMCP trong nước: NHTMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Kinh nghiệm phát triển DV của một số ngân hàng nước ngoài như: Ngân hàng CitiBank - Mỹ; Ngân hàng HSBC - Anh và Ngân hàng ANZ - Australia. Từ đó rút ra bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tác giả đi sâu vào tìm hiểu thế nào là dịch vụ và phát triển dịch vụ NHTM, nội dung phát triển DV NHTM, các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ NHTM. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DVNH. Bên cạnh đó luận án cũng nêu một số kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và trên thế giới đã phát triển thành công các DVNH và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Tên đầy đủ hiện nay bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên giao dịch: BIDV. Trụ sở chính của BIDV: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật. 2.1.2. Mô hình tổ chức Đến nay, BIDV là một trong 4 NHTMNN lớn nhất Việt Nam. BIDV là một trong 3 NHTM có mạng lưới rộng nhất Việt Nam. Đến ngày 31/12/2014, BIDV có năm (06) công ty con, như: Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính BIDV; Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BAMC; Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hongkong; Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm BIC; Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV và Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ĐVT: tỷ đồng, % CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tổng TS 366.267 405.755 484.785 548.386 650.340 VCSH 24.220 24.390 26.194 32.040 32.271 Vốn điều lệ 14.600 12.947 23.011 28.112 28.112 Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (ROE) 17,95 13,20 12,90 13,80 15,27 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng TS (ROA) 1,13 0,83 0,74 0,78 0,83 Hệ số an toàn vốn (CAR) 9,32 11,07 9,65 10,23 > 9,00 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán (VAS) 2010 - 2014 Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản giai đoạn 2010 -1014 đạt 15,4 %. Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu đạt 8,3%. Tăng trưởng vốn điều lệ cho phép ngân hàng gia tăng lượng tài sản. Điều này có nghĩa họ sẽ có khả năng đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn và có cơ hội mở rộng đầu tư. Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản BIDV đạt 650.340 tỷ đồng (~ 31 tỷ USD) với tốc độ tăng trưởng 18,6%, cao nhất trong 03 năm trở lại đây. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.297 tỷ đồng, tăng trưởng 19%, ROA 0,83% và ROE 15,27%. 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.1. Về số lượng 2.2.1.1. Dịch vụ huy động vốn Trước tình hình huy động vốn trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, theo chủ trương chỉ đạo BIDV đã nỗ lực, tích cực chủ động tăng cường huy động các nguồn vốn bên ngoài đặc biệt chú trọng nguồn huy động từ dân cư. Bảng 2.2. Huy động vốn từ KH và phát hành GTCG tại BIDV Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Huy động vốn từ KH và PH GTCG 251.924 100 244.838 100 331.116 100 372.156 100 460.548 100 Trong đó: TG của KH 244.700 97,12 240.507 98,23 303.060 91,53 338.902 91,06 440.471 95,64 PH GTCG 7.224 2,88 4.331 1,77 28.056 8,47 33.254 8,94 20.077 4,36 Nguồn: Báo cáo kiểm toán độc lập của BIDV năm 2010 - 2014 Công tác điều hành vốn được thực hiện linh hoạt, gia tăng quy mô gắn với ổn định nền vốn, kiểm soát chi phí. Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Cơ cấu nguồn vốn cải thiện theo hướng gia tăng tính ổn định, bền vững, tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư. 2.2.1.2. Dịch vụ tín dụng * Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay tại BIDV Đơn vị: Tỷ đồng,% Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm2014 Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Số tuyệt đối Cơ cấu Tổng dư nợ 254.189 100 293.945 100 339.924 100 391.035 100 445.693 100 Trong đó Dư nợ ngắn hạn 133.582 52,55 161.969 55,10 230.808 67,90 220.543 56,40 256.607 57,57 Dư nợ trung DH 120.607 47,45 131.976 45,90 109.116 32,10 170.492 43,60 189.086 42,43 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 - 2014; Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2010 Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 15,1% trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng tăng trưởng 12,51 Chất lượng tín dụng của BIDV được kiểm soát theo đúng mục tiêu. Tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng lên đáng kể từ 85,44% năm 2010 lên 93,63 năm 2014 đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng giảm dần. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. * Dịch vụ Bảo lãnh Đây là dòng sản phẩm có nguồn thu lớn nhất chiếm tỷ trọng 36,3% trong tổng thu dịch vụ ròng của BIDV. Năm 2014, tổng thu đạt 1.089 tỷ đồng, tăng trưởng 22 % so với năm trước, đóng góp 37, 66% trong tổng thu dịch vụ
Luận văn liên quan