Tóm tắt Luận án Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay

Tên đề tài nghiên cứu của luận án: “Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay, được tác giả trăn trở suy nghĩ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đây là một công trình khoa học có tính mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước. Cùng với ý tưởng của mình và sớm có sự trao đổi, định hướng của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, tác giả quyết định lựa chọn đề tài này làm vấn đề nghiên cứu trong luận án, từ đó có thể đem lại những giá trị hữu ích cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý sau đại học.

doc24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Tên đề tài nghiên cứu của luận án: “Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay, được tác giả trăn trở suy nghĩ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đây là một công trình khoa học có tính mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước. Cùng với ý tưởng của mình và sớm có sự trao đổi, định hướng của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, tác giả quyết định lựa chọn đề tài này làm vấn đề nghiên cứu trong luận án, từ đó có thể đem lại những giá trị hữu ích cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý sau đại học. Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số nội dung, đặc điểm và tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh; phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những nhân tố tác động và các yêu cầu, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu trước đó của tập thể và cá nhân các nhà khoa học có liên quan đến đề tài luận án. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong xã hội thông tin hiện nay là trình độ tư duy, tri thức, tư tưởng của con người đang có những bước phát triển mạnh mẽ, theo hướng "tổ chức, quản lý, sáng tạo và đổi mới" dựa trên cơ sở của những ý tưởng mới lạ, độc đáo, hữu ích. Theo đó, vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đã và đang trở thành nhân tố chi phối, điều khiển và tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển đời sống con người trong xã hội hiện đại. Bởi vì ý tưởng vừa là nền tảng phát triển vừa là yếu tố sản xuất, hầu hết các sản phẩm vật chất và tinh thần được làm ra trong thời đại ngày nay đều có xu hướng kết tinh, hội tụ trong đó hàm lượng tri thức, trí tuệ, chất xám ngày càng cao, vì thế vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo ngày càng được coi trọng và phát huy một cách tối đa. Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự có vai trò quan trọng tạo ra chất lượng mới về tư duy, trí tuệ, khả năng sáng tạo trong hoạt động lý luận và thực tiễn chính trị quân sự của người học ở hiện tại và tương lai. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ; làm tăng chất lượng nguồn nhân lực bậc cao cho Đảng, Nhà nước về khoa học xã hội và nhân văn quân sự, chuyên sâu về khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối quân sự của Đảng. Nhận thức rõ về vấn đề này, các chủ thể phát triển thường xuyên quan tâm, coi trọng sự phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập về hàm lượng khoa học, tính mới, độc đáo và hữu ích còn chưa đậm độ, sự phá cách, tính đột phá chưa rõ ràng; việc tìm tòi, khám phá ra ý tưởng mới về hướng nghiên cứu, tiếp cận mới hoặc các quan điểm, giải pháp, cách diễn dịch mới còn hạn chế; vẫn còn hiện tượng trùng lặp khá rõ về nội dung, hình thức kết cấu trong các sản phẩm, công trình khoa học của nghiên cứu sinh làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục đặt ra cho khoa học xã hội và nhân văn quân sự cần làm sáng tỏ trên hai phương diện lý luận và thực tiễn về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, sức mạnh, phương thức bảo vệ Tổ quốc; nội dung xây dựng nền quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; quan điểm, phương châm xây dựng Quân đội về chính trị; bổ sung, phát triển, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội; những vấn đề chính trị quân đội nước ngoài; đối ngoại quốc phòng, quân sự trong tình hình mới. Vì thế, nghiên cứu làm rõ sự phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự làm cơ sở cho xây dựng đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ tư duy lý luận cùng với khả năng vận dụng, sáng tạo tri thức mới, áp dụng vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, giáo dục bộ đội; giải quyết đúng đắn, kịp thời đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động chính trị quân sự và cuộc sống; góp phần vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, được tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: góp phần gia tăng hiệu quả phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiến sĩ ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ các vấn đề về ý tưởng, ý tưởng sáng tạo; lập luận, phân tích, khái quát về thực chất và tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. - Đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra yếu tố tác động, xác định các yêu cầu trong trong phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy nhân tố tích cực và khắc phục những hạn chế, bất cập trong phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. * Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học; đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu là từ năm 2008 đến nay (tập trung vào nghiên cứu sinh là cán bộ, sĩ quan quân đội), không nghiên cứu, tìm hiểu nghiên cứu sinh dân sự. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết của Đảng uỷ quân sự Trung ương về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; về xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng và phát huy nguồn lực con người, các công trình khoa học có liên quan. * Cơ sở thực tiễn của luận án: là tình hình thực tiễn phát triển ý tưởng sáng tạo, các kết quả điều tra khảo sát của tác giả và những số liệu báo cáo, tổng kết của các cơ quan đơn vị có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. * Phương pháp nghiên cứu: đề tài luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp nghiên cứu về tư duy (phức hợp, đột phá, tích cực, độc lập); phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các phương pháp khoa học liên ngành; ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống - cấu trúc, lô gích - lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia,v.v. 6. Những đóng góp mới của luận án Bổ sung, làm rõ đặc trưng của ý tưởng và ý tưởng sáng tạo, xây dựng khái niệm về ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh; chỉ ra đặc điểm và tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đánh giá thực trạng, làm rõ nhân tố tác động, chỉ ra các yêu cầu có tính nguyên tắc; đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận: với kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. * Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu luận án cung cấp cơ sở khoa học trong việc thực hiện các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay; kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý đào tạo sau đại học ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của công trình gồm: phần mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; nội dung bố cục thành 3 chương (7 tiết); kết luận; các công trình khoa học đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến phát triển ý tưởng sáng tạo Tác giả S.E.Frost với tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của triết học”; hai tác giả Bobbi Deporter & Mike Hernacki với các tác phẩm “Phương pháp tư duy siêu tốc”,“Phương pháp học tập siêu tốc” và “Phương pháp ghi nhận siêu tốc”; hai nhà sưu tập ý tưởng, Chip Health và Dan Health với tác phẩm “Tạo ra thông điệp kết dính”; tác giả Michael Michalko với tác phẩm “Đột phá sức sáng tạo”; Ronald Gross với tác phẩm "Học tập đỉnh cao"; tác giả Thomas Amstrong với tác phẩm “7 loại hình thông minh”; tác giả Tony Buzan, nhà phát minh ra những sơ đồ tư duy với các tác phẩm: “10 cách đánh thức tư duy sáng tạo" ,"Sơ đồ tư duy", “Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy”, “Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan”; tác giả Virender Kapoor với tác phẩm “PQ - Chỉ Số Đam Mê”; tác giả Michael J.Geblb với tác phẩm “Khám phá thiên tài trong bạn”; Tập thể tác giả Helga Nowotny - Peter Scott - Michael Gibbons với tác phẩm “Tư duy lại khoa học”; Hai tác giả Gordon Mace & Francois Petry trong tác phẩm “Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội”. Các tác giả đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu về ý tưởng và ý tưởng sáng tạo của con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, họ đã giải phẫu các ý tưởng và giải thích các phương pháp khiến cho ý tưởng mới nảy nở và trở nên hợp lý, hiệu quả hơn trong cuộc sống; các tác giả còn chỉ ra phương pháp, cách thức tạo ra ý tưởng, đưa ra một số chiến lược về tư duy sáng tạo và tổ chức tư duy trên cơ sở các chiến lược phát khởi những ý tưởng. Theo các tác giả muốn phát triển các ý tưởng, chúng ta cần rèn luyện tư duy, tăng cường quan sát, rèn luyện trí tưởng tượng, liên tưởng; tạo ra sự thông thái, nhạy cảm của hệ thống thần kinh; thường xuyên ghi chép, đồ hoạ, lập biểu đồ để lưu lại những suy nghĩ, ý nghĩ nảy sinh đến và giữ lấy những ý tưởng nảy sinh, học cách khái quát ý tưởng, loại bỏ những nhận thức cũ, lỗi thời, tiến đến những cách thức nhận thức mới, sáng tạo hơn phù hợp với cuộc sống hiện đại. 2. Những công trình khoa học tiêu biểu trong nước nghiên cứu về phát triển ý tưởng sáng tạo Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia với “Giáo trình triết học Mác - Lênin”; Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia với tác phẩm “Tư duy phát triển hiện đại: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn”; Đồng tác giả Vũ Đình cự và Trần Xuân Sầm với tác phẩm “Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức”; Tác giả Phan Dũng với bộ sách "Sáng tạo và đổi mới" gồm 7 tác phẩm: "Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" , "Thế giới bên trong con người sáng tạo", "Tư duy lôgíc, biện chứng và hệ thống", "Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản phần 1”, "Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản phần 2”, "Các phương pháp sáng tạo" , "Các quy luật phát triển hệ thống" hay (Các quy luật sáng tạo và đổi mới);Tác giả Nguyễn Đình Gấm với bài viết: “Sáng tạo - phẩm chất nhân cách hàng đầu của con người trong xã hội hiện đại”; Hai tác giả Việt Phương và Thái Ninh với tác phẩm "IQ - EQ nền tảng của sự thành công"; Tác giả Lê Văn Quang với tác phẩm "Phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo khoa học trong đào tạo sau đại học". Tác giả Hoàng Chí Bảo chủ biên tác phẩm “Dân chủ trong Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn”.v.v. Trong các công trình khoa học các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc làm rõ về mối quan hệ giữa ý tưởng với ý thức, nhận thức, tư duy và thực tiễn; chỉ ra các biện pháp cách thức nâng cao trình độ tri thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp tư duy, bảo đảm các điều kiện cần và đủ để hình thành ý tưởng sáng tạo. 3. Những công trình khoa học trong nước nghiên cứu về đào tạo trình độ tiến sĩ ở các ngành khoa học trong đó có khoa học xã hội và nhân văn Nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà với tác phẩm “Nho Giáo đạo học trên đất kinh kỳ Thăng long - Hà Nội”; Bộ Giáo dục - Đào tạo với kỷ yếu Hội thảo: “Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ trong các cơ sở đào tạo sau đại học”; Học viện chính trị với các sách: “Những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự”, “Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự - Thành tựu và triển vọng”, “Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự (1986-2005) - Thành tựu và kinh nghiệm”, “Nâng cao chất lượng tạo nguồn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội nhân văn quân sự trong quân đội hiện nay”; Lê Quý Trịnh với các đề tài: “Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị thời kỳ mới”, “Phát huy tư duy độc lập của nghiên cứu sinh trong thực hiện luận án tiến sĩ ở Học viện Chính trị hiện nay”; Phạm Văn Sơn với đề tài: ”Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ ở Học viện Chính trị hiện nay”. Với các góc độ khác nhau trong các công trình đó đã đề cập đến nhận thức, tư duy, ý tưởng, tính độc lập, sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đồng thời, các công trình đó còn chỉ ra chất lượng đào tạo tiến sĩ, đặc biệt là trình độ tri thức, phương pháp tư duy, sức sáng tạo và những đóng góp mới về mặt khoa học trong các công trình khoa học của nghiên cứu sinh không chỉ phụ thuộc vào quá trình đào tạo mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động nghiên cứu khoa học. 4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết Thứ nhất, có nhiều cách quan niệm về ý tưởng và ý tưởng sáng tạo ở các công trình nghiên cứu trước đây, nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về lý luận, phương pháp tiếp cận ý tưởng sáng tạo. Sự đề cao tri thức, phương pháp, kỹ năng tư duy, sức sáng tạo, trí tuệ, thái độ... trong sản sinh ý tưởng, các công trình nghiên cứu đó chủ yếu chỉ đề cập đến, vị trí vai trò, cách thức, giải pháp, quy trình nảy sinh ý tưởng sáng tạo, hầu như không đi sâu vào khái niệm, học thuật, chỉ đưa ra cách thức để có ý tưởng và hiện thực hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hay tinh thần, không chú ý bàn đến nguồn gốc, bản chất và mối quan hệ của ý tưởng với các yếu tố khác. Theo chúng tôi để tiếp cận ý tưởng sáng tạo một cách toàn diện, sâu sắc, cần coi trọng cả về tri thức, tư duy, trí tuệ và giá trị tính mới, hữu ích, tính khoa học, độc đáo; trong nghiên cứu cần làm rõ mối quan hệ giữa ý tưởng với ý thức, nhận thức, tư duy sáng tạo, tư duy khoa học và thực tiễn; làm rõ đặc trưng, hệ thống cấu trúc và xu hướng các yếu tố cấu thành ý tưởng sáng tạo, từ đó làm cơ sở để nghiên cứu khái niệm ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự và chỉ ra các yếu tố mang tính đặc thù riêng, cần có sự so sánh, phân biệt giữa ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự với ý tưởng của các nghiên cứu sinh ở các ngành khác; làm rõ giá trị ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự, những cống hiến đóng góp sáng tạo có những ích lợi, tác dụng như thế nào đối với đời sống xã hội và quân đội. Thứ hai, trên thực tế, ý tưởng sáng tạo đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành khoa học và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn ở nước ta, nghiên cứu về ý tưởng bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng chủ yếu là cứu nghiên ứng dụng ở các ngành khoa học, chúng ta gọi chung là khoa học sáng tạo hay sáng tạo khoa học, khoa học đổi mới sáng tạo, chúng ta đã thành lập các trung tâm, câu lạc bộ về khoa học sáng tạo, có các trang website về ý tưởng sáng tạo, có chương trình truyền hình mỗi ngày một ý tưởng, xuất bản nhiều ấn phẩm, sách báo nói về ý tưởng... Được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khuyến khích trong lĩnh vực này, nên hàng năm có nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế - xã hội tiến hành triển khai các cuộc thi về ý tưởng sáng tạo rộng khắp trong các lĩnh vực, ngành nghề, đã thu hút được nhiều lực lượng tham gia. Song, việc đề cập đến ý tưởng và các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ý tưởng sáng tạo ở nước ta chủ yếu là đi vào nghiên cứu ứng dụng, triển khai, nghiên cứu cơ bản chưa được coi trọng đúng mức và còn để ngỏ. Do đó, nghiên cứu về ý tưởng sáng tạo, tìm ra các giải pháp phát triển ý tưởng sáng tạo cho các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý giáo dục - đào tạo là rất cần thiết. Các đề tài khoa học đã công bố chủ yếu nghiên cứu về tư duy sáng tạo, năng lực, phát huy tính sáng tạo... chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng về ý tưởng sáng tạo của con người (đối tượng được đào tạo) trong các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ của các học viện, nhà trường quân đội. Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay là đề tài đầu tiên nghiên cứu cơ bản về ý tưởng sáng tạo và phát triển ý tưởng sáng tạo của một đối tượng cụ thể là nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Thứ ba, Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự vừa là hoạt động có mục đích, là hoạt động nhận thức và chủ động cải tạo của chủ thể đối với hiện thực, vừa bao chứa trong đó sự vận động phát triển tự thân của nghiên cứu sinh đưa ra những cống hiến, đóng góp mới về lý luận. Các chủ thể trên cơ sở có nhận thức đúng về quy luật khách quan của sự vận động phát triển, để có những phương cách tác động phù hợp thúc đẩy quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo trình độ tiến sĩ và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới. Thứ tư, thực tiễn đào tạo trình độ tiến sĩ khoa học xã hội và nhân văn quân sự, trong đó có một số sản phẩm khoa học của nghiên cứu sinh ít có những đóng góp mới, thiếu tính thiết thực, hữu dụng; biểu hiện trùng lặp, giao thoa, đạo văn, giống nhau về mô típ, cấu trúc hoặc sai sót về trật tự, kết cấu lô gích. Điều đó đặt ra cho tác giả trong quá trình công tác, học tập, nghiên cứu luôn có những trăn trở, suy tư, làm thế nào tìm ra những cách thức, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo sau đại học. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ 1.1. Ý tưởng sáng tạo và thực chất phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự 1.1.1. Ý tưởng sáng tạo và đặc điểm ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự * Khái niệm ý tưởng sáng tạo Trong triết học, ý tưởng được diễn đạt, sử dụng, biểu hiện ở một số khái niệm và hiểu đó là hình ảnh, biểu tượng về tinh thần. Thông thường, những ý tưởng được đề cập là hình ảnh đại diện, tức là hình ảnh của một số sự vật, hiện tượng, hay ở ngữ cảnh khác, ý tưởng được xem là các khái niệm, mặc dù khái niệm trừu tượng không nhất thiết phải xuất hiện là hình ảnh. Ý tưởng là những ý nghĩ nảy sinh trong đầu óc của con người; những ý nghĩ đó có thể được định hình một cách chính xác, trọn vẹn hoặc chưa rõ ràng, đầy đủ về trật tự kết cấu, nội dung cũng như tính thể nghiệm của ý tưởng trong hiện thực.
Luận văn liên quan