Tóm tắt Luận án Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam

Những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã tạo cho nước ta thế và lực mới, nhưng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, gây bạo loạn tự lật đổ; các phần tử chống đối trong nước liên kết với các phần tử ở nước ngoài có xu hướng gia tăng hoạt động; nạn trộm cắp, hút chích, buôn bán ma túy, giết người ngày càng tăng. Tất cả điều đó làm cho trật tự xã hội không được ổn định.Tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới. Trước tình hình đó, mục tiêu, yêu cầu đối với ngành công an là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển đất nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự toàn xã hội. Để ngành công an hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư XDCB để phát triển cơ sở vật chất cho ngành công an, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của ngành. Thời gian qua, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an đã từng bước được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với đặc thù của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều đó dẫn tới đầu tư còn dàn trải, vốn đầu tư còn bị thất thoát, nhiều dự án đầu tư XDCB không hoàn thành đúng tiến độ đề ra, quy định về quản lý đầu tư XDCB đặc thù bằng vốn NSNN trong ngành công an chưa rõ ràng. Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết cả về lý luận cũng như thực tiễ

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã tạo cho nước ta thế và lực mới, nhưng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, gây bạo loạn tự lật đổ; các phần tử chống đối trong nước liên kết với các phần tử ở nước ngoài có xu hướng gia tăng hoạt động; nạn trộm cắp, hút chích, buôn bán ma túy, giết người ngày càng tăng. Tất cả điều đó làm cho trật tự xã hội không được ổn định.Tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới. Trước tình hình đó, mục tiêu, yêu cầu đối với ngành công an là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển đất nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự toàn xã hội. Để ngành công an hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư XDCB để phát triển cơ sở vật chất cho ngành công an, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của ngành. Thời gian qua, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an đã từng bước được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với đặc thù của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều đó dẫn tới đầu tư còn dàn trải, vốn đầu tư còn bị thất thoát, nhiều dự án đầu tư XDCB không hoàn thành đúng tiến độ đề ra, quy định về quản lý đầu tư XDCB đặc thù bằng vốn NSNN trong ngành công an chưa rõ ràng. Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. 2 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư XDCB, khảo sát thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Luận giải những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an; - Phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam; - Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an cũng có nhiều cách tiếp cận. Luận án tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị và theo chức năng quản lý. Đó là: Thứ nhất, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB Thứ hai, tổ chức thực hiện đầu tư XDCB Thứ ba, kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB 3 3.2.2. Phạm vi không gian: quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an . 3.2.3. Phạm vi thời gian: luận án sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2017 (không bao gồm các dự án bảo mật cao thuộc các nguồn vốn an ninh, nguồn vốn đặc biệt). Số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát, thu thập năm 2017. Đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật Luận án nghiên cứu đầu tư XDCB trong ngành công an, từ đó làm rõ dự án đầu tư XDCB đặc thù của ngành Luận án đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm, làm rõ đặc thù quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Trên cơ sở đó, luận án luận giải nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an dưới góc độ kinh tế chính trị học. Đó là, (i) xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB; (ii) tổ chức thực hiện đầu tư XDCB; (iii) kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB. Luận án cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, bao gồm: (i) luật pháp, chính sách của Nhà nước, (ii) bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB; (iv) sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư XDCB; (v) cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư XDCB. 4.2.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu. - Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017, luận án đã làm rõ những thành tựu và những hạn chế về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, nguyên nhân của những hạn chế. 4 - Để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam, luận án đề xuất 6 giải pháp phù hợp với đặc thù của ngành công an Việt Nam : Thứ nhất, hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư Thứ hai, hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản . Giải pháp này, luận án tập trung luận giải: (i) hoàn thiện quản lý thẩm định, phê duyệt dự án; (ii) hoàn thiện quản lý thi công dự án xây dựng cơ bản; (iii) hoàn thiện thanh toán vốn đầu tư; (iv) hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư. Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản . Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Luận án cũng kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi quy định về xây dựng công trình đặc thù, không để từng công trình bí mật nhà nước đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng.Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định về danh mục các dự án tuyệt mật, tối mật, giao Bộ công an quy định các công trình mật. Đối với các dự án nhóm B và nhóm C thuộc danh mục bí mật nhà nước, nên sửa đổi giao Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương đầu tư để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả đầu tư đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn xã hội trong mọi tình huống. Luận án cũng đề xuất cụ thể danh mục công trình đặc thù trong ngành công an để thống nhất quản lý, thực hiện. 5. Kết cấu của luận án 5 Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu, phần phụ lục, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an và kinh nghiệm của một số ngành. Chương 3.Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt nam. Chương 4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt nam. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và quản lý đầu tư XDCB. Từ đó luận án rút ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là, quản lý ĐTXDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, chưa có đề tài nào nghiên cứu. Một vấn đề tồn tại đến nay chưa được thống nhất là thế nào là dự án đặc thù bí mật trong ngành công an và giải quyết vấn đề đặc thù ra sao. Một dự án đầu tư XDCB đặc thù muốn đảm bảo bí mật thì không thể đưa ra đấu thầu rộng rãi, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như các dự án thông thường khác. Vì vậy, cần phải có các quy định rõ ràng đối với các dự án này. Quản lý các dự án này cũng phải khác so với các dự án thông thường. Đây là những khoảng trống cần làm sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu để đưa ra những luận giải tốt nhất cho hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam. 1.2. Phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp luận và các phương pháp cụ thể phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị để nghiên cứu. Mặt khác, luận án cũng làm rõ quy trình nghiên cứu và khung nghiên cứu. 7 Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án Thứ hai, phương pháp thu thập và xử lý số liệu : Do đặc thù của ngành công an, vì vậy luận án chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp từ điều tra, khảo sát của tác giả kết hợp với số liệu thứ cấp ( chủ yếu là số liệu tương đối). Luận án làm rõ phương pháp thu thập số liệu này vào phương pháp xử lý dữ liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an: - Luật pháp, chính sách của NN. - Bộ máy quản lý, - Năng lực, trình độ cán bộ. - Sự phối hợp giữa các đơn vị. - Cơ sở vật chất. Sự cần thiết của nghiên cứu Nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an: - Xây dựng quy hoạch, KH đầu tư. - Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB. - Kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB Thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an: - Xây dựng quy hoạch, KH đầu tư. - Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB. - Kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an: - Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư. - Hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư XDCB. - Tăng cường thanh tra, giám sát. - Hoàn thiện bộ máy quản lý - Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ. - Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị. - Tăng cường cơ sở vật chất. 8 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÀNH 2.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an 2.1.1. Quan niệm về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Luận án đã khái quát được các khái niệm về ĐTXDCB khác nhau. Từ đó, trên phương diện lý thuyết, luận án cho rằng ĐTXDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là quá trình Nhà nước bỏ vốn từ ngân sách để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo hoạt động và phát triển của ngành công an. 2.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Luận án cho rằng, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an có các đặc điểm chung của đầu tư XDCB bằng vốn NSNN. Luận án cũng chỉ ra, ngoài các đặc điểm chung đó, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an còn có đặc điểm riêng sau: Một là, một số dự án đầu tư XDCB trong ngành công an mang tính đặc thù riêng. Hai là, dự án đầu tư XDCB xây dựng trong ngành công an nói chung thường có những dự án đòi hỏi phải bí mật, do đó thời gian xây dựng thường dài hơn so với các dự án xây dựng dân dụng. 9 2.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Luận án làm rõ vai trò ĐTXDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an như: tạo ra cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành công an; là một bộ phận của đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an góp phần tác động đến sự phát triển khoa học, công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần nâng cao chất lượng nhân lực. . 2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trong ngành công an 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng và sự cần thiết quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Thứ nhất, về quan niệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước. Dưới góc độ Kinh tế chinh trị học, luận án cho rằng, quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào quá trình đầu tư XDCB bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức - kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng XDCB và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn NSNN dành cho XDCB trong ngành công an. Thứ hai, luận án đã phân tích đặc điểm ĐTXDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Luận án chỉ ra, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là một bộ phận của đầu tư XDCB bằng vốn NSNN nên có những đặc điểm của quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN. Tuy nhiên quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an còn có đặc điểm riêng. Đó là : Một là, do nhiều dự án ĐTXDCB trong ngành công an phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội nên có yêu cầu khách quan là phải đảm bảo bí mật. Vì vậy, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an thường có những quy định phù hợp với đặc thù đó của ngành. 10 Hai là, do đầu tư XDCB trong ngành công an, trải dài và bao phủ tại tất cả các khu vực, vùng miền trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia và thường không công khai. Do đó, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an phải chặt chẽ, phải có quy hoạch đất đai gắn với quy hoạch xây dựng. Thứ ba, luận án làm rõ chủ thể và đối tượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Một là, chủ thể quản lý trong phạm vi luận án này là ngành công an Hai là, đối tượng quản lý là chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu xây dựng, các nhà tư vấn. Thứ tư, luận án đã luận giải sự cần thiết quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Đó là, (i) đảm bảo cho đầu tư XDCB bằng vốn NSNN phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng; (ii) đảm bảo chất lượng, hiệu quả của vốn đầu tư và yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB bằng vốn NSNN ;(iii) để khắc phục những bất cập trong đầu tư XDCB bằng vốn NSNN. 2.2.2. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Luận án đã phân tích nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Gắn với từng nội dung đó, luận án cũng đề xuất các tiêu chí đánh giá. Cụ thể các nội dung như sau : Thứ nhất, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB . Thứ hai, tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB. Nội dung này luận án phân tích : Một là, quản lý thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Hai là, quản lý thi công dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Ba là, quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Bốn là, quản lý quyết toán vốn đầu tư XDCB 11 Thứ ba, kiểm tra, thanh tra thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. Luận án phân tích các nhân tố sau : (i) luật pháp, chính sách của Nhà nước, (ii) bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB; (iv) sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư XDCB; (v) cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư XDCB . 2.3. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của một số ngành và bài học rút ra cho ngành công an Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của ngành quân đội (đây là ngành có những đặc thù gần giống với ngành công an) và ngành xây dựng. Trên cơ sở đó rút ra các bài học cho ngành công an như sau: (i) rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của ngành; (ii) tăng cường quản lý về chất lượng đầu tư XDCB, coi trọng thẩm định, phê duyệt đầu tư; (iii) tăng cường quản lý đối với chất lượng, thanh quyết toán; (vi) thực hiện thanh toán phù hợp với từng loại dự án đầu tư XDCB; (v) tăng cường kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB. 12 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM 3.1. Khái quát về ngành công an và tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trong ngành công an Việt Nam thời gian qua. 3.1.1. Khái quát về ngành công an Việt Nam. Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngành công an Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và phát triển không ngừng. Đến nay trở thành lực lượng hùng hậu, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành. Theo Luật Công an nhân dân năm 2014, ngành công an có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội. 3.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trong ngành công an Việt Nam. Dự án đầu tư xây dựng trong ngành công an bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Bộ Công an thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng trong ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 13 Bảng 3.01. Cơ cấu các dự án đầu tư XDCB giai đoạn 2010-2017 TT Nội dung Số dự án Vốn đầu tư 1 Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ 17,0% 18,58% 2 Cơ sở làm việc 43,9% 40,85% 3 Nhà nghỉ dưỡng, nhà khách 3,0% 2,89% 4 Nhà ở doanh trại 5,9% 4,75% 5 Điện, nước, giao thông 16,7% 4,01% 6 Trường học, bệnh viện, trung tâm BDNV 10,4% 23.64% 7 Kho vật chứng 1,5% 2,64% 8 Dự án khác 1,6% 2,64% Tổng số 100% 100% Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổng hợp của tác giả Qua số liệu trên cho thấy, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an giai đoạn này chủ yếu dùng xây dựng cơ sở làm việc với 40,85% lượng vốn đầu tư và 43,9% số dự án, tiếp đến là khối các trường CAND, các trung tâm huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và các bệnh viện với 23,64% số vốn, đứng thứ ba là các trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ với 18,75% số vốn đầu tư. Ngoài ra vốn NSNN còn bố trí cho nhà ở doanh trại, các công trình hệ thống hạ tầng như điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, đường giao thông, nhà nghỉ dưỡng, nhà khách, kho vật chứng. 3.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trong ngành công an Việt Nam. 3.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. 3.2.1.1. Về xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản Quy hoạch đầu tư XDCB trong ngành công an là quy hoạch phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho lực lượng CAND, được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển và chức năng, nhiệm vụ của ngành công an Việt Nam. 14 Bảng 3.03. Tình hình quy hoạch đầu tư XDCB đến năm 2017 TT Khối cơ quan, đơn vị Tổng số QH Đã thực hiện Tỷ lệ 1 Khối cơ quan Bộ 13 10 77% 2 Khối trường 19 19 100% 3 Khối cảnh sát PCCCC 20 19 95% 4 Khối CA cấp tỉnh, gồm: + Quy hoạch Ban GĐ, các phòng 63 62 98,4% + Quy hoạch CA cấp huyện 63 63 100% + Quy hoạch phường, đồn, Trạm 63 62 98,4% Tổng cộng: 241 235 97,5% (Nguồn: Cục Quản lý XD và Doanh trại- Bộ Công an) Trong ngành công an, xây dựng quy hoạch đầu tư XDCB đã thực hiện tương đối đầy đủ, trong đó quy hoạch đầu tư XDCB của khối trường, của công an cấp huyện đã là 100% ; riêng khối cơ quan Bộ lại có số quy hoạch thực hiện thấp nhất với 77% số quy hoạch do địa bàn
Luận văn liên quan