Vai trò của đội ngũ GV và công tác bồi dưỡng GV, quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV- yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
GV đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đồng thời cũng quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giáo dục.
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của xã hội, việc tổ chức bồi dưỡng GV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bồi dưỡng GV cần vươn tới không chỉ đáp ứng một cách đơn thuần những sự thay đổi trong hệ thống giáo dục mà phải trở thành nhân tố thúc đẩy cải cách giáo dục, công tác đào tạo bồi dưỡng GV cần đóng góp tích cực vào cải cách giáo dục, làm cho giáo dục trở nên năng động hơn.
29 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----&----
NGUYỄN TIẾN PHÚC
QU¶N Lý HO¹T §éNG BåI D¦ìNG GI¸O VI£N
TRUNG HäC PHæ TH¤NG THEO CHUÈN NGHÒ NGHIÖP
ë VïNG T¢Y B¾C
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
2. TS. Đỗ Văn Chấn
Phản biện 1: PGS.TS Đặng Thành Hưng – Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phản biện 2: PGS.TS Ngô Quang Sơn – Viện Dân tộc
Phản biện 3: PGS.TS Trần thị Tuyết Oanh - Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp trường họp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi giờ, ngày tháng 6 năm 2015
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Dự báo phát triển quy mô đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015”, Tạp chí Giáo dục, (237), Tr 9-11.
2. Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông miền núi”, Tạp chí Giáo dục, (240), Tr 18-20.
3. Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Thực trạng và định hướng bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Giáo dục, (246), Tr 9-10.
4. Nguyễn Tiến Phúc (2012), “Thực trạng và một số giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Giáo dục, (292), Tr 58-59.
5. Nguyễn Tiến Phúc (2013), “Vận dụng thuyết quản lý hành chính của HENRY FAYOL trong quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở một số tỉnh vùng Tây Bắc”, Tạp chí Giáo dục, (315), Tr 7-9.
6. Nguyễn Tiến Phúc (2013), “Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở một số tỉnh vùng Tây Bắc”, Tạp chí Giáo dục, (319), Tr 14-16.
7. Nguyễn Tiến Phúc (2013), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông miền núi đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp”, Hội thảo khoa học 45 năm trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, Tr 38-40.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vai trò của đội ngũ GV và công tác bồi dưỡng GV, quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV- yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
GV đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đồng thời cũng quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giáo dục.
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của xã hội, việc tổ chức bồi dưỡng GV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bồi dưỡng GV cần vươn tới không chỉ đáp ứng một cách đơn thuần những sự thay đổi trong hệ thống giáo dục mà phải trở thành nhân tố thúc đẩy cải cách giáo dục, công tác đào tạo bồi dưỡng GV cần đóng góp tích cực vào cải cách giáo dục, làm cho giáo dục trở nên năng động hơn.
1.2. Thực tế hoạt động bồi dưỡng GV THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT trong những năm qua còn nhiều bất cập, nhất là theo chuẩn nghề nghiệp.
- Về hoạt động bồi dưỡng GV THPT: Hoạt động bồi dưỡng còn chậm đổi mới như: mục tiêu bồi dưỡng chưa sát hợp với thực trạng đội ngũ GV, hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng; nội dung bồi dưỡng chưa phong phú; phương pháp bồi dưỡng chưa được đổi mới.
- Về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT: Hạn chế từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra đánh giá.
1.3. Trong thực tiễn về nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong quản lí giáo dục ở nước ta, có nhiều các đề tài nghiên cứu về quản lí hoạt động bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT của sở GD&ĐT còn chưa được đề cập đến, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chuẩn nghề nghiệp GV THPT đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ GDH, chuyên ngành Quản lý Giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT hiện nay, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT và chuẩn nghề nghiệp cho GV THPT ở vùng Tây Bắc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở các sở GD&ĐT vùng Tây Bắc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được nội dung và biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT đồng bộ, khả thi thì nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ đầy đủ, toàn diện, phù hợp với đặc thù đội ngũ GV THPT ở vùng Tây Bắc; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ GV, giúp GV đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
5.2. Khảo sát chất lượng GV THPT (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và các năng lực) so với chuẩn nghề nghiệp; thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT tại vùng Tây Bắc.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc.
5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm học cho GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT.
6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát
- Địa bàn khảo sát thực trạng: Tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La, ở mỗi một tỉnh lựa chọn các trường THPT ở vùng khác nhau như: vùng đồng bằng, vùng cao, vùng thuận lợi, vùng khó khăn.
- Địa bàn thực nghiệm: Tỉnh Điện Biên.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
- Khách thể khảo sát thăm dò và chuẩn hóa bộ công cụ đo;
- Khách thể khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp;
- Khách thể thực nghiệm bao gồm:
+ Nhóm 1: Cán bộ quản lí và chuyên viên của sở GD&ĐT;
+ Nhóm 2: Cán bộ quản lí các trường THPT;
+ Nhóm 3: GV THPT
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận: Luận án đi theo các cách tiếp cận sau:
7.1.1. Tiếp cận chức năng quản lí
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
7.1.3. Tiếp cận theo chuẩn
7.1.4. Tiếp cận thực tiễn
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8. Những luận điểm cần bảo vệ
8.1. Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT là quản lí một hoạt động bồi dưỡng trong công tác bồi dưỡng GV, có tính chất đặc thù, phức tạp, có vị trí vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông và đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
8.2. Bồi dưỡng GV THPT ở vùng Tây Bắc hiện nay phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp, đây là yêu cầu khách quan vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
8.3. Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp; việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá; lựa chọn phương thức tổ chức bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp là những vấn đề thiết yếu.
8.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp góp phần thay đổi cơ bản hoạt động bồi dưỡng GV, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng nói riêng, chất lượng GV nói chung; GV có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của xã hội đang đặt ra.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
- Hệ thống hóa lí luận, khái niệm về bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, quản lí hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp; hình thành khung lí thuyết về quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
- Đề xuất mục tiêu; nội dung; phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV THPT.
9.2. Về thực tiễn
- Qua kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ GV THPT phát hiện các mâu thuẫn, bất cập trong hoạt động bồi dưỡng GV THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp; từ đó giúp các sở GD&ĐT có cơ sở, định hướng đưa ra các biện pháp cải tiến, đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp;
- Đề xuất và thực nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT ở vùng Tây Bắc.
Chương 3: Biện pháp quản lý của sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở vùng Tây Bắc.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GV THPT THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Có thể khẳng định, GV là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục. Giáo dục nhân cách con người trên cơ sở 3 môi trường giáo dục: Giáo dục gia đình; giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GV vẫn là con đường cơ bản có hiệu quả cao nhất. Có thể nói đội ngũ GV là nhân vật trung tâm của mọi chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục; GV có vai trò quan trọng trong việc biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đồng thời cũng quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giáo dục.
Như vậy, vị trí và vai trò của người thầy giáo được khẳng định trên cơ sở nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, muốn nâng cao chất lượng cho đội ngũ GV, thì việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV có tầm quan trọng hết sức đặc biệt. Muốn hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả thì công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GV, để công tác bồi dưỡng GV có hiệu quả, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đề cập công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá vai trò và tầm quan trọng của các cấp quản lí; nhiều nhà khoa học đánh giá cao vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lí hoạt động bồi dưỡng GV, cho rằng chất lượng và sự thành công của mỗi nhà trường phụ thuộc vào hiệu trưởng; trong khi đó nhiều nhà khoa học lại đánh giá cao vai trò của Bộ GD&ĐT, các Viện bồi dưỡng GV từ trung ương đến địa phương, phòng phương pháp khu vực quận, huyện...
Với việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của những nhà giáo dục trên thế giới, mặc dù cách tiếp cận nghiên cứu có khác nhau, song các nhà giáo dục đều đánh giá cao vai trò của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các cấp quản lý ở mỗi cấp học trong hoạt động bồi dưỡng có khác nhau, nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV, nếu hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả thì chất lượng GV được nâng lên.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ GV. Vì vậy, đội ngũ GV phải được chăm lo thật chu đáo về nhiều phương diện, trong đó có sự chăm lo về việc bồi dưỡng kiến thức cả về nghiệp vụ lẫn chuyên môn. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của bồi dưỡng, Người dạy rằng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Quan điểm này luôn là kim chỉ nam trong sự nghiệp “trồng người”. Do đó, trong nhiều thập kỷ qua, công tác bồi dưỡng GV được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, không ngừng chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GV; đặc biệt là công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng GV và được thể hiện qua việc xây dựng các Chiến lược về giáo dục, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định có liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV.
Với việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của những nhà giáo dục trong nước, mặc dù cách tiếp cận nghiên cứu có khác nhau, song ở mỗi cấp quản lí có nhiệm vụ quản lí hoạt động bồi dưỡng GV đều cần phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng.
Tổng quan nghiên cứu các vấn đề về đội ngũ GV, quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là: Nghiên cứu về đội ngũ GV được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm, triển khai ở nhiều bình diện khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào bồi dưỡng GV. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV còn rất mỏng.
Hai là: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đã được nghiên cứu nhiều ở trong nước và nước ngoài nhưng với chủ thể là hiệu trưởng còn chủ thể sở GD&ĐT hầu như chưa có.
Ba là: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của sở GD&ĐT, đặc biệt quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp cho GV THPT còn chưa được đề cập nghiên cứu.
Bốn là: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở các tỉnh vùng Tây Bắc chưa có công trình nào nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận án
1.2.1. Bồi dưỡng và các khái niệm có liên quan
1.2.1.1. Bồi dưỡng
1.2.1.2. Bồi dưỡng giáo viên
1.2.1.3. Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là để bổ sung hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật thêm những tri thức mới về các lĩnh vực của khoa học giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV.
1.2.2. Chuẩn và các khái niệm có liên quan
1.2.2.1. Chuẩn
1.2.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp GV là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chuẩn nghề nghiệp GV THPT là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV THPT về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.3. Quản lí và các khái niệm có liên quan
1.2.3.1. Quản lí
Có nhiều khái niệm về quản lý của các tác giả khác nhau, tuy nhiên tác giả luận án lựa chọn định nghĩa khái niệm quản lí dưới đây làm khái niệm công cụ để nghiên cứu luận án: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng một tổ chức hoặc cùng một công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt được mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”.
1.2.3.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp
Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT là quá trình lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp của sở GD&ĐT, giúp cho việc bồi dưỡng GV có hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng mục tiêu giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
1.3. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.1. Sự cần thiết của việc bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.1.1. Vị trí của giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với GV THPT trong giai đoạn hiện nay
1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Mục tiêu của bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực nghề nghiệp và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra, để cập nhật kiến thức về chính trị, KT-XH và phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kỹ thuật, về tay nghề (kỹ năng, kỹ xảo) được quy định trong các tiêu chuẩn và tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp và các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế, các kiến thức về địa lý, lịch sử của địa phương.
1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Phương pháp bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp phải khoa học và hiệu quả (phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng..); phải khả thi (phù hợp với năng lực, khách quan, chủ quan, thời gian bồi dưỡng); phải tạo cơ hội để bồi dưỡng phân hóa, tương tác.
1.3.5. Hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Hình thức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp phải giúp GV tiếp cận được với nhiều hình thức bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi người; thúc đẩy hứng thú, tích cực bồi dưỡng của GV, giúp GV tham gia bồi dưỡng có hiệu quả.
1.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Lập kế hoạch bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình mà chủ thể quản lí bồi dưỡng GV: Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng GV; Xây dựng nội dung bồi dưỡng GV; Lập kế hoạch thực hiện các nội dung để đạt được mục tiêu bồi dưỡng GV và lập kế các kế hoạch phụ trợ trong bồi dưỡng GV.
1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Tổ chức trong quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức bồi dưỡng GV; Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận,cá nhân tham gia bồi dưỡng; Thiết lập cơ chế làm việc giữa các bộ phận và giữa các cá nhân tham gia bồi dưỡng.
1.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp là việc xác định các phương thức, cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Ra các quyết định chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; Đo đạc mức độ thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng; Kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được giao; Tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những khiếm khuyến, điều chỉnh những vấn đề cần thiết.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
1.5.2. Các yếu khách quan
Kết luận chương 1
Chương 1 trình bày tổng quan những vấn đề nghiên cứu về bồi dưỡng GV THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT thông qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế; đồng thời làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến luận án. Phân tích chức năng quản lý của sở GD&ĐT đối với công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GD&ĐT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GV THPT Ở VÙNG TÂY BẮC
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, KT-XH và giáo dục vùng Tây Bắc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng Tây Bắc có địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao, có nhiều đồi n