Tóm tắt luận án Thị trường sức lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sức lao động là nguồnlực đầu vào quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội. Cùng với thịtrường các nguồn lực khác, thịtrường sức lao động là một bộphận cấu thành hữu cơ của nền kinh tếquốc dân. Sựhình thành và phát triển thịtrường sức lao động trong mối quan hệtổng thểgiữa các loại thịtrường là cần thiết khách quan trong nền kinh tếthịtrường. Trong nền kinh tếthịtrường, việc tổchức cung ứng sức lao động cho hoạt động của nền kinh tếcũng như các bộphận hợp thành của nó được thực hiện chủyếu thông qua thịtrường sức lao động. Thịtrường sức lao động là một bộphận của thị trường cung ứng các yếu tốsản xuất. Quy mô, năng lực, trình độtổchức của thị trường sức lao động trực tiếp ảnh hưởng đến khảnăng cân đối giữa cung ứng sức lao động với các yếu tốsản xuất khác, với đầu ra trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, sựphát triển của hệthống kinh tếluôn gắn với hiện trạng, khảnăng thay đổi vềquy mô, năng lực, trình độthịtrường sức lao động trong từng thời kỳ. Hiện trạng và khảnăng biến đổi thịtrường sức lao động phụthuộc vào việc tổ chức thịtrường và cơ chếhoạt động của nó. Đó là tổchức hoạt động của các chủthể tham gia thịtrường theo những quan hệthịtrường tất yếu và theo cơ chếhoạt động khách quan. Trong đó, sựtham gia, can thiệp của Nhà nước với những nội dung thích hợp vào tổchức, cơ chếđiều hành thịtrường lao động là cần thiết trong nền kinh tế thịtrường có định hướng. Sựcan thiệp này nhằm hoàn thiện tổchức, cơ chếhoạt động thịtrường sức lao động và từđó phát huy vai trò của nó trong quá trình phát triển hệthống kinh tế. Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ởViệt Nam đã từng bước hình thành, phát triển thịtrường sức lao động trong hệthống thịtrường cung ứng các yếu tốsản xuất. Việc xuất hiện thịtrường sức lao động -với vai trò nguồn cung ứng sức lao động đã tạo nên tác động tích cực đến nội dung phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương cũng như của cảnền kinh tếquốc dân. Tuy nhiên, diễn biến của thịtrường sức lao động trong thời gian qua còn khá phức tạp, mang tính tựphát và phần lớn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Diễn biến này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các nội dung phát triển kinh tế -xã hội mà còn ảnh hưởng đến khảnăng phát triển thị trường sức lao động theo yêu cầu hình thành đồng bộhệthống thịtrường trong quá trình phát triển nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa. Thực tiễn này đã nảy sinh một yêu cầu trong nghiên cứu, hoàn thiện lý luận vềthịtrường sức lao động đó là: Tổchức thịtrường sức lao động phù hợp với nội dung vận động phát triển nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa nói chung và phù hợp với các khu vực kinh tếđặc thù nói riêng, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên thực tế, thịtrường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được hình thành và từng bước phát triển. Sựphát triển thịtrường sức lao động khu 2 vực Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần vào việc phân bổnguồn lực lao động giữa các ngành, các địa phương một cách hợp lý; thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đúng hướng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thịtrường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng luôn phát sinh những vấn đềbất cập cần giải quyết đó là: -Quy mô dân sốvà nguồn lao động hiện nay ởkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối lớn, chất lượng và cơ cấu lao động mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lao động phục vụphát triển kinh tế -xã hội, gây ra tình trạng mất cân đối cung -cầu lao động nghiêm trọng; -Hệthống hỗtrợgiao dịch trên thịtrường sức lao động còn nhiều hạn chế. Các trung tâm dạy nghềvà giới thiệu việc làm trong khu vực tuy nhiều vềsốlượng nhưng chưa đảm bảo vềchất lượng, chủyếu tập trung vào việc đào tạo nghề, xem nhẹchức năng tư vấn và giới thiệu việc làm. Hoạt động diễn ra trong các hội chợviệc làm chưa đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, tuyển dụng lao động của người lao động và người sử dụng lao động; -Hệthống thông tin thịtrường sức lao động chưa phát triển,chưa đáp ứng được yêu cầu thịtrường; -Các dòng di chuyển lao động diễn ra thường xuyên, với quy mô và tần suất lớn, đặc biệt là di chuyển giữa nông thôn -đô thịvà di chuyển lao động từkhu vực đi ra bên ngoài còn mang tính tựphát, trong khi công tác quản lý lao động tựdo di chuyển còn nhiều bất cập, dẫn tới bất ổn vềanh ninh -xã hội; -Tốc độđô thịhoá nhanh dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm trong khi chưa có kếhoạch đào tạo, chuyển nghềcho lao động; -Các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động chưa được quan tâm thích đáng: thu nhập còn thấp nhưng chi phí nhà ở, giá cảsinh hoạt cao là những rào cản khiến lao động bỏđi nơi khác làm việc, mâu thuẫn lợi ích, tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên. Chính những lý do nêu trên, vấn đềlà làm sao đểtổchức thịtrường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khảnăng đảm bảo cung ứng lao động, đáp ứng được nhu cầu lao động;hạn chếkhuynh hướng tựphát, giảm những ảnh hưởng tiêu cựccủa thịtrường sức lao động đến việc phát triển kinh tế -xã hội của khu vực. Đồng thời, phải xây dựng hệthống cơ chế, chính sách như thếnào cho thích hợp, lại vừa đặc thù, vừa khảthi đểphát triển thịtrường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hiện nay là việc làm cầnthiết. Đây cũng là cơ sở mànghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Thịtrường sức lao động ởkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long"làm đềtài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tếchính trị.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Thị trường sức lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN DŨNG thÞ tr­êng søc lao ®éng ë khu vùc ®ång b»ng s«ng cöu long Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Khắc Thanh Phản biện 1: .............................................................. .............................................................. Phản biện 2: .............................................................. .............................................................. Phản biện 3: .............................................................. .............................................................. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ...... giờ......., ngày....... tháng........ năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức lao động là nguồn lực đầu vào quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội. Cùng với thị trường các nguồn lực khác, thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành và phát triển thị trường sức lao động trong mối quan hệ tổng thể giữa các loại thị trường là cần thiết khách quan trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức cung ứng sức lao động cho hoạt động của nền kinh tế cũng như các bộ phận hợp thành của nó được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động là một bộ phận của thị trường cung ứng các yếu tố sản xuất. Quy mô, năng lực, trình độ tổ chức của thị trường sức lao động trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cân đối giữa cung ứng sức lao động với các yếu tố sản xuất khác, với đầu ra trong quá trình hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, sự phát triển của hệ thống kinh tế luôn gắn với hiện trạng, khả năng thay đổi về quy mô, năng lực, trình độ thị trường sức lao động trong từng thời kỳ. Hiện trạng và khả năng biến đổi thị trường sức lao động phụ thuộc vào việc tổ chức thị trường và cơ chế hoạt động của nó. Đó là tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường theo những quan hệ thị trường tất yếu và theo cơ chế hoạt động khách quan. Trong đó, sự tham gia, can thiệp của Nhà nước với những nội dung thích hợp vào tổ chức, cơ chế điều hành thị trường lao động là cần thiết trong nền kinh tế thị trường có định hướng. Sự can thiệp này nhằm hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động thị trường sức lao động và từ đó phát huy vai trò của nó trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế. Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển thị trường sức lao động trong hệ thống thị trường cung ứng các yếu tố sản xuất. Việc xuất hiện thị trường sức lao động - với vai trò nguồn cung ứng sức lao động đã tạo nên tác động tích cực đến nội dung phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như của cả nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường sức lao động trong thời gian qua còn khá phức tạp, mang tính tự phát và phần lớn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Diễn biến này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các nội dung phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường sức lao động theo yêu cầu hình thành đồng bộ hệ thống thị trường trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn này đã nảy sinh một yêu cầu trong nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về thị trường sức lao động đó là: Tổ chức thị trường sức lao động phù hợp với nội dung vận động phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và phù hợp với các khu vực kinh tế đặc thù nói riêng, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên thực tế, thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được hình thành và từng bước phát triển. Sự phát triển thị trường sức lao động khu 2vực Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần vào việc phân bổ nguồn lực lao động giữa các ngành, các địa phương một cách hợp lý; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đúng hướng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng luôn phát sinh những vấn đề bất cập cần giải quyết đó là: - Quy mô dân số và nguồn lao động hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối lớn, chất lượng và cơ cấu lao động mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, gây ra tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động nghiêm trọng; - Hệ thống hỗ trợ giao dịch trên thị trường sức lao động còn nhiều hạn chế. Các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm trong khu vực tuy nhiều về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, chủ yếu tập trung vào việc đào tạo nghề, xem nhẹ chức năng tư vấn và giới thiệu việc làm. Hoạt động diễn ra trong các hội chợ việc làm chưa đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, tuyển dụng lao động của người lao động và người sử dụng lao động; - Hệ thống thông tin thị trường sức lao động chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường; - Các dòng di chuyển lao động diễn ra thường xuyên, với quy mô và tần suất lớn, đặc biệt là di chuyển giữa nông thôn - đô thị và di chuyển lao động từ khu vực đi ra bên ngoài còn mang tính tự phát, trong khi công tác quản lý lao động tự do di chuyển còn nhiều bất cập, dẫn tới bất ổn về anh ninh - xã hội; - Tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm trong khi chưa có kế hoạch đào tạo, chuyển nghề cho lao động; - Các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động chưa được quan tâm thích đáng: thu nhập còn thấp nhưng chi phí nhà ở, giá cả sinh hoạt cao là những rào cản khiến lao động bỏ đi nơi khác làm việc, mâu thuẫn lợi ích, tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên. Chính những lý do nêu trên, vấn đề là làm sao để tổ chức thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đảm bảo cung ứng lao động, đáp ứng được nhu cầu lao động; hạn chế khuynh hướng tự phát, giảm những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường sức lao động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Đồng thời, phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách như thế nào cho thích hợp, lại vừa đặc thù, vừa khả thi để phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hiện nay là việc làm cần thiết. Đây cũng là cơ sở mà nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 32. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường sức lao động, luận án tập trung phân tích, đánh giá diễn biến thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về thị trường sức lao động. Thứ hai, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động ở một số vùng kinh tế của cả nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong cho phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với những nét đặc thù. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về thị trường sức lao động dưới góc độ kinh tế chính trị học, chủ yếu là nghiên cứu quan hệ cung - cầu trên thị trường sức lao động và cơ chế vận hành của thị trường sức lao động. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian : Nghiên cứu thị trường sức lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2011, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020. - Về không gian: nghiên cứu thị trường sức lao động các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận án nghiên cứu thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào cách tiếp cận sau: - Thị trường sức lao động Việt nam nói chung trong đó có thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng là một loại thị trường trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, nó được nghiên cứu, phân tích dựa trên những quy luật kinh tế khách quan. - Mục tiêu phát triển thị trường sức lao động là nhằm giải phóng sức sản xuất của lao động, hợp lý hóa phân bổ lao động; do vậy phải đặt đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế. 44.2. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý luận: Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học Mác - Lê nin, có tham khảo một số các lý thuyết kinh tế học, kinh tế phát triển; dựa trên những quan điểm và đường lối đổi mới trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến luận án. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của luận án. * Nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng hoạt động của thị trường sức lao động các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng chính trong nghiên cứu thực tiễn của luận án. Luận án đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời, tổng kết thực tiễn dựa trên sự kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án. Trong phân tích, đánh giá luận án sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để thu thập ý kiến của người lao động về các vấn đề có liên quan. Do thời gian và kinh phí luận án chỉ tiến hành khảo sát 600 lao động ở 6 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương pháp chuyên gia để phỏng vấn 90 người làm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long làm tư liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hoá lý luận về thị trường sức lao động dựa trên cơ sở kế thừa, tiếp thu học thuyết giá trị - lao động của C.Mác, hệ thống lý thuyết về lao động và thị trường lao động của các nhà kinh tế học và các công trình nghiên cứu để đưa ra khái niệm về thị trường sức lao động. - Định dạng khung lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ có liên quan đến sự vận hành và phát triển thị trường sức lao động. Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động khách quan đến thị trường sức lao động và xây dựng hệ thống thể chế, công cụ điều tiết thị trường sức lao động. - Xuất phát từ kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động của một số quốc gia châu Á và kết quả đạt được của thị trường sức lao động ở một số vùng kinh tế của Việt Nam, luận án khái quát một số kinh nghiệm có khả năng vận dụng để phát triển thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Luận án phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thị trường sức lao động và thực trạng hoạt động của thị trường sức lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đưa ra những vấn đề cần giải quyết đối với thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 5- Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đưa ra cơ sở định hướng và đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài nhằm xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường sức lao động, từ đó chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận án chia các công trình nghiên cứu có liên quan theo loại sản phẩm khoa học: Ấn phẩm xuất bản (trong nước, ngoài nước); luận án tiến sĩ và đề tài khoa học; các tạp chí chuyên ngành. Trên cơ sở phân chia này, luận án thấy rằng, các công trình nghiên cứu về thị trường sức lao động ở Việt Nam còn rất ít. Riêng đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chưa có công trình nghiên cứu nào về thị trường sức lao động ở đây. Vì vậy, việc kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, nhằm bổ sung vào các khoảng còn trống, còn bỏ ngỏ về thị trường sức lao động được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo, với các nội dung: 1) Hệ thống hoá, phân tích và bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về thị trường sức lao động, cách tiếp cận và phân loại loại thị trường đặc biệt này; 2) Các đặc điểm khác biệt của thị trường sức lao động so với các loại thị trường khác trong hệ thống thị trường; những nhân tố tác động đến các bộ phận cấu thành của thị trường sức lao động; 3) Đúc kết kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động mang tính vùng, khu vực trong việc phát triển đồng bộ hệ thống thị trường của quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi vẫn đang là những vấn đề khá mới mẻ cần nghiên cứu chuyên sâu; 4) Đúc kết kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động một số quốc gia, khái quát kết quả của thị trường sức lao động mang tính vùng miền, khu vực trong việc phát triển đồng bộ hệ thống thị trường của quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi vẫn đang là những vấn đề khá mới mẻ cần nghiên cứu chuyên sâu. 6Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Mục tiêu chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường sức lao động. Để đạt được mục tiêu này, luận án tập trung vào những vấn đề sau: 2.1. Một số vấn đề chung về thị trường sức lao động 2.1.1. Khái niệm thị trường sức lao động Trên cơ sở quan niệm về thị trường sức lao động của các nhà khoa học, Luận án phân tích và có chính kiến về các quan điểm khác nhau, kể cả các cách diễn đạt chưa chuẩn hiện nay về thị trường sức lao động. Theo luận án, mỗi cách diễn đạt có sắc thái riêng xuất phát từ góc tiếp cận của tác giả: - Có tác giả đứng trên góc độ đánh giá tình trạng việc làm để đưa ra định nghĩa về thị trường sức lao động cách định nghĩa này nhấn mạnh đến mối quan hệ trong điều tiết việc làm. Ở đây, thị trường sức lao động là một định nghĩa mang tính khái quát, là những hợp đồng mà việc cung - cầu sức lao động được gắn liền với nhau; - Có tác giả lại nhấn mạnh đến vấn đề thể chế của thị trường sức lao động, xem xét thị trường sức lao động trên cơ sở đánh giá sự vận động của lao động dưới sự tác động của hệ thống những quan hệ xã hội, thể chế kinh tế - xã hội nhất định; - Có tác giả nhấn mạnh đến mối quan hệ trong điều tiết việc làm khi đưa ra quan niệm về thị trường sức lao động. - Có tác giả dựa trên quan điểm của C.Mác khi cho sức lao động là hàng hoá và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường để đưa ra khái niệm thị trường sức lao động;….. Hiện nay vẩn còn chưa thống nhất tên gọi “thị trường sức lao động” và “thị trường lao động”; “thị trường lao động” xét về mặt thuật ngữ là không hoàn toàn chuẩn xác, tuy nhiên trong thực tế vẫn sử dụng phố biến thuật ngữ này hơn là sử dụng thuật ngữ “thị trường sức lao động”. Do vậy, dù cách diễn đạt là “thị trường lao động”, nhưng cần hiểu đây là “thị trường sức lao động”. Theo luận án có thể hiểu một cách khái quát về thị trường sức lao động như sau: Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.Với cách tiếp cận này của luận án, khái niệm thị trường sức lao động phản ánh được đầy đủ các khía cạnh: 1) phù hợp với cách tiếp cận thị trường sức lao động của chuyên ngành kinh tế chính trị; 2) phản ảnh đầy đủ các yếu tố cơ bản của thị trường; 73) Phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, của yêu cầu đòi hỏi phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng. Trên cơ sở các quan niệm, luận án tiếp tục trình bày các nội dung mang tính lý luận về thị trường sức lao động: 2.1.2. Phân loại thị trường sức lao động Tuỳ vào các tiêu thức và mục đích nghiên cứu, thị trường sức lao động được chia theo nhiều giác độ khác nhau, luận án đưa ra các cách phân chia cơ bản như: phân chia theo góc độ pháp lý; theo góc độ quản lý; theo mức độ, tính chất của thị trường; theo tính chất của thị trường; theo góc độ địa lý; theo kỹ năng; theo mức độ phát triển tổ chức của thị trường;…Và còn nhiều cách phân chia khác như: phân chia theo mức độ chín muồi và quy mô điều tiết của thị trường, phân chia theo giới tính, phân chia theo trình độ quản lý,… 2.1.3. Đặc điểm và vai trò của thị trường sức lao động Luận án khái quát những đặc điểm và cơ bản của thị trường sức lao động như: * Đặc điểm của thị trường sức lao động Thứ nhất, hàng hoá trao đổi trên thị trường sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Thứ hai, việc trao đổi hàng hoá - sức lao động có nhiều điểm khác biệt so với trao đổi hàng hoá vật chất khác Thứ ba, giá cả sức lao động trên thị trường sức lao động do quan hệ cung - cầu sức lao động xác định. Tuy nhiên, giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung - cầu sức lao động. Thứ tư, giá cả của hàng hoá sức lao động tương đối ổn định và ít có khả năng phản ứng linh hoạt trước sự biến động của cung - cầu trên thị trường như các hàng hoá thông thường khác. Thứ năm, trong quan hệ giao dịch trên thị trường sức lao động, vị thế yếu hơn trong đàm phán luôn thuộc về người lao động. Thứ sáu, trong quá trình mua - bán, sử dụng sức lao động có thể xây dựng được mối quan hệ lao động tích cực. * Vai trò của thị trường sức lao động - Thị trường sức lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế thường xuyên, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiếu yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. - Thị trường sức lao động cung cấp đầy đủ những thông tin cho cả người lao động và người thuê lao động. - Thị trường sức lao động thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những người lao động tạo điều kiện mở rộng vùng thợ chuyên nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp cho người lao động. 8- Thị trường sức lao động bảo đảm việc phân chia và sắp xếp lại dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, cấu trúc lại nền kinh tế. - Thị trường sức lao động làm tăng tính cơ động của lao động giữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và các khu vực với nhau 2.1.4. Các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động Cung sức lao động Cung sức lao động là số lượng dân số hoạt động kinh tế thường xuyên, bị chi phối bởi các yếu tố về quy mô dân số, mức độ di dân, giá cả sức lao động và các yếu tố thuộc về kinh tế, văn hóa, xã hội khác… mà tại đó người lao động bán sức lao động trong một thời gian nhất định với một khoản thù lao thỏa thuận. Cung sức lao động bị ảnh hưởng bởi cá
Luận văn liên quan