Tóm tắt Luận án Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740 -1820)

Thơ đi sứ thuộc loại hình thơ văn bang giao, phản ánh đặc trưng bối cảnh chính trị - văn hoá vùng Đông Á trung đại. Tuy nhiên, khác với thơ đón/tiếp sứ ra đời trong “không gian cung đình”, thơ đi sứ thể hiện dấu ấn của thứ thơ mang “cảm hứng trên đường” trong cả nội dung và bút pháp, là hiện tượng thú vị trong vận động thơ ca trung đại.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740 -1820), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------o0o------- ĐỖ THỊ THU THỦY THƠ ĐI SỨ VIỆT NAM TỪ CUỐI TRIỀU LÊ ĐẾN ĐẦU TRIỀU NGUYỄN (1740 -1820) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Na Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người phản biện 1: PGS.TS Trần Nho Thìn Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội Người phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học Người phản biện 3: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh Viện Nghiên cứu Hán Nôm Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi..giờ.., ngày..tháng..năm 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ đi sứ thuộc loại hình thơ văn bang giao, phản ánh đặc trưng bối cảnh chính trị - văn hoá vùng Đông Á trung đại. Tuy nhiên, khác với thơ đón/tiếp sứ ra đời trong “không gian cung đình”, thơ đi sứ thể hiện dấu ấn của thứ thơ mang “cảm hứng trên đường” trong cả nội dung và bút pháp, là hiện tượng thú vị trong vận động thơ ca trung đại. 1.2. Trong khoảng trên dưới 7 thế kỷ hình thành, phát triển (TK XIII –TK XIX), vào những năm cuối thời Lê - đầu thời Nguyễn (1740 - 1820), thơ đi sứ nở rộ về số lượng và kết tinh nghệ thuật, có ý nghĩa tiêu biểu cho đặc điểm, thành tựu thơ đi sứ trung đại, đồng thời góp phần tạo nên dấu ấn sâu đậm, rực rỡ của văn học Việt Nam đương thời. 1.3. Sáng tác thơ sứ thần cuối Lê - đầu Nguyễn là một trong những “kênh” tin cậy phản ánh sự đa dạng của bức tranh bang giao Đại Việt thế kỷ XVIII - XIX trước biến chuyển của tình hình chính trị trong nước cũng như tương quan các nước khu vực Đông Á. Việc sử dụng sức mạnh mềm của thơ ca trong giao lưu chính trị, văn hoá khu vực có một ý nghĩa thực tế nhất định trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 1.4. Đề tài bổ sung thêm một nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát tình hình sáng tác thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn qua việc xác lập và hệ thống văn bản trong đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Phân tích một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn nhìn từ vận động loại hình thơ đi sứ, từ đó thấy được thành tựu cùng đóng góp riêng của thơ đi sứ thời này trong diễn trình thơ đi sứ Việt Nam. - Phân tích những điểm nổi bật của bức tranh bang giao Đại Việt TK XVIII - XIX, đặc biệt là giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực Đông Á qua hiện tượng thơ sứ thần. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những tác phẩm thơ đi sứ chữ Hán từ 1740 - 1820 gồm: thơ sứ thần triều Cảnh Hưng - Chiêu Thống (cuối Lê, 1740 - 1788), Quang Trung - Cảnh Thịnh (Tây Sơn, 1788 - 1802), Gia Long (đầu Nguyễn, 1802 - 1820). 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung: giới thiệu khái quát tình hình sáng tác; phân tích đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn ở các phương diện chủ yếu: nội dung cảm hứng; sự thể hiện hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ; thể thơ, ngôn ngữ, cấu trúc, từ đó khẳng định thành tựu và đóng góp của thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn với quá trình vận động thơ đi sứ và thơ ca trung đại. 3.2.2. Phạm vi tư liệu: -12 tập thơ tiêu biểu của 12 sứ thần sáng tác từ 1740 - 1820 (sẽ được trình bày cụ thể trong mục 2.3.2) - Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm tư liệu về thơ đi sứ trong các tuyển tập: Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (từ Q.2 - Q.10, bản Hv.01931 - Hv.01939)và Thơ đi sứ (Phạm Thiều - Đào Phương Bình cb, Nxb. KHXH, 1993) để so sánh hoặc thống kê số lượng thể thơ, thể tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp: hệ thống, so sánh, tiếp cận liên ngành, phân tích - tổng hợpđể thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án đã khảo sát và hệ thống văn bản của 12 trong tổng số 17 tập thơ đi sứ hiện còn cuối Lê - đầu Nguyễn: tình hình văn bản, biên dịch, liệt kê số lượng bài thơ,bổ sung và phiên âm thêm một số tiêu đề bài/mục thơ còn thiếu trong các công trình tuyển dịch trước đây. - Luận án là công trình đầu tiên hệ thống và bổ sung những vấn đề lý luận, thực tiễn về thơ đi sứ. Riêng chặng sáng tác từ 1740 - 1820, luận án có những phân tích, đánh giá cụ thểtừ nội dung tới hình thức, từ đó tái hiện diện mạo và thành tựu thơ đi sứ thời này trong diễn trình vận động thơ đi sứ và thơ ca trung đại, bổ sung thêm một nguồn tư liệu cho việc giảng dạy và học tập văn học trung đại trong nhà trường. - Thông qua “kênh” ngôn ngữ và thơ ca, luận án phân tích một số điểm đáng chú ý của bức tranh bang giao Đại Việt đương thời, trong đó nhấn mạnh giao lưu văn hóa - văn chương giữa Việt Nam với các nước khu vực Đông Á, có ý nghĩa thực tế đối với hoạt động ngoại giao hiện nay. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Khái quát về thơ đi sứ và tình hình sáng tác thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn. Chương 3: Hứng thú từ những chuyến đi và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn. Chương 4: Thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn nhìn từ một số yếu tố hình thức. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử vấn đề thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn 1.1.1. Nhận xét, đánh giá về thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn trong các bài tựa, đề, bình, bạt thời trung đại. Tựa, đề, bình, bạtphản ánh thói quen thẩm bình tác phẩm của người trung đại. Tuy đây chưa phải là những nghiên cứu độc lập, chuyên nghiệp song nó cho thấy mối quan tâm, sự chú ý của người xưa với sáng tác của sứ thần trong đời sống văn hóa, văn học dân tộc. Bài viết của Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Sĩ, Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Địch Cát, Trần Tuấn Viễn, Bùi Dương Lịchbàn về các tập thơ Hoa trình của Nguyễn Tông Khuê, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đề, Phan Huy Ích, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh là những ví dụ tiêu biểu. Nhận xét của tác giả trong bài viết trên thường thiên về khen ngợi, tán dương, phản ánh quan niệm của người xưa về mối tương quan giữa “thi tài” và “thi đức”. Tuy nhiên, khi đặt bài thơ/tập thơ của sứ thần vào tâm thế và không gian sáng tác đặc biệt: tâm thế người đi, không gian trên đường, các thi/văn nhân xưa đã nhận thấy và đề cao vai trò của thế giới khách quan đối với việc nảy sinh hứng thú làm thơ. Những thi tập này, vì thế, được nhìn nhận không chỉ trên phương diện chính trị - bang giao mà còn ở giá trị văn chương - nghệ thuật, có đặc điểm và thành tựu riêng so với thơ viết trong nước. Một số bài tựa, bình của nhân sĩ Trung Quốc và sứ thần Triều Tiên về thơ sứ thần Việt Nam phản ánh giao lưu văn hoá - văn chương rộng mở các nước khu vực Đông Á. 1.1.2. Hoạt động nghiên cứu thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn thời hiện đại Ngoài đóng góp trên lĩnh vực văn bản học, thư mục học, thành tựu lí luận - phê bình về thơ đi sứ thể hiện qua hệ thống bài viết, công trình nghiên cứu; hội thảo khoa học;luận án Tiến sĩ...trong khoảng thời gian từ thập kỷ 70 - TK XX đến nay. Căn cứ nội dung của các bài viết, công trình, chúng tôi thấy có hai xu hướng nghiên cứu chủ yếu về thơ đi sứ, trong đó có thi tập cuối Lê - đầu Nguyễn: Thứ nhất: xu hướng tiếp cận thơ đi sứ từ góc nhìn văn học sử và đặc trưng về loại thể. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các bài viết, công trình của Bùi Duy Tân, Mai Quốc Liên, Nguyễn Đổng Chi, Trương Chính, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Quang TrườngNhững nghiên cứu này cho thấy: thơ đi sứ không phải là sáng tác đơn lẻ, nhất thời, tùy 4 hứng mà là hiện tượng/dòng thơ có đặc điểm riêng mang tính loại hình, phản ánh qui luật vận động của thơ ca và văn chương trung đại. Thứ hai: xu hướng tiếp cận thơ đi sứ từ quan hệ chính trị và giao lưu văn hoá, văn học khu vực. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các bài viết, công trình khoa học, luận án tiến sĩ của Bùi Duy Tân, Trần Nghĩa, Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Nhuận, Lý Xuân Chung, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Minh Tuânvà các nhà nghiên cứu nước ngoài như Wu Zai Zhao, Liu Yu Jun, Le Lang Gong, Liam C.Kelley, Zhan Zhihe, Taro Shimizu... Dành nhiều tâm huyết khảo cứu thơ văn xướng họa giữa sứ thần Việt Nam với văn nhân, quan lại Trung Hoa và sứ thần Triều Tiên, Nhật Bản, bài viết/công trình nghiên cứucủa các tác giả đều khẳng định sứ mệnh “ngoại giao văn hoá” ở những bài thơ này: đề cao văn hiến dân tộc, thể hiện tình cảm hòa hiếu của người Việt trong quan hệ với các nước. Hướng tiếp cận này đang ngày càng trở nên phổ biến bởi ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự của nó trong bối cảnh ngoại giao hiện nay. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Lý thuyết Loại hình học Từ lý thuyết Loại hình học, tác giả luận án khẳng định: thơ đi sứ, trong đó có sáng tác cuối Lê - đầu Nguyễn vừa mang đặc điểm truyền thống của văn học nhà Nho, vừa có vận động mới mẻ về tư tưởng - cảm hứng và bút pháp nghệ thuật, phản ánh mối quan hệ giữa chuyện đi - chuyện viết, sứ thần - nhà thơ, văn chương - chính trị, là hiện tượng thú vị trong vận động của nền thơ ca và văn học trung đại. 1.2.2. Văn hóa học và nghiên cứu thơ đi sứ từ góc nhìn văn hóa Từ lý thuyết nghiên cứu Văn hoá học văn học, tác giả luận án nhận thấy: thơ đi sứ, trong đó có sáng tác cuối Lê - đầu Nguyễn là sự phản ánh, kết tinh giá trị văn hoá dân tộc và thời đại, đặc biệt trong lĩnh vực bang giao. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết trên cùng sự kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước,luận án xác định nghiên cứu thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn trên các bình diện chủ yếu sau: - Nghiên cứu thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn trong bối cảnh bang giao thế kỷ XVIII - XIX. - Nghiên cứu thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn trong tương quan với vận động thơ đi sứ và văn học Việt Nam TK XVIII - XIX. Liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài, thuật ngữ thơ đi sứ có thể được thay thế bằng các tên gọi khác như thơ sứ trình, thơ sứ thần (tiếng Anh: Envoy Poetry). 5 Về phạm vi thời gian, cụm từ “cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn” (viết tắt: cuối Lê - đầu Nguyễn) sử dụng trong luận án nhằm để định vị các hiện tượng thơ sứ thần từ 1740 - 1820, tức là khoảng thời gian nửa sau TK XVIII - đầu TK XIX, thời điểm thơ đi sứ có kết tinh thành tựu rực rỡ trong tương quan với vận động văn học và bối cảnh bang giao nhiều biến chuyển giữa triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn (Việt Nam) với nhà Thanh (Trung Hoa). Chương 2 KHÁI QUÁTVỀ THƠ ĐI SỨ VÀ TÌNH HÌNH SÁNG TÁC THƠ ĐI SỨ CUỐI LÊ - ĐẦU NGUYỄN 2.1. Văn hóa đi sứ và sự hình thành dòng thơ đi sứ trung đại 2.1.1. Quan hệ bang giao “triều cống” Việt - Trung trong “trật tự thế giới Đông Á”. Bối cảnh chính trị - văn hóa vùng Đông Á trung đại đã tạo nên mối quan hệ quốc tế mang tính “biệt lệ” giữa Trung Hoa với các nước khu vực: quan hệ nước lớn - nước nhỏ theo trật tự, thứ bậc rõ ràng. Biểu hiện rõ nhất của mối quan hệ này là hệ thống triều cống được thể chế hóa, qui định “bổn phận cống nạp” của các nước nhỏ/thuộc quốc với nước lớn/“thiên triều” Trung Hoa. Những chuyến Hoa trình tới Yên Kinh thực hiện “nghĩa vụ” tuế cống theo định lệ hoặc cầu phong, vì thế, đã trở thành hoạt động trọng yếu phản ánh tính “đặc thù” của mối quan hệ bang giao Việt - Trung trong “trật tự thế giới Đông Á”, có liên quan trực tiếp tới sự hình thành, vận động của dòng thơ sứ trình trung đại. 2.1.2. Sứ thần - nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ. Đối với các quốc gia trong khu vực “đồng văn” thuộc vùng văn hoá Đông Á/vùng văn hoá chữ Hán như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản thì: “văn tự Hán và văn hiến được coi như là một công cụ của chính trị của ngoại giao, nó là công cụ để hiểu rõ người Hán và chống lại mọi mưu đồ của người Hán” (Trần Trọng Dương). Ngoài văn kiện chính thống của nhà nước như thư từ, tấu, sớ, biểu chươngthì thơ ca, với ưu thế của loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ cũng là một “kênh” hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho hoạt động đối ngoại của nhà nước. Vì thếsứ thần không chỉ có bản lĩnh, tài trí của một nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn hoá mà còn mang phẩm chất của những văn quan giỏi từ chương, thơ phú, thông qua sáng tác thơ ca“xiển dương” văn hoá dân tộc và nâng cao quốc thể trước “thiên triều”. Những “bút đàm” này cũng phản ánh giao lưu văn hoá, văn học rộng mở giữa các quốc gia khu vực Đông Á đương thời. 6 2.1.3. Đường tới Yên Kinh - không gian hải ngoại và hứng thú thi ca Lộ trình sứ đoàn Việt Nam tới Yên Kinh tuy phải trải qua nhiều gian nan, khó nhọc do khoảng cách địa lý xa xôi cùng hạn chế về phương tiện song đó cũng là những trải nghiệm thú vị đối với sứ thần. Hứng thơ nảy sinh một cách tự nhiên từ nhu cầu giãi bày tâm trạng, nỗi niềm xa nước, nhớ quê hay để biểu hiện “hứng thú núi sông”. Đường đi sứ, cũng là đường thơ song hành cùng vận mệnh dân tộc suốt thời trung đại . Nét độc đáo của kiểu tác giả nhà thơ - sứ thần và quan niệm văn chương cho thấy bản chất thẩm mĩ của thơ đi sứ, một loại hình thơ văn bang giao gắn liền với nhiệm vụ chính trị nhà nước, đồng thời cũng là những áng thơ trữ tình phản ánh tâm hồn phong phú, sự tài hoa của các thi nhân. Điều này thể hiện ở tính chất đa dạng, phong phú, nhiều màu vẻ của thơ đi sứ về cả phương diện nội dung lẫn hình thức. 2.2. Quá trình vận động thơ đi sứ nhìn từ bối cảnh bang giao Việt - Trung TK XIII - XIX. Theo nhiều tư liệu lịch sử, mối quan hệ bang giao Việt -Trung khởi đầu năm 976 (thời nhà Đinh) và kết thúc năm 1884 (thời Nguyễn). Tuy nhiên, tư liệu về thơ đi sứ hiện còn chỉ cho phép tái hiện được diện mạo của dòng thơ này tính từ cuối thế kỷ XIII (thời Trần). 2.2.1. Bối cảnh bang giao và thơ đi sứ thời Trần - Hồ (1225 - 1407) Thơ đi sứ thời Trần - Hồ là giai đoạn mở đầu dòng thơ đi sứ trung đại, hình thành trong bối cảnh bang giao “nhạy cảm”, phức tạp giữa triều Trần, Hồ với ba triều Tống, Nguyên, Minh trước sự o ép và âm mưu thôn tính của các đế chế phương Bắc. Thơ đi sứ thời này mang âm hưởng của thời đại “đánh Tống, dẹp Nguyên” với tình điệu cảm xúc mạnh mẽ, hào sảng hướng về dân tộc và triều đại song cũng rất tinh tế, trong trẻo khi viết về thiên nhiên, con người, đời sống, trong đó phải kể tới vai trò của Nguyễn Trung Ngạn và Giới Hiên thi tập với việc hình thành truyền thống nghệ thuật thơ đi sứ. 2.2.2. Bối cảnh bang giao và thơ đi sứ thời Lê - Mạc, Lê trung hưng(1428 - 1788) Thơ đi sứ thời Lê - Mạc, Lê trung hưng vận động trong bối cảnh chính trị - bang giao của các triều Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592), Lê trung hưng (1533 - 1786) với hai triều Minh, Thanh khi sự phân hoá giữa các phe phái chính trị diễn ra ngày càng phức tạp và nội chiến kéo dài. Đây cũng là giai đoạn “được mùa” của thơ đi sứ với số lượng thi tập phong phú cùng sự mở rộng về khuynh hướng phản ánh và đa dạng về bút pháp. Đặc biệt trong thơ Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), 7 tư tưởng “ngoại giao văn chương/thơ ca” đã được ý thức như một quan niệm sáng tác, phản ánh “sự tự giác văn học”. 2.2.3. Bối cảnh bang giao và thơ đi sứ thời Tây Sơn (1788 - 1802) Thơ đi sứ thời Tây Sơn vận động trong bối cảnh bang giao giữa triều Tây Sơn với nhà Thanh sau chiến thắng quân sự trước thiên triều năm 1789. Dưới sự giúp sức của các nhà ngoại giao tài giỏi là nhân sĩ Bắc Hà, bang giao Việt Nam thời Tây Sơn được coi là giai đoạn thành công, rạng rỡ bậc nhất trong lịch sử bang giao trung đại. Thơ đi sứ thời này một mặt phản ánh khí thế ấy của thời đại, mặt khác giàu chất trữ tình trong suy tư về thời thế, thân thế. 2.2.4. Bối cảnh bang giao và thơ đi sứ thời Nguyễn (1802 - 1884) Thơ đi sứ thời Nguyễn vận động trong bối cảnh bang giao giữa triều Nguyễn với Trung Hoa, Pháp và một số nước Đông Nam Á trước biến chuyển mới của tình hình khu vực và thế giới đương thời. Mối quan hệ “triều cống”Việt - Trung chính thức chấm dứt vào năm 1884 khi Thanh triều ký bản “Hoà ước Thiên Tân” công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam. Thơ đi sứ thời này, một mặt thể hiện nỗi lo lắng, trăn trở của các trí thức Nho sĩ trước vận mệnh dân tộc, mặt khác quan tâm tới những vấn đề của cuộc sống hiện thực, phản ánh vận động về khuynh hướng, bút pháp của thơ ca và văn học đương thời. 2.3. Tình hình sáng tác thơ đi sứ cuối Lê - đầu Nguyễn 2.3.1. Bang giao với nhà Thanh qua các chuyến đi Trung Hoa của sứ thần 2.3.1.1. Tiếp tục quan hệ bang giao “triều cống” trong bối cảnh chính trị phức tạp của các vương triều. Trong lịch sử, cuối Lê - đầu Nguyễn là khoảng thời gian sóng gió, biến động nhất 10 thế kỷ trung đại liên quan tới cuộc “thay ngôi đổi chủ” của ba triều: Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Tuy nhiên về đối ngoại, Việt Nam vẫn là một “thuộc quốc” trong “trật tự thế giới Đông Á”. Hàng loạt chuyến đi mang tính sự vụ/sự lệ của sứ thần trong thời gian này cho thấy quan hệ “triều cống” với Trung Hoa được các triều đại Việt Nam duy trì đều đặn nhằm bảo vệ quyền lợi của vương triều trước sự chống đối các thế lực chính trị trong nước. Trong những chuyến đi tưởng như đã thành thông lệ thì ở khoảng thời gian này cũng có một số chuyện đáng chú ý phản ánh tình hình chính sự trong nước và vị thế của các triều đại Việt Nam trước “thiên triều” Trung Hoa: chuyến đi sứ Thanh của sứ đoàn Lê Quý Đôn năm 1760 - 1761; sứ đoàn Hồ Sĩ Đống năm 1777 - 1778; sứ đoàn Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn năm 1790. 8 Là chứng nhân của giai đoạn lịch sử tao loạn, sự nghiệp chính trị gắn liền với sinh mệnh triều đại nên trong hành trạng và tiểu sử nhiều sứ thần có những quan hệ riêng - chung khá phức tạp. Đặc biệt, sự góp mặt của đội ngũ trí thức có mối liên quan tới tầng lớp thương nhân Hoa kiều vùng đất Nam Hà như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn đã tạo nên yếu tố mới mẻ, thú vị của bức tranh bang giao Đại Việt trong những thập kỷ đầu vương triều Nguyễn và để lại ít nhiều dấu ấn ở các tập thơ Hoa trình thời này. 2.3.1.2. Gặp gỡ tại Yên Kinh và giao lưu văn hóa - văn chương các nước khu vực Đông Á. Bên cạnh việc giải quyết chính sự hoặc lễ nghi thì một điểm rất độc đáo trong các chuyến Hoa trình cuối Lê - đầu Nguyễn là những gặp gỡ, tiếp xúc, từ đó dẫn tới giao lưu văn hoá, văn chương mang màu sắc học thuật giữa sứ thần Việt Nam với sứ thần các nước trong khu vực. Thống kê cho thấy: ngoài quan hệ truyền thống với văn nhân Trung Hoa thì trong khoảng 50 năm cuối thời Lê và thời Tây Sơn (1740 - 1802) đã diễn ra 8 cuộc gặp gỡ giữa sứ thần Việt Nam với sứ thần Triều Tiên, Nhật Bản. Đặc biệt, với 7/8 lần tiếp xúc và giao lưu, xướng họa thơ văn, quan hệ văn hóa Việt - Triều đã được tiếp nối từ nền tảng trong quá khứ và ngày càng sâu sắc, rộng mở do những gần gũi và tương quan chính trị với các triều Nguyên, Minh, Thanh của Trung Hoa. Trong mối quan hệ “triều cống” Việt - Trung, tuy thứ bậc nước nhỏ - nước lớn giữa Việt Nam và Trung Hoa không thay đổi song xét về mức độ, vị thế Việt Nam trước “thiên triều” Trung Hoa đã có những cải thiện đáng kể. Bên cạnh chủ đích chính trị - bang giao, những bài thơ họa - đáp, tặng, tiễn còn thể hiện giao tình văn chương giữa sứ thần hai nước. 2.3.2. Các tập thơ đi sứ tiêu biểu Thống kê số lượng bài thơ ở mục này dựa trên các bản Hán văn có số lượng đầy đủ nhất hiện lưu giữ trong kho sách Hán Nôm thuộc Thư viện Viện NCHN và Thư viện Quốc gia Việt Nam, các công trình tuyển dịch đã được công bố. Trên cơ sở đó, tác giả luận án sắp xếp, lược bớt những bài không phải viết trong thời gian đi sứ hoặc là thơ của người khác chép lẫn vào và tập hợp trong Phụ lục luận án (tr.1 - 73). Cụ thể: 2.3.2.1. Thơ đi sứ thời Cảnh Hưng - Chiêu Thống (cuối Lê, 1740 - 1788) 9 (1). Sứ hoa tùng vịnh tập, Nguyễn Tông Khuê: 206 bài, trong đó Tiền tập: 106 bài, Hậu tập: 100 bài (phụ lục 1, mục 1.1). (2). Quế Đường thi vựng quyển, Lê Quí Đôn: 351 bài, trong đó quyển I: 128 bài, quyển II: 12
Luận văn liên quan