Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, tài sản
đầu tiên được đưa ra bán đấu giá là tài sản thi hành án dân sự và trở
thành loại tài sản đấu giá “truyền thống”.Việc đấu giá tài sản thi hành
án dân sự không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu giá” mà còn
có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Toà án được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các đương sự. Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản
thi hành án dân sự là bất động sản được đấu giá thành nhưng không
bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín
của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm”
hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án
năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng
không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở
lên là 5.225 việc. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài sản kê biên vẫn
còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là
7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa
xử lý được, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911
việc. Có 628 vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài
sản cho người trúng đấu giá. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời
hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự là vấn đề hết sức cấp bách. Đặc biệt, trong
bối cảnh hoạt động thi hành án dân sự cần phải giải quyết cấp bách
nợ xấu của hệ thống Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn
định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều tài sản bán đấu giá không thành
đã ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sự an toàn của hệ thống tín
dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành
án
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. “Tại sao tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp không muốn bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự”(2013), Tạp chí Dân chủ pháp luật 7, 55.
2.“Cần có chế tài xử lý đối với khách hàng trúng đấu giá mà
không nộp tiền mua tài sản, ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu
giá”(2013), Tạp chí Nghề Luật, 5, 61.
3.“Cần có Đấu giá viên chuyên nghiệp để xây dựng tổ chức bán
đấu giá chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường”(2013),Tạp chí Nghề
Luật, 6, 32.
4.“Một số những khó khăn, vướng mắc trong Nghị định số
17/2010/NĐ-CP về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản và các văn bản
hướng dẫn thi hành” (2015), Tạp chí Nghề Luật, 3, 64
5.“Góp ý dự thảo Luật đấu giá tài sản” (2015),Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp 15 (295), 39.
6. “Thực trạng đội ngũ Đấu giá viên và yêu cầu đặt ra trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” (2015), Tạp chí
Nghề Luật 1, 59.
7. “Một số những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay
và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” (2016), Tạp chí Nghề Luật 3,6.
8.“Những yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự ở Việt Nam” (2016), Trang thông tin điện tử của Tạp
chí Dân chủ - Pháp luật, Bộ Tư pháp
9. “Thực hiện đấu giá tài sản thi hành án dân sự của Chấp hành
viên theo Luật đấu giá tài sản” (2017), số chuyên đề thi hành Luật ĐGTS,
Tạp chí Dân chủ - pháp luật, 136
10. “Cơ hội và thách thức đối với nghề đấu giá tại Việt Nam khi
Luật đấu giá tài sản có hiệu lực pháp luật”(2017), số chuyên đề thi hành
Luật đấu giá tài sản, Tạp chí Dân chủ - pháp luật, 136
11.“Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy
định pháp luật về kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự ảnh hưởng đến tiến
độ đấu giá tài sản” (2018), Tạp chí Nghề Luật, 2,18.
1
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, tài sản
đầu tiên được đưa ra bán đấu giá là tài sản thi hành án dân sự và trở
thành loại tài sản đấu giá “truyền thống”.Việc đấu giá tài sản thi hành
án dân sự không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu giá” mà còn
có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Toà án được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các đương sự. Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản
thi hành án dân sự là bất động sản được đấu giá thành nhưng không
bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín
của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm”
hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án
năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng
không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở
lên là 5.225 việc. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài sản kê biên vẫn
còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là
7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa
xử lý được, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911
việc. Có 628 vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài
sản cho người trúng đấu giá. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời
hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự là vấn đề hết sức cấp bách. Đặc biệt, trong
bối cảnh hoạt động thi hành án dân sự cần phải giải quyết cấp bách
nợ xấu của hệ thống Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn
định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều tài sản bán đấu giá không thành
đã ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sự an toàn của hệ thống tín
dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành
án. Điều này dẫn đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công
dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số
2
48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 khó được thực hiện trên thực tế. Mặt khác, việc nhiều
bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành
trong thời gian quá dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc:“Xây
dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật
phải được thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển
lành mạnh” theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2
tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm
2020 đã đặt ra. Mặc dù pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự đã tập trung cao độ vào việc giải quyết những vướng mắc, bất
cập trong việc đấu giá tài sản thi hành án dân sự để bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của các chủ thể tham gia nhưng kết quả đấu giá tài sản
thi hành án dân sự cũng không mấy khả quan, tiến độ đấu giá tài sản
thi hành án dân sự vẫn kéo dài, lượng án tồn đọng vẫn cao không
mang lại hiệu quả như mong đợi.
Về học thuật, mặc dù trong thời gian qua vấn đề bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự đã được quan tâm, có nhiều công trình
nghiên cứu thể hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách,
bài đăng tạp chí chuyên ngành, hội thảo bình luận, đánh giá liên quan
đến bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự với những góc tiếp cận khác
nhau. Mỗi cách tiếp cận về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự đều
có những điểm mạnh nhưng cũng có hạn chế nhất định. Tuy nhiên,
hiện nay chưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu
và tổng thể bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở cấp độ luận án tiến
sĩ dưới cả góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng, đặc biệt là
những quy định mới về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự trong
Luật thi hành án dân sự, Luật đấu giá tài sản cũng như các văn bản
3
hướng dẫn thi hành. Góc tiếp cận theo hướng nghiên cứu chuyên sâu
và tổng thể về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự có thể kết nối và
khắc phục được sự tản mạn trong các công trình nghiên cứu hiện nay
về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự, cho phép luận chứng được
các yêu cầu, giải pháp, kiến nghị có tính cơ bản, lâu dài để hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện bán đấu giá tài sản thi hành
án dân sự. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án
dân sự, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình
trạng án tồn đọng, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự ở Việt Nam” làm đề tài luận án.
Luận án hướng tới mục đích nghiên cứu một cách hệ thống
các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự, làm rõ yêu cầu và kiến nghị nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài
sảnthi hành án dân sự ở Việt Nam dưới góc độ là một chế định pháp
luật. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề lý
luận về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự, thực trạng pháp luật,
thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở
Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với các quy định trước đây trong
lịch sử pháp luật Việt Nam cũng như các quy định về bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra các
yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự ở Việt Nam. Các nội dung trong Luận án được nghiên cứu dựa
trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh
đó còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
phù hợp khác như: phân tích, chứng minh, so sánh, diễn giải và
phương pháp xã hội học, khảo sát thực tế, thống kê để làm sáng tỏ
những vấn đề nghiên cứu.
4
Những đóng góp mới về khoa học của Luận án gồm:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống và bổ sung, làm sâu sắc các
vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự gồm khái
niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ; phân tích và lý
giải cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự ; xây dựng các nội dung cơ bản điều chỉnh pháp
luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ;
Thứ hai, Luận án đã tổng hợp, phân tích có hệ thống thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự ở Việt Nam; từ đó tập trung đánh giá được những
hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự .
Thứ ba, Luận án xây dựng và hoàn thiện cơ chế bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự ở Việt Nam có hiệu quả phù hợp với Luật đấu
giá tài sản, cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế trên cơ sở đưa ra 05 yêu
cầu đề hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở
Việt Nam và đề xuất 04 nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam. Ngoài phần mở đầu,
tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, Luận án được trình bày với kết cấu gồm 03 chương như
sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản thi
hành án dân sự
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Chương 3. Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam.
5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá sự liên quan của các công trình đã công bố
đến đề tài: “Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam”
Một là, về sự liên quan của các công trình đã công bố liên
quan đến lý luận về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt
Nam
Các công trình được công bố liên quan đến lý luận về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, chuyên sâu về khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoa
học, nội dung điều chỉnh của pháp luật về bán đấu giá tài sản thi
hành án dân sự. Từ đó, cho phép nhận diện bản chất của bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự so với các loại tài sản được đưa ra đấu giá
khác. Các công trình cũng chưa kết nối được lịch sử quy định pháp
luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự cũng như chưa phản
ánh sâu sắc vấn đề bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự theo quy
định của pháp luật ở nước ngoài.
Hai là, về sự liên quan của các công trình đã công bố liên
quan đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam
Liên quan đến các công trình được công bố chưa có công
trình nào nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
ở Việt Nam. Đặc biệt, chưa có công trình nào luận giải được đầy đủ,
chính xác những điểm tích cực và những bất cập, vướng mắc về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự trên phạm vi toàn quốc từ năm
2014 đến năm 2018 khi Luật thi hành án dân sự năm 2014 được sửa
đổi, bổ sung và Luật đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực thi hành.
6
Ba là, về sự liên quan của các công trình công bố liên quan
đến yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Một số công trình đã nêu ra yêu cầu và giải pháp nâng cao
hiệu quả bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam, ở những
góc độ nhất định, tuy nhiên những giải pháp, kiến nghị này còn nhỏ
lẻ đối với từng trường hợp cụ thể mà chưa có công trình nào đưa ra
tổng thể, đầy đủ các yêu cầu và kiến nghị nâng cao hiệu quả bán đấu
giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam.
2. Hệ thống các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản thi hành
án dân sự
Luận án tiếp tục làm rõ khái niệm bán đấu giá tài sản thi
hành án dân sự, đặc điểm của bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự,
luận giải các cơ sở khoa học để xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự, xác định những nội dung cơ bản mà pháp luật
về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự cần điều chỉnh.
Thứ hai, về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam
Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng về bán đấu giá thi hành án dân sự ở Việt Nam để có cái nhìn
khái quát nhất pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Từ
việc phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự để nhận diện và làm rõ những hạn chế, bất
cập, lý giải nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong pháp luật
về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự.
Thứ ba, về yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam
7
Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản thi
hành án dân sự được đề ra trên cơ sở lý luận về bán đấu giá tài sản
thi hành án dân sự, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự; làm rõ những
yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự, đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện
pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự .
3. Câu hỏi nghiên cứu, hướng tiếp cận, giả thuyết nghiên
cứu và dự kiến các kết quả nghiên cứu
Bằng việc đặt ra và trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở từng nội
dung, xác định hướng tiếp cận và chứng minh các giả thuyết nghiên
cứu, dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án thu được:
Thứ nhất, hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Đây chính là cơ sở lý luận để
nghiên cứu sinh đề xuất các yêu cầu, kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự và tìm ra cơ chế bán đấu giá
tài sản thi hành án dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
Thứ hai, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng về bán đấu giá tài sản thi hành
án dân sự ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó tạo cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất các yêu cầu, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra được các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam và các kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam
nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá loại tài sản này ở Việt Nam một
cách bền vững.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản
1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản
Hiện nay có khá nhiều các khái niệm về bán đấu giá tài sản
và được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau xuất phát quan điểm
lập pháp, trình độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bên
cạnh khái niệm “bán đấu giá tài sản” còn có nhiều công trình đưa ra
khái niệm về “đấu giá tài sản”. Khi xem xét khái niệm đấu giá tài sản
và bán đấu giá tài sản dưới góc độ là quan hệ mua bán thì nội dung
của hai khái niệm này không có gì khác nhau về bản chất :
“Bán đấu giá tài sản là quá trình người có tài sản thực hiện
các thủ tục đưa tài sản ra đấu giá công khai tại tổ chức đấu giá theo
trình tự, thủ tục luật định. Người có tài sản đấu giá được lựa chọn tổ
chức đấu giá để thực hiện việc bán tài sản. Phải có ít nhất 02 tham
gia đấu giá và người tham gia đấu giá có giá trả cao nhất hoặc ít
nhất bằng giá khởi điểm là người trúng đấu giá. Thông qua tổ chức
đấu giá, người có tài sản đấu giá chuyển quyền sở hữu, bàn giao
tài sản cho người mua được tài sản đấu giá theo quy định của
pháp luật”.
1.1.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản
Bán đấu giá tài sản có đặc điểm cơ bản sau:
- Quan hệ bán đấu giá tài sản được xác lập giữa bên bán và
bên mua thông qua một tổ chức đấu giá trung gian;
- Tổ chức có chức năng bán đấu giá phải là cá nhân, pháp nhân
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động đấu giá;
- Tài sản đấu giá là tài sản được đưa đấu giá bắt buộc theo quy
định của pháp luật và tài sản của tổ chức, cá nhân tự nguyện đưa ra
đấu giá;
9
- Bán đấu giá tài sản được tổ chức theo nguyên tắc công khai,
tuân theo hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục luật định;
- Có ít nhất hai người tham gia đấu giá và người trúng đấu giá
phải là người trả giá cao nhất, người đầu tiên chấp nhận giá.
1.2. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự
1.2.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự.
Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều đưa tài sản thi hành án dân sự ra bán đấu giá công khai như
Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Singapo... Bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự là một trong các loại tài sản bắt buộc phải đưa ra đấu giá với
mục đích để bảo đảm thi hành án. Do đó, bản chất của bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự sẽ mang bản chất của bán đấu giá tài sản nói
chung và mang những bản chất riêng có đối với loại tài sản này. Khi
nghiên cứu về khái niệm bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự,
nghiên cứu sinh thấy rằng khái niệm này có thể được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có công trình nghiên cứu một
cách đầy đủ, chuyên sâu về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
dưới góc độ là một hệ thống quy phạm pháp luật. Hệ thống quy phạm
pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự là tổng thể các
quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
trong quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự để thực hiện
thủ tục trước khi đưa tài sản ra đấu giá, thủ tục đấu giá, thủ tục sau
đấu giá nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong
hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Thông qua tổ chức
đấu giá, quan hệ mua bán tài sản giữa người có tài sản đấu giá và
người trúng đấu giá tài sản phát sinh. Người mua được tài sản là
người trả giá cao nhất hoặc ít nhất bằng giá khởi điểm và được bàn
giao tài sản, bảo vệ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản sau khi hoàn
tất thủ tục thanh toán theo quy định của pháp luật.
10
1.2.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Đặc điểm của bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự trước
tiên sẽ mang đặc điểm của bán đấu giá tài sản nói chung (mục 1.1.2)
và mang những đặc điểm riêng:
- Cơ sở pháp lý để thực hiện bán đấu giá tài sản thi hành án
dân sự dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của các chủ
thể có thẩm quyền xét xử;
- Người có thẩm quyền đưa tài sản thi hành án dân sự ra bán
đấu giá không phải là chủ sở hữu tài sản mà là một chủ thể có thẩm
quyền tổ chức thi hành án dân sự được Nhà nước trao quyền;
- Tài sản thi hành án dân sự được đưa ra đấu giá phải được
kê biên, định giá theo trình tự, thủ tục luật định của pháp luật thi
hành án dân sự;
- Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
mang tính cưỡng chế Nhà nước.
1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật bán đấu
giá tài sản thi hành án dân sự
(i) Thi hành nghĩa vụ dân sự, bảo đảm hiệu lực thi hành của
bản án, quyết định;
(ii) Bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong giai đoạn
THADS;
(iii) Bảo đảm tài sản được đưa ra bán đấu giá tuân theo các
quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu.
1.4. Nội dung về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
1.4.1. Tài sản thi hành án dân sự đưa ra bán đấu giá
Nghiên cứu quy định của pháp luật về thi hành án dân sự ở
một số các quốc gia cho thấy tài sản thi hành án dân sự được đưa ra
đấu giá phải là tài sản được phép giao dịch, không bị cấm kê biên
theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc không được đưa
ra đấu giá theo quy định của pháp luật, bảo đảm chuyển giao quyền
sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp cho người mua được tài sản.
11
1.4.2. Chủ thể trong bán đấu tài sản thi hành án dân sự
Về lý luận thì chủ thể trong bán đấu giá