Vấn đề làm mẹ an toàn (LMAT) tại Việt Nam đã cải thiện
đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng dân tộc
thiểu số (DTTS). Trong số các DTTS, dân tộc H’mông là cộng
đồng có chỉ số về LMAT kém nhất. So với các DTTS khác, tỷ
lệ phụ nữ H'mông không đi khám thai cao gấp 2,2 lần (63,5%
so với 29,1%), tỷ lệ sinh con tại nhà cao nhất và gấp 2,1 lần
(36,3% so với 77,4%); tỷ số tử vong mẹ (MMR) cao hơn 7,5
lần nhóm Kinh, Tày; tỷ suất tử vong sơ sinh cao nhất trong các
DTTS và cao gấp 3,6 lần so với dân tộc Kinh. Thực trạng này
cho thấy, dân tộc H'mông cần được quan tâm đặc biệt trong
tăng cường về LMAT.
Tuy nhiên, các thông tin về tình hình LMAT của dân tộc
H’mông hiện nay còn rất hạn chế. Để có bằng chứng cho lựa
chọn các giải pháp can thiệp cụ thể, phù hợp và toàn diện hơn
nhằm cải thiện về LMAT cho dân tộc H’mông, chúng tôi tiến
hành đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến
thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông
tỉnh Sơn La.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
--------------------*-------------------
VŨ VĂN HOÀN
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
NÂNG CAO KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
LÀM MẸ AN TOÀN CHO PHỤ NỮ H’MÔNG
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: y tế công cộng
Mã số: 9 72 07 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2017
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Thanh Hương
2. PGS. TS Lưu Thị Hồng
Phản biện 1: PGS.TS Đặng Văn Vững
Trường Đại học Y Hà Nội
Phản biện 2: TS. Nguyễn Duy Khê
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em
Phản biện 3: PGS.TS Lã Ngọc Quang
Trường Đại học Y tế công cộng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện,
Tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Vào hồi 8 giờ 30, ngày 5 tháng 2 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐTB Cô đỡ thôn bản
CSTS Chăm sóc trước sinh
CSKS Chăm sóc khi sinh
CSSS Chăm sóc sau sinh
CSYT Cơ sở y tế
CQĐT Chính quyền, đoàn thể
DHNH Dấu hiệu nguy hiểm
DTTS Dân tộc thiểu số
DVYT Dịch vụ y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
HĐND Hội đồng nhân dân
HQCT Hiệu quả can thiệp
KAP Kiến thức, thái độ, thực hành
KVMN Khu vực miền núi
KVNT Khu vực nông thôn
NC Nghiên cứu
NCT Nhóm can thiệp
NKCT Nhóm không can thiệp
MMR Tỷ số tử vong mẹ
LMAT Làm mẹ an toàn
SCT Sau can thiệp
2
SKSS Sức khỏe sinh sản
TCT Trước can thiệp
TVM Tử vong mẹ
TYT Trạm y tế
UBND Ủy ban nhân dân
YTTB Y tế thôn bản
3
MỞ ĐẦU
Vấn đề làm mẹ an toàn (LMAT) tại Việt Nam đã cải thiện
đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng dân tộc
thiểu số (DTTS). Trong số các DTTS, dân tộc H’mông là cộng
đồng có chỉ số về LMAT kém nhất. So với các DTTS khác, tỷ
lệ phụ nữ H'mông không đi khám thai cao gấp 2,2 lần (63,5%
so với 29,1%), tỷ lệ sinh con tại nhà cao nhất và gấp 2,1 lần
(36,3% so với 77,4%); tỷ số tử vong mẹ (MMR) cao hơn 7,5
lần nhóm Kinh, Tày; tỷ suất tử vong sơ sinh cao nhất trong các
DTTS và cao gấp 3,6 lần so với dân tộc Kinh. Thực trạng này
cho thấy, dân tộc H'mông cần được quan tâm đặc biệt trong
tăng cường về LMAT.
Tuy nhiên, các thông tin về tình hình LMAT của dân tộc
H’mông hiện nay còn rất hạn chế. Để có bằng chứng cho lựa
chọn các giải pháp can thiệp cụ thể, phù hợp và toàn diện hơn
nhằm cải thiện về LMAT cho dân tộc H’mông, chúng tôi tiến
hành đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến
thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông
tỉnh Sơn La.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn của
phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4 xã của tỉnh Sơn La năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ,
thực hành làm mẹ an toàn của phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 4
xã của tỉnh Sơn La.
3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ H’mông 15–49 tuổi tại 2
xã huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, 2014-2015.
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là nghiên cứu can thiệp về LMAT đầu tiên tại Việt
Nam dành riêng cho phụ nữ H’mông - một cộng đồng có các
chỉ số LMAT kém nhất và ít được quan tâm tìm hiểu trên thế
4
giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu góp phần bổ sung số liệu cụ
thể và toàn diện về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về
LMAT, các yếu tố ảnh hưởng cũng như hiệu quả của các hoạt
động can thiệp nâng cao kiến thức, cải thiện thái độ và thực
hành về LMAT cho phụ nữ H’mông trong độ tuổi sinh đẻ.
Nghiên cứu cũng đã thử nghiệm và chứng minh tính hiệu
quả về cách tiếp cận từ văn hóa tộc người trong xây dựng các
giải pháp can thiệp tăng cường LMAT tại cộng đồng dân tộc
thiểu số như: Ứng dụng các giá trị tích cực của tập tục, văn hóa
của dân tộc H’mông như vai trò của trưởng họ, lãnh đạo cộng
đồng, của người nam giới trong gia đình trong xây dựng các
giải pháp can thiệp về huy động sự tham gia của chính quyền,
cộng đồng trong truyền thông, vận động thực hiện các quy định
về LMAT; Đào tạo và sử dụng đội ngũ cô đỡ thôn bản để khắc
phục các rào cản về ngôn ngữ, giới, văn hóa, tập tục và địa lý
trong cung cấp dịch vụ LMAT tại địa bàn. Các giải pháp can
thiệp này góp phần cải thiện rõ rệt kiến thức, thái độ, thực hành
LMAT của phụ nữ H’mông. Các giải pháp của can thiệp không
chỉ minh chứng cho sự phù hợp về văn hóa mà còn chỉ ra một
hướng thúc đẩy sự bình đẳng giới tại cộng đồng vốn nổi tiếng
về sự hà khắc của chế độ phụ quyền tại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế đánh giá trước-sau có nhóm
chứng nên đã cung cấp bằng chứng có tính thuyết phục về hiệu
quả can thiệp so với các nghiên cứu với thiết kế cắt ngang đơn
thuần hoặc nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng.
Nghiên cứu cũng đã xây dựng và chuẩn hóa thang đo thái
độ về LMAT đối với phụ nữ H’mông; cung cấp 3 thang đo thái
độ về CSTS, CSKS và CSSS đã được chuẩn hóa để sử dụng
trong các nghiên cứu tương tự tiếp theo.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 148 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ
lục, có 35 bảng, 12 hình, sơ đồ, biểu đồ. Mở đầu 2 trang. Tổng
quan 38 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang;
kết quả nghiên cứu 42 trang; bàn luận 42 trang; kết luận 2 trang
và khuyến nghị 1 trang.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về Làm mẹ an toàn
1.1.1. Tình hình tử vong mẹ
Làm mẹ an toàn đã được định nghĩa là tất cả các phụ nữ
đều được nhận sự chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn khoẻ
mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và sau đẻ.
Trong giai đoạn 1990-2015 trung bình MMR toàn cầu giảm
được 44% nhưng MMR trên toàn cầu vẫn ở mức cao (216), chủ
yếu tập trung ở các nước đang phát triển và các khu vực khó
khăn, DTTS. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong mẹ
chiếm tới gần 73% số ca tử vong mẹ (TVM) trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, MMR năm 2015 là 54 và giảm được 61,2%
trong giai đoạn 1990-2015; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn
trong giảm TVM ở khu vực miền núi (KVMN) và DTTS.
Trong các nghiên cứu (NC) năm 2000-2014, MMR của DTTS
luôn cao hơn dân tộc Kinh gấp nhiều lần, trong đó, dân tộc
H'mông thuộc nhóm cao nhất.
1.1.2. Tình hình tử vong sơ sinh
Sức khỏe của bà mẹ liên quan trực tiếp tới sức khỏe của trẻ
sơ sinh. Tỷ suất tử vong sơ sinh trong giai đoạn 1990-2015
giảm 47% và đạt 19/1000 trẻ đẻ sống, trong đó, các nước đang
phát triển cao gấp 7 lần so với các nước phát triển và giảm
chậm. Các nguyên nhân như sinh non, ngạt thở và nhiễm trùng
là 3 nhóm bệnh gây ra 86% số ca tử vong sơ sinh trên toàn cầu.
Tỷ suất tử vong sơ sinh của Việt Nam giảm từ 24 năm 1990
xuống còn 11 năm 2015, khác biệt giữa các khu vực, trong đó,
cao nhất ở các KVMN, DTTS và nhóm nghèo. Trong số các
DTTS, dân tộc H'mông có tỷ suất TVSS cao nhất.
1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về làm mẹ an toàn
Các NC trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, kiến thức,
thái độ, thực hành chăm sóc trước sinh (CSTS), chăm sóc khi
sinh (CSKS) và chăm sóc sau sinh (CSSS) đã được cải thiện
trong những năm qua nhưng không đều. Trong đó, một tỷ lệ
đáng kể phụ nữ không nhận thức được tầm quan trọng của việc
CSTS, CSKS và CSSS, không biết các dấu hiệu nguy hiểm
6
(DHNH); có nhận thức, thái độ tiêu cực về các dịch vụ y tế
(DVYT); không sử dụng dịch vụ LMAT. Nhóm này tập trung ở
KVNT, DTTS, nhóm nghèo, học vấn thấp. Tại Việt Nam,
thông tin cho thấy, phụ nữ H’mông là nhóm có kiến thức, thái
độ, thực hành về LMAT kém nhất trong các DTTS.
1.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực
hành chăm sóc trước sinh, khi sinh và sau sinh
Kết quả tổng quan từ các nghiên cứu cho thấy, kiến thức,
thái độ, thực hành CSTS, CSKS và CSSS liên quan chặt chẽ
với nhiều nhóm yếu tố như: 1) Các yếu tố cá nhân, gồm: học
vấn, nghề nghiệp, sử dụng ngôn ngữ phổ thông tại địa bàn; 2)
các yếu tố từ cấp độ gia đình, cộng đồng: vị thế xã hội của phụ
nữ, sự hỗ trợ của chồng và gia đình, khả năng kinh tế của gia
đình; các yếu tố tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng,
các thiết chế truyền thống - dòng họ và làng; 3) các yếu tố từ hệ
thống y tế: Sự sẵn có và khả năng tiếp cận về địa lý, chất lượng
dịch vụ và thời gian phục vụ, các yếu tố về ngôn ngữ và văn
hóa trong cung cấp dịch vụ. Vì vậy, việc tìm hiểu đầy đủ yếu tố
liên quan là cơ sở quan trọng để giải quyết các vấn đề về
LMAT một cách phù hợp nhất trong điều kiện của cộng đồng.
1.4. Các can thiệp tăng cường làm mẹ an toàn
1.4.1. Các chương trình can thiệp tăng cường làm mẹ
an toàn cấp độ cộng đồng
Các can thiệp cấp độ cộng đồng tiếp cận trực tiếp tới môi
trường sống của phụ nữ và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới họ, bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức về
LMAT; 2) Huy động sự tham gia hỗ trợ của các thành viên gia
đình; 3) Đào tạo bà đỡ dân gian; 4) Hỗ trợ cấp cứu tại cộng
đồng; 5) Chương trình hỗn hợp theo dạng gói gồm nhiều nội
dung can thiệp khác nhau. Thông tin cho thấy, nhiều chương
trình can thiệp đã có kết quả tích cực, trong đó những chương
trình hỗn hợp tiếp cận dựa trên văn hóa để khắc phục các rào
cản, cải thiện dịch vụ LMAT phù hợp với bối cảnh cộng đồng
được đánh gia cao ở nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam.
7
1.4.2. Các can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi
về làm mẹ an toàn cho dân tộc H'mông
Hiện nay, rất ít các NC can thiệp về tăng cường LMAT cho
dân tộc H'mông có đánh giá kết quả và công bố. Chúng tôi chỉ
tìm thấy 1 NC can thiệp về LMAT đối với phụ nữ H'mông tại
Mỹ về khắc phục rào cản tập tục, ngôn ngữ trong sử dụng
DVYT. Tại Việt Nam, đã triển khai nhiều dự án tăng cường
LMAT trên toàn quốc, tuy nhiên, chưa có chương trình can
thiệp nào được thiết kế riêng cho dân tộc H'mông.
Khung lý thuyết:
Hình 1.1: Khung lý thuyết
Nguồn: An Ecological Perspective on Health Promotion
Programs [Error! Reference source not found.]; Violence-a
XÃ HỘI
- Điều kiện KTXH
- Hệ thống y tế
- .
CỘNG ĐỒNG
Văn hóa, tập tục, đặc điểm địa
lý, dịch vụ y tế, giáo dục,
GIA ĐÌNH
Chồng (học vấn, nghề,
Thành viên gia đình khác
Điều kiện kinh tế
CÁ NHÂN
Học vấn, nghề, tiếng
phổ thông,
KAP LÀM MẸ AN TOÀN
8
global public health problem, in World Report on Violence and
Health, WHO.
9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Nhóm phụ nữ H’mông: phụ nữ H'mông 15-49 tuổi (sinh
từ năm 1965 đến 1999, chưa lập gia đình và đã lập gia đình) tại
04 xã NC thuộc huyện Thuận Châu và huyện Mường La, tỉnh
Sơn La.
* Nhóm ĐTNC khác tham gia NC định tính: chồng của phụ
nữ H’mông 15-49 tuổi, trưởng bản, bí thư chi bộ bản, trưởng
họ, già làng, người có uy tín trong bản, bà đỡ dân gian; đại diện
Đảng ủy, UBND, HĐND, các đoàn thể xã, cán bộ của TYT xã,
cô đỡ thôn bản (CĐTB), y tế thôn bản (YTTB; người H’mông
đang công tác tại các cơ quan chính quyền huyện Thuận Châu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành tại 04 xã của tỉnh Sơn La: xã Co Tòng và Pá
Lông thuộc huyện Thuận Châu là địa bàn can thiệp; xã Chiềng
Ân và Chiềng Công thuộc huyện Mường La là địa bàn chứng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014-2015.
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế giả thực nghiệm: Can thiệp cộng đồng, đánh giá
trước-sau có nhóm chứng. Gồm 3 giai đoạn:
Hình 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
[1] Đánh giá Trước can thiệp
Tháng 4/2014
[3] Đánh giá Sau can thiệp
Tháng 4/2015
Nhóm chứng
xã Chiềng Ân và xã Chiềng
Công huyện Mường La
Nhóm chứng
xã Chiềng Ân và xã Chiềng
Công huyện Mường La
[2] Can thiệp
12 tháng
Nhóm can thiệp
xã Co Tòng và xã Pá Lông,
huyện Thuận Châu
Nhóm can thiệp
xã Co Tòng và xã Pá Lông
huyện Thuận Châu
10
- Giai đoạn 1: Đánh giá TCT được thực hiện vào tháng
4/2014 tại 4 xã.
- Giai đoạn 2: Can thiệp 12 tháng tại NCT tại 2 xã can thiệp
- Giai đoạn 3: Đánh giá SCT được thực hiện vào tháng
4/2015 tại 4 xã.
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 quần thể
cho 2 xã can thiệp.
2
21
2
221111
)(
)1()1()1(2
PP
PPPPZPPZ
n
- n: Cỡ mẫu cần thiết cho NC định lượng ở nhóm can thiệp
- 1-α: Hệ số tin cậy = 95% với α = 5%;
- 1-β: Lực mẫu = 0,9.
- P1: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 đi khám thai ≥1 (tham khảo số liệu
thống kê năm 2013 tại xã Co Tòng và xã Pá Lông) = 25%.
- P2: Tỷ lệ ĐTNC đi khám thai ≥1 SCT = 65%.
Cỡ mẫu được tính theo công thức là 25. Dựa trên số liệu
thống kê về LMAT của 2 xã Co Tòng và Pá Lông về tỷ lệ phụ
nữ 15-49 tuổi có thai năm 2013 là 12% và tỷ lệ phụ nữ 15-49
tuổi có chồng là 82%, cỡ mẫu phụ nữ 15-49 tuổi của 2 xã can
thiệp sẽ là: 25x(100/12)x(100/82)=253. Ước tính tỷ lệ từ chối
trả lời và bỏ cuộc là 10% thì cỡ mẫu của nhóm can thiệp được
làm tròn là 278. NC chọn tỷ lệ can thiệp là 1:1 do đó, có 278
ĐTNC của 2 xã chứng được chọn vào NC.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
2.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu định tính
* TCT: Thảo luận nhóm 24 cuộc với các nhóm đối tượng
tại 4 xã NC: phụ nữ H’mông 15-49 tuổi, chồng của họ, trưởng
bản và người có uy tín trong cộng đồng, bà đỡ dân gian, chính
quyền xã, TYT; phỏng vấn sâu một số người H’mông đang
công tác trong các cơ quan chính quyền tuyến huyện.
11
* SCT: Thảo luận nhóm 20 cuộc với các nhóm đối tượng:
phụ nữ H’mông 15-49 tuổi và chồng của họ, trưởng bản và
người có uy tín trong cộng đồng, chính quyền xã, trạm y tế.
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bao gồm các nhóm biến: Nhóm biến thông tin chung và
các nhóm biến về kiến thức, thái độ, thực hành CSTS, CSKS
và CSSS.
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng một số biến tổ hợp để đánh giá về mức
độ nhận thức, thái độ, thực hành về LMAT của ĐTNC được
tổng hợp từ điểm của các câu hỏi đơn lẻ của các phần kiến
thức, thái độ, thực hành CSTS, CSKS, CSSS của ĐTNC.
Phương pháp tham vấn các chuyên gia về LMAT được sử
dụng trong tính điểm kiến thức, thực hành CSTS, CSKS,
CSSS.
2.8. Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu định lượng: Sử dụng phiếu hỏi có
cấu trúc để phỏng vấn trực tiếp ĐTNC.
Công cụ thu thập số liệu định tính: Sử dụng các bản hướng
dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu được chuẩn bị sẵn.
Thử nghiệm bộ công cụ: Bộ công cụ thu thập số liệu được
thử nghiệm và hiệu chỉnh lại trước khi điều tra chính thức. Ba
thang đo thái độ CSTS, CSKS, CSSS được kiểm định nhằm
đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy.
2.9. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra viên và giám sát viên: điều tra viên là các nữ giáo
viên người H’mông và dân tộc khác nhưng thành thạo tiếng
H’mông được lựa chọn từ các trường học trên địa bàn để phỏng
vấn trực tiếp ĐTNC tại cộng đồng. Mỗi huyện có 7 giám sát
viên từ các tuyến. Các điều tra viên, giám sát viên đều được tập
huấn về phiếu hỏi, kỹ năng điều tra, giám sát tại cộng đồng.
Điều tra viên trong NC định tính: Nghiên cứu sinh trực tiếp
thực hiện; tại tuyến xã có sự hỗ trợ phiên dịch người H’mông.
12
2.10. Các hoạt động can thiệp
Các hoạt động can thiệp được triển khai tại 2 xã can thiệp
trong 12 tháng với nhóm đối tượng đích là phụ nữ H'mông 15-
49 tuổi của 2 xã. Nghiên cứu sử dụng các thông tin từ tổng
quan tài liệu, kết quả điều tra TCT làm cơ sở cho xây dựng
chương trình can thiệp tăng cường LMAT phù hợp với cộng
đồng. Bao gồm các nhóm giải pháp:
1) Tăng cường sự tham gia của chính quyền và cộng đồng;
2) Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ LMAT tại địa
bàn: đào tạo CĐTB, bổ sung nữ cán bộ H'mông cho TYT;
3) Tập huấn nâng cao năng lực cho các bên liên quan;
4) Tổ chức các hoạt động truyền thông tăng cường LMAT
tại cộng đồng.
2.11. Phân tích số liệu
* Số liệu định lượng: Phần mềm SPSS 18.0 được sử dụng
để phân tích thống kê mô tả và đa biến; sử dụng phân tích nhân
tố khám phá (EFA) và phân tích thành tố chính (PCA) để đánh
giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo thái độ.
Hiệu quả can thiệp (HQCT) được phân tích qua công thức:
HQCT = (b-a) - (d-c).
Trong đó:
- a, b là tỷ lệ của nhóm can thiệp (NCT) ở thời điểm TCT
và SCT;
- c, d là tỷ lệ của nhóm không can thiệp (NKCT) ở thời
điểm TCT và SCT;
- (b-a) và (d-c) là tỷ lệ thay đổi SCT so với TCT của NCT
và NKCT.
* Số liệu định tính: Thông tin được tổng hợp và phân tích
theo chủ đề, trích dẫn phục vụ cho mục tiêu của nghiên cứu.
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
Tuân thủ các quy định về đạo đức NC được Hội đồng Đạo
đức NC của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.
13
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đã có 1021 ĐTNC tham gia trả lời phiếu hỏi tại các điều
tra TCT (509) và SCT (512), trong đó có 511 ở NCT và 510 ở
NKCT. Đa số ĐTNC có trình độ dân trí thấp: khoảng 60% mù
chữ, 90% làm nương rẫy, khoảng 10% thành thạo tiếng phổ
thông; 50% thuộc hộ nghèo. Khoảng 90% ĐTNC đã kết hôn.
Có sự khác biệt giữa NCT và NKCT ở TCT và SCT nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước
sinh, khi sinh và sau sinh
3.2.1. Chăm sóc trước sinh
Tỷ lệ ĐTNC có điểm kiến thức CSTS trên trung bình chỉ là
38,3% ở NCT và 37,9% ở NKCT (p>0,05). Tỷ lệ ĐTNC có
điểm thái độ CSTS trên trung bình là 28,1% ở NCT và 36,0% ở
NKCT (p>0,05). Tỷ lệ ĐTNC có điểm thực hành CSTS trên
trung bình là 35,8% ở NCT và 37,8% ở NKCT (p>0,05).
3.2.2. Chăm sóc khi sinh
Tỷ lệ ĐTNC có điểm kiến thức CSKS trên trung bình là
37,8% ở NCT và 32,8% ở NKCT (p>0,05). Tỷ lệ ĐTNC có
điểm thái độ CSKS trên trung bình là 30,5% ở NCT và 38,3%
ở NKCT (p>0,05). Có 91,4% sinh con tại nhà trong lần sinh
gần nhất; 9,6% sinh con tại nhà có NVYT đỡ. Có nhiều lý do
giải thích cho việc người H’mông muốn đẻ tại nhà như: ngại đi
xa và đường đi khó khăn, thấy không cần đi đến CSYT, ngại
CBYT là nam giới, đẻ ở CSYT bất tiện vì không có bếp lửa để
đun nấu và sưởi ấm, Tỷ lệ ĐTNC có điểm thực hành CSKS
trên trung bình là 34,3% ở NCT và 28,5% ở NKCT (p>0,05).
3.2.3. Chăm sóc sau sinh
Tỷ lệ ĐTNC có điểm kiến thức CSSS trên trung bình là
31,3% ở NCT và 34,8% ở NKCT (p>0,05). Tỷ lệ ĐTNC có
điểm thái độ CSSS trên trung bình chỉ đạt 33,2% ở NCT và
36,0% ở NKCT (p>0,05). Tỷ lệ ĐTNC có điểm thực hành
CSSS trên trung bình là 40,4% ở NCT và 40,6% ở NKCT
14
(p>0,05). Nghiên cứu định tính cho thấy, ĐTNC, chồng họ và
người dân trong cộng đồng đều có nhận thức coi nhẹ vấn đề
CSSS; việc thăm khám sau sinh của CBYT tại cộng đồng rất
khó khăn do e ngại các tập tục kiêng kỵ truyền thống của người
H’mông khi có người đẻ.
Nguồn thông tin về CSTS, CSKS và CSSS: Mọi ĐTNC đều
tiếp cận thông tin về CSKS từ gia đình, bạn bè; ngoài ra,
khoảng 1/3 ĐTNC tiếp cận từ các nguồn thông tin chính thống
của xã hội như: từ CBYT, CQĐT, trường học và TTĐC.
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
Kết quả phân tích đơn biến cho thấy, điểm kiến thức, thái
độ, thực hành CSTS, CSKS, CSSS của ĐTNC có mối liên quan
với các yếu tố: nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, sự tham gia
chính quyền đoàn thể (CQĐT), khả năng sử dụng tiếng phổ
thông, tình trạng tiếp nhận thông tin LMAT từ CBYT của
ĐTNC; trình độ học vấn, nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của
chồng; nghề nghiệp và sự tham gia CQĐT của bố mẹ đẻ, bố mẹ
chồng; tình trạng kinh tế gia đình và khoảng cách tới TYT.
Trong đó, những người tiếp cận nhiều thông tin hơn, có điều
kiện sống tốt hơn thì có kiến thức, thái độ, thực hành CSTS,
CSKS và CSSS tốt hơn. Hầu hết các mối liên quan có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Kết quả phân tích đa biến cho thấy, các yếu tố có mức độ
liên quan khác nhau tới kiến thức, thái độ, thực hành CSTS,
CSKS, CSSS. Trong đó, các yếu tố về cơ hội tiếp nhận thông
tin của ĐTNC, chồng và gia đình h