Tóm tắt luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay

TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấp dẫn, đã được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại. Nơi đây hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự tham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ, Đảng viên và nhân dân TTH, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu to lớn, vượt qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá, nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ DSVH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể di tích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng văn hóa vốn có của tỉnh TTT.Vai trò chủ thể của nhân dân TTH trong việc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVH của TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trở thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở thừa thiên huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG MINH vÊn ®Ò gi÷ g×n vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa ë thõa thiªn huÕ hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: gs.TS NGUYÔN HïNG HËU Ph¶n biÖn 1: Ph¶n biÖn 2: Ph¶n biÖn 3: LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia vµ Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấp dẫn, đã được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại. Nơi đây hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự tham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ, Đảng viên và nhân dân TTH, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu to lớn, vượt qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá, nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ DSVH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể di tích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng văn hóa vốn có của tỉnh TTT.Vai trò chủ thể của nhân dân TTH trong việc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVH của TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trở thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH; phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DSVH tại địa phương này hiện nay. 2 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta hiện nay. Đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án như: văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn và phát huy DSVH. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng. - Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc giữ gìn, phát huy DSVH ở TTH hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các quan điểm làm cơ sở và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy DSVH tại địa phương trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH dưới góc độ triết học. Chủ yếu nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trên những nét tiêu biểu gắn liền với quần thể di tích Cố đô Huế do TTBTDTCĐ Huế quản lý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Qua quá trình điền dã thực tế, kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả luận án lựa chọn và tập trung khảo sát chủ yếu các DSVH ở TTH gắn liền với quần thể di tích cố đô Huế. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ 1996 đến năm 2013, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH. Cơ sở thực tiễn của luận án là phân tích kinh nghiệm của một số nước và đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH. 3 - Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH với những nét đặc thù riêng có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm: những kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận án gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC Văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Văn hóa được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn DSVH, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo tồn DSVH. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc. Cách tiếp cận của các công trình khoa học thường đi từ khái niệm văn hóa, DSVH để bàn về xây dựng 4 phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH đã được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối với tỉnh TTH chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các khái niệm cộng cụ: Văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc của các công trình khoa học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 1.2.1. Từ góc độ sử học gồm Các công trình nghiên cứu đã bổ sung cho tác giả luận án một cách phong phú hơn để có thể tiếp cận một cách cụ thể, hiểu thêm kiến trúc, các loại hình DSVH ở TTH để từ đó có cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy có hiệu quả các công trình DSVH đó. 1.2.2. Từ góc độ văn hóa học, quản lý văn hóa Các bài viết đã cho tác giả cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt được của việc giữ gìn và phát huy DSVH của TTH trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giữ gìn và phát huy DSVH với những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị tham khảo, nên tác giả đã kế thừa và phát triển để hoàn thành luận án với đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay”. Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án Thứ nhất, trong thời gian qua, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH là một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị tham khảo cho tác giả luận án. Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giữ gìn và phát huy DSVH được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo. 5 Thứ ba, luận án cho rằng, còn một số vấn đề sau đây cần tiếp tục để nghiên cứu: - Luận án cần thiết làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về văn hóa; DSVH; giữ gìn và phát huy DSVH; vị trí và vai trò của nó trong đời sống xã hội hiện nay. - Luận án đánh giá nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến vấn đề việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH chính là nhận thức của con người. - Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc việc giữ gìn và phát huy DSVH ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay. Đây là việc làm hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu. Đó là những gợi mở để đề tài luận án: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” lựa chọn thực hiện, không trùng lặp với công trình khoa học nào nêu trên về nội dung và hình thức luận án. Chương 2 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa - Khái niệm văn hóa (Culture) Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, có những quan niệm và cách lý giải khác nhau về văn hóa. Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau để giải quyết các vấn đề của luận án: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội. Những giá trị vật chất và tinh thần đó làm nên hệ giá trị xã hội, là một thành tố cốt lõi tạo ra bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy. 6 Khái niệm di sản văn hóa (Cultural leritage) Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác giả đi trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Thứ hai, là hội tụ những yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích. Thứ ba, phải biểu hiện thành những hiện tượng văn hóa. Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn DSVH có bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình. 2.1.2. Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn, phát huy di sản văn hóa - Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH.. Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh: Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội... Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có nhiều công ước về bảo vệ DSVH nhằm kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy các DSVH. 7 - Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH. Quan điểmThứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH chỉ đạo của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiến bộ của nhân dân. Khẳng định: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Thứ hai, chính sách của Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH. Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cổ tích” được hiểu với nghĩa DSVH, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát huy DSVH dân tộc. Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Luật DSVH đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001 được xem là văn bản hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta. Luật quy định những nội dung chủ yếu như khái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ DSVH; giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH; xác định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với DSVH; những mục đính của việc sử dụng và phát huy DSVH; các điều cấm nhằm bảo vệ DSVH. 2.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức vị trí và vai trò của DSVH đối với đời sống xã hội được thể hiện ở một số khía cạnh sau: 8 Thứ nhất, DSVH là một bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng dân tộc. Thứ hai, DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc dân tộc, cơ sở lựa chọn và sáng tạo những giá trị văn hóa mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa dân tộc trong giai đoạn tiếp theo. Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo nên động lực tinh thần của xã hội. Thứ tư, DSVH là tài sản vô giá, là nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước. Thứ năm, DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế, làm cho văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại ngày càng phát triển đa dạng. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Qua một số kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,Thái Lan, Ấn Độ, Vương Quốc Anh về giữ gìn và phát huy DSVH, chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau: - DSVH nói chung là tài sản của mỗi quốc gia, là cơ sở hình thành nên bản sắc dân tộc. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, việc giữ gìn và phát huy DSVH ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc vẫn có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, dù theo cách thức nào thì vai trò của chủ thể văn hóa cũng quyết định lớn đến thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH của mỗi nước. - Trong việc giữ gìn và phát huy DSVH, chú ý vai trò chủ đạo của Nhà nước. Cần có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước, trong đầu tư chú ý cân nhắc kỹ lưỡng về thứ hạn, mức độ như kinh nghiệm của Trung Quốc. Cần có sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý DSVH như kinh nghiệm từ Vương quốc Anh. Đồng thời, Nhà nước phải thật sự quan tâm đến vấn đề quy hoạch bảo tồn DSVH, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về văn hóa cho công tác này, phải xem DSVH như là tài sản quý báu quốc gia từ kinh nghiệm của nước Nhật Bản. - Cần thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giữ gìn các di tích nói riêng và xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Đây là kinh nghiệm rất quý giá để Việt Nam lưu tâm vì chỉ có cách xã hội hóa các yếu tố văn hóa truyền thống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thể dưới dạng 9 “sống” trong cơn lốc của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạng mẽ hiện nay. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc giữ gìn di sản dân tộc trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về giá trị của DSVH. Thông qua, giáo dục cộng đồng để thúc đẩy việc giữ gìn DSVH trong quá trình hội nhập thế giới. - Gắn giữ gìn và phát huy DSVH với phát triển du lịch xanh và hợp tác quốc tế. Trong quá trình trao đổi văn hóa, cần chú ý nổ lực trong việc truyền bá DSVH dân tộc, ”xuất khẩu” các hình ảnh mang tính thương hiệu của dân tộc ra khắp bạn bè thế giới. Kết luận chương 2 Trong chương 2, luận án đã dẫn chứng một số định nghĩa về văn hóa và giới hạn khái niệm văn hóa của luận án hướng đến giải quyết. Chương 2, luận án cũng phân tích các định nghĩa về DSVH và cho rằng DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. DSVH tồn tại như một thực thể khách quan, bởi nó luôn gắn kết yếu tố truyền thống với hiện đại. Nó là hình bóng của quá khứ trong đời sống hiện tại, luôn luôn tác động, ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm của con người. DSVH đóng vai trò như một “mã di truyền xã hội” hay “một hệ thống các giá trị” những nhân tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Chương 3 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY:THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa 10 - Về vị trí địa lý. TTH là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. TTH có diện tích 503.320,53 ha nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc- Nam, trục hành lang Đông- Tây nối Thái Lan- Lào- Việt Nam theo đường chính. TTH ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển chính của Việt Nam, nằm ở khu vực tập trung nhiều di sản của miền Trung Việt Nam hội tụ những tinh hoa văn hóa nhân loại và được UNESSCO công nhận là các DSVH thế giới như Quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế. - Về địa hình, khí hậu Nằm ở giữa Việt Nam, TTH có vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lụt. Đặc điểm nổi bật của khí hậu TTH là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn. Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85%- 86%. Đặc điểm mưa ở TTH là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở...đã tác động nghiêm trọng đến đời sống và là vấn đề lớn đối với giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH. - Về điều kiện kinh tế - xã hội. Về tốc độ phát triển kinh tế: Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong các giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh TTH khá cao và ổn định. Bình quân tốc độ tăng tưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2010 là 12,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,4%, công nghiệp- xây dựng tăng 15,7% và nông lâm- ngư nghiệp tăng 2,1%; năm 2011 đạt 11 11,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,7%, công nghiệp- xây dựng tăng 11,6% và nông lâm- ngư nghiệp tăng 3,3%; năm 2012 đạt 9,7%, trong đó dịch vụ tăng 12,8%, công nghiệp- xây dựng tăng 8,5% và nông lâm ngư nghiệp tăng 2,2%. Về tiềm năng du lịch: TTH có tiềm năng du lịch phong phú bao gồm các tài nguyên du
Luận văn liên quan