Tóm tắt Luận văn Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Điều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của điều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tuy đã đạt những thành công bước đầu nhưng vẫn cần tiếp tục điều chỉnh. Vì vậy, việc điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO là có tính thời sự, cấp thiết. . Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 đã có rất nhiều bài tham luận về chính sách thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là công cụ cần phải sử dụng trong điều chỉnh thuế thu nhập hoặc chỉ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chưa đi sâu phân tích và đề xuất nhiều về giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Cao anh tuÊn ®iÒu chØnh hÖ thèng thuÕ thu nhËp trong ®iÒu kiÖn ViÖt Nam lµ thµnh viªn tæ chøc th­¬ng m¹i thÕ giíi (WTO) Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ quèc tÕ (kinh tÕ ®èi ngo¹i) M· sè: 62310106 Hµ néi, n¨m 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS. nguyÔn thµnh ®é 2. PGS.TS. QU¸CH ®øc ph¸p Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Đình Thọ Phản biện 2: PGS.TS Đàm Văn Huệ Phản biện 3: PGS.TS Đặng Thái Hùng Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường tại Vào hồi giờ ngày tháng năm 2013. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Cao Anh Tuấn (2011), “Thông tư số 18/2011/TT-BTC: Giải tỏa vước mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (04/2011), 29-31. 2. Cao Anh Tuấn (2012), “Kinh nghiệm của Việt Nam cho Lào trong việc điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Kỷ yếu hội thỏa Khoa học quốc tế: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào, (Tập 1), 275-280. 3. Cao Anh Tuấn (2012), “Thông tư số 83/2012/TT-BTC: Tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn", Tạp chí Tài chính, (06/2012), 34-36. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Điều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của điều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tuy đã đạt những thành công bước đầu nhưng vẫn cần tiếp tục điều chỉnh. Vì vậy, việc điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO là có tính thời sự, cấp thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 đã có rất nhiều bài tham luận về chính sách thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là công cụ cần phải sử dụng trong điều chỉnh thuế thu nhập hoặc chỉ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chưa đi sâu phân tích và đề xuất nhiều về giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên của WTO; Phân tích thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; Để tiếp tục điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020, cần có những giải pháp gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu 04 nội dung điều chỉnh cơ bản của thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO: xác định thu nhập chịu thuế; xác định các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập; thuế suất thuế thu nhập và ưu đãi thuế thu nhập. 2 Thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 đến nay và tập trung vào giai đoạn từ năm 2007 đến nay sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân loại, sắp xếp, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá để rút ra những nhận xét phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp toán kinh tế, mô hình, đồ thị để đánh giá cả mặt chất và mặt lượng của kết quả nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Các đóng góp mới bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập; Đánh giá về thực trạng và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh; Đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viêt tắt và các đồ thị, các phần mở đầu và kết luận , danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 03 chương với 06 bảng và 13 hình vẽ. * * * 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1. Thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập 1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân hoặc pháp nhân. Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các nguyên tắc khi đánh thuế thu nhập: Đánh thuế trên cơ sở thu nhập chịu thuế; Đánh thuế luỹ tiến; Lựa chọn thời gian để xác định thu nhập chịu thuế. Thuế thu nhập được phân loại thành thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). 1.1.2. Nội dung điều chỉnh thuế thu nhập Khái niệm điều chỉnh thuế thu nhập: Điều chỉnh thuế thu nhập là sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thuế thu nhập cả về chính sách thuế thu nhập và quản lý thuế thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu quản lý thuế thu nhập. Nội dung điều chỉnh thuế thu nhập: Điều chỉnh chính sách thuế thu nhập có nhiều nội dung khác nhau nhưng trong luận án này, tác giả tập trung 04 nội dung cơ bản sau: quy định về xác định thu nhập chịu thuế, quy định về việc xác định các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập, quy định về các mức thuế suất, quy định về xác định ưu đãi thuế. 4 1.1.3. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình điều chỉnh thuế thu nhập Nguyên tắc điều chỉnh thuế thu nhập: Đảm bảo công bằng, minh bạch; Gắn với chủ trương và chính sách phát triển kinh tế từng giai đoạn lịch sử nhất định; Phải bao quát nguồn thu; Đảm bảo tính linh hoạt. Phương pháp điều chỉnh gồm: Phương pháp điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp; Phương pháp hành chính và phi hành chính; Phương pháp chủ động và thụ động. Quy trình điều chỉnh: Bao gồm 7 bước: Tổng kết, sơ kết chính sách; Phân tích và đánh giá; Xác định mục tiêu điều chỉnh, phương pháp và nội dung điều chỉnh; Xây dựng kế hoạch và lộ trình điều chỉnhSoạn thảo dự thảo văn bản điều chỉnh; Lấy ý kiến, hoàn chỉnh văn bản điều chỉnh; Trình cấp thẩm quyền ký duyệt và ban hành điều chỉnh chính sách thuế thu nhập. 1.1.4. Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập Tác động điều chỉnh chính sách thuế thu nhập có tổng lợi ích xã hội cao nhất khi giá cả ngang bằng với sức chi trả của người dân và giá cả hàng hóa cá nhân phù hợp với hàng hóa công cộng. 1.2. Yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO 1.2.1. Khái quát về WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế được thành lập năm 1994, là nơi đề ra những quy định điều tiết hoạt động thương mại của các quốc gia trên quy mô toàn thế giới. WTO có ba cơ quan chủ yếu là Hội nghị Bộ trưởng, Đại Hội đồng và Ban thư ký, trong đó Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng là các cơ quan có quyền ra quyết định. Thành viên của WTO là các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ hải quan có quy chế tự trị về kinh tế. 1.2.2. Các yêu cầu điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Yêu cầu “Không phân biệt đối xử”: khi điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập trong nước thì các doanh nghiệp hay cá nhân của các nước thành viên khác cũng được hưởng mức thuế suất như vậy. 5 Yêu cầu “Tự do hóa thương mại”: thúc đẩy việc điều chỉnh và áp dụng một mức thuế suất và các quy định về loại thu nhập chịu thuế, về miễn, giảm ưu đãi thuế hợp lý, công bằng. Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng: yêu cầu các thành viên của WTO không thể sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp như một dạng trợ cấp cho các doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu. Yêu cầu minh bạch hóa: WTO yêu cầu các thành viên phải thực thi các biện pháp để đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ và các thành viên phải công bố công khai và phải đảm bảo công chúng cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống thuế thu nhập. Yêu cầu “hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển”: tác động tích cực đến quá trình điều chỉnh thuế thu nhập. Ví dụ cần điều chỉnh vừa đảm bảo thông lệ quốc tế, vừa có lộ trình để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp. 1.2.3. Các điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Các điều kiện: - Phải bãi bỏ ngay các trợ cấp hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. - Phải đối xử bình đẳng giữa các thể nhân và pháp nhân trong nước và nước ngoài. - Phải tôn trọng và thực thi luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp đầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. - Phải minh bạch hóa bằng cách công bố công khai toàn văn dự thảo trên các văn bản quy phạm pháp luật trên các thông tin đại chúng kể cả của Chính phủ và các tổ chức chính quyền địa phương để nhân dân được biết và lấy ý kiến. Lộ trình thực hiện đối với các nước xin gia nhập: sẽ được định ra theo tình hình và bối cảnh thực tế đàm phán với các nước thành viên. 6 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO Các nhân tố khách quan: - Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. - Những nhu cầu chi tiêu của Ngân sách các nước cũng ảnh hưởng tới việc thực thi cam kết cắt giảm các dòng thuế với việc thực thi thông nhất và bình đẳng các loại thuế thu nhập. - Điều kiện cơ sở vật chất của các nước tham gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi các cam kết, đặc biệt là các cam kết về thuế thu nhập. Các nhân tố chủ quan: - Quyết tâm thực thi của Chính Phủ và các cơ quan thực thi pháp luật. - Trình độ chuyên môn của các cán bộ công chức thực thi và liên đới tới các cam kết thuế thu nhập khi là thành viên WTO. - Công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các cam kết. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO - Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh các quy định về xác định thu nhập chịu thuế: + Đối với thuế TNDN: bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng dự án, quyền thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản, chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án, quyền kinh doanh vào thu nhập chịu thuế. + Đối với thuế TNCN: Nhìn chung quy định về thu nhập chịu thuế của các quốc gia là tương đối tương đồng, bao quát các loại thu nhập. Tuy nhiên, phạm vi các khoản thu nhập được miễn thuế cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào định hướng chính sách của mỗi nước. - Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh các quy định về xác định chi phí được trừ hay các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập: 7 + Đối với thuế TNDN: Pháp luật thuế TNDN của các nước đều cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hoá đơn, chứng từ đồng thời khuyến khích chi cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nghề, khống chế các khoản chi chăm sóc khách hàng và không cho phép trừ các khoản chi mang tính cá nhân. + Đối với thuế TNCN: Hầu hết các khoản giảm trừ gia cảnh TNCN các nước áp dụng được chia thành ba nhóm sau: i) Giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế ; ii) các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố mẹ... và iii) các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù. - Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập: + Đối với thuế TNDN: Nhìn chung, việc điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đã được các nước tiến hành theo xu hướng giảm dần. + Đối với thuế TNCN: Những năm gần đây, nhiều nước đã thực hiện cắt giảm mức thuế suất để nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, thu hút được lao động có kỹ thuật từ bên ngoài trong khi một số nước cũng đã thực hiện giảm bớt số bậc thuế. - Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh các quy định về ưu đãi thuế thu nhập: Chính sách ưu đãi thuế TNDN là việc một quốc gia ban hành một chính sách thuế TNDN có lợi hơn so với các nước khác nhằm thu hút đầu tư. Các hình thức ưu đãi thường được áp dụng ở các nước bao gồm: ưu đãi về thuế suất, cho phép chuyển lỗ, miễn giảm thuế có thời hạn, giảm nghĩa vụ thuế (tax credits), cho phép khấu hao nhanh... 1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam về điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO - Về điều chỉnh thu nhập chịu thuế phải rõ ràng, minh bạch và dễ thực hiện. Hệ thống thuế thu nhập của hầu hết các nước đều tuân thủ theo những yêu cầu chung của WTO, đảm bảo tính công bằng, minh bạch. - Về thuế suất thuế thu nhập nên điều chỉnh giảm dần nhằm dưỡng nguồn thu. Thuế suất thuế thu nhập giảm sẽ khuyến khích đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài và phù hợp với mặt bằng chung các nước trong khu 8 vực. Đối với thuế thu nhập cá nhân do mỗi nước có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên cách tính thuế thu nhập cá nhân cũng khác nhau. - Về miễn giảm thuế thu nhập phải đúng đối tượng và công khai. Các nước đều xác định các đối tượng được miễn giảm thuế thu nhập thường là diện có trách nhiệm phải nuôi dưỡng các đối tượng khác. Tuy nhiên, các đối tượng được miễn giảm không phải cho cả các hộ nghèo hay khó khăn vì các nhóm đối tượng này sẽ được ưu đãi hay miễn thuế hoặc được trợ giúp bằng các chương trình từ thiện hay trợ cấp khác. - Về các ưu đãi thuế thu nhập phải hợp lý với mục đích từng thời kỳ. Các ưu đãi về thuế thu nhập phụ thuộc vào từng điều kiện và mục đích của Chính phủ trong việc tạo ra các ưu đãi của mỗi nước. Tuy nhiên, những ưu đãi đưa ra phải đảm bảo công bằng giữa các đối tượng, đảm bảo đúng các chuẩn mực của quốc tế nhằm thể hiện được sự giúp đỡ các đối tượng khó khăn nhưng theo quy định của WTO. * * * 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 2.1. Các cam kết về yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO 2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Thủ tục đàm phán để gia nhập WTO, có thể nêu tóm tắt, gồm bốn giai đoạn mà Việt Nam đã thực hiện như sau: - Thứ nhất, Ngày 04/01/1995, Việt Nam đã chính thức gửi Đơn xin gia nhập WTO. Ngày 31/01/1995, Đại hội đồng WTO đã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WP) gồm đại diện của gần 40 nước thành viên từ các nền kinh tế khác nhau. - Thứ hai, Tháng 10/2003 Việt Nam đã trình WP các Bản chào đầu tiên về hàng hoá và dịch vụ, các Chương trình hành động (AP), kể cả AP về lập pháp, CVA, TBT, SPS, TRIMs, TRIPs. - Thứ ba, bộ hồ sơ tài liệu văn kiện pháp lý về việc Việt Nam gia nhập WTO đã được chính thức khởi thảo từ Phiên 7 của WP khi nhất trí đồng ý về việc chuẩn bị một bản Dự thảo sơ bộ Báo cáo của WP (DEFR). - Thứ tư, Theo thông báo ngày 12/12/2006 của Ban Thư ký WTO, vào ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng này. 2.1.2. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập trước khi là thành viên WTO - Về thuế TNDN: Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam duy trì chế độ trích nộp ngân sách vì các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản của Nhà nước. Các khoản trích nộp này thường được điều chỉnh bởi các quyết định từ Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính Phủ). Sau khi đổi mới kinh tế năm 1990, Việt Nam ban hành luật thuế lợi tức thay cho các quy định về các khoản trích nộp Ngân sách và bước đầu cho phép các thành phần kinh tế khác có nghĩa vụ kê khai và nộp ngân sách công bằng với thành phần kinh tế Nhà nước. 10 - Về thuế TNCN: Từ năm 1991, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về thuế đối với người có thu nhập cao. Năm 2001 và 2004 đã điều chỉnh lại các nội dung về thuế đối với người có thu nhập cao nhưng thực chất hiệu quả không cao. 2.1.3. Các cam kết về yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - Các yêu cầu điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO. + Yêu cầu “không phân biệt đối xử”: theo chế độ đối xử tối huệ quốc và chế độ đối xử quốc gia, giữa trong nước và nước ngoài, không phân biệt đối xử giữ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. + Yêu cầu “tự do hóa thương mại”: Việt Nam cam kết phải mở rộng quyền kinh doanh kể cả quyền xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài như cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam. + Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng đối với Việt Nam: Việt Nam phải bãi bỏ ngay các trợ cấp phi nông nghiệp, kể cả thưởng xuất khẩu là những biện pháp Việt Nam đang áp dụng nhằm hỗ trợ các ngành hàng và doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. + Yêu cầu minh bạch hóa đối với Việt Nam: Việt Nam phải đưa ra các cam kết ràng buộc, các mức thuế cam kết, khi cam kết mở cửa thị trường có hiệu lực, nước đó sẽ không được tăng thuế vượt mức cam kết. Bảng 2.1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân Đơn vị: % Bình quân chung theo ngành TS MFN hiện hành TS cam kết khi gia nhập WTO TS cam kết vào cuối lộ trình Mức giảm so với thuế MFN hiện hành Mức cắt giảm TS tại vòng Urugoay Nước PT Nước đang PT Sản phẩm nông nghiệp 23,5 25,2 21,0 10,6 40 30 Sản phẩm công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 37 24 Chung toàn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 11 + Yêu cầu “hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển” đối với Việt Nam: Khi các nguồn thu chính của ngân sách bị ảnh hưởng từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thì thuế thu nhập nhất thiết phải thực thi nhằm cân đối ngân sách tại Việt Nam. - Các cam kết về điều kiện điều chỉnh thuế thu nhập khi Việt Nam là thành viên WTO. + Việt Nam nhất quán phát triển kinh tế thị trường và tạo mọi điều kiện để kinh tế thị trường phát triển. Các biện pháp can thiệp tới thương mại và đầu tư phải theo các hiệp định của tổ chức WTO và các hiệp định song phương đã ký kết. + Việt Nam phải thể hiện tinh thần chủ động tham gia WTO bằng kết quả đàm phán song phương với nhiều nước thành viên WTO và cam kết bãi bỏ ngay các trợ cấp và các biện pháp hỗ trợ bị coi là không công bằng trong kinh doanh và phải bãi bỏ ngay. - Việt Nam phải tuyên bố thực thi bình đẳng các luật pháp quốc tế bao gồm luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách áp dụng trị giá tính thuế, biện pháp can thiệp đầu tư và thương mại ngay sau khi tham gia WTO. - Về lộ trình thực hiện đối với Việt Nam sẽ được định ra trong 12 năm đầu tiên kể từ khi gia nhập bị coi là kinh tế phi thị trường. Sau thời hạn trên sẽ xem xét sự cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường công bằng với các thành viên khác. 2.2. Thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO 2.2.1. Kết quả thu thuế thu nhập của Việt Nam giai đoạn 1999-2012 - Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 1999-2007 Tổng số thu NSNN liên tục tăng, số thu năm sau cao hơn năm trước khoảng 15-25%. Thuế TNDN chiếm một tỷ lệ tương đối quan trọng trong tổng thu NSNN khoảng 24-25%. Trong khi đó, số thu từ thuế thu nhập với người có 12 thu nhập cao (tiền thân của sắc thuế TNCN) chỉ chiếm khoảng 1,9-2,3% trong tổng thu ngân sách. - Kết quả thu thuế thu nhập giai đoạn 2008-2012 Số thu NSNN trong giai đoạn này vẫn tăng nhưng biến động không ổn định. Cụ thể, các năm 2008, 2010, 2011 tốc độ tăng thu đạt trên 20%, nhưng các năm 2009, 2012 chỉ đạt 3-5%. Số thu từ thuế TNCN tăng khá nhanh so với tốc độ tăng của tổng thu NSNN. Tỷ trọng số thu từ thuế TNCN trong tổng thu NSNN theo đó cũng tăng tương ứng từ 2-3% những lên 5-6%. 2.2.2. Thực trạng nội d