Tóm tắt Luận văn Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước lớn đã tạo ra sựphát triển bền vững trong nhiều năm nay, có đóng góp xuất sắc vào sựphát triển kinh tế- xã hội của nước ta. "Năm 2011, kinh tếthếgiới tiếp tục chìm trong suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tếViệt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nềvà đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả, hoàn thành kếhoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỷ đồng - tăng 25% so với năm 2010. Với lợi nhuận gần 1 tỷUSD trong năm 2011, Viettel hiện xếp thứ80 vềdoanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ30 vềlợi nhuận trên thịtrường viễn thông toàn cầu. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận đứng thứ2 trong toàn bộgần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năng suất lao động bình quân tại Viettel là 4,7 tỷ đồng/người/năm".[24] Thành công của Viettel có được do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến vai trò của văn hoá doanh nghiệp (VHDN) Viettel mà người Viettel gọi là "nền tảng tưtưởng" của họ, bao gồm slogan, logo, tầm nhìn thương hiệu, triết lý kinh doanh, chuẩn mực đạo đức, binh pháp.và quan trọng hơn là việc áp dụng, phát huy, phát triển các nhân tốtưtưởng, văn hoá này vào thực tếhoạt động của toàn Viettel, từ trụsởtrung tâm cho tới các chi nhánh, công ty, đơn vị ởtrong và ngoài nước. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh đã và đang xây dựng VHDN nhưng vai trò, tác động, hiệu quảthực tếcòn thấp, nhiều doanh nghiệp làm VHDN để đối phó, chạy theo phong trào. Trong khi đó "nền tảng tưtưởng" và "sức mạnh mềm" của Viettel đã thực sựtoảsáng; văn hoá Viettel, người Viettel đã chiếm được thiện cảm, lòng tin không chỉ đối với số đông khách hàng, cơquan quản lý trong nước mà còn cả ởnước ngoài. Tại Châu Á là Lào, Campuchia, Đông Timor; Tại Châu Phi là Mozambique, Cameroon; Tại Châu Mỹlà Haiti và Peru. Tuy nhiên, xây dựng và phát huy VHDN là một quá trình lâu dài, không đơn giản, nhất là đối với chi nhánh, công ty đơn vị ởngoài trụsởchính của Viettel. Đểcó thểduy trì, phát triển VHDN và áp dụng nó vào trong công tác quản trịkinh doanh, quản trịchiến lược, quản trịtổchức và nhân sự.hướng tới sựphát triển, hiệu quảhoạt động của Viettel phải là những bước đi vững chãi, có định hướng rõ ràng, chi tiết.

pdf26 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 7632 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- TRẦN THỊ HUYỀN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIETTEL ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 2 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ MINH CƯƠNG Phản biện 1: Phản biện 2: .... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước lớn đã tạo ra sự phát triển bền vững trong nhiều năm nay, có đóng góp xuất sắc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. "Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục chìm trong suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả, hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỷ đồng - tăng 25% so với năm 2010. Với lợi nhuận gần 1 tỷ USD trong năm 2011, Viettel hiện xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng chiếm vị trí thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năng suất lao động bình quân tại Viettel là 4,7 tỷ đồng/người/năm".[24] Thành công của Viettel có được do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến vai trò của văn hoá doanh nghiệp (VHDN) Viettel mà người Viettel gọi là "nền tảng tư tưởng" của họ, bao gồm slogan, logo, tầm nhìn thương hiệu, triết lý kinh doanh, chuẩn mực đạo đức, binh pháp...và quan trọng hơn là việc áp dụng, phát huy, phát triển các nhân tố tư tưởng, văn hoá này vào thực tế hoạt động của toàn Viettel, từ trụ sở trung tâm cho tới các chi nhánh, công ty, đơn vị ở trong và ngoài nước. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh đã và đang xây dựng VHDN nhưng vai trò, tác động, hiệu quả thực tế còn thấp, nhiều doanh nghiệp làm VHDN để đối phó, chạy theo phong trào. Trong khi đó "nền tảng tư tưởng" và "sức mạnh mềm" của Viettel đã thực sự toả sáng; văn hoá Viettel, người Viettel đã chiếm được thiện cảm, lòng tin không chỉ đối với số đông khách hàng, cơ quan quản lý trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Tại Châu Á là Lào, Campuchia, Đông Timor; Tại Châu Phi là Mozambique, Cameroon; Tại Châu Mỹ là Haiti và Peru. Tuy nhiên, xây dựng và phát huy VHDN là một quá trình lâu dài, không đơn giản, nhất là đối với chi nhánh, công ty đơn vị ở ngoài trụ sở chính của Viettel. Để có thể duy trì, phát triển VHDN và áp dụng nó vào trong công tác quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, quản trị tổ chức và nhân sự...hướng tới sự phát triển, hiệu quả hoạt động của Viettel phải là những bước đi vững chãi, có định hướng rõ ràng, chi tiết. 2 Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:"Duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu VHDN có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp mà còn là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. TS. Đỗ Minh Cương - “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” - NXB. Chính trị quốc gia, (2001). Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta trình bày có hệ thống về các vấn đề văn hóa kinh doanh, VHDN, triết lý kinh doanhtừ phương diện cơ sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - “Đạo đức kinh doanh và VHDN” - NXB. Lao động - xã hội, (2004) và “Đạo đức kinh doanh và VHDN" - NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, (2007). Đây là giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Công trình này trình bày rõ khái niệm, biểu hiện, các dạng VHDN, nhấn tố tạo lập VHDN. GS.TS Bùi Xuân Phong: “Đạo đức kinh doanh và VHDN” - NXB. Thông tin và truyền thông, (2006). Công trình này trình bày khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của VHDN, các nhân tố tạo lập VHDN; nguyên tắc và quy trình xây dựng VHDN. Ngoài ra công trình cũng trình bày văn hóa trong các hoạt động kinh doanh như hoạt động marketing, văn hóa trong ứng xử, trong đàm phán và thương lượng. Về luận văn thạc sỹ hiện có một số nghiên cứu đề cập đến VHDN trong ngành như: - Trần Thị Thu Hà - “VHDN Công ty Vinaphone” (2012). - Nguyễn Thị Hoa - “VHDN tại VNPT Bắc Giang” (2012). Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, GS.TS Bùi Xuân Phong có công bố một số bài viết trên ấn phẩm Khoa học công nghệ và Kinh tế bưu điện Tập đoàn BCVT Việt Nam như 3 - “Duy trì và phát triển VHDN nhằm phát triển bền vững và hội nhập quốc tế VNPT” (3/2010). - “Bàn về quy trình xây dựng VHDN”. (4/2010). - “Duy trì và phát triển VHDN nhằm phát triển VNPT bền vững và hội nhập quốc tế”. (6/2010). Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về VHDN Viettel để từ đó đưa ra biện pháp để duy trì và phát triển nó. Đây là đối tượng và mục đích nghiên cứu của Luận văn này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề cơ sở lý luận về VHDN. Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Văn hóa và VHDN là gì? Biểu hiên của VHDN về trực quan và phi trực quan; Quan điểm và quy trình xây dựng VHDN. - Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng VHDN Viettel, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển VHDN của Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: VHDN của Viettel hiện tại như thế nào? Viettel cần làm gì và làm như thế nào để duy trì và phát triển VHDN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống VHDN Viettel được hình thành trong quá trình hoạt động, phát triển của Doanh nghiệp này. Giới hạn, phạm vi không gian: Địa bàn hoạt động của Viettel trong lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn phạm vi thời gian: Từ năm 1989 - năm Viettel thành lập - đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp liên ngành giữa văn hóa học và quản trị học - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng VHDN 4 - Phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn để xem xét ý kiến của cán bộ công nhân viên trong Viettel để phân tích và định hướng giải pháp mang tính khả quan. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá và văn hoá doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng VHDN tại Viettel Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Viettel nhằm phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.1. Văn hoá Khái niệm văn hoá: Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Phạm trù văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Nó là một khái niệm có rất nhiều nghĩa được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tượng tính chất và hình thức biểu hiện. - Theo nghĩa gốc của từ Văn hóa: Ở phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức)... đều xuất phát từ chữ Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm hàm ý nghĩa "văn" là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ "hóa" là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống. Vậy, văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.[24] - Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu: + Theo phạm vi nghiên cứu rộng, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Theo UNESCO: "Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm...khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội...Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng..." Theo Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn 6 giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cấu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn".[17] + Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học (toán học, vật lý học, hóa học...) và văn hóa nghệ thuật ( văn học, điện ảnh...) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa. + Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành - ngành văn hóa - nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Trong Luận văn, chúng tôi sử dụng văn hóa theo nghĩa rộng - quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh - khi nghiên cứu về VHDN. - Căn cứ theo hình thức biểu hiện: Văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay nói đúng hơn, theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible). Tựu trung lại có thể khái niệm: "Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử".[8] 1.2. Văn hoá doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp VHDN đã được nhiều học giả, giới doanh nhân đưa ra bàn luận từ khá lâu, song cho đến nay khái niệm về VHDN vẫn đang có nhiều cách hiểu khác nhau: Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, chúng tôi cho rằng: VHDN là toàn bộ những nhân tố và giá trị văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc trong kinh doanh và sinh hoạt của doanh nghiệp đó. 7 1.2.2. Các cấp độ của một hệ thống văn hoá doanh nghiệp Theo Edgar H. Schien, cấu trúc của một hệ thống VHDN - văn hóa công ty có thể chia làm ba mức độ (level) khác nhau. 1.2.2.1. Cấp độ thứ nhất - Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa lạ như: - Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm. - Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp. - Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. - Lễ nghi và lễ hội hàng năm. - Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp. - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp. - Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức. - Hình thức, mẫu mã của sản phẩm. - Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp. 1.2.2.2. Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp) 1.2.2.3. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm và tình cảm chung (những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) 1.2.3. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp 1.2.3.1. Các biểu trưng trực quan a/ Kiến trúc đặc trưng Những kiến trúc đặc trưng của một doanh nghiệp gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. b/ Nghi lễ Một trong số biểu trưng của văn hoá doanh nghiệp là nghi lễ. Đó là loại hình văn hóa có yếu tố chính trị hoặc tín ngưỡng, tâm linh được cộng đồng doanh nghiệp tôn trọng giữ gìn. 8 c/ Giai thoại Giai thoại thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. nhiều mẫu chuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp như những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực và giá trị văn hoá doanh nghiệp. d/ Biểu tượng Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp là biểu tượng. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng dễ nhận biết nhất là lô gô (logo) hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. e/ Ngôn ngữ, khẩu hiệu Khẩu hiệu (slogan) là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ; f/ Ấn phẩm điển hình Những ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một doanh nghiệp. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng bảo hành... 1.2.3.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản có thể phân thành các nhóm như sau: a/ Giá trị Về bản chất, giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những gì họ theo đuổi, những chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng cần phải thực hiện. Giá trị luôn được con người tôn trọng. b/ Thái độ Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng. 9 c/ Niềm tin Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai, là “điểm tựa tinh thần” và tạo nên động lực của con người. Trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức và là nguồn sức mạnh giúp con người hành động d/ Lý tưởng Lý tưởng là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức độ cao nhất và bền vững nhất. Khi đó trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự giác và lòng nhiệt tình mà hơn thế đó là sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến để thực hiện niềm tin, các giá trị mình theo đuổi đến cung. e/ Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá Đó là những biểu trưng về những giá trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình hoạt động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và giữ gìn, chúng được tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì theo đuổi. Lịch sử phát triển và truyền thống là một nhân tố cấu thành VHDN, bởi chúng có tác dụng giáo dục truyền thống, lưu truyền các giá trị và tôn vinh các cá nhân xuất sắc, hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững, tiếp nối giữa các thế hệ lãnh đạo. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 1.2.4.1. Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc Sự phản chiếu của văn hoá dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu. Bản thân VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc. Mỗi cá nhân trong một nền VHDN cũng thuộc về một nền văn hoá dân tộc nhất định và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, một doanh nghiệp, những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách được nuôi dưỡng, giáo dục trong một môi trường văn hóa dân tộc trước đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của Doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thể phủ nhận được. 1.2.4.2. Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người đặt nền móng, tạo lập các tư tưởng, giá trị biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoạicủa doanh nghiệp. Qua quá trình xây 10 dựng và quản lí doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên VHDN . 1.2.4.3. Những giá trị văn hoá học hỏi được Có những giá trị văn hoá doanh nghiệp không thuộc về văn hoá dân tộc, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chung đến hoạt động của doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực. Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp; những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác; những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong qua trình giao lưu với nền văn hoá khác; những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đem lại; những xu hướng hoặc trào lưu xã hội... 1.2.4.4. Môi trường kinh doanh và đội ngũ công chức quản lý Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và VHDN nói riêng. 1.2.5. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp 1.2.5.1. Quan điểm chủ yếu xây dựng văn hóa doanh nghiệp VHDN là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Như trên đã nói, VHDN là bản sắc riêng, là bộ gen được duy trì, kế thừa và trường tồn qua nhiều thế hệ thành viên, nó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, cần có nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, người chủ (người sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Thứ hai, VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể muốn mà xây dựng được ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp. Thứ ba, VHDN do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên. 11 Thứ tư, xây dựng VHDN chỉ được coi là thành công khi nó tạo ra được sức mạnh thực tiễn từ sự nỗ lực cống hiến của doanh nghiệp đó trong hoạt động kinh doanh. Thứ năm, VHDN phải được tiếp cận như là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp, có ngh
Luận văn liên quan