Luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM
Chương 3: Thực trạng KSNB hoaṭ đôṇ g tín duṇ g taị Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông
Anh
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM
Chương 3: Thực trạng KSNB hoaṭ đôṇg tín duṇg taị Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông
Anh
Chƣơng 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 đề cập đến tám vấn đề: Tính cấp thiết của Đề tài; Tổng quan các
công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi
nghiên cứu của Đề tài; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu
Đề tài; Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu và Kết cấu của Đề tài nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu song cũng là hoạt động mang
lại rủi ro lớn nhất cho tất cả các NHTM. Rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hưởng tới
khả năng thu hồi vốn vay, giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế và ảnh
hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc xác định, đo lường và
kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là vấn đề mà tất cả các NHTM đều quan tâm.
Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh là một trong những chi nhánh non trẻ
trong hệ thống Vietcombank. Sau một thời gian đi vào hoạt động, hệ thống KSNB
hoạt động tín dụng của Chi nhánh bắt đầu bộc lộ những khó khăn , tồn tại, do đó
tiềm ẩn khả năng xảy ra các rủi ro . Để đảm bảo mục tiêu an toàn tín dụng , yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện KSNB hoạt đông tín dụng tại Chi nhánh. Do vậy,
tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Hoàn thiện kiểm soá t nôị bô ̣hoaṭ đôṇg tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh".
Các mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là:
Thứ nhất, Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về KSNB hoạt động
tín dụng tại các NHTM.
Thứ hai, Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại
Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh, phân tích những kết quả đạt được và những
hạn chế còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, Đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín
dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh.
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung Đề tài cần trả lời
những câu hỏi sau:
KSNB gồm các yếu tố nào? Vai trò của KSNB với hoạt động tín dụng tại các
NHTM như thế nào?
Thực trạng của KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi
nhánh Đông Anh ra sao?
Những giải pháp nào thích hợp nhằm hoàn thiện KSNB đối với hoạt động tín
dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh?
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là KSNB đối với hoạt động tín dụng của
Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan
và mang tính thực tiễn trong phạm vi nghiên cứu xác định.
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là tập trung nghiên cứu về hệ thống KSNB
hoạt động tín dụng của Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh từ khi Chi nhánh mới
thành lập cho đến nay.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu khác nhau, trong đó phương
pháp quan sát thực tế, phân tích tổng hợp được sử dụng nhiều nhất để phục vụ việc
nghiên cứu của Đề tài.
Nguồn dữ liệu của Đề tài bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp do tác giả trực tiếp thu thập tại Vietcombank – Chi nhánh Đông
Anh. Dữ liệu thứ cấp bao gồm nguồn dữ liệu từ các báo cáo nội bộ và báo cáo
công bố của Vietcombank và Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh; tham khảo từ
các nghiên cứu, báo cáo, luận văn, kết quả nghiên cứu, bài báo trước đó.
Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về lý luận, Luận văn đã hệ thống
hóa những vấn đề mang tính lý luận về KSNB, cụ thể hóa lý luận chung về KSNB
vào KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM. Về thực tiễn, Luận văn đã phân tích
được thực trạng KSNB hoạt động tín dụng theo các yếu tố cấu thành KSNB tại
Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh, từ đó tìm ra những tồn tại và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Chƣơng 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NÔỊ BÔ ̣HOAṬ ĐÔṆG
TÍN DỤNG TAỊ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MAỊ
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa
dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung
ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
Hoạt động tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Hoạt động tín dụng của NHTM có
ba đặc trưng cơ bản sau:
Một là, tín dụng là việc cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở chính là lòng tin.
Hai là, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Ba là, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên
tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi, đây là thuộc tính riêng có của tín dụng.
KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ
chức của một đơn vị được xây dựng phù hợp và được tổ chức thực hiện nhằm đảm
bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh trong hoạt động của
đơn vị.
Ủy ban Basel đưa ra 13 nguyên tắc chung được chia làm 5 nhóm yếu tố làm
khuôn khổ giúp các TCTD xây dựng, đánh giá hệ thống KSNB như sau:
Nhóm yếu tố thứ nhất: Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát, bao gồm:
+ Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ kiểm
tra toàn bộ chiến lược kinh doanh và những chính sách chủ đạo của ngân hàng.
+ Nguyên tắc 2: Ban (tổng) giám đốc có trách nhiệm thực hiện các chiến lược
và chính sách đã được Hội đồng quản trị phê duyệt
+ Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị và ban (tổng) giám đốc chịu trách nhiệm
và nâng cao các tiêu chuẩn về tính thống nhất và đạo đức nghề nghiệp, thiết lập
nền tảng văn hóa.
Nhóm yếu tố thứ hai: Xác định và đánh giá rủi ro, bao gồm:
+ Nguyên tắc 4: Một hệ thống KSNB hiệu quả cần phải nhận biết và đánh giá
liên tục các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện các mục
tiêu của ngân hàng.
Nhóm yếu tố thứ ba: Các hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm vụ:
+ Nguyên tắc 5: Các hoạt động kiểm soát phải là một công việc quan trọng
trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
+ Nguyên tắc 6: Một hệ thống KSNB phù hợp yêu cầu phải có sự phân công
nhiệm vụ phù hợp.
Nhóm yếu tố thứ tư: Thông tin và trao đổi thông tin, bao gồm:
+ Nguyên tắc 7: Hệ thống KSNB hiệu quả yêu cầu phải có dữ liệu đầy đủ và
toàn diện về tài chính, hoạt động và tuân thủ, cũng như thông tin thị trường về các
sự kiện và điểu kiện có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.
+ Nguyên tắc 8: Một hệ thống KSNB hiệu quả yêu cầu phải có hệ thống thông
tin đáng tin cậy bao quát mọi hoạt động chủ yếu của ngân hàng.
+ Nguyên tắc 9: Một hệ thống KSNB hiệu quả cần phải có kênh liên lạc bảo
đảm mọi nhân viên đều hiểu rõ và tuân thủ các chính sách, thủ tục liên quan.
Nhóm yếu tố thứ năm: Giám sát và các hoạt động chỉnh sửa, bao gồm:
+ Nguyên tắc 10: Tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại ngân hàng cần được
theo dõi liên tục.
+ Nguyên tắc 11: Hệ thống KSNB cần được kiểm toán toàn diện và hiệu quả
bởi các nhân viên hoạt động độc lập, được đào tạo thích hợp và có năng lực.
+ Nguyên tắc 12: Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB được phát hiện
phải được báo cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp và phải được khắc phục
sớm.
+ Nguyên tắc 13: Mọi ngân hàng đều phải có hệ thống KSNB phù hợp với
bản chất, mức độ phức tạp và tính chất cố hữu của rủi ro trong các hoạt động, đáp
ứng được những thay đổi về môi trường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM bao gồm 5 yếu tố có sự tác động qua
lại như sau:
- Môi trường kiểm soát: gồm toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài có
tính môi trường tác động đến việc thiết kế các thủ tục KSNB. Các yếu tố của môi
trường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM bao gồm:
+ Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức
+ Cam kết về năng lực
+ Sự tham gia của Ban quản trị
+Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc
+ Cơ cấu tổ chức
+ Sự phân công quyền hạn và trách nhiệm
+ Các chính sách và thông lệ về nhân sự
- Quy trình đánh giá rủi ro: Mục tiêu của việc đánh giá rủi ro hoạt động tín
dụng tại các NHTM là xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra của từng đối tượng cấp
tín dụng, từng khoản cấp tín dụng làm cơ sở để quyết định về nguồn lực và thời
gian thực hiện các thủ tục kiểm soát. Để giới hạn rủi ro ở mức chấp nhận được, ban
lãnh đạo NHTM phải xác định mục tiêu của đơn vị, nhận dạng và phân tích rủi ro
từ đó mới có thể kiểm soát được rủi ro.
Quy trình đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng tại các NHTM thường bao gồm
ba bước: Phát hiện rủi ro hoạt động tín dụng, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tín
dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và các hành động của Ban lãnh đạo ngân
hàng để quản lý rủi ro
- Hệ thống thông tin và truyền thông: Hệ thống thông tin liên quan đến việc
lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả các quy trình tín dụng có liên quan
và quá trình trao đổi thông tin.
- Hoạt động kiểm soát: là các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo các chỉ đạo
của Ban Giám đốc được thực hiện.
- Giám sát: Giám sát các kiểm soát là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động
của KSNB đối với hoạt động tín dụng trong từng giai đoạn. Việc giám sát các kiểm
soát đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM thường được thực hiện bởi hai bộ
phận là bộ phận kiểm tra KSNB và kiểm toán nội bộ.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
Trong chương 3, tác giả làm rõ quá trình hình thành, phát triển của
Vietcombank và Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh. Tác giả cũng đã làm rõ về
cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động và điểm qua một số kết quả đạt được của
Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh trong thời gian qua.
Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
với những nội dung sau:
- Môi trường kiểm soát:
+ Thứ nhất, truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá
trị đạo đức: Tính chính trực, các giá trị đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách
nhiệm trong công việc luôn được Ban lãnh đạo Vietcombank - Chi nhánh Đông
Anh đề cao và quán triệt thực hiện.
+ Thứ hai, cam kết về năng lực và các chính sách nhân sự: Ban lãnh đạo Chi
nhánh luôn chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự, không ngừng nâng cao
kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
+ Thứ ba, triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Quan điểm và
chiến lược trong giai đoạn này của Ban lãnh đạo chi nhánh là tăng trưởng bền vững
trên cơ sở xác định sản phẩm lõi mang lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh là các sản
phẩm tín dụng đối với khách hàng bán buôn.
+ Thứ tư, phân công quyền hạn và trách nhiệm: Nhiệm vụ, chức năng của các
phòng, tổ và các bộ phận trực thuộc phòng, tổ của Chi nhánh đều được quy định
chi tiết, rõ ràng đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân công phân nhiệm giữa các
phòng, bộ phận.
- Quy trình đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng : Việc đánh giá rủi ro hoạt động
tín dụng nhằm mục tiêu xác định mức độ rủi ro của từng đối tượng cấp tín dụng,
từng khoản vay trước khi quyết định về nguồn lực, thời gian thực hiện các thủ tục
kiểm soát.
- Hệ thống thông tin và truyền thông: Hệ thống thông tin của Vietcombank
Chi nhánh Đông Anh đang sử dụng 2 phần mềm chung của
Vietcombank:CoreBank – MOSAIC và HOST hỗ trợ tra cứu và thực hiện các giao
dịch nghiệp vụ. Ngoài ra, Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh còn sử dụng một
phần mềm hỗ trợ khác là SUPPORT.
Các yếu tố của hệ thống thông tin đối với công tác KSNB hoạt động tín dụng
tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh bao gồm: các quy định về chứng từ, hệ
thống tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo.
- Các hoạt động kiểm soát : Các hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín
dụng của Vietcombank - Chi nhánh Đông Anh bao gồm: Kiểm soát trước khi cấp
tín dụng, kiểm soát trong khi cấp tín dụng và kiểm soát sau khi cấp tín dụng và
luôn bảo đảm tuân thủ 3 nguyên tắc: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên
tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
- Giám sát: Hoạt động giám sát KSNB hoạt động tín dụng của Vietcombank –
Chi nhánh Đông Anh được thực hiện thông qua Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ tại
Chi nhánh và Bộ phận kiểm toán nội bộ tại Hội sở chính.
Chƣơng 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
KSNB hoạt đông tín dụng của Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh đã đạt
được những kết quả sau:
- Bước đầu xây dựng được một môi trường kiểm soát tốt
- Thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đánh giá rủi ro tín dụng
- Hệ thống thông tin và truyền thông: bước đầu đã xây dựng được thư viện hệ
thống văn bản quy định nội bộ trong hoạt động tín dụng; mọi quá trình xử lý các
nghiệp vụ tín dụng nói riêng đều phải được phản ánh trên chứng từ kế toán và được
kiểm soát chặt chẽ.
- Hoạt động kiểm soát đối với hoạt động tín dụng: Chi nhánh đã áp dụng chặt
chẽ quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, từng vị trí và tuyệt đối
tuân thủ các quy định về thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng và cấp tín dụng
đối với khách hàng của Vietcombank.
- Công tác KSNB hoạt động tín dụng được triển khai theo đúng kế hoạch,
thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Đông
Anh còn một số tồn tại sau:
- Về môi trường kiểm soát: Do hạn chế về quy mô, phòng Khách hàng của
Chi nhánh vẫn chưa phân tách các chức năng khách hàng doanh nghiệp, khách
hàng thể nhân và khách hàng vừa và nhỏ.
- Nguồn nhân lực trong công tác tín dụng còn thiếu cả về số lượng và kinh
nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
- Quy trình đánh giá rủi ro cũng còn một số hạn chế, trong một số trường hợp
việc thẩm định và kiểm tra còn chưa thực sự sâu sát với tình hình sản xuất kinh
doanh của khách hàng.
- Hệ thống thông tin của Vietcombank chưa có đầy đủ các chương trình hỗ trợ
tự động giúp thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ
tín dụng khiến cho hoạt động KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Chi nhánh còn
gặp nhiều khó khăn.
- Hạn chế trong các hoạt động kiểm soát: một quy trình tín dụng hầu hết đều
do một cán bộ khách hàng đảm nhiệm dễ dẫn đến những thiếu sót và đánh giá chủ
quan trong công việc
- Hạn chế trong giám sát: Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ chịu sự quản lý điều
hành của Ban giám đốc Chi nhánh và vẫn kiêm nhiệm các chức năng chuyên môn
khác nên chưa phát huy tối đa tính độc lập.
Định hướng hướng phát triển và hoàn thi ện kiểm soát nôị bô ̣hoaṭ đôṇg tín
dụng tại Ngân hàng thương m ại cổ phần Ngoaị thương Vi ệt Nam – Chi nhánh
Đông Anh trong thời gian tới như sau:
Một là, hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt
động hàng ngày của Chi nhánh.
Hai là, các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt
động của Ngân hàng phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên
tục.
Ba là, mọi sự cố, tồn tại, bất cập phải được báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm
quyền theo quy định.
Một số giải pháp hoàn thi ện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đông Anh:
- Hoàn thiện môi trường kiểm soát: tập trung hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,
hoàn thiện việc phân công quyền hạn và trách nhiệm và không ngừng đào tạo, nâng
cao chất lượng nhân sự.
- Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro đối với hoạt động tín dụng: chia tách
chức năng tại phòng Khách hàng để tăng tính chuyên môn hóa và nâng cao chất
lượng đánh giá rủi ro đối với các nhóm khách hàng; thường xuyên rà soát, cập nhật
văn bản quy định nội bộ; mỗi cán bộ khách hàng tại Chi nhánh đều phải lập kế
hoạch và phân bổ thời gian thực hiện công tác đánh giá rủi ro đối với từng khách
hàng một cách phù hợp.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông: Chi nhánh cần thường xuyên
đổi mới, cập nhật hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng lưu đồ quy trình hoạt
động nghiệp vụ làm chỉ dẫn cho các hoạt động tín dụng.
- Hoàn thiện hoạt động kiểm soát: Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm
tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Hoàn thiện về giám sát: Để hoàn thiện về giám sát đối với hoạt động tín
dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh, Chi nhánh cần chú trọng hoàn thiện
mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ.