Tóm tắt Luận văn Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

Để giữ vững thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng. Câu hỏi làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn; các giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị mà còn là chủ đề rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đề tài “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng” là một đề tài nghiên cứu hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án: Để giữ vững thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng. Câu hỏi làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn; các giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị mà còn là chủ đề rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đề tài “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng” là một đề tài nghiên cứu hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu của Luận án: Mục tiêu của đề tài này là nhận diện các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và tìm ra các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vô hình góp phần tạo ra những lợi thế cạnh tranh này. Mục tiêu nghiên cứu này được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Thứ nhất: Hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng? - Thứ hai: Các nguồn lực hữu hình và vô hình nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng? - Thứ ba: Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Xây dựng? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đề tài nghiên cứu tác động của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vô hình của doanh nghiệp đối với Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Đề tài khảo sát 43 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có sở hữu nhà nước trên 51% thuộc Bộ Xây dựng. Các doanh nghiệp 2 này thuộc 4 lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu của Việt nam gồm: kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và gạch ngói đất sét nung. Các doanh nghiệp được nghiên cứu nằm trong lãnh thổ Việt Nam, phân bố và hoạt động trong cả nước. Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013. Các số liệu sơ cấp có được từ điều tra phỏng vấn được thực hiện trong năm 2012 – 2013. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài thực hiện ba bước: Bảng 1.1: Các bƣớc nghiên cứu STT Mục tiêu nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát Thu thập và xử lý thông tin 1 Tổng hợp lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu, kiểm tra ý nghĩa thực tiễn và lý luận của mô hình nghiên cứu; - 05 lãnh đạo doanh nghiệp - 08 khách hàng hiện tại của các doanh nghiệp - 05 nhà nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu thứ cấp Phỏng vấn sâu 2 Cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh; Cụ thể hóa các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp - 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm đối với các khách hàng ở bốn lĩnh vực - 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm đối với cán bộ quản lý các doanh nghiệp ở bốn lĩnh vực Phỏng vấn theo nhóm 3 Kiểm định mối quan hệ riêng lẻ giữa các nguồn lực hữu hình, vô hình với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kiểm định sự tác động tổng hợp của các nguồn lực này đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kiểm định mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - 900 cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở bốn lĩnh vực chính: gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, và gạch ngói đất sét nung. Điều tra xã hội học Bảng câu hỏi Phân tích hồi qui (Nguồn: nghiên cứu của tác giả) 3 5. Kết cấu: Luận án được chia làm các phần cơ bản sau: - Giới thiệu chung về đề tài - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất - Chương 2: Động thái phát triển của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Thực trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng - Chương 5: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng - Kết luận. 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Mục này gồm ba nội dung chính được tóm tắt ở phần dưới đây. 1.1 Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyết này thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranh ngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanh nghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp. Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie (1996) sử dụng lý thuyết nguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2008; Zhan và đồng tác giả, 2009; Bùi Xuân Phong, 2006; Phạm Quang Trung, 2009; Vũ Trọng Lâm, 2006; Nguyễn Kế Tuấn, 2011) đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, sử dụng các công nghệ sản xuất ưu việt, cung cấp dịch vụ hoàn hảo để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. 5 1.2.1.2 Lợi thế cạnh tranh Như vậy, nhìn chung Porter, 1980, [56] và nhiều tác giả đều thống nhất cho rằng lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra. Như vậy, hai yếu tố thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá trị mà khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của công ty, và chi phí sản xuất ra nó. Các điểm chung về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tóm tắt như sau: - Lợi thế cạnh tranh được đánh giá từ nhận thức của khách hàng: lợi thế cạnh tranh thể hiện nhận thức chung của khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng về giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với đối thủ cạnh tranh. - Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp luôn phải được so sánh với đối thủ cạnh tranh: Thông thường, các đối thủ cạnh tranh này là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực và trên cùng một thị trường với doanh nghiệp. - Đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không thể sử dụng một chỉ tiêu, mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các chỉ tiêu này so sánh lợi thế của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh ở các phương diện khác nhau: như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian giao hàng. 1.2.1.3 Lợi thế cạnh tranh bền vững Lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustained Competitive Advantages) cũng đã được đề cập từ khá lâu bởi nhiều học giả. Alderson (1965), Hamel và Prahalad (1989) và Dickson (1992), Hall (1980) và Henderson (1983) có những lập luận này là cơ sở cho việc duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh bền vững được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1984 khi Day đề cập đến các chiến lược có thể giúp “duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. Trên thực tế, thuật ngữ “lợi thế cạnh tranh bền vững” được chính thức xuất hiện vào năm 1985 khi Porter thảo luận về các chiến lược cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp có thể sử dụng (chi phí thấp hoặc khác biệt hóa) để có được lợi thế cạnh tranh bền vững, và được bổ sung bởi Barney (1991) và Collins & Montgomery (1995). 6 1.2.1.4 Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh Một khái niệm khác có liên quan và gắn chặt với lợi thế cạnh tranh là năng lực cạnh tranh (competitiveness). Năng lực cạnh tranh là một khái niệm cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Porter, 1980 [56] cho rằng “một doanh nghiệp được gọi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp có khả năng duy trì và tăng cường liên tục khả năng cạnh tranh của mình”. Như vậy, Porter,1980 [56] cũng như nhiều tác giả khác cho rằng năng lực cạnh tranh là khái niệm rộng hơn, bao hàm khái niệm lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là sự thể hiện cụ thể của năng lực cạnh tranh tại một thời điểm, một địa bàn hoặc một thị trường cụ thể. Một doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh tại một thời điểm này, địa bàn này hoặc thị trường cụ thể. Tuy nhiên, do sự thay đổi về nhu cầu thị hiếu của khách hàng, hoặc do đối thủ cạnh tranh đã cải tiến và thay đổi thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp này sẽ bị suy yếu hoặc mất đi. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục cạnh tranh bằng cách tìm kiếm và duy trì lợi thế cạnh tranh mới. Như vậy có thể kết luận rằng năng lực cạnh tranh chính là khả năng tìm kiếm, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1.5 Các khối cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh Theo Lê Thế Giới và cộng sự (2007), bốn khối cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến, và đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà mọi công ty có thể làm theo, bất kể công ty đó làm ở ngành nào, cung cấp dịch vụ gì. Mặc dù chúng ta nghiên cứu chúng tách biệt nhưng giữa bốn khối này có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh. 1.2.1.6 Chiến lược chung của doanh nghiệp Theo Porter, những doanh nghiệp có thể thành công trong việc áp dụng nhiều chiến lược thường phải thành lập các đơn vị kinh doanh riêng biệt, trong đó mỗi đơn vị theo đuổi một chiến lược. Bằng cách tách riêng chiến lược cho các đơn vị khác nhau về chính sách hay thậm chí cả văn hóa, một doanh nghiệp có thể giảm bớt rủi ro bị rơi vào trì trệ không thể phát triển. 1.2.1.7 Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản 7 xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đưa ra các quyết định sản xuất trả lời được những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? 1.2.2 Các trƣờng phái lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (competitive advantages of a nation) Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm cơ bản của quốc gia. Những đặc điểm dưới đây sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài: (a) điều kiện các yếu tố sản xuất trong nước; (b) điều kiện về nhu cầu trong nước; (c) các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan trong nước; và (d) chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, hai nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là tác động về chính sách của chính phủ và ảnh hưởng của cơ hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh trong nước (Porter, 1990). 1.2.2.2 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh ngành Lý thuyết này được Porter (1980) đưa ra nhằm phân tích những lực lượng cạnh tranh quyết định lợi thế cạnh tranh và mức lợi nhuận của từng ngành. Lý thuyết này giả định các lực lượng cạnh tranh trong ngành gồm: (1) đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, (2) đối thủ mới tiềm năng, (3) sản phẩm thay thế, (4) quyền lực của nhà cung ứng, và (5) quyền lực của người mua sẽ tác động đến khả năng sinh lời và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. 1.2.2.3 Lý thuyết về chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Value Chain) Porter (1985) cho rằng lợi thế cạnh tranh được hình thành từ chính các hoạt động và quá trình nội bộ của doanh nghiệp. Cũng cần lưu ý rằng lợi thế cạnh tranh không xuất phát từ một vài hoạt động riêng lẻ mà phụ thuộc và là kết quả của sự tương tác, phối hợp của các hoạt động trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong việc tìm ra nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó điển hình là Barney (2002) cho rằng việc sử dụng chuỗi giá trị khó phát hiện được những nguồn 8 lực riêng có, mang tính vô hình, nhưng lại có vai trò rất lớn đối trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: các nguồn lực dựa trên tri thức, các kỹ năng đặc biệt của các nhân viên phát triển sản phẩm mới, các khả năng thiết lập mối quan hệ với các đối tác như khách hàng, các nhà cung ứng, các nhà phân phối có liên quan trong quá trình hoạt động, v.v Vì vậy, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục xây dựng lý thuyết mới để giải thích nguồn hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.4 Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Resource Based Theory) Các nhà nghiên cứu đã phân chia các nguồn lực của doanh nghiệp theo nhiều cách thức khác nhau. Barney (1991) phân loại các nguồn lực thành nguồn lực về vốn con người, vốn vật chất, vốn tổ chức. Grant (1991) chia thành nguồn lực hữu hình, vô hình, và con người. Các cách phân loại này không thể hiện được các đặc tính theo mô hình VRIN do vậy ít có giá trị trong việc giải thích nguồn gốc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Miller và Shamsie (1996) dựa trên rào cản để đối thủ cạnh tranh bắt chước lại chia thành nguồn lực dựa trên tri thức (kỹ năng và bí quyết liên quan đến năng lực quản lý, năng lực công nghệ, và năng lực Marketing) và nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản (thiết bị, nhà xưởng, nhà máy, đất đai, v). Cách phân loại này thể hiện được đặc tính của nguồn lực theo mô hình VRIN vì vậy đã góp phần giải thích được việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nguồn lực có thể là hữu hình hoặc vô hình được doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược (Barney và Hesterley, 2006). Các nguồn lực vô hình có thể bao gồm các kỹ năng, vốn con người, vốn tổ chức và thông tin, vốn danh tiếng và quan hệ. Tất cả những nguồn lực này thể hiện những nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu. Nguồn lực hữu hình là số lượng cán bộ công nhân viên, là quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn lực vô hình là định hướng học hỏi, định hướng thị trường của doanh nghiệp. Định hướng thị trường (market orientation): Naver và Slater (1990) cho rằng định hướng thị trường bao gồm ba thành phần: định hướng khách hàng (a target-buyer focus), định hướng đối thủ cạnh tranh (competitor orientation) gồm các đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng, sự phối hợp đa chức năng trong doanh nghiệp (interfuntional coordination). Boris và ctg (2010) bổ sung thêm khái niệm định hướng thị trường mang tính nội bộ (Internal Market 9 Orientation) dựa trên quan điểm của Joseph (1996) và Berry và Parasuraman (1991). Định hướng thị trường nội bộ vì thế được cụ thể hóa bằng định hướng nhân viên (Employee Orientation) và định hướng cạnh tranh nhân viên (Competitor Orientation on the employee market). Định hướng học hỏi (learning orientation): Theo Sinkula (1997), định hướng học hỏi bao gồm ba thành phần chính: Cam kết của doanh nghiệp đối với việc hỏi hỏi của các thành viên (commitment to learning), Chia sẻ tầm nhìn giữa các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision), Có tư duy cởi mở trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open- mindedness). 1.3 Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan Miller và Shamsie (1996) đã nghiên cứu các nguồn lực đóng góp như thế nào đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ môi trường kinh doanh biến động ít từ năm 1936 đến 1950 và biến động nhiều từ năm 1951 đến 1965. Nghiên cứu thực nghiệm của Zhan và cùng tác giả (2009) sử dụng lý thuyết nguồn lực để nghiên cứu việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các liên doanh tại Việt nam. Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) đề cập chủ yếu đến vai trò và tác động của nguồn lực hữu hình (vốn doanh nghiệp) và các hoạt động trong doanh nghiệp (gồm nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trình độ công nghệ, năng lực quản lý và điều hành) đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả Bùi Xuân Phong (2006) cho rằng cho rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, một nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, là giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành viễn thông. Tác giả Phạm Quang Trung (2009) cho rằng các nguồn lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: vốn và tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ, thương hiệu và hoạt động Marketing. Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) đã hệ thống hóa các lý thuyết đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích hiện trạng về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 10 CHƢƠNG 2: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG Chương này gồm bốn nội dung chính sau đây: 2.1. Giới thiệu ngành sản xuất vật liệu xây dựng Hiện nay, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của Việt nam đã sớm tiếp cận và hội nhập với khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của quốc tế để đầu tư phát triển sản xuất, nhanh chóng chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ công nghệ lạc hậu sang công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động sẽ được khai thác để phát triển ngành vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, từ năm 2010, đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại vật liệu xây dựng cơ bản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, các công ty từ rất nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: sở hữu nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh trong và ngoài nước, đầu tư nước ngoài 100%. Hiện nay, có 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (phụ lục 3) với gần 25.000 cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp sản xuất, khai thác nguyên liệu để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, hai Tổng Công ty là Tổng Công ty Vật liệu xây dựng và Tổng Công ty Viglacera cũng có mảng kinh doanh bất động sản, xây lắp với nhiều công ty con nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp này. 2.2. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 2.2.1. Môi trường chung Thể chế, luật pháp (Political): Môi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vững được ổn định, phát triển khu vực tư nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài 11 Kinh t
Luận văn liên quan